Luận văn Dạy - Học văn bản tựa và văn bia trong sách giáo khoa ngữ văn 10 theo đặc trưng thể loại

Tựa còn gọi là lời nói đầu, lời giới thiệu; phần nằm ngoài văn bản của tác phẩm; được viết ra để thuyết minh cho nó về mục đích, tôn chỉ, cách viết, hoàn cảnh ra đời. thường được trình bày ở đầu cuốn sách. Tựa có thể do chính tác giả viết hoặc do người khác viết. Văn bia gồm bi kí, bi văn, bi minh, mộ chí minh. Là những bài văn khắc trên bia đá đặt ở chùa chiền, đền miếu, lăng mộ, cầu, đình.để ghi công tích các bậc danh nhân, anh hùng hoặc các sự kiện quan trọng đáng nhớ; thường được viết bằng văn xuôi, phần “minh” được viết bằng văn vần gồm phần ghi chép tiểu sử, lai lịch và phần ngợi ca, phẩm bình. Đây là hai thể loại thuộc văn nghị luận thời trung đại, lần đầu tiên hai thể loại này được đưa vào chương trình Ngữ Văn trung học phổ thông. Vì vậy,về lí thuyết, khoa học về phương pháp giảng dạy văn học chưa có ai bàn đến việc dạy học hai loại văn bản này. Bởi vậy, lần này chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu này với mong muốn có được chút đóng góp cho việc dạy học hai loại văn bản này ở trường trung học phổ thông.

pdf109 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1432 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Dạy - Học văn bản tựa và văn bia trong sách giáo khoa ngữ văn 10 theo đặc trưng thể loại, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM LÂM THỊ QUYÊN DẠY - HỌC VĂN BẢN TỰA VÀVĂN BIA TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 10 THEO ĐẶC TRƢNG THỂ LOẠI LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN – NĂM 2008 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM  LÂM THỊ QUYÊN DẠY - HỌC VĂN BẢN TỰA VÀ VĂN BIA TRONG SÁCH GIÁO KHOA NGỮ VĂN 10 THEO ĐẶC TRƢNG THỂ LOẠI Chuyên nghành: Lí luận và phƣơng pháp dạy học Ngữ văn Mã số : 60.14.10 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. HOÀNG HỮU BỘI THÁI NGUYÊN – NĂM 2008 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên MỤC LỤC Phần mở đầu 1. Lí do chọn đề tài. ........................................................................................... 1 2. Lịch sử vấn đề: .............................................................................................. 1 3. Mục đích nghiên cứu: .................................................................................... 5 4. Nhiệm vụ nghiên cứu: ................................................................................... 5 5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:............................................................... 6 6. Phương pháp nghiên cứu:.............................................................................. 6 7. Cấu trúc luận văn: ......................................................................................... 6 Phần nội dung Chƣơng I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc dạy học văn bản thuộc thể Tựa và thể Văn bia 1. Cơ sở lí luận: ................................................................................................ 7 1.1 Những điểm mới trong chương trình và SGK lần này (Từ năm học 2002 - 2003 đến năm học 2008 - 2009) .................................................. 7 1.1.1 Đổi mới chương trình giáo dục phổ thông ............................... 7 1.1.2 Đổi mới chương trình và SGK ở bậc THPT ............................. 9 1.1.3. Đổi mới dạy học môn Ngữ văn ở THPT ................................ 13 1.2 Đặc trưng thể loại của văn bản Tựa .................................................. 16 1.2.1 Khái niệm ................................................................................ 16 1.2.2 Đặc trưng thể loại của Tựa .................................................... 18 1.3 Đặc trưng thể loại của văn bản Văn bia. ................................... 19 1.3.1 Khái niệm: .............................................................................. 20 1.3.2 Đặc trưng thể loại của Văn bia .............................................. 21 2. Cơ sở thực tiễn ............................................................................................ 22 2.1 Giờ dạy học bài Tựa “ Trích diễm thi tập”. ...................................... 23 2.2 Giờ học Hiền tài là nguyên khí quốc gia........................................... 38 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2.3. Nhận xét tổng quát về việc thực thi dạy học hai văn bản Tựa và Văn bia. ........................................................................................................... 39 Chƣơng II: Các phƣơng án dạy học Tựa và Văn bia đã đƣợc đề xuất 1.1 Hai phương án dạy văn bản tựa “Trích diễm thi tập” của Hoàng Đức Lương trong sách giáo viên (SGV) Ngữ văn 10 ( bộ chuẩn và bộ nâng cao). ......................................................................................................... 45 1.1.1 Về mục tiêu bài học. .............................................................. 45 1.1.2 Về nội dung bài học ................................................................ 46 1.1.3. Về phương pháp dạy học. ...................................................... 47 1.2. Thiết kế của nhà giáo Phạm Thu Hương trong cuốn “Thiết kế bài học Ngữ văn 10” do GS. Phan Trọng Luận chủ biên. NXB Giáo dục, 2006. ........................................................................................................ 48 1.2.1.Về kết quả cần đạt. ................................................................. 48 1.2.2. Về hoạt động dạy học. ........................................................... 48 1.2.3 Nhận xét tổng quát .................................................................. 53 1.3. Thiết kế trong cuốn “Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10” do TS. Nguyễn Văn Đường chủ biên, NXB Hà Nội, 2006. ............................................. 55 1.4. Thiết kế trong cuốn “Giới thiệu giáo án Ngữ văn 10” do TS. Nguyễn Hải Châu chủ biên. NXB Hà Nội, 2006. ................................................. 63 2.1. Phương án dạy học văn bản “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” trong SGV Ngữ văn 10 ( bộ chuẩn). ................................................................. 69 2.2. Bài thiết kế hướng dẫn đọc thêm văn bản “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” trong cuốn “Thiết kế bài giảng Ngữ văn 10” do TS. Nguyễn Văn Đường chủ biên . NXB Hà Nội, 2006. ............................................ 73 Chƣơng III: Thực nghiệm sƣ phạm 1. Thiết kế bài học thể loại Tựa và thể loại Văn bia. ..................................... 80 1.1 Thiết kế bài học Tựa “ Trích diễm thi tập”. ..................................... 80 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1.2. Thiết kế bài dạy học Hiền tài là nguyên khí quốc gia. ..................... 87 2. Thực nghiệm sư phạm ................................................................................. 92 2.1. Mục đích, ý nghĩa của thực nghiệm sư phạm. .................................. 92 2.2. Đối tượng và địa bàn thực nghiệm ................................................... 92 2.3. Phương pháp tiến hành thực nghiệm. .............................................. 93 2.4. Nội dung thực nghiệm. ..................................................................... 94 2.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm. ........................................................ 95 2.6. Kết luận chung về thực nghiệm ........................................................ 98 Phần kết luận 1 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI. 1.1.Về mặt lí luận: Tựa còn gọi là lời nói đầu, lời giới thiệu; phần nằm ngoài văn bản của tác phẩm; được viết ra để thuyết minh cho nó về mục đích, tôn chỉ, cách viết, hoàn cảnh ra đời... thường được trình bày ở đầu cuốn sách. Tựa có thể do chính tác giả viết hoặc do người khác viết. Văn bia gồm bi kí, bi văn, bi minh, mộ chí minh. Là những bài văn khắc trên bia đá đặt ở chùa chiền, đền miếu, lăng mộ, cầu, đình...để ghi công tích các bậc danh nhân, anh hùng hoặc các sự kiện quan trọng đáng nhớ; thường được viết bằng văn xuôi, phần “minh” được viết bằng văn vần gồm phần ghi chép tiểu sử, lai lịch và phần ngợi ca, phẩm bình. Đây là hai thể loại thuộc văn nghị luận thời trung đại, lần đầu tiên hai thể loại này được đưa vào chương trình Ngữ Văn trung học phổ thông. Vì vậy,về lí thuyết, khoa học về phương pháp giảng dạy văn học chưa có ai bàn đến việc dạy học hai loại văn bản này. Bởi vậy, lần này chúng tôi mạnh dạn chọn đề tài nghiên cứu này với mong muốn có được chút đóng góp cho việc dạy học hai loại văn bản này ở trường trung học phổ thông. 1.2. Về mặt thực tiễn: Lần đầu tiên, Tựa “Trích diễm thi tập” của Hoàng Đức Lương và Hiền tài là nguyên khí quốc gia của Thân Nhân Trung được đưa vào SGK Ngữ văn 10. Làm thế nào để việc dạy học hai loại văn bản này đạt hiệu quả cao? Đó là vấn đề đang đặt ra trước mắt những giáo viên thực thi chương trình sách giáo khoa Ngữ văn mới. Chọn đề tài nghiên cứu này, chúng tôi hy vọng góp một ý kiến nhằm giải quyết những khó khăn, lúng túng mà thầy- trò ở trung học phổ thông đang gặp phải. 2. LỊCH SỬ VẤN ĐỀ Vì đây là lần đầu tiên hai loại văn bản này được đưa vào chương trình sách giáo khoa Ngữ Văn nhà trường nên việc nghiên cứu phương pháp dạy 2 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên học về nó chưa nhiều; ta chỉ có thể nói tới một số bài viết trong các cuốn sách tham khảo cho GV và HS được xuất bản gần đây: 2.1. Sách phân tích , bình giảng gồm các bài: Bài phân tích văn bản Tựa “ Trích diễm thi tập” của Hoàng Đức Lương và phân tích văn bản Hiền tài là nguyên khí quốc gia của Thân Nhân Trung trong cuốn Phân tích tác phẩm Ngữ Văn 10 do Trần Nho Thìn làm chủ biên. Với văn bản Tựa “Trích diễm thi tập” của Hoàng Đức Lương, tác giả bài viết khẳng định tầm quan trọng của việc tìm hiểu văn bản Tựa: “Ngày nay, để nghiên cứu văn học trung đại, những bài tựa, bài bạt là nguồn tư liệu quan trọng giúp chúng ta hiểu sâu hơn, đúng hơn các sáng tác văn học”. Đến phần phân tích, tác giả tập trung làm rõ: Tính chất nghị luận của bài Tựa và giá trị văn học của nó. Với văn bản Hiền tài là nguyên khí quốc gia, tác giả đã cung cấp cho người đọc một số tri thức xung quanh các hình thức tuyển chọn và khích lệ nhân tài do nhà nước phong kiến triều Lê đặt ra, trong đó việc lập bia đá là một trong những biện pháp cần thiết để khích lệ, cổ vũ nhân tài. Đồng thời, tác giả phân tích rõ đặc trưng, chức năng và nghệ thuật của văn bản. Đây là nhưng tri thức quan trọng, có vai trò hỗ trợ học sinh khi tiếp nhận hai loại văn bản trên. 2.2. Sách thiết kế dạy học gồm có: - Sách giáo viên Ngữ Văn 10 chương trình chuẩn: Hướng dẫn dạy học văn bản Tựa “Trích diểm thi tập”của Hoàng Đức Lương. Nội dung của bài dạy văn bản này là tập trung làm rõ hai đơn vị kiến thức: - Các nguyên nhân khiến cho thơ ca Việt Nam thời kì trung đại trước thế kỉ 15 không được truyền lại đầy đủ. Qua đó, học sinh hiểu thêm những 3 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên khó khăn và cố gắng to lớn của ông cha ta trong sự nghiệp xây dựng nền văn hóa dân tộc. - Niềm tự hào và ý thức trách nhiệm của Hoàng Đức Lương đối với nền thơ ca dân tộc. Tiến trình giờ dạy học được thực hiện như sau: Bước 1: Trước hết cho học sinh đọc toàn văn bản tại lớp, làm rõ nội dung văn bản bằng các kiến thức bổ trợ. Bước 2: Tìm hiểu chi tiết văn bản bằng cách tổ chức cho học sinh thảo luận và trả lời các câu hỏi trong sách giáo khoa. Bước 3: Kiểm tra, đánh giá và gợi ý giải bài tập. Hướng dẫn học sinh đọc thêm văn bản Hiền tài là nguyên khí quốc gia của Thân Nhân Trung. Tìm hiểu văn bản này học sinh cần thấy được các ý cơ bản sau: + Trước hết bài kí khẳng định tầm quan trọng của hiền tài đối với quốc gia. + Ý nghĩa, tác dụng của việc khắc bia tiến sĩ. + Bài học lịch sử rút ra từ việc khắc bia tiến sĩ. - Sách tham khảo có: Cuốn thiết kế bài học Ngữ Văn 10 do GS Phan Trọng Luận làm chủ biên có bài thiết kế dạy học văn bản Tựa “Trích diễm thi tập” của Hoàng Đức Lương, theo tác giả nội dung bài học là cần làm rõ các kiến thức cơ bản: - Đặc điiểm của một bài Tựa. - Lí do biên soạn Trích diễm thi tập. - Quá trình biên soạn và cách tổ chức tác phẩm. - Thấy được tình cảm, thái độ của tác giả, trong quá trình gian khổ xây dựng và bảo vệ nền văn hiến dân tộc, bản lĩnh ý thức độc lập tự chủ về văn hóa của ông cha ta. Bài học được tiến hành theo các bước sau: 4 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên I- Tiếp cận văn bản qua các thông tin liên quan tới tác giả và tác phẩm. II - Học văn bản: Đọc, tìm hiểu bố cục, phân tích chi tiết văn bản. III - Khái quát lại; củng cố kiến thức. Cuốn Thiết kế dạy học Ngữ Văn 10 của TS Hoàng Hữu Bội, theo tác giả việc dạy học văn bản Tựa “ Trích diễm thi tập” của Hoàng Đức Lương cần làm rõ các nội dung sau: - Đặc điểm của thể Tựa nói chung và văn bản Tựa “Trích diễm thi tập” của Hoàng Đức Lương nói riêng. - Những nét chính về tác giả Hoàng Đức Lương. - Cấu trúc của văn bản. - Hiểu ý kiến, tình cảm của tác giả ở từng vấn đề, và nghệ thuật lập luận ở từng phần sau khi nhìn tổng quát toàn văn bản. Bài học được dẫn dắt theo các bước sau: Bước 1- Tiếp xúc bước đầu với tác phẩm. Bước 2- Xem xét từng phần nội dung và hình thức của văn bản. Bước 3- Khơi gợi học sinh trao đổi về những vấn đề được tác giả đặt ra trong tác phẩm. Công việc hướng dẫn học sinh tiếp nhận văn bản Hiền tài là nguyên khí quốc gia của Thân Nhân Trung cũng được dẫn dắt cụ thể theo các bước: Bước 1- Tiếp xúc bước đầu với văn bản. Nội dung cụ thể là cho học sinh đọc văn bản và giải thích từ khó; giới thiệu đôi nét về tác giả và tác phẩm. Bước 2- Tìm hiểu chi tiết về văn bản: - Cấu trúc văn bản. - Nội dung của văn bản bao gồm: + “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” + Chính sách trọng đãi người tài của triều đại Lê Thánh Tông. 5 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên + Lợi ích của việc dựng tấm bia đá. - Khơi gợi học sinh phát hiện ra những nét độc đáo trong nghệ thuật của tác phẩm. Bước 3- Liên hệ thực tế. Các thiết kế bài giảng, các bài phân tích của các nhà sư phạm đã giúp chúng tôi có được những cảm nhận đúng đắn về hai văn bản thuộc thể loại Tựa và Văn bia trong chương trình sách giáo khoa Ngữ Văn 10. Đó là nguồn kiến thức bổ ích giúp chúng tôi bổ sung, hoàn thiện đề tài nghiên cứu: “Dạy học Tựa và Văn bia trong sách giáo khoa Ngữ Văn 10 theo đặc trƣng thể loại” 3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: 3.1. Tìm hiểu tình hình dạy học hai văn bản thuộc thể Tựa và Văn bia ở nhà trường trung học phổ thông trong những năm đầu thực thi chương trình sách giáo khoa Ngữ Văn mới. Cụ thể là tìm hiểu về những thuận lợi, khó khăn, cách tổ chức giờ học và hiệu quả giờ học hai văn bản; Tựa “ Trích diễm thi tập của Hoàng Đức Lương và Hiền tài là nguyên khí quốc gia của Thân Nhân Trung. 3.2. Trên cơ sở lí luận và thực tiễn, luận văn đề xuất một phương án dạy học nhằm nâng cao hiệu quả giờ dạy hai văn bản trên. 4. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: 4.1.Tìm hiểu đặc trưng của hai thể loại Tựa và Văn bia để vận dụng nó vào việc xác định hướng tiếp cận tác phẩm. 4.2. Khảo sát thực tiễn dạy học hai văn bản: - Tựa Trích diễm thi tập của Hoàng Đức Lương. - Hiền tài là nguyên khí quốc gia của Thân Nhân Trung. 6 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4.3. Thực nghiệm sư phạm để kiểm nghiệm phương án đề xuất nâng cao hiệu quả giờ dạy của luận văn. 5. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU: Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn này là hoạt động dạy- học của thầy- trò về hai văn bản: - Tựa “ Trích diễm thi tập” của Hoàng Đức Lương. - Hiền tài là nguyên khí quốc gia của Thân Nhân Trung. Cụ thể là về nội dung bài dạy, tiến trình giờ dạy, cơ chế hoạt động của thầy- trò trong giờ dạy học, hiệu quả giờ dạy học. 6. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: Dựa trên trình tự tiếp cận đối tượng, người nghiên cứu sử dụng hai nhóm phương pháp chính 6.1. Nhóm nghiên cứu lí thuyết: - Phương pháp phân tích, tổng hợp tài liệu chuyên nghành, liên nghành. - Hệ thống hóa các kiến thức có liên quan tới đề tài. 6.2. Nhóm nghiên cứu thực tiễn: - Khảo sát thực tiễn dạy học Tựa và Văn bia ở lớp 10. - Xây dựng thiết kế và tiến hành thực nghiệm sư phạm hai văn bản: Tựa “Trích diễm thi tập” của Hoàng Đức Lương và Hiền tài là nguyên khí quốc gia của Thân Nhân Trung. 7. CẤU TRÚC LUẬN VĂN: Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung của luận văn gồm ba chương: 7 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Chƣơng I- Cơ sở lí luận và thực tiễn của việc dạy văn bản Tựa và văn bản Văn bia. Chƣơng II- Các phương án dạy Tựa và Văn bia đã được đề xuất. Chƣơng III - Thực nghiệm sư phạm. CHƢƠNG I CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC VĂN BẢN THUỘC THỂ TỰA VÀ THỂ VĂN BIA 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN: Tựa và Văn bia là hai thể loại xuất hiện khá sớm trong lịch sử nền văn học dân tộc. Nhưng chỉ đến năm học 2005-2006 thì hai thể loại văn học này mới được đưa vào giảng dạy trong chương trình Ngữ văn trung học phổ thông. Cho nên nó đã trở thành hai thể loại mới mẻ đối với thầy và trò trung học phổ thông. Việc tiếp cận hai loại văn bản này theo hướng nào sao cho đạt hiệu quả cao là nhu cầu của các giáo viên đang thực thi bộ sách giáo khoa (SGK) mới. Chúng tôi hy vọng rằng cách tiếp cận hai loại văn bản này theo đặc trưng thể loại mà chúng tôi đề cập trong luận văn là một giải pháp giúp cho thầy trò trung học phổ thông có được kết quả tốt trong các giờ dạy học hai loại văn bản này. Hướng tiếp cận của chúng tôi được thực hiện dựa trên những tiền đề lí luận sau: 1.1 Những điểm mới trong chƣơng trình và SGK lần này (Từ năm học 2002 - 2003 đến năm học 2008 - 2009) 1.1.1 Đổi mới chƣơng trình giáo dục phổ thông Tài liệu bồi dưỡng giáo viên của Bộ Giáo dục - Đào tạo ghi rõ: • Khác với những lần cải cách giáo dục trước đây (1950, 1956, 1980), lần này chỉ tập trung vào việc đổi mới chương trình giáo dục phổ thông (từ tiểu 8 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên học qua THCS đến THPT). Tuy nhiên, cần hiểu chương trình theo nghĩa rộng như Luật định: “Chương trình giáo dục phổ thông thể hiện mục tiêu giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp và mỗi cấp học của giáo dục phổ thông” (Điều 29, mục II - Luật giáo dục - 2005). Như vậy đổi mới chương trình giáo dục phổ thông là một quá trình đổi mới từ mục tiêu giáo dục, nội dung, phương pháp đến phương tiện giáo dục, đánh giá chất lượng giáo dục , kể cả việc đổi mới cách xây dựng chương trình, từ quan niệm cho đến quy trình kĩ thuật và đổi mới những hoạt động quản lí cả quá trình này. Chương trình giáo dục Trung học phổ thông (THPT) là một bộ phận của chương trình trên, vì vậy khi tiến hành đổi mới phải tuân theo các định hướng, đảm bảo các nguyên tắc,, thực hiện các yêu cầu như đối với các chương trình các bậc học trên cơ sở quán triệt những đặc điểm của cấp học, của trường THPT. • Một trong những nguyên tắc đổi mới chương trình giáo dục và SGK phổ thông lần này là: - Chương trình không chỉ nêu nội dung và thời lượng dạy học mà thực sự là một kế hoạch hành động sư phạm, kết nối mục tiêu giáo dục với các lĩnh vực nội dung và phương pháp giáo dục, phương tiện dạy học và cách thức đánh giá kết quả học tập của học sinh, đảm bảo sự phát triển liên tục giữa các bậc học, cấp học, đảm bảo tính liên thông giữa giáo dục phổ thông và giáo dục chuyên nghiệp. - SGK không đơn giản là tài liệu thông báo các kiến thức có sẵn mà là tài liệu giúp học sinh tự học, tự phát hiện và giải quyết vấn đề chiếm lĩnh và vận dụng kiến thức mới một cách linh hoạt, chủ động và sáng tạo. Chương trình và SGK được thể chế hóa theo luật giáo dục và được quản lí chỉ đạo theo yêu cầu cụ thể của giai đoạn phát triển mới của đất nước, 9 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên cố gắng giữ vững ổn định để góp phần không ngừng nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, thực hiện tiết kiệm trong sản xuất và sử dụng sách ở các cấp học. 1.1.2 Đổi mới chƣơng trình và SGK ở bậc THPT • Mục tiêu giáo dục THPT được quy định trong ở điều 27, mục 2, chương II, luật giáo dục 2005 như sau: Giáo dục THPT nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục THCS, hoàn thiện học vấn phổ thông, có những hiểu biết thông thường về giáo dục và hướng nghiệp, có điều kiện lựa chọn hướng phát triển phát huy năng lực cá nhân, tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động. Với Mục tiêu giáo dục quy định như vậy, chương trình các môn học, SGK và phương pháp dạy học ở THPT cũng được đổi mới sao cho đáp ứng được mục tiêu đề ra: * Đổi mới chương trình các môn học ở THPT: Có chương trình chuẩn cho tất cả các bộ môn và có chương trình nâng cao cho 8 môn học (Toán, Ngữ văn, Ngoại ngữ, Vật lí, Hóa học, Sinh vật, Lịch sử, Địa lí). Ngoài ra còn có chương trình tự chọn kèm theo. Chương trình chuẩn của tất cả các môn học thể hiện những yêu cầu mang tính tối thiểu mọi học sinh cần
Tài liệu liên quan