Tiếng Việt (TV) là môn học (phân môn) được dạy từtiểu học đến trung học phổ
thông hiện nay. Vềphương pháp, nếu như ởtiểu học, việc dạy theo quan điểm giao tiếp
đã được xác định, được thểhiện khá rõ và nhất quán từchương trình đến sách giáo
khoa (SGK), sách giáo viên (SGV), tài liệu dạy học và phương pháp, hình thức tổchức
dạy học thì ởtrung học cơsởvà trung học phổthông việc dạy học TV vẫn còn nặng về
cấu trúc; quan điểm giao tiếp trong dạy học TV chưa được chú ý khai thác một cách
triệt để đúng với vai trò và thếmạnh của nó. Nhiều giáo viên (GV) chưa thật quan tâm
đến việc hướng học sinh (HS) học TV đểgiao tiếp và giao tiếp có hiệu quả; cũng có
những GV quan tâm đến việc dạy TV theo định hướng giao tiếp nhưng gặp khó khăn
trong quá trình giảng dạy. GV THPT hầu nhưchỉquan tâm đến dạy văn, chưa chú ý
đến dạy TV; suốt thời gian dài trước đây, dạy học tiếng theo quan điểm cấu trúc nên
khó tránh khỏi khó khăn khi nắm bắt và vận dụng quan điểm giao tiếp.
Từthực tếgiao tiếp với HS, cũng nhưqua các bài kiểm tra, bài viết của các em,
các thầy cô giáo đều có chung nhận xét: “kĩnăng trình bày, diễn đạt của HS phần nhiều
chưa tốt”; có em có ý tưởng nhưng “không biết trình bày”, “lúng túng khi diễn đạt, nói
(viết) vụng về, sơsài” hoặc “lập luận thiếu chặt chẽ, thiếu logic”, khiến người nghe
khó nắm bắt được vấn đềcác em muốn trình bày,
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những bất cập trong việc sửdụng TV của HS, trong
đó có cảviệc nhà trường dạy học phân môn TV chưa đạt hiệu quảmong muốn. Nhận
xét chung vềtình hình dạy học TV trong nhà trường hiện nay, Lê A cho rằng:“Tình
trạng nội dung lí thuyết và bài tập thực hành mang nặng tính chất ngôn ngữ, tính cấu
trúc là một trong những nguyên nhân chủyếu dẫn đến hiệu quảthấp của việc dạy học
TV hiện nay trong nhà trường phổthông. Chúng ta dạy nhiều, HS học nhiều và có thể
biết nhiều song vẫn còn thiếu nhiều hiểu biết đến nơi đến chốn vềcách thức và nghệ
2
thuật sửdụng TV. Và kết quảtất yếu là năng lực TV của các em còn nhiều non yếu,
không đáp ứng được yêu cầu giao tiếp trong công việc học tập cũng nhưtrong lĩnh vực
giao tiếp xã hội”. “Chọn hoạt động giao tiếp làm đối tượng dạy học chẳng những
không bỏqua các tri thức Việt ngữmà còn góp phần làm cho những tri thức ấy linh
hoạt, phong phú hơn và gần với thực tếcuộc sống hơn.” (“Dạy TV là dạy một hoạt
động và bằng hoạt động” – Tạp chí Ngôn ngữsố4/2001).
Đây cũng là sựgợi ý cho những ai quan tâm đến việc dạy học TV, nghiên cứu về
phương pháp dạy học TV.
199 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 6016 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Dạy tiếng việt lớp 11 theo quan điểm giao tiếp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
_________________
Nguyễn Thị Thùy Trang
DẠY TIẾNG VIỆT LỚP 11
THEO QUAN ĐIỂM GIAO TIẾP
Chuyên ngành : Lý luận và Phương pháp dạy học môn Văn
Mã số : 60 14 10
LUẬN VĂN THẠC SĨ GIÁO DỤC HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. NGUYỄN THỊ LY KHA
Thành phố Hồ Chí Minh - 2010
LỜI CẢM ƠN
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Nguyễn Thị Ly Kha. Cô đã tận tình hướng dẫn
không chỉ về chuyên môn mà còn cả về hình thức, bố cục trình bày, cách diễn đạt; giới thiệu và gửi
tặng tài liệu nghiên cứu giúp tôi có nhiều cơ sở để hoàn thành luận văn. Xin cảm ơn TS. Trần
Thanh Bình đã có nhiều ý kiến đóng góp quý báu cho đề tài luận văn của tôi. Đồng thời, tôi xin
cảm ơn Ban Giám hiệu, Các giáo viên trong tổ Ngữ Văn và Thầy Đỗ Trung Lai (giáo viên dạy
Toán) Trường trung học phổ thông Tân Châu (An Giang); Cô Phan Thị Cẩm Lan (Trường trung
học phổ thông Châu Văn Liêm - An Giang); Cô Trần Thị Mộng Thúy (Trường trung học phổ
thông Mỹ Thới - An Giang); Cô Lê Linh Chi (Trường trung học phổ thông Hùng Vương - Thành
phố Hồ Chí Minh) đã tạo điều kiện thuận lợi và phối hợp cùng tôi trong việc thực nghiệm sư phạm.
Đặc biệt, tôi xin cảm ơn PGS.TS. Đặng Ngọc Lệ, người đã tận tình chỉ dẫn cho tôi nhiều tài liệu và
phương pháp nghiên cứu đề tài, đồng thời đọc và góp ý rất nhiều cho luận văn.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn tất cả.
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Tiếng Việt (TV) là môn học (phân môn) được dạy từ tiểu học đến trung học phổ
thông hiện nay. Về phương pháp, nếu như ở tiểu học, việc dạy theo quan điểm giao tiếp
đã được xác định, được thể hiện khá rõ và nhất quán từ chương trình đến sách giáo
khoa (SGK), sách giáo viên (SGV), tài liệu dạy học và phương pháp, hình thức tổ chức
dạy học thì ở trung học cơ sở và trung học phổ thông việc dạy học TV vẫn còn nặng về
cấu trúc; quan điểm giao tiếp trong dạy học TV chưa được chú ý khai thác một cách
triệt để đúng với vai trò và thế mạnh của nó. Nhiều giáo viên (GV) chưa thật quan tâm
đến việc hướng học sinh (HS) học TV để giao tiếp và giao tiếp có hiệu quả; cũng có
những GV quan tâm đến việc dạy TV theo định hướng giao tiếp nhưng gặp khó khăn
trong quá trình giảng dạy. GV THPT hầu như chỉ quan tâm đến dạy văn, chưa chú ý
đến dạy TV; suốt thời gian dài trước đây, dạy học tiếng theo quan điểm cấu trúc nên
khó tránh khỏi khó khăn khi nắm bắt và vận dụng quan điểm giao tiếp.
Từ thực tế giao tiếp với HS, cũng như qua các bài kiểm tra, bài viết của các em,
các thầy cô giáo đều có chung nhận xét: “kĩ năng trình bày, diễn đạt của HS phần nhiều
chưa tốt”; có em có ý tưởng nhưng “không biết trình bày”, “lúng túng khi diễn đạt, nói
(viết) vụng về, sơ sài” hoặc “lập luận thiếu chặt chẽ, thiếu logic”, khiến người nghe
khó nắm bắt được vấn đề các em muốn trình bày,…
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến những bất cập trong việc sử dụng TV của HS, trong
đó có cả việc nhà trường dạy học phân môn TV chưa đạt hiệu quả mong muốn. Nhận
xét chung về tình hình dạy học TV trong nhà trường hiện nay, Lê A cho rằng: “Tình
trạng nội dung lí thuyết và bài tập thực hành mang nặng tính chất ngôn ngữ, tính cấu
trúc là một trong những nguyên nhân chủ yếu dẫn đến hiệu quả thấp của việc dạy học
TV hiện nay trong nhà trường phổ thông. Chúng ta dạy nhiều, HS học nhiều và có thể
biết nhiều song vẫn còn thiếu nhiều hiểu biết đến nơi đến chốn về cách thức và nghệ
2
thuật sử dụng TV. Và kết quả tất yếu là năng lực TV của các em còn nhiều non yếu,
không đáp ứng được yêu cầu giao tiếp trong công việc học tập cũng như trong lĩnh vực
giao tiếp xã hội”. “Chọn hoạt động giao tiếp làm đối tượng dạy học chẳng những
không bỏ qua các tri thức Việt ngữ mà còn góp phần làm cho những tri thức ấy linh
hoạt, phong phú hơn và gần với thực tế cuộc sống hơn.” (“Dạy TV là dạy một hoạt
động và bằng hoạt động” – Tạp chí Ngôn ngữ số 4/2001).
Đây cũng là sự gợi ý cho những ai quan tâm đến việc dạy học TV, nghiên cứu về
phương pháp dạy học TV.
Nếu việc học của HS chỉ dừng lại ở những kiến thức về TV trong nhà trường thì
chưa đủ, kiến thức chỉ hoàn chỉnh và vững chắc khi HS đã thực sự vận dụng vào hoạt
động giao tiếp, vì “giao tiếp là chức năng trọng yếu của ngôn ngữ”. Chỉ có đặt trong
hoạt động giao tiếp, thì giá trị của các phương tiện ngôn ngữ mới được xác định. Và
cũng chỉ có trong hoạt động giao tiếp, trong mối quan hệ giữa ngôn ngữ với các yếu tố
giao tiếp nằm ngoài ngôn ngữ thì HS mới có điều kiện để hiểu chắc, hiểu sâu TV và
biết cách sử dụng phù hợp, hiệu quả.
Việc dạy học TV chỉ thật sự có ý nghĩa khi HS rèn luyện được kĩ năng và nâng cao
được khả năng giao tiếp. Bởi vậy, nghiên cứu để nâng cao chất lượng dạy học TV là
điều cần quan tâm và thực hiện. Để góp phần cải tiến phương pháp dạy học, nâng cao
hiệu quả dạy học TV ở bậc trung học phổ thông, chúng tôi chọn đề tài: Dạy TV lớp 11
theo quan điểm giao tiếp.
2.Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Các nhà nghiên cứu theo khuynh hướng chức năng đề cao chức năng giao tiếp của
ngôn ngữ. Họ cho rằng cần phải tập trung vào việc phát triển năng lực giao tiếp hơn là
chỉ dạy cho người học cách nắm vững các cấu trúc. Các học giả đầu tiên chủ trương
quan điểm này là Widdowson H.G (1972), Wilkins D.A (1972), Candlin C.N (1976),
Brumfit C.J và Johnsonk (1979). Họ đã dựa vào công trình nghiên cứu của các nhà
3
ngôn ngữ học chức năng Anh (John Firth M.A.K. Halliday (1970)), công trình nghiên
cứu về xã hội học của các nhà nghiên cứu Mĩ (Hymes D. và Gumperz J.J (1972),
Labov W. (1972)) và các kết quả nghiên cứu ngữ dụng học của Austin J.L (1962) và
Searle J.R (1969), để đề ra cơ sở lí luận cho đường hướng dạy học tiếng theo quan
điểm chức năng hay còn gọi là quan điểm giao tiếp. Từ giữa những năm 70 đường
hướng dạy học theo quan điểm này được phát triển rộng rãi ở Anh và Mĩ. Mục đích
chính của nó là làm cho năng lực giao tiếp trở thành mục tiêu chính của việc dạy và
học tiếng.
Khi bàn về những quan điểm tâm lí học hoạt động có liên quan đến việc dạy và học
ngôn ngữ, Trương Dĩnh đã đề cao quan điểm dạy học bản ngữ dựa trên lý thuyết hoạt
động lời nói. Ông khẳng định: “Trên quan điểm coi hoạt động lời nói trong giao tiếp
như mục đích dạy học, dạy ngôn ngữ, đặc biệt là bản ngữ, phải thông qua hoạt động
giao tiếp giữa thầy và trò để tổ chức cho HS phân tích mẫu hành vi lời nói trong giao
tiếp, quan sát hành vi lời nói giao tiếp trong thực tiễn, nghiên cứu các văn bản giao
tiếp trích dẫn để nâng cao ý thức, quy tắc về giao tiếp bản ngữ, mặt khác, trên cơ sở đã
có ý thức về năng lực giao tiếp, tổ chức cho HS sáng tạo các hành vi lời nói trong giao
tiếp, [...], tức là dạy cho HS ứng xử sáng tạo trong giao tiếp ở môi trường có tính thực
tiễn nhất của đời sống” (Mấy vấn đề lí luận và thực tiễn về dạy và học TV ở trường
trung học, Tp. HCM, 1998). Đồng thời tác giả cũng coi trọng việc xây dựng các bài
tập tình huống để rèn luyện năng lực giao tiếp cho HS. Đây cũng là một trong những
cơ sở góp phần định hướng cho việc dạy và học TV đạt hiệu quả cao hơn.
Giáo trình Phương pháp dạy học TV (tập 2, Nxb Giáo dục, 2001) do nhóm tác giả:
Nguyễn Trí - Lê A - Lê Phương Nga biên soạn có tất cả tám chương, trong đó các tác
giả dành hẳn một chương để nói về quan điểm giao tiếp trong dạy học TV. Trong
chương này (chương một) các tác giả nói khá rõ về : Giao tiếp và hoạt động giao tiếp.
Những cơ sở của quan điểm giao tiếp trong dạy học TV. Sự thể hiện của quan điểm
4
giao tiếp trong việc dạy học TV . Nội dung của chương này là một trong những cơ sở
khoa học cho đề tài nghiên cứu “Dạy TV 11 theo quan điểm giao tiếp” của chúng tôi.
Hai vấn đề: Dạy cái gì? Dạy như thế nào? được Lê A bàn đến trong bài viết Dạy
TV là dạy một hoạt động và bằng hoạt động (Tạp chí Ngôn ngữ số 4/2001). Tác giả
chú ý đến vấn đề sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp, trình tự dạy học TV cùng với một
số thao tác cơ bản khi dạy học (Thao tác phân tích - phát hiện; Thao tác phân tích -
chứng minh; Thao tác phân tích - phán đoán); Giới thiệu về phương tiện dạy học Grap
(sơ đồ mạng để trình bày những vấn đề cần truyền đạt). Sau khi trình bày về các vấn đề
trên, tác giả nhấn mạnh: “Tri thức về TV chỉ hoàn chỉnh và chắc chắn khi các em đã
thực sự vận dụng vào hoạt động giao tiếp, vì “giao tiếp là chức năng trọng yếu của
ngôn ngữ”. Có thể nói bài viết này là một gợi ý tốt cho việc tổ chức các hoạt động dạy
học, lựa chọn sử dụng các phương pháp, phương tiện dạy học TV theo quan điểm giao
tiếp.
Cũng trong tạp chí Ngôn ngữ số 4/2001, Nguyễn Minh Thuyết trao đổi về Mấy
quan điểm cơ bản trong việc biên soạn SGK TV (thử nghiệm) bậc tiểu học và bậc
trung học cơ sở. Bài viết này giới thiệu một số quan điểm cơ bản trong việc biên soạn
hai bộ sách trên: Quan điểm dạy giao tiếp; Quan điểm tích hợp; Quan điểm tích cực
hóa hoạt động học tập của HS. Mặc dù bài viết trên đã được công bố cách đây tám
năm, nhưng những quan điểm ấy vẫn còn có giá trị và có thể áp dụng vào việc biên
soạn SGK Ngữ Văn (phân môn TV), định hướng cho việc giảng dạy TV đúng với mục
tiêu của môn TV.
Vấn đề giao tiếp cũng được Bùi Minh Toán và Nguyễn Ngọc San đề cập trong giáo
trình TV (tập 3, Nxb Giáo dục, 2002) với các nội dung cụ thể như : Các chức năng của
ngôn ngữ - chức năng giao tiếp. Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. Các yếu tố của hệ
thống ngôn ngữ trong hoạt động giao tiếp: những sự biến đổi và chuyển hóa. Vai trò
của các quan hệ hệ thống trong hoạt động giao tiếp. Nguyên tắc hệ thống và quan
5
điểm giao tiếp trong dạy - học TV. Bùi Minh Toán và Nguyễn Ngọc San khẳng định:
“Quan điểm giao tiếp trong việc dạy - học ngôn ngữ (TV) xuất phát từ đặc trưng bản
chất của đối tượng và phù hợp với đối tượng. […] Ngôn ngữ […] cần phải hoạt động
để thực hiện chức năng giao tiếp. Trong hoạt động giao tiếp, ngôn ngữ vừa là phương
tiện, vừa tạo ra các sản phẩm phục vụ cho sự giao tiếp”.
Bàn về “độ phổ biến” của quan điểm giao tiếp, Nguyễn Minh Thuyết và Nguyễn
Thị Ly Kha cho rằng: “Quan điểm giao tiếp được thể hiện trên cả hai phương diện nội
dung và phương pháp dạy học”. Về nội dung dạy học, quan điểm giao tiếp được thể
hiện ở “Cách bố trí thời lượng, sắp xếp các đơn vị kiến thức và các kiểu bài đều không
tập trung vào việc nhận diện các hiện tượng ngôn ngữ mà chú trọng rèn luyện khả
năng sử dụng từ ngữ phục vụ cho hoạt động giao tiếp”. Về phương pháp dạy học, quan
điểm giao tiếp được thể hiện ở điểm:“Các kiến thức và kĩ năng trong phân môn Luyện
từ và câu được rèn luyện thông qua nhiều bài tập gắn với yêu cầu về tập làm văn ở lớp
5 hoặc với các tình huống giao tiếp tự nhiên”. Kèm theo những nội dung trình bày là
những VD sinh động. Do trình bày dưới dạng hỏi - đáp, nên tài liệu này chỉ dừng ở giới
hạn cung cấp những gợi ý có tính chất định hướng cơ bản về nội dung, hình thức tổ
chức dạy học môn TV ở lớp 5 theo quan điểm giao tiếp. Mặt khác, do tính chất đồng
tâm và tính phổ quát của vấn đề, những gợi ý có tính định hướng đó không chỉ dừng ở
giới hạn cho một lớp và một bậc học cụ thể mà còn có tác dụng định hướng cho việc
dạy học TV ở phổ thông nói chung theo quan điểm giao tiếp. (Hỏi - đáp về dạy học TV
5, Nxb Giáo dục, 2006).
Trong bài viết Từ khái niệm năng lực giao tiếp đến vấn đề dạy và học TV trong
nhà trường phổ thông hiện nay (Tạp chí Ngôn ngữ, số 4/2006), Vũ Thị Thanh Hương
đã đề cập và phân tích khá sâu khái niệm “năng lực giao tiếp”, đã dẫn ra những ý kiến
khác nhau của các học giả (Chomsky, Campbell & Wales, Hymes, Murby, Canale &
Swain, Bachman) xoay quanh khái niệm “năng lực giao tiếp”. Tác giả bài viết so sánh
đối chiếu các nội dung kiến thức TV được trình bày trong các chương trình TV hiện
6
hành (của Bộ Giáo dục và Đào tạo) với các nội dung của mô hình lí thuyết về “năng
lực giao tiếp”. Từ khái niệm “năng lực giao tiếp”, người viết tìm hiểu chương trình dạy
TV trong nhà trường phổ thông đầu thế kỉ 21 và nhận xét: “Có thể nói, trong tất cả các
tài liệu về chương trình mà chúng tôi được tiếp cận cho đến bây giờ, quan điểm giao
tiếp là sợi chỉ đỏ xuyên suốt toàn bộ mục tiêu giảng dạy TV ở tất cả các cấp trong nhà
trường phổ thông hiện nay”. Tác giả bài viết tiến hành khảo sát chương trình TV ở các
cấp học để làm rõ vấn đề: “liệu nội dung của chương trình có thực sự đảm bảo cung
cấp đủ kiến thức để giúp các em hình thành và rèn luyện tốt năng lực giao tiếp?”. Tác
giả có trình bày kết quả khảo sát và kết thúc bài viết với vài lời nhận xét ngắn gọn.
Một trong số những người nghiên cứu về dạy TV trung học phổ thông theo tình
huống giao tiếp – Lê Thị Bích Hồng – đã khẳng định sự cần thiết phải sử dụng tình
huống giao tiếp trong dạy TV: “Trong dạy học, để giúp HS tích cực chủ động, huy
động mọi vốn sống, tri thức, kinh nghiệm của mình vào hoạt động tìm kiếm tri thức mới
hay giải quyết các tình huống mới, tăng cường khả năng suy nghĩ độc lập, sáng tạo,
chủ động điều chỉnh nhận thức, lời nói và hành vi, GV cần xây dựng các tình huống
giao tiếp” (Dạy học Nghĩa của câu ở trung học phổ thông theo tình huống giao tiếp,
Giáo dục, số 175, kì 2 – 10/2007). Trong bài viết, tác giả đã đưa ra những định nghĩa
tương đối đầy đủ về tình huống giao tiếp, đồng thời xác định các đặc điểm cơ bản cũng
như những yêu cầu cần thiết của một tình huống giao tiếp trong giờ học tiếng; từ cơ sở
đó, tác giả mô tả khái quát quy trình thực hiện một tình huống giao tiếp trong giờ dạy
TV.
Giáo trình Ngữ nghĩa học (dùng cho GV và sinh viên ngành giáo dục tiểu học)
(Nguyễn Thị Ly Kha, Vũ Thị Ân, Nxb Giáo dục, 2008) có đề cập đến vấn đề dạy học
nghĩa của từ, câu, đoạn văn, văn bản theo quan điểm giao tiếp. Do mục đích và giới
hạn của giáo trình, những vấn đề về dạy nghĩa của từ, câu, đoạn văn, văn bản ở đây chỉ
dừng lại ở giới hạn dạy học cho HS tiểu học. Tuy nhiên, người quan tâm vẫn có thể tìm
thấy ở đây những định hướng, những gợi ý cho việc dạy học các đơn vị mang nghĩa
7
theo quan điểm giao tiếp cho HS trung học.
Hoạt động giao tiếp với dạy học TV ở tiểu học (Nxb Đại học Sư Phạm, 2009) là
một giáo trình có ích cho những GV, những người nghiên cứu quan tâm đến việc dạy
TV trong nhà trường như thế nào để có hiệu quả. Phan Phương Dung và Đặng Kim
Nga đã nghiên cứu khá sâu và rõ ràng những vấn đề về hoạt động giao tiếp trong việc
dạy học TV ở tiểu học. Giáo trình gồm ba chương: Chương một đề cập đến vấn đề giao
tiếp và hoạt động giao tiếp; chương hai xoáy sâu vào từ và câu trong hoạt động giao
tiếp; chương ba – phần trọng tâm, có ý nghĩa thực tiễn – Dạy học TV theo quan điểm
giao tiếp. Giáo trình đã vạch ra hướng đi cụ thể cho hoạt động dạy học TV trong nhà
trường theo quan điểm giao tiếp: từ việc lựa chọn các tri thức TV, xác lập các quy tắc
sử dụng TV đến việc xác định các kĩ năng sử dụng TV cần rèn luyện cho HS. Và việc
lựa chọn, sử dụng các phương pháp, hình thức tổ chức nào trong dạy học TV,… giáo
trình đều nêu rõ. Tuy giáo trình chỉ giới hạn trong việc dạy học TV ở Tiểu học nhưng
đối với các GV dạy TV ở Trung học cơ sở hay ở Trung học phổ thông thì đều tìm thấy
ở giáo trình này những định hướng làm cơ sở cho việc dạy TV một cách có hiệu quả
theo quan điểm giao tiếp.
Trịnh Thị Lan có bài viết khá hay về Yêu cầu đối với việc thiết kế bài tập TV dưới
ánh sáng của lí thuyết hoạt động giao tiếp: “Theo quan điểm dạy học TV hướng vào
hoạt động giao tiếp, việc thiết kế bài tập TV phải đảm bảo phục vụ cho việc phát triển
khả năng giao tiếp cho HS. Dạy học TV sử dụng phương pháp giao tiếp như là phương
pháp tổ chức dạy học quan trọng nhất. Phương pháp giao tiếp là phương pháp hướng
dẫn HS vận dụng lí thuyết được học vào thực hiện các nhiệm vụ của quá trình giao
tiếp, có chú ý đến đặc điểm và các nhân tố tham gia vào hoạt động giao tiếp”.
(
Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có những nghiên cứu đi sâu vào việc dạy học TV
theo quan điểm giao tiếp ở một khối lớp cụ thể nói riêng và toàn bộ bậc trung học phổ
8
thông nói chung, vẫn chưa có một công trình nào cung cấp cho ta một bức tranh toàn
cảnh về dạy học TV ở phổ thông theo quan điểm giao tiếp. Vì thế, việc triển khai đề
tài: Dạy TV lớp 11 theo quan điểm giao tiếp, theo chúng tôi, là cấp thiết.
Mặc dù các giáo trình, các tài liệu và các bài viết trên không đề cập trực tiến đến
vấn đề mà đề tài này quan tâm nhưng chính các công trình trên là những định hướng,
những gợi ý quý báu giúp người thực hiện đề tài Dạy TV lớp 11 theo quan điểm giao
tiếp triển khai thực hiện các nội dung nghiên cứu về nội dung, phương pháp, hình thức
tổ chức dạy học TV theo quan điểm giao tiếp.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Thực hiện đề tài Dạy TV lớp 11 theo quan điểm giao tiếp, chúng tôi muốn góp
phần giải quyết một trong những vấn đề trọng tâm của việc đổi mới phương pháp dạy
học Ngữ Văn hiện nay: tổ chức dạy học TV trong chương trình trung học phổ thông
(đặc biệt là ở lớp 11) theo quan điểm giao tiếp.
Để đạt được mục đích trên, nghiên cứu về dạy học phân môn TV ở trường phổ
thông trung học theo quan điểm giao tiếp, tác giả luận văn sẽ chú ý đến những ưu thế
và tính khả thi của hướng đi này trong việc vận dụng vào thực tế dạy học TV hiện nay.
Từ đó, luận văn sẽ đề xuất quy trình, cách thức tổ chức hoạt động dạy học theo quan
điểm giao tiếp và thử nghiệm vận dụng vào thực tế khi tiến hành dạy học một số bài
thuộc phân môn TV ở lớp 11 theo quan điểm giao tiếp.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Thực hiện đề tài Dạy TV lớp 11 theo quan điểm giao tiếp, chúng tôi tập trung
nghiên cứu về quá trình hoạt động dạy và học TV theo hướng giao tiếp ở GV và HS.
Do điều kiện thời gian có hạn và trong khả năng cho phép, chúng tôi chỉ tiến hành khảo
sát đối tượng GV và HS khối 11 ở ba trường: trung học phổ thông Tân Châu (thị xã
Tân Châu - An Giang (AG)), trường trung học phổ thông Châu Văn Liêm (huyện Chợ
9
Mới - AG) và trường trung học phổ thông Mỹ Thới (thành phố Long Xuyên - AG).
Đề tài giới hạn ở phạm vi khảo sát về hoạt động dạy TV của GV và hoạt động học
của HS. Bao gồm các khía cạnh sau: (1) Mức độ truyền đạt nội dung lí thuyết, nội dung
thực hành TV của GV trên lớp và mức độ hiểu, vận dụng lí thuyết vào thực hành TV
của HS. (2) Khả năng HS vận dụng những kiến thức TV đã biết vào trong sinh hoạt
hàng ngày; khả năng sử dụng linh hoạt TV vào từng hoàn cảnh và đối tượng giao tiếp
cụ thể.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu vấn đề mà luận văn đặt ra, người viết kết hợp, vận dụng tổng hợp
các phương pháp nghiên cứu lí thuyết và phương pháp nghiên cứu thực nghiệm, cụ thể
như sau:
5.1. Phương pháp phân tích tổng hợp được sử dụng để nghiên cứu lịch sử vấn
đề và phát hiện, rút ra những kết luận cần thiết về cơ sở lí luận thông qua việc tìm hiểu
các tư liệu, tạp chí, giáo trình, các bài nghiên cứu thuộc các lĩnh vực Giáo dục học,
Ngôn ngữ học, Tâm lí học, Lí luận và phương pháp dạy học Văn,… có liên quan trực
tiếp đến phạm vi đề tài.
5.2. Phương pháp điều tra, khảo sát được sử dụng để thu thập những tư liệu
thực tế về tình hình dạy và học TV đang diễn ra ở trường trung học phổ thông Tân
Châu và một số trường trung học phổ thông khác trên địa bàn tỉnh An Giang.
5.3. Phương pháp thực nghiệm, ở đề tài này, do mục đích, nhiệm vụ nghiên
cứu, việc thực nghiệm sẽ ở phạm vi tổ chức dạy thực nghiệm giáo án đề xuất trong sự
đối chứng với các giáo án thông thường để kiểm nghiệm khả năng ứng dụng và tính
hiệu quả của hướng dạy học phân môn TV theo quan điểm giao tiếp vào quá trình
giảng dạy bộ môn Ngữ văn ở nhà trường phổ thông.
5.4. Phương pháp thống kê được sử dụng để xử lí các số liệu thu thập trong quá
trình khảo sát, thực nghiệm, bổ trợ cho phương pháp phân tích, tổng hợp nhằm đạt tới
10
những kết luận chính xác, khách quan.
5.5. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm được dùng để xem xét lại những thành
quả của hoạt động thực tiễn trong quá khứ để rút ra những kết