Luận văn Điều tra và đánh giá hiệu quả của chương trình “3 giảm 3 tăng” tại huyện chợ mới tỉnh an giangnăm 2004-2005

Trong những năm gần đây sản lượng lúa gạo nước ta liên tục gia tăng, từ một nước phải cứu đói nay chúng ta đã vươn lên đứng hàng thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo, sánh vai cùng các quốc gia như Hoa Kỳ, Thái Lan, khiến cho nhiều quốc gia phải thán phục khả năng sản xuất nông nghiệp của nông dân Việt Nam. Trong đó Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là vựa lúa lớn nhất của cả nước không chỉ góp phần thực hiện vấn đề an ninh lương thực mà còn đóng vaitrò quan trọng bậcnhấtcho xuấtkhẩu gạo củacảnước. Mặc dù chúng ta đã đạt được một sản lượng khá như vậy nhưng lợi nhuận của nông dân không là bao do chi phí sản xuất cao và chất lượng hạt gạo chưa thật tốt nên giá gạo của chúng ta vẫn còn ở mức thấp hơn so với Hoa Kỳ, Thái Lan. Bên cạnh đó việc yêu cầu tập trung sản xuất lúa gạo để đáp ứng cho đà tăng dân số nhanh chóng đã đưa đến sự thay đổi nhanh trong kỹ thuật sản xuất lúa. Những thay đổi gần đây đã gây ra tần số dịch hại lớn. Sự mở rộng diện tích trồng lúa đã tạo điều kiện cho các loại côn trùng phát tán trong thời kỳ của chúng, có cơ hội để tìm những cây ký chủ thích hợp, cho phép những đối tượng gây hại thay vì bị giới hạn ở những khu vực đơn lẻ có thể lan rộng đến những vùng mới, tăng số các loài côn trùng, các loài này đã chuyển từ ký chủ hoang qua lúa khi tập quán tự nhiên của chúng bị phá vỡ (W.H. Reissing vàctv, 1993). Vì vậy một trong những khâu quan trọng trong quá trình sản xuất khiến nông dân vừa tốn sức người sức của chính là công tác phòng trừ sâu bệnh cho ruộng lúa của mình. Với quan niệm sạ thật dầy, bón thật nhiều phân đạm thì mới đủ số chồi để đạt được năng suất làm cho tình hình dịch hại ngày càng gia tăng. Vì nóng lòng cho ruộng lúa của mình mà nông dân đổ vào đồng rộng một lượng thuốc hoá học ngày càng nhiều với hi vọng là sẽ tiêu diệt hết dịch hoạ. Một sự thật hiển nhiên là nơi nào người nông dân phun nhiều thuốc trừ sâu, bệnh càng nhiều thì nơi ấy dịch hại ngày càng phát triển 1 nhiều thêm và những nơi ấy môi trường nước, đất ngày càng bị ô nhiễm (Võ Tòng Xuân, 1993). Chính vì vậy mà ngày càng có nhiều chương trình như:“IPM quốc gia”, “Nông dân tham gia thí nghiệm”, “Quản lý dinh dưỡng cho cây lúa” do Cục Bảo Vệ Thực Vật (BVTV), Viện Lúa ĐBSCL, Sở Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn phát động nhằm hạn chế dịch hại đồng thời giữ vững được năng suất của cây lúa. Các chương trình trên mặc dù đã giải quyết được phần lớn những vấn đề về dịch hại nhưng vẫn còn bộc lộ một số khuyết điểm như chương trình IPM nặng về quản lý sâu hơn là bệnh, chương trình nông dân tham gia thí nghiệm đồng ruộng chỉ tập trung cho việc không phun thuốc đầu vụ . chưa giúp nông dân hoàn thiện kỹ năng trong canh tác lúa của họ. Một trong những bước đột phá trong quản lý dịch hại trên lúa được Cục BVTV, Viện Nghiên Cứu Lúa Ô Môn, IRRI triển khai đó là chương trình quản lý dinh dưỡng và dịch hại tổng hợp gọi tắt là "ba giảm ba tăng". Sức thuyết phục của các chương trình này chính từ những hiệu quả thựctếtrên đồng ruộng

pdf74 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1836 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Điều tra và đánh giá hiệu quả của chương trình “3 giảm 3 tăng” tại huyện chợ mới tỉnh an giangnăm 2004-2005, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LÊ BÁ PHÚC MSSV: DPN010740 ĐIỀU TRA VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CHƯƠNG TRÌNH “3 GIẢM 3 TĂNG” TẠI HUYỆN CHỢ MỚI TỈNH AN GIANG NĂM 2004-2005 LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Ths. Nguyễn Văn Minh Ks. Trần Văn Khải UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH AN GIANG TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA NÔNG NGHIỆP- TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN Tháng 6. 2005 ĐIỀU TRA VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CHƯƠNG TRÌNH 3 GIẢM 3 TĂNG TẠI HUYỆN CHỢ MỚI TỈNH AN GIANG NĂM 2004-2005 Do sinh viên: LÊ BÁ PHÚC thực hiện và đệ nạp Kính trình Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp xét duyệt Long Xuyên, ngày 30 tháng 5 năm 2005 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Ths. Nguyễn Văn Minh Ks. Trần Văn Khải TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA NÔNG NGHIỆP - TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA NÔNG NGHIỆP- TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận luận văn đính kèm với tên đề tài: ĐIỀU TRA VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA CHƯƠNG TRÌNH “BA GIẢM BA TĂNG” TẠI HUYỆN CHỢ MỚI, TỈNH AN GIANG NĂM 2004 -2005 Do sinh viên: LÊ BÁ PHÚC Thực hiện và bảo vệ trước Hội đồng ngày:............................................... Luận văn đã được hội đồng đánh giá ở mức:............................................ Ý kiến của Hội đồng:................................................................................ .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. .............................................................................................................................. Long xuyên, ngày 30 tháng 5 năm 2005 DUYỆT Chủ Tịch Hội đồng BAN CHỦ NGHIỆM KHOA NN-TNTN TIỂU SỬ CÁ NHÂN Họ và tên: LÊ BÁ PHÚC Ngày tháng năm sinh: 11-02-1983 Nơi sinh: Xã Trung Nhứt, huyện Thốt Nốt, tỉnh Hậu Giang. Con Ông: LÊ QUANG NHƯỜNG và Bà: LÊ KIM NGA Địa chỉ : Ấp Phúc Lộc II, xã Trung Nhất, huyện Thốt Nốt, TP Cần Thơ Đã tốt nghiệp phổ thông năm 2001 tại Trường Phổ Thông Trung Học Thốt Nốt- huyện Thốt Nốt- tỉnh Cần Thơ. Vào Trường Đại học An Giang năm 2001, học lớp ĐH2PN2 khoá II, thuộc Khoa Nông Nghiệp và Tài Nguyên Thiên Nhiên và đã tốt nghiệp kỹ sư ngành Phát Triển Nông Thôn năm 2005. LỜI CẢM TẠ Kính dâng lên đấng sinh thành lòng biết ơn chân thành và thiêng liêng nhất đã nuôi dưỡng và dạy dỗ con để có ngày hôm nay. Kính gửi lời cảm tạ và lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Văn Minh, thầy Trần Văn Khải đã tận tình dạy dỗ và và hướng dẫn em trong suốt quá trình học tập cũng như thực hiện luận văn tốt nghiệp. Chân thành cảm tạ cô Nguyễn Thị Thu Hồng, cô Nguyễn Thị Hạnh Chi chủ nhiệm lớp ĐH2PN2 đã quan tâm, giúp đỡ và hướng dẫn trong suốt quá trình học tập tại trường. Trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn em chân thành cảm ơn: - Thầy Nguyễn Phú Dũng, thầy Trịnh Hoài Vũ cùng tập thể các Thầy Cô trong khoa Nông Nghiệp- TNTN đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi để em hoàn thành luận văn này. - Các bạn Trịnh Tấn Đạt, Nguyễn Bá Lộc, Trần Thanh Hùng, Văn Công Của, Lê Phước Sang, Trần Rước Đêm cùng tập thể các bạn lớp ĐH2PN2 đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong suốt quá trình điều tra và phỏng vẫn nông dân - Chi Cục Bảo Vệ Thực Vật An Giang đã giúp đỡ và cung cấp các tư liệu về chương trình 3G3T. - Chú Dũng trưởng Trạm Khuyến Nông huyện Chợ Mới, cô Châu phó chủ tịch uỷ ban nhân dân xã Long Điền A, cùng các anh kỹ thuật viên nông nghiệp các xã Mỹ An, Long Điền A, Long Kiến, Kiến An, Nhơn Mỹ, Mỹ Hội Đông đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài này. Trong quá trình thực hiện đề tài này do thời gian và kiến thức còn hạn chế nên chắc chắn bài luận văn sẽ có những sai sót, kính mong các Thầy Cô và Hội Đồng đóng góp ý kiến để bài luận văn của em được hoàn thiện hơn, em chân thành cảm ơn. i Lê Bá Phúc. 2005. Điều tra và đánh giá hiệu quả của chương trình “3 giảm 3 tăng” tại huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang năm 2004-2005. Luận văn tốt nghiệp kỹ sư ngành Phát Triển Nông Thôn. Khoa Nông Nghiệp- TNTN, Đại Học An Giang. Giáo viên hướng dẫn: Ths. Nguyễn Văn Minh, Ks. Trần Văn Khải TÓM LƯỢC Chương trình “3 giảm 3 tăng” (3G3T) là kết quả của những thành tựu trong kỹ năng canh tác lúa: giảm giống, giảm phân, giảm thuốc bảo vệ thực vật, giúp nông dân loại bỏ những phương pháp canh tác truyền thống không còn phù hợp và tránh những lãng phí không đáng có nhằm nâng cao lợi nhuận cho người trồng lúa. Ở An Giang chương trình được triển khai từ vụ Hè Thu 2001 đã mang lại những kết quả tương đối thắng lợi nhưng vẫn còn một số ý kiến trong nông dân cho rằng áp dụng 3G3T chỉ có thể giảm giống, giảm thuốc BVTV mà không giảm được phân bón đặc biệt là phân đạm. Vì vậy mục đích của đề tài nhằm đánh giá lại một lần nữa và củng cố thêm kết quả của chương trình 3G3T. Bằng phương pháp phỏng vấn nông dân với 120 phiếu điều tra (60 hộ áp dụng 3G3T và 60 hộ không áp dụng 3G3T) và tính các giá trị trung bình, tối đa, tối thiểu trên phần mềm Excel, kết quả cho thấy: Lượng giống gieo sạ của nông dân áp dụng 3G3T giảm từ 90-98 kg/ha/vụ, lượng phân đạm giảm từ 22-32,20 kg/ha/vụ, số lần phun thuốc trừ sâu giảm trung bình từ 0,9-0,2 lần/vụ, số lần phun thuốc trừ bệnh giảm trung bình từ 0,5-0,75 lần/vụ, chi phí sản xuất giảm từ 811.000 đ/ha/vụ, năng suất tăng từ 0,12-0,38 tấn/ha/vụ, giá bán tăng từ 60-90 đ/kg, lợi nhuận tăng từ 1.800.000- 2.300.000 đ/ha/vụ Chương trình 3G3T đã thực sự mang lại hiệu quả cho nông dân cụ thể là nông dân tại huyện Chợ Mới. Đây là một chủ trương đúng đắn giúp nông dân hạ giá thành và tăng lợi nhuận trong sản xuất nông nghiệp nên cần được phát huy và nhân rộng đúng như ý nghĩa của nó. ii MỤC LỤC Nội dung Trang CẢM TẠ i TÓM LƯỢC ii MỤC LỤC iii DANH SÁCH BẢNG v DANH SÁCH HÌNH vi Chương 1 GIỚI THIỆU 1 1.1. Đặt vấn đề 1 1.2. Mục tiêu nghiên cứu 3 Chương 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 4 2.1. Cơ sở của chương trình 3G3T 4 2.1.1. Chương trình “Quản lý dịch hại tổng hợp- IPM” 4 2.1.1.1 IPM là gì? 4 2.1.1.2. Các đặc trưng của IPM 6 2.1.1.3. Các nguyên lý và nguyên tắc của IPM 7 2.1.1.4. Các yêu cầu của IPM 8 2.1.1.5. Các biện pháp trong IPM 8 2.1.2 Chương trình FPR. 20 2.1.3. Quản lý dinh dưỡng tổng hợp. 21 2.1.4. Thâm canh tổng hợp 21 2.2. Chương trình “Ba Giảm Ba tăng” 23 Chương 3 PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 30 3.1. Phương tiện 30 3.2. Phương pháp 30 3.2.1 Thu thập số liệu thứ cấp 30 3.2.2. Chọn địa điểm điều tra 30 3.2.3. Phương pháp điều tra 30 3.2.4. Các chỉ tiêu theo dõi 30 3.2.4.1. Ba giảm 30 3.2.4.2. Ba tăng 31 3.3. Xử lý số liệu 31 Chương 4 KẾT QUẢ THẢO LUẬN 32 4.1. Mô tả điểm nghiên cứu 32 4.2. Phân bố mẫu điều tra 34 4.1 Thông tin chung về nông hộ 34 4.1.1. Độ tuổi nông dân 34 4.1.2 Diện tích canh tác 35 4.1.3. Nguồn cung cấp thông tin về 3G3T cho nông dân 37 4.1.4. Những lý do để nông dân áp dụng và không áp dụng 3G3T 39 4.2 Thuận lợi của chương trình 3G3T 41 4.2.1. Giảm yếu tố đầu vào 41 iii 4.2.1.1 Giảm lượng lúa giống 41 4.2.1.2. Giảm lượng phân đạm (N) 44 4.2.1.3. Giảm số lần phun thuốc trừ sâu 46 4.2.1.4. Giảm số lần phun thuốc bệnh 47 4.2.1.5. Giảm chi phí nhờ áp dụng 3G3T 48 4.2.2. Tăng năng suất và lợi nhuận 49 4.2.2.1 Tăng năng suất 49 4.2.2.2. Tăng chất lượng 50 .2.2. Tăng lợi nhuận 51 Chương 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 53 5.1. Kết luận 53 5.2. Đề nghị 54 TÀI LIỆU THAM KHẢO 56 PHỤ CHƯƠNG pc-1 iv DANH SÁCH BẢNG Bảng số Tựa bảng Trang 1 Công thức bón phân chung cho vụ Hè Thu và Thu Đông 11 2 Công thức bón phân chung cho vụ Đông Xuân 12 3 Một số ngưỡng kinh tế đối với một số sâu hại 15 4 Phân bố mẫu điều tra 34 5 Độ tuổi của nông dân 34 6 Diện tích của nông dân có và không áp dụng 3G3T 35 7 Nguồn cung cấp thông tin về 3G3T cho nông dân 37 8 Lý do để nông dân áp dụng và không áp dụng 3G3T 39 9 Lượng lúa giống gieo sạ/ha 41 10 Lượng phân đạm (N)/ha 44 11 Số lần phun thuốc trừ sâu/vụ 46 12 Số lần phun thuốc trừ bệnh/vụ 47 13 Tổng chi phí lúa sản xuất/vụ 48 14 Năng suất lúa của nông dân có và không áp dụng 3G3T 49 15 Giá bán lúa của nông dân có và không áp dụng 3G3T 50 16 Lợi nhuận của nông dân 51 PHỤ CHƯƠNG pc-1 Phụ chương 1: Phiếu phỏng vấn chương trình “3 giảm 3 tăng” pc-1 Phụ chương 2: Thông tin chung về nông dân áp dụng 3G3T pc-4 Phụ chương 3: Thông tin chung về nông dân áp dụng 3G3T pc-7 Phụ chương 4: Các chỉ tiêu khác biệt về áp dụng và không áp dụng 3G3T pc-9 v DANH SÁCH HÌNH Hình số Nội dung Trang 1 Bản đồ phân bố địa điểm điều tra 33 2 Độ tuổi nông dân áp dụng 3G3T 35 3 Độ tuổi nông dân không áp dụng 3G3T 35 4 Diện tích canh tác của nông hộ 36 5 Tỷ lệ diện tích áp dụng 3G3T 37 6 Tỷ lệ diện tích không áp dụng 3G3T 37 7 Nguồn thông tin cho nông dân áp dụng 3G3T 38 8 Nguồn thông tin cho nông dân không áp dụng 3G3T 38 9 Lợi ích của chương trình 3G3T 40 10 Lý do nông dân không áp dụng 3G3T 41 11 Giảm lượng giống nhờ áp dụng 3G3T 42 12 Sử dụng màu sạ hàng để giảm giống gieo sạ 43 13 Ruộng áp dụng 3G3T 43 14 Giảm lượng phân đạm 45 15 Bón phân theo bảng so màu lá lúa 45 16 Giảm số lần phun thuốc trừ sâu 46 17 Giảm số lần phun thuốc trừ bệnh. 48 18 Giảm chi phí nhờ áp dụng 3G3T 49 19 Tăng năng suất nhờ áp dụng 3G3T 50 20 Giá lúa bán cao hơn nhờ áp dụng 3G3T 51 21 Tăng lợi nhuận nhờ áp dụng 3G3T 52 vi Chương I GIỚI THIỆU  1.1. Mở đầu Trong những năm gần đây sản lượng lúa gạo nước ta liên tục gia tăng, từ một nước phải cứu đói nay chúng ta đã vươn lên đứng hàng thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo, sánh vai cùng các quốc gia như Hoa Kỳ, Thái Lan, …khiến cho nhiều quốc gia phải thán phục khả năng sản xuất nông nghiệp của nông dân Việt Nam. Trong đó Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là vựa lúa lớn nhất của cả nước không chỉ góp phần thực hiện vấn đề an ninh lương thực mà còn đóng vai trò quan trọng bậc nhất cho xuất khẩu gạo của cả nước. Mặc dù chúng ta đã đạt được một sản lượng khá như vậy nhưng lợi nhuận của nông dân không là bao do chi phí sản xuất cao và chất lượng hạt gạo chưa thật tốt nên giá gạo của chúng ta vẫn còn ở mức thấp hơn so với Hoa Kỳ, Thái Lan. Bên cạnh đó việc yêu cầu tập trung sản xuất lúa gạo để đáp ứng cho đà tăng dân số nhanh chóng đã đưa đến sự thay đổi nhanh trong kỹ thuật sản xuất lúa. Những thay đổi gần đây đã gây ra tần số dịch hại lớn. Sự mở rộng diện tích trồng lúa đã tạo điều kiện cho các loại côn trùng phát tán trong thời kỳ của chúng, có cơ hội để tìm những cây ký chủ thích hợp, cho phép những đối tượng gây hại thay vì bị giới hạn ở những khu vực đơn lẻ có thể lan rộng đến những vùng mới, tăng số các loài côn trùng, các loài này đã chuyển từ ký chủ hoang qua lúa khi tập quán tự nhiên của chúng bị phá vỡ (W.H. Reissing và ctv, 1993). Vì vậy một trong những khâu quan trọng trong quá trình sản xuất khiến nông dân vừa tốn sức người sức của chính là công tác phòng trừ sâu bệnh cho ruộng lúa của mình. Với quan niệm sạ thật dầy, bón thật nhiều phân đạm thì mới đủ số chồi để đạt được năng suất làm cho tình hình dịch hại ngày càng gia tăng. Vì nóng lòng cho ruộng lúa của mình mà nông dân đổ vào đồng rộng một lượng thuốc hoá học ngày càng nhiều với hi vọng là sẽ tiêu diệt hết dịch hoạ. Một sự thật hiển nhiên là nơi nào người nông dân phun nhiều thuốc trừ sâu, bệnh càng nhiều thì nơi ấy dịch hại ngày càng phát triển 1 nhiều thêm và những nơi ấy môi trường nước, đất ngày càng bị ô nhiễm (Võ Tòng Xuân, 1993). Chính vì vậy mà ngày càng có nhiều chương trình như:“IPM quốc gia”, “Nông dân tham gia thí nghiệm”, “Quản lý dinh dưỡng cho cây lúa” …do Cục Bảo Vệ Thực Vật (BVTV), Viện Lúa ĐBSCL, Sở Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn phát động nhằm hạn chế dịch hại đồng thời giữ vững được năng suất của cây lúa. Các chương trình trên mặc dù đã giải quyết được phần lớn những vấn đề về dịch hại nhưng vẫn còn bộc lộ một số khuyết điểm như chương trình IPM nặng về quản lý sâu hơn là bệnh, chương trình nông dân tham gia thí nghiệm đồng ruộng chỉ tập trung cho việc không phun thuốc đầu vụ…. chưa giúp nông dân hoàn thiện kỹ năng trong canh tác lúa của họ. Một trong những bước đột phá trong quản lý dịch hại trên lúa được Cục BVTV, Viện Nghiên Cứu Lúa Ô Môn, IRRI triển khai đó là chương trình quản lý dinh dưỡng và dịch hại tổng hợp gọi tắt là "ba giảm ba tăng". Sức thuyết phục của các chương trình này chính từ những hiệu quả thực tế trên đồng ruộng. An Giang là một trong những tỉnh đi đầu trong thi đua sản xuất lúa chất lượng cao và cũng là trọng điểm của chương trình 3G3T. Từ vụ Hè Thu 2001, Chi Cục Bảo Vệ Thực Vật An Giang được sự hỗ trợ của Cục Bảo Vệ Thực Vật Phía Nam đã triển khai 4 lớp huấn luyện 3G3T và kể từ đó chương trình đã phát triển rộng khắp 11 huyện thị trong tỉnh. Mặc dù chương trình đã phát động một cách rất rầm rộ ở quy mô lớn, các báo cáo tổng kết của chi cục và trạm BVTV cho thấy hiệu quả của chương trình rất rõ rệt. Nhưng vẫn còn một số ý kiến trong nông dân cho rằng áp dụng 3G3T chỉ giảm được giống gieo sạ, giảm thuốc BVTV chứ không giảm được lượng phân đạm (N). Ngoài ra theo báo cáo về hiệu quả của chương trình 3G3T tại xã Vĩnh Nhuận huyện Châu Thành- một trong điểm của chương trình 3G3T ở An Giang của tác giả Nguyễn Thanh Xuân, Khoa Kinh Tế- Quản Trị Kinh Doanh- Trường Đại Học An Giang thì lượng phân N của nông dân áp dụng 3G3T là 148 kg/ha so với nông dân không áp dụng 3G3T là 116 kg/ha, cao hơn 32kg. Chính vì vậy, chương trình này còn nhiều chuyện bỏ ngỏ và hiệu quả của chương trình cần được chứng minh để củng cố lòng tin trong nông dân góp phần đẩy mạnh 2 chương trình phát triển ở quy mô rộng hơn. Địa bàn chọn điều tra là huyện Chợ Mới, một huyện cù lao nằm giữa sông Tiền và sông Hậu với dân số là toàn huyện năm 1999 là 351.762 người. Tổng diện tích tự nhiên là 35.571 ha, diện tích đất nông nghiệp là 23.585 ha trong đó đất lúa là 19.873 ha, huyện bao đê khép kín 60/73 tiểu vùng (Huỳnh Hiệp Thành, 2000). Do tình hình đặc thù của huyện Chợ Mới là vùng đê khép kín, đây là một trong những nguyên nhân làm giảm năng suất lúa trong khi lượng phân bón cứ tăng lên đặc biệt là phân đạm (N), áp lực dịch hại ngày càng tăng nên nông dân phải sử dụng một lượng lớn thuốc BVTV không những làm cho chi phí sản xuất tăng lên, lợi nhuận có phần giảm sút mà còn làm ô nhiễm môi trường đặc biệt là trong vùng đê bao khép kín do đó việc quán triệt chương trình đến nông dân thực sự rất có ý nghĩa trong bối cảnh ngành nông nghiệp của huyện Chợ Mới hiện nay. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu Điều tra và đánh giá hiệu quả của chương trình 3G3T tại huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang thông qua đánh giá từng mặt giảm và tăng nhằm củng cố hiệu quả của chương trình 3G3T góp phần giúp chương trình phát triển nhanh hơn và sâu rộng hơn tại huyện Chợ Mới, giúp nông dân giảm được chi phí đầu vào và tăng hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp . 3 Chương II LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU  Chương trình 3G3T trước đây còn được gọi là Quản lý dinh dưỡng & dịch hại tổng hợp được gọi tắt là ICM (Integrated Crop Management) là chương trình quản lý dịch hại dựa trên mối quan hệ của dinh dưỡng cây trồng và sự gây hại của dịch hại. Dựa vào những mối tương quan biết được, các nhà khoa học IRRI, và Cục BVTV đã triển khai ứng dụng trong quản lý dịch hại cho cây lúa (Sở Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn, 2002) Cốt lõi của chương trình này là sự kế thừa và phát huy chương trình IPM và thâm canh tổng hợp trong sản xuất lúa. 2.1. Cơ sở của chương trình 3G3T 2.1.1. Chương trình “Quản lý dịch hại tổng hợp- IPM” 2.1.1.1 IPM là gì? Thuật ngữ IPM là khái niệm rất quen thuộc đối với người nông dân sản xuất lúa, được xem như là giải pháp tổng hợp trong quản lý dịch hại. Tuy nhiên để nông dân hiểu rõ và có thể thực hiện đầy đủ các khái niệm này không thực sự đơn giản (Trần Văn Hai, 2004) IPM là chữ viết tắt của từ tiếng Anh: Integrated Pest Management, có nghĩa là quản lý dịch hại tổng hợp. Theo Rainer Daxl (1994) thì quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) là một hệ thống quản lý dịch hại mà trong khung cảnh cụ thể của môi trường và những biến động quần thể của các loài gây hại, sử dụng tất cả các kỹ thuật và biện pháp thích hợp có thể được, nhằm duy trì mật độ của các loài gây hại ở dưới mức gây ra thiệt hại kinh tế. Quản lý dịch hại tổng hợp cũng có thể định nghĩa là một hệ thống các biện pháp phòng trừ hợp lý về kinh tế và vững bền, dựa trên sự phối hợp các biện pháp trồng trọt, sinh học di truyền chọn giống và hoá học nhằm đạt được 4 sản lượng cây trồng cao nhất và tác hại của môi trường ít nhất (Oudejans, 1991, trích dẫn bởi Nguyễn Công Thuật 1996) Các biện pháp trên cần được sử dụng phối hợp với nhau và ở mức độ thích hợp tuỳ theo từng điều kiện cụ thể về tình hình dịch hại, khả năng chịu đựng và đền bù cả cây trồng, điều kiện đất đai, thời tiết khả năng về kinh tế… phối hợp ở đây chủ yếu là sử dụng nhiều biện pháp để hỗ trợ cho nhau, tăng hiệu quả phòng trừ, không nên chỉ đơn thuần dựa vào một biện pháp, nhất là không nên chỉ dựa vào biện pháp hoá học. Mức độ thích hợp tức là không nên dùng quá liều yêu cầu cần thiết và phải phù hợp với từng điều kiện cụ thể (Võ Văn Á và ctv, 1998) Ngày nay khi nền sản xuất nông nghiệp đã theo hướng thâm canh, bên cạnh năng suất gia tăng thì kéo theo sự gia tăng về dịch hại. Người ta ước tính có khoảng 10 ngàn loài sâu hại và hàng trăm ngàn loại bệnh gây hại trên các loại cây trồng làm giảm năng suất cây trồng trung bình từ 20-30%. Nhiều nước trên thế giới đã ghi nhận những đợt dịch hại nghiêm trọng. Ở nước ta, trong vòng 30 năm qua cũng từng xảy ra những đợt dịch sâu bệnh gây hại nặng nề, điển hình như đợt rầy xanh đuôi đen và bệnh vàng lụi lúa ở các tỉnh phía Bắc những năm 1964-1965, dịch rầy nâu và bệnh lùn xoắn lá ở các tỉnh Nam Bộ trong những năm 1977-1980 và các năm 1991-1992. Ngoài ra các loài dịch hại khác như bệnh, cỏ dại, chuột tuy không gây hại thành dịch nghiêm trọng nhưng đã làm giảm năng suất đáng kể và tốn chi phí phòng trừ rất tốn kém (Võ Văn Á và ctv, 1998) Để phòng trừ các loài dịch hại bảo vệ cây trồng nhiều biện pháp kỹ thuật ngày càng tiến bộ đã được áp dụng vào đồng ruộng. Ban đầu là các biện pháp thủ công như bắt giết, biện pháp canh tác, sử dụng một số chất vô cơ có sẵn trong tự nhiên và các chất hoá học tổng hợp đổ vào đồng ruộng ngày càng nhiều hơn như hợp chất Clo hữu cơ, Lân hữu cơ, Cacbamat, Cúc tổng hợp. Các hợp chất này có hiệu lực trừ sâu cao nhưng cũng rất độc hại với môi trường và con người, giết hại nhiều loại thiên địch, làm sâu hại dễ quen thuốc. Dần dần người ta nhận ra rằng biện pháp hoá học là “con dao hai lưỡi”, nó có thể giúp phòng trừ sâu hại có hiệu quả cao nhưng cũng rất có hại tới sức khoẻ 5 con người và huỷ hoại môi trường sinh thái (Võ Văn Á và ctv, 1998) Vì vậy áp dụng biện pháp phòng trừ vừa đảm bảo về năng suất vừa duy trì được tính bền vững của nền nông nghiệp là hết sức cần thiết. 2.1.1.2. Các đặc trưng của IPM Theo Rainer Daxl (1994) IPM có các đặc trưng sau:  Sự kiểm soát được dựa trên sự hiểu biết về dịch hại và thiên địch của chúng Một sự hiểu biết về sinh học và sinh thái học về sâu hại và thiên địch của chúng đặc biệt ở đâu và khi nào chúng xảy ra và di chuyển như thế nào vào cây trồng làm nơi cư trú để hình thành cơ sở cho sự kiểm soát . Người áp dụng IPM cũng cần hiểu quan hệ giữa dịch hại và thiên địch để có thể quyết định mật độ của chúng  Mật độ quần thể của dịch hại được giữ ở mức độ thấp. Dịch hại xảy ra ở một qui mô
Tài liệu liên quan