Mục tiêu giáo dục ởnước ta hiện nay không dừng lại ởviệc truyền thụ
cho học sinh những kiến thức, kỹnăng loài người đã tích lũy được mà còn
đặc biệt quan tâm đến việc bồi dưỡng cho họnhững năng lực sáng tạo, năng
lực giải quyết vấn đề. Chương trình giáo dục phổthông ban hành kèm theo
Quyết định số16/2006/QĐ– BGDĐT ngày 5/5/2006 của Bộtrưởng BộGiáo
dục và Đào tạo cũng đã nêu: “Phải phát huy tính tích cực, tựgiác, chủ động,
sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng
học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự
học, khảnăng hợp tác; rèn luyện kĩnăng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác
động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho
học sinh” [39, tr.21]. Nét nổi bật của đổi mới phương pháp dạy học hiện nay
là áp dụng những thành tựu của khoa học, kỹthuật và công nghệthông tin vào
quá trình dạy học nhằm thực hiện mục đích giáo dục với hiệu quảcao.
204 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2527 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Dạy học truyện hiện đại Việt Nam trong chương trình ngữ văn 12 với sự hỗ trợ của Website, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
___________________
Trần Thị Thu Thuỷ
DẠY HỌC TRUYỆN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM
TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 12
VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA WEBSITE
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh - 2009
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
___________________
Trần Thị Thu Thuỷ
DẠY HỌC TRUYỆN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM
TRONG CHƯƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 12
VỚI SỰ HỖ TRỢ CỦA WEBSITE
Chuyên ngành : Lý luận và phương pháp dạy học môn Ngữ văn
Mã số : 60.14.10
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
Người hướng dẫn khoa học :
TS. NGUYỄN THÀNH THI
Thành phố Hồ Chí Minh - 2009
LỜI CẢM ƠN
Tác giả xin chân thành cảm ơn sâu sắc TS. Nguyễn Thành Thi đã
tận tình hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và hoàn thành
luận văn.
Xin chân thành cảm ơn Ban Giám Hiệu trường THPT Long Thới,
trường THPT Lương Văn Can nơi tác giả đang công tác đã tạo điều kiện
thuận lợi để tác giả hoàn thành luận văn này.
Cuối cùng tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với gia đình,
bạn bè, đồng nghiệp đã dành tình cảm, động viên và giúp đỡ trong những
ngày học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
MỤC LỤC
Trang bìa lót
Lời cảm ơn
Mục lục
Danh mục các chữ viết tắt
Danh mục các hình vẽ, các bảng
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
Chƣơng 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA DẠY HỌC
NGỮ VĂN THEO HƢỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH
CỰC CỦA HỌC SINH THÔNG QUA VIỆC XÂY
DỰNG VÀ SỬ DỤNG WEBSITE HỖ TRỢ
1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc dạy học Ngữ văn theo hướng phát
huy tính tích cực của học sinh ................................................................... 8
1.1.1. Quan niệm và đặc trưng của phương pháp dạy học tích cực ........ 8
1.1.2. Vấn đề cải tiến các phương pháp dạy học truyền thống theo
quan điểm phát huy tính tích cực, tự lực và sáng tạo của
học sinh ....................................................................................... 13
1.1.3. Tổ chức hoạt động đọc văn như là một hình thức dạy học
Ngữ văn theo phương pháp tích cực ........................................... 16
1.2. Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc sử dụng Website hỗ trợ dạy học
Ngữ văn ................................................................................................... 17
1.2.1. Cơ sở lý luận của việc sử dụng máy vi tính làm phương tiện
dạy học ........................................................................................ 17
1.2.2. Sử dụng mạng máy tính và Internet trong dạy học Ngữ văn ...... 20
1.2.3. Tình hình ứng dụng CNTT vào dạy học Ngữ văn nói riêng ở
các trường THPT hiện nay ......................................................... 30
Chƣơng 2 : XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG WEBSITE HỖ TRỢ DẠY
HỌC TRUYỆN HIỆN ĐẠI VIỆT NAM TRONG
CHƢƠNG TRÌNH NGỮ VĂN 12.
2.1. Ưu thế của việc sử dụng Website hỗ trợ dạy học ................................... 33
2.1.1. Website dạy học ............................................................................ 33
2.1.2. Ưu thế của việc sử dụng Website hỗ trợ dạy học Ngữ văn .......... 34
2.1.3. Những khó khăn và hạn chế của việc sử dụng Website hỗ trợ
dạy học Ngữ văn ........................................................................... 35
2.2. Sử dụng Website hỗ trợ dạy học truyện hiện đại Việt Nam trong
chương trình Ngữ văn 12 nhằm góp phần đổi mới phương pháp
dạy học. .................................................................................................. 37
2.2.1. Sử dụng Website làm công cụ hỗ trợ hoạt động dạy học môn
Ngữ văn cho giáo viên .................................................................. 37
2.2.2 Sử dụng Website làm công cụ hỗ trợ học tập môn Ngữ văn cho
học sinh ......................................................................................... 38
2.2.3. Sử dụng Website để kiểm tra, đánh giá kiến thức và kết quả
học tập môn Ngữ văn của học sinh ............................................... 40
2.3. Xây dựng và sử dụng Website hỗ trợ dạy học truyện hiện đại Việt
Nam trong chương trình Ngữ văn 12 ...................................................... 41
2.3.1. Nguyên tắc xây dựng và sử dụng Website hỗ trợ dạy học ......... 41
2.3.2. Xây dựng Website hỗ trợ dạy học truyện hiện đại Việt Nam
trong chương trình Ngữ văn 12 .................................................. 43
2.3.3. Sử dụng Website hỗ trợ dạy học truyện hiện đại Việt Nam
trong chương trình Ngữ văn 12. ................................................ 66
2.4. Tiến trình dạy học từng tác phẩm truyện hiện đại Việt Nam trong
chương trình Ngữ văn 12 theo hướng phát huy tính tích cực của học
sinh với sự hỗ trợ của Website. .............................................................. 68
2.4.1. Sử dụng Website trong chuẩn bị bài dạy học truyện hiện đại
Việt Nam ..................................................................................... 68
2.4.2. Sử dụng Website trong giờ dạy đọc tác phẩm truyện hiện đại
Việt Nam .................................................................................... 69
2.4.3. Hướng dẫn sử dụng Website sau giờ học, việc kiểm tra
đánh giá ....................................................................................... 71
2.4.4. Tiến trình bài học ........................................................................ 71
Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM
3.1. Mục đích và nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm ................................... 96
3.2. Đối tượng và phương pháp thực nghiệm sư phạm ................................... 96
3.2.1. Đối tượng thực nghiệm sư phạm ................................................ 96
3.2.2. Phương pháp thực nghiệm sư phạm ........................................... 97
3.3. Kết quả thực nghiệm sư phạm ................................................................. 98
3.3.1. Nhận xét về tiến trình dạy học .................................................... 98
3.3.2. Kiểm tra kiến thức và đánh giá kết quả học tập của học sinh
sau các bài học .......................................................................... 101
3.3.3. Những kết quả của việc sử dụng Website hỗ trợ dạy học
truyện hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 12 ....... 103
KẾT LUẬN ................................................................................................. 106
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 110
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 115
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BGĐT : Bài giảng điện tử
CNTT : Công nghệ thông tin
DH : Dạy học
DHNV : Dạy học Ngữ văn
GV : Giáo viên
HS : Học sinh
GQVĐ : Giải quyết vấn đề
LLDH : Lí luận dạy học
MVT : Máy vi tính
PPDH : Phương pháp dạy học
PTDH : Phương tiện dạy học
QTDH : Quá trình dạy học
SGK : Sách giáo khoa
SGV : Sách giáo viên
THPT : Trung học phổ thông
TNSP : Thực nghiệm sư phạm
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ
Hình 2.1 : Trang chủ Website dạy học Ngữ văn ....................................... 50
Hình 2.2 : Trang “Giới thiệu” ................................................................... 51
Hình 2.3 : Trang “Tin tức” ......................................................................... 52
Hình 2.4 : Trang “Diễn đàn” ..................................................................... 53
Hình 2.5 : Trang “Giáo án điện tử” ............................................................ 54
Hình 2.6 : Trang “Giáo án điện tử” tác phẩm Vợ nhặt .............................. 55
Hình 2.7 : Trang “Phiếu học tập” .............................................................. 55
Hình 2.8 : Trang “Phiếu học tập” tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa .......... 56
Hình 2.9 : Trang “Các tác giả”................................................................... 56
Hình 2.10 : Trang về “Nhà văn Tô Hoài” ................................................... 57
Hình 2.11 : Trang “Nhiệm vụ về nhà” ......................................................... 58
Hình 2.12 : Trang “Nhiệm vụ về nhà” tác phẩm Vợ chồng A phủ .............. 58
Hình 2.13 : Trang “Đề tự luận” ................................................................... 59
Hình 2.14 : Trang “Đề tự luận” của tác phẩm Rừng xà nu .......................... 59
Hình 2.15 : Trang “Bài tập trắc nghiệm” .................................................... 60
Hình 2.16 : Trang “Đề thi tham khảo” ........................................................ 61
Hình 2.17 : Trang “Tác phẩm truyện Việt Nam” ....................................... 62
Hình 2.18 : Trang “Video” .......................................................................... 63
Hình 2.19 : Trang “Hình ảnh” ..................................................................... 64
Hình 2.20 : Trang “Download” ................................................................... 64
Hình 2.21 : Trang “Thư giãn” ..................................................................... 65
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 3.1 : Kết quả bài dạy thực nghiệm Vợ nhặt (Kim Lân) ......................... 101
Bảng 3.2 : Kết quả bài dạy thực nghiệm đối chứng Vợ nhặt (Kim
Lân) .................................................................................................. 102
Bảng 3.3 : Kết quả bài dạy thực nghiệm Chiếc thuyền ngoài xa
(Nguyễn Minh Châu) ...................................................................... 102
Bảng 3.4 : Kết quả bài dạy thực nghiệm đối chứng Chiếc thuyền
ngoài xa (Nguyễn Minh Châu) ...................................................... 102
Bảng 3.5 : Xếp loại, đánh giá kết quả bài thực nghiệm và thực
nghiệm đối chứng ............................................................................ 102
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Xã hội ngày càng phát triển thì người ta ngày càng quan tâm và cũng
càng đòi hỏi nhiều ở giáo dục. Phát triển giáo dục và đổi mới phương pháp
dạy học là nhiệm vụ cấp thiết nhằm tạo ra những con người phát triển toàn
diện, có phẩm chất và năng lực đáp ứng được yêu cầu của sự công nghiệp
hoá, hiện đại hoá thúc đẩy đất nước phát triển nhanh và bền vững.
1.1. Từ việc đổi mới mục tiêu, phương pháp giáo dục
Mục tiêu giáo dục ở nước ta hiện nay không dừng lại ở việc truyền thụ
cho học sinh những kiến thức, kỹ năng loài người đã tích lũy được mà còn
đặc biệt quan tâm đến việc bồi dưỡng cho họ những năng lực sáng tạo, năng
lực giải quyết vấn đề. Chương trình giáo dục phổ thông ban hành kèm theo
Quyết định số 16/2006/QĐ – BGDĐT ngày 5/5/2006 của Bộ trưởng Bộ Giáo
dục và Đào tạo cũng đã nêu: “Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động,
sáng tạo của học sinh; phù hợp với đặc trưng môn học, đặc điểm đối tượng
học sinh, điều kiện của từng lớp học; bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự
học, khả năng hợp tác; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác
động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú và trách nhiệm học tập cho
học sinh” [39, tr.21]. Nét nổi bật của đổi mới phương pháp dạy học hiện nay
là áp dụng những thành tựu của khoa học, kỹ thuật và công nghệ thông tin vào
quá trình dạy học nhằm thực hiện mục đích giáo dục với hiệu quả cao.
1.2. Từ sự phát triển của công nghệ thông tin
Trong thời đại thông tin, khối lượng tri thức mà con người phải tiếp nhận
là rất lớn, những tri thức đó con người cũng phải tiếp nhận từ nhiều nguồn
(nhà trường, trong gia đình, ngoài xã hội) ngày càng cao hơn.
Trong khi đó ở các bậc học không thể cung cấp cho người học một khối
lượng tri thức đủ để họ sử dụng trong suốt cuộc sống và lao động. Thay vì
2
vậy, nhà trường chỉ có thể trao cho họ cách thức truy nhập thế giới, tri thức vô
tận đó. Có nghĩa là việc giảng dạy không còn đơn thuần là cung cấp tri thức
nữa mà phải dạy cả khả năng khám phá và nghiên cứu để phục vụ việc học
tập liên tục cả đời.
Cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin như hiện nay, máy vi tính
thâm nhập vào nhà trường được sử dụng như là một phương tiện dạy học hiện
đại, hỗ trợ cho thầy và trò trong quá trình dạy học để nâng cao chất lượng
truyền thụ và lĩnh hội tri thức, tạo ra hiệu quả tích cực cho quá trình dạy học.
Việc triển khai nối mạng Internet đến các trường phổ thông đã tạo điều kiện
thuận lợi cho giáo viên và học sinh khai thác và sử dụng nguồn thông tin để
phục vụ cho việc dạy và học. Chất lượng dạy học với sự hỗ trợ của Website
đã được khẳng định về mặt lý luận và thực tiễn nhưng cho đến nay những
công trình nghiên cứu, tài liệu … bàn về phương pháp dạy học với sự hỗ trợ
của Website như thế nào để nâng cao chất lượng, đảm bảo nắm vững kiến
thức và phát huy tính sáng tạo của học sinh trong dạy học nói chung và dạy
học Ngữ văn nói riêng còn rất hạn chế.
Bên cạnh đó, thực tế giảng dạy tồn tại nhiều khuynh hướng phương pháp
giảng dạy khác nhau: khuynh hướng cung cấp kiến thức có sẵn; khuynh
hướng mô tả lịch sử phát sinh, coi tác phẩm văn chương như một hiện tượng
lịch sử xã hội, một hiện tượng tĩnh; khuynh hướng tách rời tác phẩm văn
chương với ngôn ngữ…và như vậy việc khai thác tác phẩm văn chương sẽ
phiến diện, lệch lạc. Và nếu nội dung bài học chỉ được truyền tới người học
dưới dạng văn bản thì người học có thể sẽ kém hứng thú. Nếu chỉ truyền tin
theo một chiều, không có sự hỏi đáp thì thông tin thu được của người học có
thể không đầy đủ hoặc bị biến dạng, có khi dẫn đến việc hiểu sai nội dung.
Vậy làm thế nào để giúp học sinh cảm thụ tốt tác phẩm, phát huy tính tích
cực, tự lực và sáng tạo của học sinh thông qua khả năng thể hiện những bài
luận một cách khoa học và sáng tạo. Học sinh không bị thụ động, có nhiều
3
thời gian nghe giảng để đào sâu suy nghĩ, nhiều đối tượng học sinh được dự
và nghe giảng bài của nhiều giáo viên giỏi.
Xuất phát từ những vấn đề trên, tác giả chọn đề tài: “Dạy học truyện
hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 12 với sự hỗ trợ của
Website”. Với mong muốn sử dụng máy vi tính làm phương tiện hiện đại góp
phần đổi mới phương pháp dạy học, đồng thời cung cấp cho HS kho tàng tư
liệu phục vụ cho việc học tập bộ môn Ngữ văn. Đặc biệt là thể loại truyện
hiện đại Việt Nam nói riêng, bởi những bài giảng sinh động, sự tương tác hai
chiều được thiết lập, học sinh được giải phóng khỏi những công việc thủ công
vụn vặt, tốn thời gian, dễ nhầm lẫn, nên có điều kiện đi sâu vào bản chất của
bài học. Trang Web hỗ trợ cho việc dạy học này là:
2. Lịch sử vấn đề
Giáo trình Phương pháp dạy – học văn chương theo hướng tích cực –
hiện đại ở nhà trường phổ thông trung học (Trịnh Xuân Vũ) bàn về phương
pháp dạy học văn theo hướng mới so với các phương pháp truyền thống bấy
lâu.[57] Tài liệu Đổi mới dạy học tác phẩm văn chương ở trường THPT
(Nguyễn Đức Ân) là tài liệu bồi dưỡng thường xuyên cho giáo viên văn
THPT, trình bày lý luận chung về đổi mới dạy học tác phẩm văn chương và
cụ thể một biện pháp thể hiện đổi mới là đọc sáng tạo.[3] Luận văn về đề tài
Giảng dạy truyện hiện đại Việt Nam (Nguyễn Thị Việt Hoa) thể hiện lý luận
chung về dạy học văn và phương pháp giảng dạy truyện hiện đại Việt
Nam.[24] Tài liệu Bồi dưỡng giáo viên thực hiện chương trình, sách giáo
khoa (Bộ giáo dục) có phần nội dung về CNTT góp phần đổi mới phương
pháp dạy học hiện nay.[10] Những thiết kế và bài viết cụ thể về phân tích tác
phẩm truyện khá sâu sắc thể hiện rõ giá trị tư tưởng và nghệ thuật của tác
phẩm, giúp cho người giáo viên có cái nhìn sâu rộng hơn về nội dung của tác
phẩm. Nhìn chung, những công trình nghiên cứu, bài viết về phương pháp dạy
4
học văn đều đem đến cho giáo viên những lý luận về dạy học văn chương, so
sánh các phương pháp để chọn ra phương pháp dạy học mới là phát huy tính
tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh; đồng thời nêu lên một số biện pháp
cụ thể để thực hiện các phương pháp đó. Song vấn đề là làm thế nào để thể
hiện phương pháp mới đạt hiệu quả cao góp phần nâng cao chất lượng giáo
dục. Bởi những công trình nghiên cứu, bài viết phần lớn thường chỉ đi vào lý
luận chung của việc nghiên cứu phương pháp dạy học văn và dạy học truyện
hiện đại hoặc chỉ đi vào trình bày chi tiết về phương pháp dạy học một tác
phẩm truyện cụ thể, mà chưa đưa ra được một mô hình cụ thể cho phương
pháp dạy học văn nói chung dạy học truyện hiện đại Việt Nam trong chương
trình Ngữ văn 12 nói riêng theo hướng mới. Vì vậy, trên tinh thần học tập, kế
thừa thành tựu nghiên cứu của những người đi trước, người viết luận văn này
cố gắng đưa ra một biện pháp cụ thể góp phần tích cực vào quá trình dạy và
học của giáo viên và học sinh.
Thêm vào đó, những công trình về ứng dụng công nghệ thông tin trong
dạy học hiện nay đã đóng góp nhiều thành tựu đáng kể đối với nhiều môn
học. Hiện nay, về lĩnh vực CNTT các trang Web phục vụ cho việc dạy của
GV và việc học của HS cũng đã phong phú và đa dạng. Có thể kể đến một số
trang Web phổ biến như trang Web này cung cấp các bài
giảng, giáo án, giáo án điện tử, tư liệu, hình ảnh rất đa dạng và phong phú cho
tất cả các môn học. Trang Web này được xem là nguồn tài nguyên hữu ích
cho GV. Ngoài ra, còn có các trang Web khác như là
Hai trang Web này, cung cấp những bài giảng của nhiều giáo
viên, giảng viên dành cho các môn học; giúp HS có thể tự học, tự ôn tập thêm
ở nhà.
Song đối với bộ môn Ngữ văn, việc ứng dụng này, cụ thể hơn là sử dụng
Web trong dạy học còn rất hạn chế. Đề tài này chưa được nhiều người khai
5
thác mà đặc biệt biệt là đối với thể loại truyện hiện đại được dạy với sự hỗ trợ
của Website lại còn hạn chế hơn.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài của luận văn được triển khai nhằm thực hiện các nhiệm vụ sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc dạy học Ngữ văn nhằm phát huy tính
tích cực, tự lực và sáng tạo của học sinh; Nghiên cứu cơ sở lý luận của việc sử
dụng công nghệ thông tin trong dạy học và dạy học Ngữ văn.
- Tìm hiểu và khảo sát các phương pháp dạy học kiến thức tác phẩm
truyện hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 12 hiện nay:
+ Tìm hiểu các truyện, đoạn trích truyện hiện đại Việt Nam trong
chương trình Ngữ văn 12.
+ Xác định dung lượng kiến thức và phương pháp dạy học cụ thể cho thể
loại truyện hiện đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 12 nhằm tìm ra
một hướng đi thích hợp nhất, một cách thức hiệu quả nhất phù hợp với đặc
trưng loại thể và thực trạng dạy, học để đáp ứng được yêu cầu đổi mới
phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động của học
sinh.
- Bước đầu xây dựng các tiến trình dạy học từng tác phẩm truyện hiện
đại Việt Nam trong chương trình Ngữ văn 12 với sự hỗ trợ của Website. Góp
phần nâng cao chất lượng và hiệu quả dạy học theo khuynh hướng đổi mới.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận được dùng khi nghiên cứu các văn
kiện, các tài liệu về giáo dục, cơ sở lý luận của việc dạy học và dạy học Ngữ
văn.
- Phương pháp so sánh được sử dụng khi so sánh, nhận xét các bài viết
về phương pháp dạy học một tác phẩm truyện cụ thể.
- Phương pháp khảo sát và tìm hiểu:
6
Khảo sát hiện trạng và tìm hiểu cơ sở vật chất phục vụ cho việc dạy và
học bộ môn Ngữ văn ở nhà trường.
Trao đổi và thu nhận các ý kiến đóng góp từ các đồng nghiệp và các
nhà quản lý giáo dục thông qua việc sử dụng Website dạy học ở trường
THPT.
Quan sát và đánh giá tính khả thi của việc sử dụng Website trong quá
trình tổ chức hoạt động học tập của học sinh và điều chỉnh lại các tiến trình
nếu cần thiết.
- Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm:
Xây dựng và sử dụng Website Dạy học truyện hiện đại Việt Nam trong
chương trình Ngữ văn 12.
Xây dựng tiến trình dạy học từng truyện hiện đại Việt Nam cụ thể trong
chương trình Ngữ văn 12.
Chọn mẫu và thực nghiệm sư phạm ở trường THPT.
5. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng ng