1. Lí do chọn đề tài
“Nâng cao chấtlượng giáodục là quốc sách hàng đầucủa thời đại công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đấtnước”. Trước yêucầu đặt ra, giáo viên -một trong những nhântố
quyết định trực tiếp thànhbạicủa giáodục, làlựclượng tiên phong tronglĩnhvực đổi
mới giáodục. Công nghệ thông tin đãtạo ra các biến đổi xãhộimột cách sâusắc, toàn
diện và giáodụccũng khôngnằm ngoàisự tác độngcủa nó. Đổimới phương phápdạy
học theohướng tíchcực và ứngdụngcủa những thànhtựu công nghệ thông tin vào
việcdạyhọc đang là yêucầubức thiết đặt ra ởtấtcả cáccấphọc, mônhọc. Cùngvới
sự phát triểncủa công nghệ thông tin, việcdạyhọc hiện naycũng thay đổi theo quan
điểmlấy trò làm trung tâm, giáo viên là người chỉ đạo, dẫndắt hoạt độngcủahọc sinh.
Qua nghiêncứu chương trình sách giáo khoa Toán trunghọc phổ thông, bản thân nhận
thấy có nhiềunội dung khidạyhọcrấtcầnsựhỗ trợcủa công nghệ thông tin để tiết
kiệm thời gian trênlớp, đảmbảonội dungcần truyền đạt, làm đơn giản hoá cácvấn đề
mang tính trừutượng cao, nhằm nâng cao hiệu quảcủa việcdạyhọc. Chính vì thế em
chọn đề tài“Dạyhọcvớisựhỗ trợcủa công nghệ thông tin – Các giáo án thực
nghiệmdạyhọc Toán 10” làm luậnvăntốt nghiệpcủa mình.
2. Mục đích nghiêncứu
Đề tài nêu lên vai tròcủa việcsửdụng máy vi tính và ứngdụng phầnmềm tin
học đểhỗ trợ việcdạyhọc, phân tích những ưu điểmnổibật và nhữnghạn chếcủa
việcsửdụng công nghệ thông tin vào việcdạyhọc sovới các phương phápdạyhọc
truyền thống, nêu lênmộtsố giải pháp. Đồng thời,cũng nghiêncứumộtsốvấn đềvề
soạn giáo án điệntử. Tìm hiểumộtsố phầnmềm ứngdụng để thiếtkế bài giảng điện
tử theohướng tíchcực hoá, tăng khảnăngtựhọctốtcủahọc sinh. Điều nàysẽ giúp ích
cho emrất nhiều trong công tác giảngdạy sau này.
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Dạy học với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin - Các giáo án thực nghiệm dạy học Toán 10, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trang 1
Trang 2
LỜI CẢM ƠN
@?
Lần đầu tiên nghiên cứu đề tài, em gặp rất nhiều khó khăn, nhưng với sự cố
gắng nỗ lực của bản thân, sự động viên giúp đỡ của thầy cô, người thân, bạn bè đến
nay đề tài đã được hoàn thành.
Em xin chân thành cảm ơn:
Quý thầy cô trong phòng giáo vụ, khoa sư phạm đã tạo điều kiện cho em tiếp
cận thực tế giảng dạy.
Quý thầy cô trong bộ môn Toán đã trang bị cho em những kiến thức căn bản,
cần thiết để có thể hoàn thành tốt đề tài.
Và đặc biệt là cô Lại Thị Cẩm, cô đã hướng dẫn nhiệt tình và tạo mọi điều kiện
về tài liệu cũng như giúp em sửa chữa, giải đáp những thắc mắc, cô luôn động viên
ủng hộ tinh thần để em vượt qua mọi khó khăn để hoàn thành đề tài này.
Quý thầy cô trường trung học phổ thông Nguyễn Thông – thị xã Vĩnh Long.
Đặc biệt là cô Nguyễn Thị Hậu đã nhiệt tình đóng góp ý kiến thiết thực, giúp em có
được một số kinh nghiệm giảng dạy và tạo điều kiện thuận lợi cho em trong thời gian
thực nghiệm giảng dạy tại trường.
Các bạn lớp Toán Khóa 30 đã nhiệt tình góp ý, động viên, khuyến khích em
trong quá trình thực hiện đề tài.
Cuối cùng em xin chúc quý thầy cô, những người thân và bạn bè lời chúc sức
khỏe, hạnh phúc và thành đạt.
Trang 3
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
“Nâng cao chất lượng giáo dục là quốc sách hàng đầu của thời đại công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đất nước”. Trước yêu cầu đặt ra, giáo viên - một trong những nhân tố
quyết định trực tiếp thành bại của giáo dục, là lực lượng tiên phong trong lĩnh vực đổi
mới giáo dục. Công nghệ thông tin đã tạo ra các biến đổi xã hội một cách sâu sắc, toàn
diện và giáo dục cũng không nằm ngoài sự tác động của nó. Đổi mới phương pháp dạy
học theo hướng tích cực và ứng dụng của những thành tựu công nghệ thông tin vào
việc dạy học đang là yêu cầu bức thiết đặt ra ở tất cả các cấp học, môn học. Cùng với
sự phát triển của công nghệ thông tin, việc dạy học hiện nay cũng thay đổi theo quan
điểm lấy trò làm trung tâm, giáo viên là người chỉ đạo, dẫn dắt hoạt động của học sinh.
Qua nghiên cứu chương trình sách giáo khoa Toán trung học phổ thông, bản thân nhận
thấy có nhiều nội dung khi dạy học rất cần sự hỗ trợ của công nghệ thông tin để tiết
kiệm thời gian trên lớp, đảm bảo nội dung cần truyền đạt, làm đơn giản hoá các vấn đề
mang tính trừu tượng cao, nhằm nâng cao hiệu quả của việc dạy học. Chính vì thế em
chọn đề tài “Dạy học với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin – Các giáo án thực
nghiệm dạy học Toán 10” làm luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài nêu lên vai trò của việc sử dụng máy vi tính và ứng dụng phần mềm tin
học để hỗ trợ việc dạy học, phân tích những ưu điểm nổi bật và những hạn chế của
việc sử dụng công nghệ thông tin vào việc dạy học so với các phương pháp dạy học
truyền thống, nêu lên một số giải pháp. Đồng thời, cũng nghiên cứu một số vấn đề về
soạn giáo án điện tử. Tìm hiểu một số phần mềm ứng dụng để thiết kế bài giảng điện
tử theo hướng tích cực hoá, tăng khả năng tự học tốt của học sinh. Điều này sẽ giúp ích
cho em rất nhiều trong công tác giảng dạy sau này.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Trang 4
Tìm hiểu việc vận dụng các phương pháp dạy học ở một số trường trung học
phổ thông trong thị xã Vĩnh Long qua dự giờ, trao đổi với giáo viên phổ thông.
Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc soạn, giảng một số tiết Toán lớp 10 (đại
số và hình học).
Tiến hành thực nghiệm sư phạm để đánh giá và rút ra kinh nghiệm.
4. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động dạy của giáo viên và hoạt động học của học sinh theo phương pháp
dạy học tích cực.
Các phần mềm chuyên dụng trong dạy học Toán phổ thông.
5. Phương pháp nghiên cứu
Lý thuyết: Đọc các tài liệu về phương pháp dạy học tích cực, tham khảo các bài
giảng, giáo án theo phương pháp dạy học này.
Thực hành trên máy tính: Nghiên cứu cách sử dụng và những ứng dụng cơ bản
của phần mềm Powerpoint trong dạy học Toán phổ thông.
Nghiên cứu thực tiễn: Quan sát việc sử dụng các phương pháp dạy học của giáo
viên phổ thông, rút ra kinh nghiệm cho bản thân.
6. Lịch sử vấn đề
Trước đây, chị Phạm Thị Thu Vân, sinh viên lớp Toán Tin khóa 27 đã thực hiện
đề tài “Phương pháp dạy học tích cực với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin trong
giảng dạy Toán trung học phổ thông”, đề tài này nghiên cứu những nội dung sau:
- Hướng dẫn sử dụng phần mềm Powerpoint, Maple để tạo một bài giảng.
- Ứng dụng phần mềm Maple giải phương trình lượng giác và vẽ đồ thị hàm số.
- Tìm hiểu thực tế về phương pháp dạy học tích cực và dạy học bằng giáo án
điện tử.
Ngoài ra, đề tài “Ứng dụng phần mềm Powerpoint và Flash vào thiết kế bài
giảng môn Toán cho học sinh Tiểu học” là đề tài tốt nghiệp của chị Lã Thị Thanh
Thủy, sinh viên Tiểu học khóa 29, nội dung nghiên cứu của đề tài là:
- Sơ lược nội dung phần mềm Powerpoint, Flash.
- Ứng dụng Tin học vào thiết kế giáo án phục vụ giảng dạy.
- Tìm hiểu thực tế về việc dạy - học có sự hỗ trợ của công nghệ thông tin bằng
phiếu thăm dò ý kiến.
Trang 5
Ở đây, em thực hiện đề tài “Dạy học với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin –
Các giáo án thực nghiệm dạy học Toán 10”. Đề tài của em nghiên cứu những nội
dung như sau:
7. Cấu trúc nội dung
Nội dung gồm 4 phần:
Phần mở đầu
Phần nội dung
Chương 1: Vấn đề đổi mới phương pháp dạy học môn Toán ở trường trung học
phổ thông và thiết kế bài giảng theo tinh thần đổi mới
Chương 2: Các phương pháp dạy học được sử dụng
Chương 3: Sử dụng phần mềm tin học vào giảng dạy
Chương 4: Giáo án điện tử phục vụ giảng dạy
Chương 5: Kết quả thực nghiệm sư phạm
Chương 6: Các giáo án thực nghiệm và giáo án đề nghị
Phần kết luận
Tài liệu tham khảo.
Trang 6
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: VẤN ĐỀ ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC MÔN TOÁN
Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG VÀ THIẾT KẾ BÀI HỌC
THEO ĐỊNH HƯỚNG ĐỔI MỚI
1.1 Quan điểm chung về đổi mới phương pháp dạy học môn Toán ở trường trung
học phổ thông
Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động,
sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng
phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến
tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.
Vì vậy quan điểm chung về đổi mới phương pháp dạy học môn Toán hiện nay
ở trường trung học phổ thông là tổ chức cho học sinh được học tập trong hoạt động và
bằng hoạt động tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo.
Như vậy, đổi mới phương pháp dạy học ở trường trung học phổ thông có thể
hiểu một cách cụ thể gồm các nội dung cơ bản sau:
Ø Đối với học sinh
Đổi mới phương pháp dạy học là học tập một cách tích cực, chủ động, biết phát
hiện và giải quyết vấn đề, phát triển tư duy linh hoạt, sáng tạo, hình thành và ổn định
phương pháp tự học.
Ø Đối với giáo viên
Thay đổi quan niệm dạy học là truyền thụ một chiều, hướng tới dạy người học
phát triển năng lực giải quyết vấn đề.
Phong phú hơn nữa hình thức tổ chức dạy học.
Nâng cao hơn việc sử dụng phương tiện dạy học, thành tựu của công nghệ
thông tin, tăng cường tri thức Toán gắn với thực tiễn.
Trang 7
Giáo viên tự lựa chọn phương pháp theo nội dung, sở trường, đối tượng học
sinh, điều kiện trang thiết bị, trong hoàn cảnh địa phương.
1.2 Định hướng đổi mới phương pháp dạy học môn Toán ở trường trung học phổ
thông
Theo nghĩa thông thường, đổi mới phương pháp dạy học là sự thay thế các
phương pháp dạy học cũ bằng những phương pháp dạy học mới. Quan niệm như vậy
dễ gây lúng túng trong nhận thức và trong quá trình thực hiện đổi mới phương pháp
dạy học trong nhà trường hiện nay, nhất là khi chỉ nhìn nhận phương pháp dạy học
trong phạm vi hẹp, một mặt, đó là mặt bên ngoài.
Nhận thức đúng về đổi mới phương pháp dạy học là phải đặt phương pháp dạy
học trong sự gắn bó chặt chẽ với nội dung và mục tiêu dạy học, đồng thời phân tích sự
tác động ở cả hai mặt bên ngoài và bên trong của phương pháp dạy học. Với cách nhìn
nhận như vậy, đổi mới phương pháp là thay đổi cách dạy và cách học từ những
phương pháp đáp ứng yêu cầu mục tiêu giáo dục này, sang những phương pháp phục
vụ cho mục tiêu đào tạo khác.
Như vậy thuật ngữ đổi mới phương pháp dạy học được xác định là sự thay đổi
từ các phương pháp dạy học tiêu cực (lối truyền thụ áp đặt một chiều của người dạy
đến người học: người học tiếp thu một cách thụ động, theo các phương pháp tái hiện)
đến các phương pháp tích cực, sáng tạo: người dạy tổ chức, định hướng nhận thức,
phát huy vai trò chủ động, tích cực của học sinh để học sinh chiếm lĩnh tri thức và hình
thành kỹ năng.
Đổi mới phương pháp dạy học là quá trình áp dụng các phương pháp dạy học
hiện đại, các công nghệ dạy học hiện đại vào nhà trường trên cơ sở phát huy những
yếu tố tích cực của các phương pháp dạy học truyền thống nhằm thay đổi cách thức,
phương pháp học tập của học sinh, chuyển từ học tập thụ động, ghi nhớ kiến thức là
chính sang học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, chú trọng bồi dưỡng phương pháp tự
học, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn. Để đổi mới phương pháp học
tập của học sinh tất nhiên phải đổi mới phương pháp giáo dục của giáo viên và đổi mới
môi trường diễn ra các hoạt động giáo dục. Đổi mới phương pháp giáo dục là quá
trình:
- Chuyển từ giáo dục truyền thụ một chiều, học tập thụ động, chủ yếu là ghi nhớ
kiến thức để đối phó với thi cử sang: học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, chú trọng
Trang 8
hình thành năng lực tự học dưới sự giúp đỡ, hướng dẫn, tổ chức của giáo viên. “Những
gì mà học sinh nghĩ được, nói được, làm được, giáo viên không làm thay, nói thay”.
- Đổi mới các hình thức tổ chức giáo dục làm cho việc học tập của học sinh trở
nên lí thú, gắn với thực tiễn, gắn với cuộc sống; kết hợp dạy học cá nhân với dạy học
theo nhóm nhỏ, tăng cường sự tương tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa học sinh trong quá
trình giáo dục.
1.3 Nội dung đổi mới phương pháp dạy học môn Toán ở trường trung học phổ
thông
Trong phương pháp dạy học tích cực, người ta không chỉ quan tâm đến vấn đề
thông hiểu, ghi nhớ, tái hiện các kiến thức theo sách giáo khoa, lặp lại đúng và thành
thạo các kỹ năng đã được tiếp thu trong tiết học mà còn đặc biệt chú ý năng lực nhận
thức, rèn luyện các kỹ năng và phẩm chất tư duy phù hợp với nội dung bài học (phân
tích, tổng hợp, xác lập quan hệ giữa các sự kiện, nêu giả thiết,) chú ý các kỹ năng
học tập, phát triển năng lực tự học. Giáo viên phải luôn luôn có ý thức nêu rõ yêu cầu,
mức độ hợp lí giữa kiến thức và kỹ năng, giữa phương pháp suy nghĩ, hành động và tự
học.
Với mỗi hoạt động giáo viên cần có một số câu hỏi then chốt, nhằm vào những
mục đích nhận thức xác định, nhất là ở những phần trọng tâm, trên cơ sở đó khi lên lớp
sẽ phát triển thêm những câu hỏi phụ, tùy theo diễn biến của tiết học. Tránh khuynh
hướng hình thức (đặt câu hỏi ở chỗ dễ hỏi chứ không phải là ở chỗ cần hỏi), câu hỏi
phải có yêu cầu cao về nhận thức.
Nội dung kiểm tra, đánh giá phải toàn diện, bao gồm cả kiến thức, kỹ năng và
phương pháp, không phải chỉ yêu cầu tái hiện kiến thức và kỹ năng.
Trong phương pháp dạy học đổi mới để phát huy vai trò tích cực chủ động của
học sinh, giáo viên cần hướng học sinh phát triển kỹ năng tự đánh giá để tự điều chỉnh
cách học của mình.
Bên cạnh việc nâng cao chất lượng các hình thức kiểm tra truyền thống, giáo
viên cần tìm hiểu, áp dụng thử và phát triển các phương pháp trắc nghiệm khách quan
(câu đúng – sai, câu nhiều lựa chọn, câu ghép đôi, câu điền câu trả lời ngắn,), nhận
rõ những ưu điểm, nhược điểm của phương pháp này, sử dụng phối hợp, hợp lí với các
phương pháp kiểm tra truyền thống.
Trang 9
Đồng thời, trong một tiết học phải biết phối hợp nhiều phương pháp dạy học,
lấy ưu điểm của phương pháp này bổ sung, hoàn chỉnh nhược điểm của phương pháp
kia, để tiết học đạt hiệu quả hơn.
1.4 Giải pháp đổi mới phương pháp dạy học môn Toán ở trường trung học phổ
thông
Hình thành các tình huống có vấn đề hoặc vấn đề từ nội dung đang học và từ đó
xây dựng kế hoạch hướng dẫn cho học sinh tự giải quyết vấn đề.
Giúp học sinh sử dụng sách giáo khoa và các tài liệu khác một cách có ý thức
và chủ động theo hướng nghiên cứu để giải quyết vấn đề.
Tăng cường các hoạt động tìm tòi, quan sát, đo đạc, thực hành, làm báo cáo, tự
điều tra.
Thay đổi các hình thức tổ chức học tập trong điều kiện cho phép (thảo luận
nhóm, lớp học ngoài trời,), tạo điều kiện và không khí thích hợp để học sinh có thể
tranh luận với nhau, với giáo viên, cũng như tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau về kết
quả tìm tòi, phát hiện.
Xây dựng các hình thức phiếu học tập, báo cáo kết quả,một cách thích hợp.
Tận dụng tối đa phương tiện, thiết bị dạy học với tư cách là phương tiện nhận
thức mà không đơn thuần chỉ là minh họa giản đơn.
Tăng cường sử dụng phương pháp quy nạp trong quá trình đi đến các giả thiết
có tính khái quát.
1.5 Thiết kế bài giảng theo tinh thần đổi mới
Đổi mới phương pháp dạy học môn Toán ở trường trung học phổ thông, quá
trình thiết kế bài học cũng thay đổi, bài giảng được thiết kế theo tinh thần đổi mới cần
có những thay đổi quan trọng sau:
Thay đổi cách xác định mục tiêu bài học theo hướng chỉ rõ mức độ học sinh
phải đạt được sau khi học bài về: kiến thức, kỹ năng, tư duy, thái độ đủ để làm căn cứ
đánh giá kết quả bài học. Chú ý tới việc xây dựng cho học sinh phương pháp học tập
mà đặc biệt là phương pháp tự học, tự nghiên cứu.
Thay đổi cách soạn giáo án, chuyển trọng tâm từ thiết kế các hoạt động của thầy
sang thiết kế các hoạt động của trò, tăng cường tổ chức các công tác độc lập hoặc làm
việc theo nhóm nhỏ sao cho “Học sinh suy nghĩ nhiều hơn, thực hành nhiều hơn, hợp
tác với nhau nhiều hơn, trình bày ý kiến của mình (nói và viết ) nhiều hơn”.
Trang 10
Nâng cao chất lượng các câu hỏi, giảm số lượng câu hỏi tái hiện kiến thức, tăng
tỉ lệ các câu hỏi yêu cầu tư duy, bám theo các hoạt động dự kiến nhằm làm cho học
sinh tích cực, độc lập và sáng tạo trong học tập. Chú trọng nhận xét sửa chữa các câu
trả lời của học sinh.
Các câu hỏi nên khó một chút so với trình độ hiện tại của học sinh, nhằm kích
thích học sinh suy nghĩ, tìm tòi.
Liên tục rèn luyện như vậy nhằm đạt tới mục đích là học sinh biết đặt ra và giải
quyết các vấn đề liên quan đến những khía cạnh khác nhau của tri thức, biết bổ sung,
mở rộng và tìm thêm các hiểu biết mới.
Trang 11
Chương 2: CÁC PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC ĐƯỢC SỬ DỤNG
Dạy học là một nghệ thuật, và người giáo viên đứng trên bục giảng cũng giống
như một nghệ sĩ đang đứng trên sân khấu. Họ phải tìm cách lôi cuốn, thu hút khán giả
để không bị nhàm chán và trở nên tẻ nhạt. Người giáo viên cũng vậy, khi đứng trên
bục giảng, phải tìm cách thu hút học sinh, giúp các em có hứng thú trong học tập, hăng
say phát biểu ý kiến. Để thực hiện tốt điều này, người giáo viên phải lựa chọn phương
pháp dạy học thích hợp, biết sử dụng kết hợp các phương pháp dạy học, vì nếu trong
một tiết dạy mà chỉ sử dụng một phương pháp dạy học như diễn giảng chẳng hạn thì
dễ gây nhàm chán đối với học sinh, còn nếu chỉ sử dụng đàm thoại gợi mở thì có thể
không kịp thời gian, không đảm bảo được nội dung. Đặc biệt quan tâm đến các
phương pháp dạy học tích cực. Tùy theo trình độ học sinh mà có tốc độ tiến hành dạy
học phù hợp hay sử dụng các phương pháp dạy học có khác nhau đối với từng lớp học
cụ thể. Sau đây là một số phương pháp dạy học thường được sử dụng :
2.1 Phương pháp diễn giảng
Phương pháp này được sử dụng dưới hình thức giảng giải và kể chuyện. Hình
thức diễn giảng thường được sử dụng khi trình bày những vấn đề mới, phức tạp hoặc
vấn đề đòi hỏi học sinh lĩnh hội một cách trọn vẹn và có hệ thống. Với phương pháp
này trong thời gian ngắn giáo viên có thể trình bày được những tài liệu Toán học cơ
bản theo yêu cầu của chương trình, chủ động được nhiều thời gian và kế hoạch toàn
lớp; bên cạnh đó học sinh cũng học được cách diễn đạt ý tưởng thông qua cách trình
bày của giáo viên. Tuy nhiên, phương pháp này dễ làm cho học sinh tiếp thu kiến thức
một cách thụ động, vì chỉ dùng lời nói nên đơn điệu, dễ gây mệt mỏi cho người học,
không có điều kiện kiểm tra khả năng thu nhận kiến thức của học sinh trong giờ học.
Do đó, khi dạy học không nên sử dụng nhiều phương pháp này, mà phải biết kết hợp,
đan xen với các phương pháp dạy học khác ngay trong một tiết dạy, chẳng hạn như kết
hợp dạy học nêu vấn đề hay đặt câu hỏi phát vấn học sinh.
Trang 12
2.2 Phương pháp đàm thoại gợi mở
Trong tình hình hiện nay, với các lớp trình độ học sinh đa số trung bình và yếu,
phương pháp gợi mở vấn đáp thường được sử dụng, phương pháp này chú ý đến vai
trò chủ động của học sinh, có tác dụng phát huy tính tích cực của học sinh và các em
cảm thấy vừa sức không quá tải. Đồng thời, nó làm cho không khí lớp học sôi nổi, sinh
động, nâng cao được hứng thú học tập, lòng tự tin của học sinh, rèn luyện cho các em
năng lực tư duy, năng lực diễn đạt sự hiểu biết của mình bằng ngôn ngữ. Đây là
phương pháp dạy học không trực tiếp đưa ra những kiến thức hoàn chỉnh mà hướng
dẫn học sinh tư duy từng bước để các em tự tìm ra những kiến thức giáo viên cần
truyền đạt. Giáo viên vấn đáp học sinh bằng những câu hỏi thích hợp để tiến hành gợi
mở. Sự thành công của phương pháp này là xây dựng được hệ thống câu hỏi gợi mở
thích hợp kích thích các đối tượng học sinh: giỏi, khá, trung bình, yếu. Tuy nhiên, nếu
sử dụng câu hỏi không khéo dễ trở thành cuộc vấn đáp tay đôi, sử dụng phương pháp
này tốn nhiều thời gian,. Do đó, khi dạy học giáo viên cần sử dụng khéo léo phương
pháp dạy học này, đồng thời cần kết hợp với các phương pháp dạy học khác để tiết học
đạt hiệu quả hơn.
Khi sử dụng phương pháp đàm thoại gợi mở, giáo viên cần lưu ý những điều
sau:
Hệ thống câu hỏi vừa sức (đảm bảo cho ba đối tượng: Giỏi – khá, trung bình,
yếu), câu hỏi không khó quá cũng không nên dễ quá.
Tránh những câu hỏi mà học sinh chỉ trả lời đúng, sai hoặc có, không.
Hệ thống câu hỏi nêu bật được kiến thức cần truyền đạt cho học sinh. Câu hỏi
đặt ra phải rõ ràng, chính xác.
Giáo viên nêu câu hỏi cho cả lớp suy nghĩ, rồi chỉ định một học sinh trả lời và
yêu cầu cả lớp theo dõi câu trả lời của bạn, từ đó nhận xét, bổ sung câu trả lời, nhằm
chủ động được thời gian của tiết học.
2.3 Dạy học nêu vấn đề
Dạy học nêu vấn đề kế thừa và nâng lên các ưu thế của phương pháp dạy học
gợi mở vấn đáp. Tuy nhiên gợi mở trong dạy học nêu vấn đề được vận dụng rộng hơn,
toàn diện hơn bằng nhiều hình thức phong phú hơn. Hơn nữa, đặc điểm quan trọng
nhất của dạy học nêu vấn đề là tạo ra tình huống có vấn đề, việc này có thể tiến hành
bằng cách đặt câu hỏi hoặc bằng nhiều hình thức khác. Vai trò của giáo viên là tạo ra
Trang 13
những tình huống có vấn đề, làm xuất hiện những mâu thuẫn, rồi dẫn dắt học sinh giải
quyết mâu thuẫn một cách chủ động, dưới sự hướng dẫn của giáo viên, tạo điều kiện
cho học sinh tìm tòi và sáng tạo. Đây là con đường tích cực trong nhận thức và học
tập, nó biến quá trình nhận thức những chân lý đã có sẵn thành quá trình tìm kiếm,
phát hiện những cái mới. Trong quá trình đó đòi hỏi học sinh phải tư duy tích cực sáng
tạo, học sinh được đặt vào vị trí của “Người phát minh” chứ không phải người tiếp thu
thụ động những tri thức có sẵn. Học sinh hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, sáng
tạo, tận lực huy động tri thức và khả năng của mình để phát hiện và giải quyết vấn đề
chứ không phải nghe thầy giảng một cách thụ động. Khi cần thiết hướng dẫn sự suy
nghĩ của các em để tránh cho các em sự tìm tòi không có ý nghĩa, không có kết quả,
phí phạm thời gian một cách vô ích. Dạy học nêu vấn đề có thể vận dụng trong cả ba
giai đoạn của quá trình dạy học: hình thành kiến thức mới; củng cố, ôn tập, hệ thống
hóa kiến thức đã học; vận dụng kiến thức đã học. Phương pháp này không chỉ làm cho
học sinh lĩnh hội tri thức qua quá