Luận văn Điều tra, đánh giá tập đoàn cây thức ăn gia súc hiện có ở xã Hà Hiệu huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn

Đồng cỏ là cơ sở quan trọng nhất của nghề chăn nuôi gia súc đặc biệt là trâu bò, càng quan trọng khi nền công nghiệp chăn nuôi ngày càng phát triển trên đà thâm canh tăng năng xuất .Cỏ không những là nguồn thức ăn gia súc có chất lượng, rẻ tiền và phù hợp với điều kiện nhiều nước mà cỏ còn có những tác dụng khác như bảo vệ và cải tạo đất trồng dưới dạng này hay dạng khác [14]. Đồng cỏ là kho dự trữ nguồn năng lượng tiềm tàng, gia súc sẽ chuyển hoá năng lượng chứa trong đồng cỏ thành thức ăn của con người.

pdf109 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1464 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Điều tra, đánh giá tập đoàn cây thức ăn gia súc hiện có ở xã Hà Hiệu huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM -------------@&?--------------- Trần Thị Hương Lam ĐIỀU TRA, ĐÁNH GIÁ TẬP ĐOÀN CÂY THỨC ĂN GIA SÚC HIỆN CÓ Ở XÃ HÀ HIỆU HUYỆN BA BỂ TỈNH BẮC KẠN Chuyên ngành: Sinh thái học Mã số: 60-42-60 LUẬN VĂN THẠC SỸ SINH HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS HOÀNG CHUNG THÁI NGUYÊN NĂM 2007 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan. Đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả Trần Thị Hương Lam LỜI CẢM ƠN Tôi xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thày giáo PGS - TS Hoàng Chung đã tận tình hướng dẫn để tôi có thể hoàn thành luận văn này. Tôi xin cám ơn Tiến sỹ Lê Ngọc Công cùng toàn thể các thầy cô giáo, các cán bộ, nhân viên khoa Sinh trường Đại học sư phạm Thái Nguyên. Xin cám ơn cán bộ, nhân viên phòng thí nghiệm Trung tâm - Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và bạn bè đồng nghiệp đã động viên giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu khoa học. Nhân đây tôi cũng xin cám ơn Sở Giáo Dục – Đào Tạo Thái Nguyên, Phòng Giáo Dục – Đào Tạo Phổ Yên, Trung tâm KTTH – HN & Giáo dục thường xuyên Phổ Yên đã giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài! Thái Nguyên, ngày 20 tháng 9 năm 2007 Tác giả Trần Thị Hương Lam NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT CTV: Cộng tác viên DS : Dạng sống ĐVTA: Đơn vị thức ăn HTX : Hợp tác xã NC: Nghiên cứu PTNT: Phát triển nông thôn TS : Tổng số VCK: Vật chất khô DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Sản lượng VCK và chất lượng những loại cỏ trên vùng đất thấp vào 45 ngày cắt. Bảng 1.2: Sản lượng VCK của cỏ Ghinê tía cắt sau 30 ngày. Bảng 1.3. Năng suất của các giống cỏ hòa thảo (tấn/ ha/ năm) Bảng 1.4: Những dạng sống chính của thực vật đồng cỏ vùng núi Bắc Việt Nam. Bảng 1.5:Thành phần hoá học và giá trị dinh dưỡng của một số loài cỏ chính. Bảng 1.6: Giá trị dinh dưỡng của Ngô trong các giai đoạn khác nhau. Bảng 4.1: Thành phần loài ở các điểm nghiên cứu trong thảm cỏ tự nhiên. Bảng 4.2: Những dạng sống chính của thực vật trong thảm cỏ tự nhiên. Bảng 4.3: Năng suất các thảm cỏ trong đồng cỏ tự nhiên. Bảng 4.4: Thành phần loài ở các điểm nghiên cứu trong thảm cỏ dưới rừng. Bảng 4.5: Những dạng sống chính của thực vật trong thảm cỏ dưới rừng. Bảng 4.6: Năng suất các thảm cỏ dưới rừng. Bảng 4.7: Thành phần loài trong các thảm cỏ soi bãi hoang hóa. Bảng 4.8: Những dạng sống chính của thực vật trong các soi bãi hoang hóa. Bảng 4.9: Năng suất các thảm cỏ trong soi bãi hoang hóa. Bảng 4.10: Các loài cây cỏ tự nhiên có giá trị chăn nuôi. Bảng 4.11: Một số chỉ tiêu của các cây cỏ trồng tại xã Hà Hiệu. Bảng 4.12: Giá trị dinh dưỡng của các loài cỏ trồng dùng làm thức ăn cho gia súc. MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tình hình nghiên cứu về cây thức ăn gia súc trên thế giới và ở Việt Nam. 4 1.2. Tình hình nghiên cứu về đồng cỏ tự nhiên 9 1.3. Tình hình nghiên cứu về đồng cỏ trồng 21 1.4. Nhận xét chung 26 Chương 2: ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÙNG NGHIÊN CỨU 2.1. Vị trí địa lý 28 2.2. Địa hình, địa mạo 28 2.3. Khí hậu 29 2.4. Thủy văn 29 2.5. Các nguồn tài nguyên 30 2.6. Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên, tài nguyên và cảnh quan môi trường. 32 Chương 3: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu 33 3.2. Phương pháp nghiên cứu 33 Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 4.1. Thảm cỏ tự nhiên trong vùng nghiên cứu 42 4.2. Các loài cây cỏ tự nhiên có giá trị chăn nuôi 87 4.3. Các loài cây trồng có giá trị chăn nuôi 90 4.4. Tình hình sử dụng hiện nay, khả năng và xu hướng phát triển. 93 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 1. Kết luận 97 2. Đề nghị 98 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ 99 TÀI LIỆU THAM KHẢO 100 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 MỞ ĐẦU Đồng cỏ là cơ sở quan trọng nhất của nghề chăn nuôi gia súc đặc biệt là trâu bò, càng quan trọng khi nền công nghiệp chăn nuôi ngày càng phát triển trên đà thâm canh tăng năng xuất .Cỏ không những là nguồn thức ăn gia súc có chất lượng, rẻ tiền và phù hợp với điều kiện nhiều nước mà cỏ còn có những tác dụng khác như bảo vệ và cải tạo đất trồng dưới dạng này hay dạng khác [14]. Đồng cỏ là kho dự trữ nguồn năng lượng tiềm tàng, gia súc sẽ chuyển hoá năng lượng chứa trong đồng cỏ thành thức ăn của con người. Con người đã từ lâu biết khai thác đồng cỏ, nhưng lúc đầu còn hoàn toàn dựa vào tự nhiên. Nhưng nhu cầu phát triển chăn nuôi ngày một lớn, hình thức chăn thả tự nhiên như trước không thể đáp ứng được. Do đó đòi hỏi loài người phải đầu tư trí tuệ cho việc khai thác đồng cỏ. Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu một cách toàn diện từ những đặc điểm sinh thái, sinh vật học đến các phương thức cải tạo, sử dụng hợp lý để tạo ra sản phẩm tối đa trên đơn vị diện tích đồng cỏ trồng cũng như tự nhiên [10]. Tuy nhiên, đến nay quan niệm về đồng cỏ là vấn đề còn đang tranh cãi. Nhiều nhà nghiên cứu đã đưa ra những đặc điểm cần có của loại hình đồng cỏ hoặc nhóm đặc điểm và cũng đã đưa ra hàng loạt định nghĩa về đồng cỏ. Theo A.O.Felipe (1965), những vùng đất rộng lớn, kể cả đồng bằng cũng như miền đồi núi, bao phủ bởi cỏ địa phương được sử dụng cho chăn thả quản canh được gọi là bãi cỏ tự nhiên. Còn đồng cỏ nhân tạo được xây dựng lên để thay thế bãi cỏ tự nhiên bằng cách trồng những loài cỏ có năng xuất và giá trị dinh dưỡng cao hơn [44]. Đa số các tác giả cho rằng đồng cỏ (Grassland) là vùng đất được che phủ bởi thảm cỏ liên tục, nơi có lượng mưa dao động từ 250 – 750mm ở vùng ôn đới và tới 1200mm ở vùng nhiệt đới, cỏ sinh trưởng liên tục trong mùa sinh dưỡng, ngừng sinh trưởng trong mùa khô… Ở Việt Nam, theo Trịnh Văn Thịnh (1974), cũng có những đề nghị khác nhau: Danh từ “đồng cỏ” để chỉ những diện tích đồng cỏ (vĩnh viễn hay tạm thời) còn những đất đai sử dụng để chăn thả súc vật (có người đề nghị là chăn dắt) chủ yếu dựa vào cỏ tự nhiên thì gọi là bãi chăn [36] ... Theo Hoàng Chung (2006): Đồng cỏ là các sinh địa quần lạc, thảm thực vật của nó được đặc trưng bởi các quần xã cỏ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 với độ khép tán lớn hay nhỏ và chủ yếu là cỏ trung sinh nhiều năm, đôi khi là cỏ ẩm sinh, có sự ngừng sinh trưởng vào mùa đông, thường mùa hè không biểu thị sự giảm sút rõ rệt, đất đa dạng về độ ẩm, độ phì và hàm lượng muối [11]. Việt Nam là nước “nhiệt đới gió mùa ẩm” [21], thảm thực vật về cơ bản thuộc “rừng mưa nhiệt đới” [45], không có đồng cỏ rộng như các nước vùng ôn đới, hay Châu Phi nhiệt đới [20]. Đồng cỏ Việt Nam phân bố rải rác ở khắp nơi, nhưng tập trung nhiều nhất vẫn là trên các đồi núi và các cao nguyên của trung du và miền núi (chiếm tới 10 triệu ha). Những khu vực có đồng cỏ tự nhiên với diện tích rộng lớn không có nhiều lắm, đại diện là các đồng cỏ thuộc Mộc Châu và Mai Sơn (tỉnh Sơn La), Lai Châu, đồng cỏ Ngân Sơn (tỉnh Bắc Kạn) và một số đồng cỏ thuộc vùng Tây Nguyên. Các đồng cỏ khác thường có diện tích nhỏ từ vài chục đến vài trăm ha. Các thảm cỏ tự nhiên thường xuất hiện trên đất xấu, cây quán mộc nhiều, những khu vực này dùng từ “bãi chăn” có lẽ chính xác hơn [24]. Theo Hoàng Chung (2004) thì đồng cỏ vùng núi Bắc Việt Nam là loại hình thứ sinh, do khai phá rừng mà thành [10], tuỳ theo mức độ bị tác động hàng ngày của con người và gia súc mà nó biểu hiện ra ở các trạng thái khác nhau… Đối với gia súc nhai lại thì thức ăn xanh đóng một vai trò hết sức quan trọng vì trong khẩu phần ăn hàng ngày của chúng có thể chiếm từ 60-100% [22]. Đáp ứng nhu cầu thức ăn cho gia súc, một trong những vấn đề cơ bản phải giải quyết khi muốn phát triển chăn nuôi là phát triển đồng cỏ, biện pháp hợp lý và kinh tế nhất mà nhiều nước, kể cả các nước tiên tiến đang áp dụng [14]. Trên thực tế hiện nay nguồn thức ăn xanh tự nhiên ngày càng cạn kiệt do đồng cỏ chăn thả dần bị thu hẹp lại nhường chỗ cho cây trồng khác. Bên cạnh đó do chăn thả một cách bừa bãi không có kỹ thuật đã làm cho một số bãi chăn trở thành đất trống, đồi trọc, không còn khả năng khai thác dẫn đến thiếu thức ăn cho đàn gia súc, đặc biệt là về mùa đông [34]. Để phục vụ cho sự phát triển chăn nuôi, nhiều địa phương ngoài việc biết khai thác các loài cây, cỏ trong các loại hình tự nhiên khác nhau thì nhiều cây trồng cũng được tận dụng làm thức ăn cho gia súc. Cho đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về thành phần cây thức ăn gia súc ở vùng nhiệt đới như: Lê Sinh Tặng, Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 Nguyễn Chính (1959), Nguyễn Quang Ngọ, Lê Sinh Tặng (1964), Lê Sinh Tặng (1969), Trịnh Văn Thịnh và các tác giả (1974), Điền Văn Hưng (1975), Nguyễn Đăng Khôi (1978, 1979, 1981), Võ Huy Giảng (1983), Dương Thành Liên (1981), Bùi Xuân An, Ngô Văn Mậu (1981), bước đầu đã nêu lên được tập đoàn cây thức ăn gia súc. Một số tác giả có đề cập đến vấn đề cải tạo đồng cỏ tự nhiên, sử dụng hợp lý hơn hay tạo đồng cỏ trồng, nhập nội một số loài mới, phân tích thành phần dinh dưỡng của một số loài cỏ ở nước ta như : Đoàn Ẩn, Võ Văn Trị (1976), Hoàng Kim Nhuệ (1979), Võ Văn Trị (1983), … [10]. Hà Hiệu là xã miền núi của huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn. Mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của xã năm 2007 là phát triển đàn gia súc lên 2.299 con (trâu: 864 con, bò: 1435 con) [4]. Với diện tích không lớn (4006,66 ha), đất nông nghiệp ít và đã ở mức độ khai thác cao, đất rừng cũng đang bị thoái hoá. Để có thể nâng cao đời sống và đảm bảo an toàn về môi trường sinh thái cần có sự chuyển đổi phương hướng sản xuất, đặc biệt là với chăn nuôi đại gia súc. Với mục đích xác lập đàn gia súc ổn định lâu dài cho chiến lược phát triển kinh tế miền núi và các phương án sử dụng hợp lý loại hình đồng cỏ và cây cỏ tự nhiên, cỏ và cây trồng khác ở xã Hà Hiệu huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn, chúng tôi đã xây dựng đề tài “Điều tra, đánh giá tập đoàn cây thức ăn gia súc hiện có ở xã Hà Hiệu huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn”. Đề tài nhằm đánh giá thực trạng các loài cây cỏ được dùng làm thức ăn gia súc ở xã Hà Hiệu huyện Ba Bể tỉnh Bắc Kạn và mức độ sử dụng hiện tại của người dân địa phương với các loài này. Từ đó có thể rút ra kết luận khoa học nhằm cung cấp các kiến thức cơ bản, cần thiết cho việc sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên tại địa phương, đem lại hiệu quả kinh tế cao mà không gây ảnh hưởng gì đến môi trường sống. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. Tình hình nghiên cứu về cây thức ăn gia súc trên thế giới và ở Việt Nam. Cây thức ăn xanh bao gồm sản phẩm cây mùa vụ còn lại, cây cỏ hoà thảo, cây đậu, cây thân thảo hay thân gỗ mà có thể được sử dụng là thức ăn cho gia súc. Những cây này cũng có thể được sử dụng vào những mục đích khác nhau như bảo vệ đất, chống xói mòn, làm tăng độ màu mỡ của đất và hạn chế cỏ dại [1]. Cỏ là loại thức ăn chủ yếu của trâu bò, vì trong cỏ có đầy đủ chất dinh dưỡng, như bột, đường, đạm, khoáng, vitamin mà các loại gia súc nhai lại có khả năng sử dụng và hấp thụ tốt. Mặt khác, các chất dinh dưỡng trong cỏ không những rất cần thiết mà lại có tỉ lệ thích hợp đối với nhu cầu sinh lý của trâu bò. Ví dụ: nếu tỉ lệ đường - đạm thích hợp nhất cho khẩu phần thức ăn của bò sữa là 1:1 thì tỉ lệ đó trong cỏ non thay đổi từ 1:1 đến 1.4 :1 [2]. Cỏ còn là loại cây thức ăn dễ sản xuất, có năng suất cao, tương đối ổn định và là nguồn thức ăn rẻ tiền góp phần làm giảm giá thành sản phẩm chăn nuôi, chưa kể ưu thế của các giống cỏ lâu năm là thường chỉ cần gieo trồng một lần mà sử dụng được nhiều năm. Ví dụ: Giá thành cho 1kg cỏ Mộc Châu và cỏ lông Para trong 3 năm sử dụng là: 0.037 và 0.035 đồng [14]. Họ Hoà thảo quan trọng không những vì nó phân bố rộng rãi chiếm tỉ lệ cao trong số thực vật trên đồng cỏ, có giá trị dinh dưỡng cao, nhất là lượng hyđratcacbon và đặc biệt là các chất dinh dưỡng được bảo tồn, ít hao hụt khi thu hoạch. Các cây họ Đậu tuy chiếm tỉ lệ ít hơn trong số cây cỏ làm thức ăn gia súc nhưng có vai trò quan trọng vì giá trị dinh dưỡng cao, nhất là lượng Protein và khoáng thích hợp cho việc chế biến thức ăn tinh bổ xung. Ở bãi cỏ tự nhiên với điều kiện thổ nhưỡng tốt thì 1kg cỏ tươi cung cấp được 16g prôtêin tiêu hoá và 32g lipit, 8 kg loại cỏ này tương đương 1 đơn vị thức ăn [36]. Theo Meilroy (1972) cần chọn cỏ để làm thức ăn gia súc là khi thu hoạch dưới dạng này hay dạng khác phải đảm bảo các yêu cầu sau [46]: - Cỏ phải có khả năng tái sinh qua mầm chồi còn lại sau mỗi lần thu hoạch. - Các tế bào sinh trưởng phải tập trung phần lớn ở các gốc là nơi khi thu hoạch Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 ít bị ảnh hưởng tới. - Cần sinh trưởng liên tục với khả năng chịu hạn và chịu lạnh cao. - Cần có thân ngầm để tạo điều kiện phát triển cả trên và dưới mặt đất. - Có hệ thống rễ phát triển để cho phép chịu đựng sự thu hoạch và đảm bảo lấy được dinh dưỡng đã được giải phóng hay phân huỷ từ dưới. Tuy nhiên, để chọn làm cỏ chăn thả hay thu cắt cần phải dựa vào các nhân tố sau để xét và quyết định hướng sử dụng cho từng loại cỏ như: độ ngon miệng cao, nhất là cỏ thu cắt; phải có giá trị dinh dưỡng cao để đáp ứng nhu cầu gia súc về các mặt; có khả năng cạnh tranh điều kiện sinh tồn và khả năng được trồng kết hợp; có khả năng chịu đựng sự dẫm đạp liên tục của gia súc và cỏ thu cắt phải chịu được sự cắt và nén của máy thu hoạch; cỏ chăn và cỏ cắt đều phải có năng suất cao để đảm bảo nhu cầu gia súc và giảm diện tích gieo trồng; … 1.1.1. Tình hình nghiên cứu cây thức ăn gia súc trên thế giới Trên thế giới, ở các nước có nền chăn nuôi đại gia súc phát triển, vấn đề thức ăn rất được quan tâm và đầu tư nghiên cứu như: Úc, Mỹ, Brazin, … Chăn nuôi là một bộ phận quan trọng trong hệ thống sản xuất vùng đồi núi ở vùng Đông Nam Á, nên cũng đã có những quan tâm đầu tư cho lĩnh vực này. - Ở Inđonêxia, trong tình hình thức ăn của trâu, bò chiếm 56% là cỏ tự nhiên, 21% là rơm, 16% là cây lá khác và 7% là phụ phẩm thì trong 4 giải pháp để giải quyết thức ăn là thâm canh, trồng giống cỏ tốt (cỏ Voi và cây Đậu) [27]. - Ở Thái Lan, với 70% dân liên quan đến sản xuất nông nghiệp, sản phẩm trồng trọt có giá trị thấp, thịt bò và sữa chưa đủ cung cấp theo nhu cầu tiêu dùng. Theo FAO, Chính phủ Thái Lan có chủ trương tăng thu nhập của người nông dân bằng giải pháp: giảm trồng lúa, sắn, đẩy mạnh phát triển chăn nuôi đặc biệt là gia súc nhai lại. Nông dân nuôi bò trong dự án được cấp hạt giống cỏ để trồng. - Ở Trung Quốc, cây thức ăn gia súc được chú ý phát triển ở khu vực phía Nam. Trong quá trình nghiên cứu đã xác định được các giống cỏ Stylo, Brachiaria, Pennisetum, … sử dụng có hiệu quả cho gia súc. Hằng năm còn sản xuất 20,5 tấn hạt cỏ cung cấp cho trong và ngoài nước [31]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 - Ở Philippiin, với 90% gia súc nhai lại nuôi tại vườn nhà hoặc ở các trang trại nhỏ được trồng các giống Stylo 184, Panicum maxinum, Paspalum atratum, … đều phát triển tốt cung cấp nguồn thức ăn cho gia súc. Ngoài ra, các giống cỏ trên còn được trồng theo đường đồng mức ở đất dốc, cải tạo đất trống đồi núi trọc, trồng dưới tán cây ăn quả. Hằng năm sản xuất được trên 1 tấn hạt cỏ (E.F. Lating, F. Gagunada, 1995). Một số nước khác như Malaysia, Lào, … cũng đã chú trọng đầu tư phát triển cây thức ăn cho gia súc từ những năm 1985. Cho đến nay một số giống cỏ Hoà thảo và cỏ họ Đậu được chọn lọc, đang phát huy hiệu quả cao trong sản xuất. Hằng năm sản xuất được 2-3 tấn hạt cỏ các loại. Như vậy, phong trào trồng cây thức ăn xanh để chăn nuôi gia súc đang được nhiều nước quan tâm. Nó thực sự là động lực thúc đẩy ngành chăn nuôi đại gia súc phát triển. * Những kết quả nghiên cứu về nâng cao năng suất cây thức ăn gia súc trên thế giới: Trên thế giới hiện nay ngoài việc tuyển chọn, lai tạo, di nhập các giống cỏ tốt từ vùng này sang vùng khác, người ta còn tập trung giải quyết vấn đề năng suất, chất lượng cỏ. Tại Thái Lan, sản lượng vật chất khô của các giống cỏ Digitaria decumbens, Paspalum atratum, Brachiaria mutica và Paspalum plicatulum khoảng từ 15-20, 18-25, 9-15 và 6-10 tấn/ha (bảng 1.1). Bảng 1.1: Sản lượng VCK và chất lượng những loài cỏ trên vùng đất thấp vào 45 ngày cắt. Tên khoa học Tên Việt Nam Năng suất (tấn/ha) Prôtêin (%) Brachiaria mutica Cỏ lông Para 9 - 15 6 – 10 Digitaria decumbens Pangola 15 – 20 7 – 11 Paspalum atratum Cỏ đắng 18 – 25 6 – 7 Paspalum plicatulum 6 – 10 5 - 6 Nguồn: Division of Animal Nutrition, Anon (2000) [39]. Ngoài ra, hai giống cỏ là cỏ đắng (Paspalum atratum) và Paspalum plicatulum là những loài cho sản lượng hạt giống lớn, có thể tới trên 600kg/ha. Do vậy, hai giống này đã được phân bố rộng rãi ở Thái Lan. Tại Trung tâm nghiên cứu nuôi dưỡng động vật tỉnh Petchaburi (Thái Lan) cỏ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 Ghinê tía được trồng và cắt 30 ngày một lần, với mật độ trồng là 50 x 50cm và được bón phân hỗn hợp (15-15-15) trước khi trồng ở mức 300 kg/ha tương đương 18 tấn phân bón /1ha. Lượng cỏ thu hoạch khoảng 8,9 tấn/ha ở lứa đầu (70 ngày sau trồng) và khoảng 2,6 đến 7,1 tấn/ha cắt sau 30 ngày [40]. Sản lượng này được thể hiện ở bảng 1.2. Bảng 1.2: Sản lượng VCK của cỏ Ghinê tía cắt sau 30 ngày Thời gian cắt Năng suất VCK (tấn/ha) 11/8/2000 8,9 11/9/2000 7,1 11/10/2000 6,9 11/11/2000 6,8 11/12/2000 4,6 11/01/2001 2,6 11/02/2001 4,1 11/03/2001 4,3 11/04/2001 5,8 11/05/2001 3,7 Nguồn: Annual Report on Animal Nutrition Division (2001) [40]. Theo Quilichao (Colombia CIAT, 1978) [42], giống Brachiaria decumbens có thể đạt năng suất chất khô trên 42.000 kg/ha/năm với thí nghiệm không bón đạm nhưng bón đủ lân và nó là một giống cỏ tốt nhất trong điều kiện bón lân và đạm thích hợp. Thí nghiệm cắt hàng năm cho năng suất chất khô đạt 36.700 kg/ha, kết quả này cao hơn so với cỏ Pangola (Digitaria decumbens), Para (Brachiaria mutica) và Ghinê (Panicum maximum) (Barnard, 1969) [41]. Tại Purertorico, Vieente - Chandler Silva và Figarella (1959) [49] thông báo năng suất giống Panicum maximum Cv Makueni đạt 26.846 kg VCK/ha với mức bón 440 kg đạm/ha và cứ 40 ngày cắt 1 lần khi trồng cỏ. Middleton và Micosker, (1975) [47] cho biết vào năm 1973 và 1974 tại miền Nam Johnstone, vùng Queensland, vẫn giống Panicum maximum Cv Makueni đã sản xuất được 60.000 kg VCK/ha với điều kiện cung cấp 300 kg đạm/ha. Tại Samford, Queensland năng suất hàng năm của giống Paspalum rinatatum là 15.000 kg VCK/ha (Davies, 1970) [43]. Đối với giống cỏ Setaria sphacelata các kết quả nghiên cứu của Riveros và Wilson (1970) [48] tại Redlanbay, Queensland, thông báo năng suất đạt từ 23.500- Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 28.000 kg/ha qua mùa sinh trưởng 6 tháng trong điều kiện cỏ được tưới nước và cung cấp 225 kg đạm/ha/năm trên nền đất đỏ Bazan mầu mỡ… 1.1.2. Tình hình nghiên cứu cây thức ăn gia súc ở Việt Nam Ở Việt Nam, trong thời gian 10 năm trở lại đây, thông qua hoạt động hợp tác quốc tế và từ nhiều nguồn khác nhau, chúng ta đã nhập trên 100 giống cây thức ăn hoà thảo và họ đậu có nguồn gốc nhiệt đới (CSIRO, CIAT, Philippin, Inđônêsia, Thái Lan), nhằm phát triển khả năng sản xuất thức ăn xanh cho chăn nuôi. Một số giống cỏ nhập nội đã được đánh giá, kết quả tốt và ứng dụng vào sản xuất ở một số vùng. Tuy nhiên, do không có sự quản lý, chỉ đạo thống nhất cho nên một số giống sau khi đánh giá đã bị thất lạc, mất đi hoặc chưa có điều kiện thử nghiệm ở các vùng khác để có cơ sở chắc chắn mở rộng ra sản xuất. Kết quả những công trình nghiên cứu về cây thức ăn chăn nuôi cũng chưa nhiều. Trong những năm gần đây, một số nhà khoa học mới tập trung vào nghiên cứu một số giống cây thức ăn hòa thảo, họ đậu nhập nội ở một số vùng như: Lê Hòa Bình và cộng sự (1992), khảo sát năng suất
Tài liệu liên quan