Trong cá c ngành công nghiệp sả n xuất và đờisống, công tá c điều khiển vận hà nh
hiệu quả các thiết bị nhằ m tăng khả năng sả n xuất, tăng chất lượng, đồng thời tiết kie m
đượ c chi phí sản xuất cũng như mọi chi phí choviệc trù ng tu bả o dưỡng thiết bị sản
xuất giữ một vị trí quan trọng.
Điều khiển máy điện là một lĩnh vự c nghiê n cứu ứng dụng cá c thiết bị, khí cụ và sơ
đồ điều khiển để phục vụ cá c nhu cầ u thay đổi cá c đại lượng củ a chuyể n động như mô
men, tố c độ hay điều khiển vị trí tuỳ theo các yê u cầu phát sinh của mỗi loại hình sả n
xuất.
Động cơ một chiều được sử dụng từ lâu trongcác hệ truyền độ ng có điều khiển tố c
độ yê u cầ u dải điều chỉnh lớn, độ ổn định tố c độ cao và cá c hệ thườ ng xuyên hoạt động
ở chế độ khởi động, hã m và đảo chiều. Nhờcó đặc tính điều chỉnh tốc độ tốt nên được
sử dụng rất phổ biế n trong công nghiệp. Mộ tsố ứng dụ ng quan trọng củ a động cơ một
chiều như truyề n độ ng cho xe điệ n, má y công cụ, máy nâng vận chuyển, máy cán, máy
nghiền, .v.v
Truyền động điện tố c độ chiế m phần lớn cá cứng dụng củ a điều khiển đại lượng
chuyển độ ng. Trong các loại điều khiển như vậ y thường gồm có các động cơ chấp
hà nh, các bộ biế n đổi điện tử công suất và các hệ thố ng điều khiển số. Đương nhiên
phải có cá c bộ lọc nguồn đầ u vào đạt tiêuchuẩ n lọc nhiễu điện từ.
Để thay đổi tốc độ , cá c động cơ xoay chiề u đòi hỏi phải thay đổi biên độ điệ n áp
và tần số trong khi độ ng cơ một chiều thì chỉcầ n thay đổi mỗi điện áp một chiều thì bộ
chuyển mạ ch cơ khí củ a độ ng cơ một chiề u làm thay đổi tần số theo. Cá c độ ng cơ
xoay chiều hầ u hết không có chổi than, chi phí ban đầu và chi phí bảo dưỡng thấp hơn
củ a động cơ một chiều. Tùy vào cá c ứng dụ ng mà việ c chọ n lự a loại động cơ nà o được
sử dụ ng phụ thuộc vào khách hàng.
191 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2263 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Điều khiển động cơ1 chiều dùng 8051, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn
Đề Tài:
Điều khiển động cơ 1 chiều
dùng 8051
TÀI LIỆU ĐƯỢC SHARE TRÊN WEBSITE KYSUBACHKHOA.COM
LỜI NÓI ĐẦU
TÀI LIỆU ĐƯỢC SHARE TRÊN WEBSITE KYSUBACHKHOA.COM - i -
Trong các ngành công nghiệp sản xuất và đời sống, công tác điều khiển vận hành
hiệu quả các thiết bị nhằm tăng khả năng sản xuất, tăng chất lượng, đồng thời tiết kiệm
được chi phí sản xuất cũng như mọi chi phí cho việc trùng tu bảo dưỡng thiết bị sản
xuất giữ một vị trí quan trọng.
Điều khiển máy điện là một lĩnh vực nghiên cứu ứng dụng các thiết bị, khí cụ và sơ
đồ điều khiển để phục vụ các nhu cầu thay đổi các đại lượng của chuyển động như mô
men, tốc độ hay điều khiển vị trí tuỳ theo các yêu cầu phát sinh của mỗi loại hình sản
xuất.
Động cơ một chiều được sử dụng từ lâu trong các hệ truyền động có điều khiển tốc
độ yêu cầu dải điều chỉnh lớn, độ ổn định tốc độ cao và các hệ thường xuyên hoạt động
ở chế độ khởi động, hãm và đảo chiều. Nhờ có đặc tính điều chỉnh tốc độ tốt nên được
sử dụng rất phổ biến trong công nghiệp. Một số ứng dụng quan trọng của động cơ một
chiều như truyền động cho xe điện, máy công cụ, máy nâng vận chuyển, máy cán, máy
nghiền, .v.v…
Truyền động điện tốc độ chiếm phần lớn các ứng dụng của điều khiển đại lượng
chuyển động. Trong các loại điều khiển như vậy thường gồm có các động cơ chấp
hành, các bộ biến đổi điện tử công suất và các hệ thống điều khiển số. Đương nhiên
phải có các bộ lọc nguồn đầu vào đạt tiêu chuẩn lọc nhiễu điện từ.
Để thay đổi tốc độ, các động cơ xoay chiều đòi hỏi phải thay đổi biên độ điện áp
và tần số trong khi động cơ một chiều thì chỉ cần thay đổi mỗi điện áp một chiều thì bộ
chuyển mạch cơ khí của động cơ một chiều làm thay đổi tần số theo. Các động cơ
xoay chiều hầu hết không có chổi than, chi phí ban đầu và chi phí bảo dưỡng thấp hơn
của động cơ một chiều. Tùy vào các ứng dụng mà việc chọn lựa loại động cơ nào được
sử dụng phụ thuộc vào khách hàng.
LỜI NÓI ĐẦU
- ii -
Trong phạm vi luận án này, em xin trình bày vấn đề về điều khiển tốc độ động cơ
một chiều dùng họ vi điều khiển 8051 bằng phương pháp độ rộng xung.
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ và góp ý của các Thầy, các Cô khoa Điện—
Điện tử đã tạo điều kiện thuận lợi cho em hoàn thành bản luận án này. Một lần nữa,
em xin cảm ơn Thầy Dương Hoài Nghĩa đã hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình em
làm luận án.
Do kinh nghiệm và trình độ còn hạn chế, phần thể hiện và trình bày còn nhiều
khiếm khuyết. Kính mong quí Thầy cô bỏ qua cho em.
Trân trọng kính chào,
TP. Hồ Chí Minh, ngày 30 tháng 11 năm 2002
Sinh viên: Trần Xuân Khánh.
PHẦN MỤC LỤC
- iii -
MỤC LỤC
Trang
LỜI NÓI ĐẦU................................................................................................................................................ i
MỤC LỤC ..................................................................................................................................................... iii
PHẦN I GIỚI THIỆU ................................................................................................................ iv
Chương 1 CƠ SỞ CHUNG ........................................................................................................... 1
A. KHÁI NIỆM TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN.................................................................... 2
B. PHẠM VI ỨNG DỤNG CỦA TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN ......................................... 4
C. PHÂN LOẠI HỆ THỐNG TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN .............................................. 7
D. PHƯƠNG TRÌNH CHUYỂN ĐỘNG CỦA MỘT HỆ TRUYỀN ĐỘNG .............. 8
E. MÔ MEN CẢN......................................................................................................... 9
F. QUY ĐỔI CÁC ĐẠI LƯỢNG VỀ TRỤC ĐỘNG CƠ.......................................... 10
G. ĐẶC TÍNH CƠ CỦA TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN..................................................... 12
Chương 2 ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ MỘT CHIỀU ...................................................... 15
A. CẤU TẠO CƠ BẢN MÁY ĐIỆN MỘT CHIỀU .................................................. 16
B. ĐẶC TÍNH CƠ ĐỘNG CƠ ĐIỆN MỘT CHIỀU ................................................. 19
C. NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC .................................................................................... 31
D. ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ DC .............................................................................. 36
PHẦN II THIẾT KẾ ................................................................................................................. 67
Chương 3 MẠCH PHẦN CỨNG............................................................................................. 68
A. SƠ ĐỒ.................................................................................................................... 69
B. CHỨC NĂNG CỦA TỪNG BỘ PHẬN................................................................ 71
C. HOẠT ĐỘNG CỦA SƠ ĐỒ .................................................................................. 77
Chương 4 PHẦN MỀM ASSEMBLER................................................................................ 79
D. GIẢI THUẬT........................................................................................................ 80
E. CHỨC NĂNG CỦA TỪNG CHƯƠNG TRÌNH CON ......................................... 88
F. CHƯƠNG TRÌNH................................................................................................. 92
Chương 5 PHẦN MỀM VISUAL BASIC .......................................................................... 99
G. NHIỆM VỤ CỦA PHẦN MỀM......................................................................... 102
H. GIẢI THÍCH HOẠT ĐỘNG .............................................................................. 103
I. CHƯƠNG TRÌNH............................................................................................... 104
Chương 6 KẾT QUẢ................................................................................................................... 119
J. MẠCH THI CÔNG............................................................................................. 120
K. GIAO DIỆN ĐIỀU KHIỂN TRÊN MÁY TÍNH ............................................... 121
PHẦN III KẾT LUẬN ................................................................................................................ 122
PHẦN IV TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................. 124
PHẦN V PHỤ LỤC.................................................................................................................... 126
1. GIỚI THIỆU MCS-8051...................................................................................... 127
2. CỔNG NỐI TIẾP................................................................................................. 140
3. GIỚI THIỆU CÁC VI MẠCH SỬ DỤNG VÀ LINH KIỆN KHÁC................. 152
4. GIỚI THIỆU VỀ CHOPPER HAI-PHẦN TƯ , CÁC CHOPPER NHIỀU PHA
VÀ CHOPPER THYRISTOR VÀ MẠCH ĐIỀU KHIỂN CHOPPER ............ 172
PHẦN I
-iv-
PHẦN I
GIỚI
THIỆU
Chương 1 CƠ SỞ CHUNG
A. KHÁI NIỆM TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN
B. PHẠM VI ỨNG DỤNG CỦA TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN
C. PHÂN LOẠI HỆ THỐNG TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN
D. PHƯƠNG TRÌNH CHUYỂN ĐỘNG CỦA MỘT HỆ TRUYỀN ĐỘNG
E. MÔ MEN CẢN
F. QUY ĐỔI CÁC ĐẠI LƯỢNG VỀ TRỤC ĐỘNG CƠ
G. ĐẶC TÍNH CƠ CỦA TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN
Chương 2 ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ MỘT CHIỀU
A. CẤU TẠO CƠ BẢN MÁY ĐIỆN MỘT CHIỀU
B. ĐẶC TÍNH CƠ ĐỘNG CƠ ĐIỆN MỘT CHIỀU
C. NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC
D. ĐIỀU KHIỂN ĐỘNG CƠ DC
PHẦN I - CHƯƠNG 1
- 1 -
PHẦN I - CHƯƠNG 1
TÀI LIỆU ĐƯỢC SHARE TRÊN WEBSITE KYSUBACHKHOA.COM
- 2 -
A—KHÁI NIỆM TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN
Một hệ truyền động là một hệ thống công nghiệp thực hiện biến đổi năng lượng
điện sang năng lượng cơ (ở chế độ động cơ) hay ngược lại ở chế độ hãm máy phát phục
vụ việc chạy các quy trình sản xuất khác nhau như là: các nhà máy sản xuất, vận
chuyển người và hàng hóa, các đồ dùng trong nhà, các máy bơm, các máy nén khí,
truyền động cho ổ đĩa máy tính, các rôbốt, các máy nghe nhạc, xem phim .v.v…
Ngày nay, truyền động điện tiêu thụ khoảng 50% năng lượng điện sản xuất được.
Các hệ truyền động có thể chạy thay đổi tốc độ hoặc chạy với tốc độ không đổi.
Động cơ xoay
chiều
Ghép nối đàn
hồi
Máy sản xuất
(Phụ tải)
Hệ thống bảo vệ và khởi
động/dừng bằng cơ-điện
hoặc điện tử.
3 pha
Hình 1.1 Truyền động tốc độ hằng.
PHẦN I - CHƯƠNG 1
TÀI LIỆU ĐƯỢC SHARE TRÊN WEBSITE KYSUBACHKHOA.COM
- 3 -
Truyền động điện tốc độ thay đổi có động cơ điện (dòng điện xoay chiều), bộ ghép
nối đàn hồi, tải cơ khí (máy sản xuất) và hệ thống bảo vệ và đóng / mở bằng cơ điện
hay điện tử. Ngày nay gần (75-80)% truyền động điện vẫn còn là loại truyền động ở
tốc độ không đổi vì không có nhiều ứng dụng yêu cầu đến điều khiển tốc độ ngoại trừ
trường hợp lúc khởi động, ngừng và trong hoạt động bảo vệ.
Tuy nhiên còn khoảng (20-25)% cần đến điều khiển tốc độ và mô men sao cho
thích hợp với phụ tải cơ khí. Các bộ biến đổi điện tử tỏ ra có nhiều đặc trưng mạnh
trong việc thay đổi và duy trì mức năng lượng cung cấp thích hợp với loại phụ tải cần
đến điều khiển tốc độ hay mômen như : máy công cụ, rôbốt, truyền động cho đĩa máy
tính, các phương tiện chuyên chở, v.v…
Về cấu trúc, một hệ thống truyền động điện nói chung, bao gồm các khâu:
Động cơ xoay
chiều
Ghép nối đàn
hồi
Máy sản xuất
(Phụ tải)
Hệ thống bảo vệ và đóng
/ mở bằng cơ-điện hoặc
điện tử.
3 pha
Hệ thống bộ
biến đổi nguồn
điện tử
Hình 1.2 Truyền động tốc độ thay đổi
Ghép nối đàn
hồi
Máy sản xuất
(Phụ tải) 1 pha
Động cơ một
chiều
Hệ thống bảo vệ và bộ
cầu dao cơ điện.
PHẦN I - CHƯƠNG 1
TÀI LIỆU ĐƯỢC SHARE TRÊN WEBSITE KYSUBACHKHOA.COM
- 4 -
1. Bộ biến đổi: dùng để biến đổi loại dòng điện (xoay chiều thành một chiều hoặc
ngược lại), biến đổi loại nguồn (nguồn áp thành nguồn dòng và ngược lại), biến đổi
mức điện áp (hoặc dòng điện), biến đổi số pha, biến đổi tần số,v.v…. Các bộ biến đổi
thường dùng là máy phát điện, hệ máy phát—động cơ (hệ F-Đ), các chỉnh lưu có điều
khiển và không điều khiển, các bộ biến tần,v.v….
2. Động cơ điện: dùng để biến đổi điện năng thành cơ năng hay cơ năng thành điện
năng (khi hãm điện). Các động cơ điện thường dùng là:
− Động cơ điện xoay chiều ba pha không đồng bộ rotor lồng sóc hay dây quấn;
− Động cơ điện một chiều kích từ độc lập, song song, nối tiếp, hỗn hợp hay kích
từ bằng nam châm vĩnh cửu;
− Động cơ điện xoay chiều ba pha có cổ góp;
− Động cơ đồng bộ…
3. Khâu truyền lực: dùng để truyền lực từ trục động cơ điện đến cơ cấu sản xuất hoặc
dùng để biến đổi dạng chuyển động (quay thành tịnh tiến hay lắc) hoặc làm phù hợp về
tốc độ, mô men, lực. Để truyền lực có thể dùng các bánh răng, trục vít, xích, đai truyền,
các bộ ghép nối đàn hồi….
4. Cơ cấu sản xuất hay máy sản xuất: thực hiện các thao tác sản xuất và công nghệ
(gia công chi tiết, nâng—hạ tải trọng, dịch chuyển…)
5. Khối điều khiển: là các thiết bị dùng để điều khiển bộ biến đổi, động cơ điện, cơ
cấu truyền lực.
Sử dụng trong khối này có thể là các khí cụ đóng cắt mạch có tiếp điểm (các relay,
contactor) hay không có tiếp điểm (điện tử, bán dẫn), các bộ khuyếch đại, các bộ điều
chỉnh (regulator), các máy tính, các bộ vi xử lí (microprocessor), các bộ điều chỉnh
theo chương trình, CPU, PLC, CNC….
Các thiết bị đo lường, cảm biến (sensor) dùng để lấy các tín hiệu phản hồi có thể là
các loại đồng hồ đo, các cảm biến từ, cơ, quang….
Một hệ thống truyền động điện không nhất thiết phải có đầy đủ các khâu như đã
nêu. Tuy nhiên, một hệ truyền động điện bất kỳ luôn bao gồm hai phần chính:
− Phần lực: bao gồm bộ biến đổi và động cơ điện.
− Phần điều khiển.
Một hệ truyền động điện được gọi là hệ hở khi không có phản hồi, được gọi là hệ
kín khi có phản hồi nghĩa là đại lượng đầu ra được đưa trở lại đầu vào dưới dạng một
tín hiệu nào đó để điều chỉnh lại việc điều khiển sao cho đại lượng đầu ra đạt một giá
trị mong muốn nào đó.
B—PHẠM VI ỨNG DỤNG CỦA TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN
Một sơ đồ tóm tắt chỉ ra các ứng dụng chủ yếu và giới hạn công suất các dạng
truyền động điện chính như sau:
PHẦN I - CHƯƠNG 1
TÀI LIỆU ĐƯỢC SHARE TRÊN WEBSITE KYSUBACHKHOA.COM
- 5 -
Các ứng dụng như bơm trữ cho nhà máy thuỷ điện bằng các tổ máy được chế tạo có
công suất 100MW hoặc hơn nữa.
Mức độ vận hành cao trong hình 3, có ý nghĩa rằng hệ thống truyền động này đòi
hỏi phải đạt được đáp ứng tốc độ hay điều khiển vị trí một cách nhanh chóng, chính xác
và phạm vi điều chỉnh rộng.
Cùng với sự phát triển của lĩnh vực điện tử, các bộ biến đổi điện tử công suất, đã
tạo một sự chuyển dịch lớn trong thị trường truyền động. Các động cơ một chiều có
chổi than tốc độ thay đổi được sử dụng từ nhiều thập kỷ trước nhưng tới nay các động
cơ loại xoay chiều với nhiều ưu điểm của mình đang thay thế dần cho nó. Các bộ
truyền động động cơ xoay chiều và bộ biến đổi điện tử tỏ ra bền, rẻ hơn và khả năng
vận hành tương đương, đặc biệt là các ứng dụng điều khiển chuyển động có tính thuận
nghịch.
Công suất (kW)
100000
10000
1000
100
10
1
0.1
Trung bình Cao
Mức độ yêu cầu của vận hành
Máy bơm nhà
máy thuỷ điện Nhà máy xay
xát, xi măng.
Máy li tâm
Các máy bơm
Quạt
Máy trộn,
băng tải
Lò nhiệt, bốc hơi,
Các máy điều hòa nhiệt độ.
Các máy làm giấy
Chuyên chở
Cần cẩu Xử lý
luyện kim
Thang máy
Máy in
Máy dệt
Máy đóng hộp Rôbốt
Máy công cụ
Hình 1.3 Các ứng dụng truyền động có tốc độ thay đổi.
PHẦN I - CHƯƠNG 1
TÀI LIỆU ĐƯỢC SHARE TRÊN WEBSITE KYSUBACHKHOA.COM
- 6 -
Các bộ biến đổi điện tử công suất dành cho các loại động cơ một chiều có chổi than
hoặc không chổi than cũng được nghiên cứu và đưa ra cho các ứng dụng với giá cả hợp
lý.
Mức chi phí cho bộ biến đổi điện tử công suất thường luôn cao hơn chi phí của động
cơ khoảng từ hai đến năm lần, nói chung thì giới hạn công suất của hệ truyền động
càng lớn thì sự chênh lệch giá giữa hai thành phần này giảm hơn.
Lý do của việc dùng bộ biến đổi điện tử công suất cho dù giá của nó lớn hơn của
động cơ vì trong hầu hết các ứng dụng có tính lâu dài việc tiết kiệm được năng lượng
sản xuất giúp thu hồi khoảng chi phí thêm cho bộ biến đổi điện tử công suất, giả sử
định mức công suất sử dụng khoảng hơn 10kW, nếu xem mức tiết kiệm năng lượng có
được nhờ sử dụng bộ biến đổi chỉ 25%, phạm vi điều chỉnh tốc độ chừng một đến ba
lần và hoạt động liên tục 24/24 giờ/ngày thì khoảng thời gian thu hồi vốn chừng chưa
tới năm năm.
Giới hạn sử dụng công suất càng lớn thì thời gian quay vòng vốn càng nhanh do
việc tiết kiệm năng lượng tỏ ra càng hiệu quả. Các tính toán chi tiết xin xem chi tiết
trong tài liệu chuyên đề.
Vai trò của hệ truyền động trong thực tế là điều khiển mô men động cơ phù hợp với
mômen tải và với lưới điện nguồn cung cấp khi xác lập. Các quan hệ của mô men tải
cóthể được diễn đạt bằng một trong các quan hệ sau :
Mô men / tốc độ quy về đầu trục động cơ;
năm 1990 năm 1995 năm 2000
d.c.
a.c.
40%
60%
d.c.
a.c.
30%
70%
d.c.
a.c.
25%
75%
Hình 1.4 Sự thay đổi của thị trường truyền động.
PHẦN I - CHƯƠNG 1
TÀI LIỆU ĐƯỢC SHARE TRÊN WEBSITE KYSUBACHKHOA.COM
- 7 -
Hay mô men / thời gian và Tốc độ / thời gian;
Hay quan hệ vị trí / thời gian.
Còn quá trình quá độ, bộ truyền động thể hiện vai trò nó bằng cách điều khiển
vòng kín, trong đó tín hiệu đầu ra được đưa trở lại tín hiệu đầu vào so sánh với tín hiệu
đặt và lấy sai lệch làm tín hiệu điều khiển cho bộ biến đổi…nhằm duy trì đầu ra theo
yêu cầu.
C—PHÂN LOẠI HỆ THỐNG TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN
Có nhiều phân loại hệ truyền động điện:
1) Phân loại theo số lượng động cơ sử dụng: chia ra 3 loại
− Truyền động nhóm: dùng một động cơ điện để kéo một nhóm gồm nhiều máy
sản xuất.
− Truyền động đơn: dùng một động cơ điện để kéo toàn bộ một máy.
− Truyền động nhiều động cơ: trường hợp này máy sản xuất có các chuyển động
thành phần của nó do một động cơ riêng đảm nhận. Hình thức này được sử dụng
khá phổ biến.
2) Phân loại theo đặc điểm chuyển động :
− Chuyển động quay;
− Chuyển động thẳng.
3) Phân loại theo chế độ làm việc:
− Làm việc liên tục;
− Làm việc gián đoạn.
4) Phân loại theo chiều quay động cơ:
− Truyền động có đảo chiều;
− Truyền động không đảo chiều.
5) Phân loại theo dòng điện:
− Truyền động điện xoay chiều: dùng động cơ điện xoay chiều;
− Truyền động điện một chiều: dùng động cơ điện một chiều.
6) Phân loại dựa theo sự thay đổi thông số điện:
− Truyền động không điều chỉnh: nối thẳng động cơ vào nguồn và kéo máy sản
xuất với một tốc độ không đổi. Thay đổi xuất hiện chỉ là do nhiễu từ bên ngoài;
− Truyền động có điều chỉnh: công nghệ quy trình sản xuất đòi hỏi phải có điều
chỉnh tốc độ, vị trí hay mômen. Thông số điện của hệ thay đổi được nhờ các thiết
bị điều khiển.
7) Phân loại theo thiết bị biến đổi:
− Hệ máy phát—động cơ: (ký hiệu: F-Đ), động cơ một chiều được cấp điện từ
một máy phát điện một chiều (bộ biến đổi ở đây là máy phát).
PHẦN I - CHƯƠNG 1
TÀI LIỆU ĐƯỢC SHARE TRÊN WEBSITE KYSUBACHKHOA.COM
- 8 -
− Thuộc hệ truyền động này có hệ máy điện khuyếch đại—động cơ (ký hiệu:
MĐKĐ-Đ). Trong đó, bộ biến đổi ở đây là MĐKĐ;
− Hệ chỉnh lưu—động cơ: (ký hiệu: BCL-Đ), động cơ một chiều được cấp điện
từ một bộ chỉnh lưu (BCL). Chỉnh lưu có thể không điều khiển (chỉnh lưu diode)
hay có điều khiển (chỉnh lưu Thyristor: hệ T-Đ).v.v….
D—PHƯƠNG TRÌNH CHUYỂN ĐỘNG CỦA MỘT HỆ TRUYỀN ĐỘNG ĐIỆN
1. Hệ thống chuyển động tịnh tiến:
Theo định luật II Newton, nếu xem khối lượng vật chuyển động là không đổi, ta có
phương trìn