Luận văn Đối chiếu các phương tiện dùng để xưng hô trong truyện ngắn của nguyễn huy thiệp và truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư

Trong giao tiếp bằng ngôn ngữ, xưng hô là yếu tố đầu tiên mà các vai giao tiếp cần phải lựa chọn để xác lập vị trí của mình. Dựa vào xưng hô mà quan hệ giữa các vai giao tiếp được thiết lập. Do đó, sử dụng từ xưng hô không chỉ giúp cuộc thoại có thể tiến hành mà nó còn ảnh hưởng lớn đến chiến lược và hiệu quả giao tiếp. Xưng hô đúng, hay sẽ góp phần thúc đẩy giao tiếp phát triển. Ngược lại, xưng hô không hợp lý sẽ gây ra những hậu quả không mong muốn trong giao tiếp. Qua cách sử dụng từ xưng hô người ta có thể biết được tình cảm, thái độ, mối quan hệ, trình độ học vấn của các nhân vật tham gia giao tiếp. Nguyễn Huy Thiệp và Nguyễn Ngọc Tư là hai tác giả lớn và đã khẳng định được vị trí của mình trong nền văn học Việt Nam đương đại. Mỗi tác giả ở một vùng miền, mang một phong cách nghệ thuật khác nhau . Do đó, cách lựa chọn và sử dụng ngôn từ nghệ thuật cũng khác nhau, đặc biệt trong cách dùng các phương tiện dùng để xưng hô cũng mang đậm đặc điểm của phương ngữ hai vùng Nam - Bắc. Lý thuyết giao tiếp và hội thoại đã được đưa vào giảng dạy ở nhà trường phổ thông. Để hiệu quả giảng dạy cao, người giáo viên văn ngoài việc nắm vững tri thức cần tạo sức hút cho học sinh thông qua những tác phẩm vă n học đặc sắc, cụ thể. Với những lý do nêu trên, chúng tôi mạnh dạn đề xuất nghiên cứu đề tài: "Đối chiếu các phương tiện dùng để xưng hô trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp và truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư".

pdf128 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1957 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Đối chiếu các phương tiện dùng để xưng hô trong truyện ngắn của nguyễn huy thiệp và truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ------- HÀ NGỌC YẾN ĐỐI CHIẾU CÁC PHƢƠNG TIỆN DÙNG ĐỂ XƢNG HÔ TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN HUY THIỆP VÀ TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN NGỌC TƢ LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Thái Nguyên, 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ------- HÀ NGỌC YẾN ĐỐI CHIẾU CÁC PHƢƠNG TIỆN DÙNG ĐỂ XƢNG HÔ TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN HUY THIỆP VÀ TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN NGỌC TƢ LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 60.22.01 NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. PHẠM NGỌC THƢỞNG Thái Nguyên, 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào. Tác giả luận văn Hà Ngọc Yến Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên LỜI CẢM ƠN Luận văn này hoàn thành dưới sự hướng dẫn tận tình của TS Phạm Ngọc Thưởng. Tác giả xin gửi đến thầy lời cảm ơn sâu sắc. Tác giả cũng xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành của mình tới tất cả những thầy cô, những người đã trực tiếp giúp tác giả nâng cao vốn kiến thức ngôn ngữ trong thời gian tác giả theo học chương trình thạc sĩ Ngôn ngữ khóa 2007-2009 tại trường Đại học sư phạm Thái Nguyên. Tác giả cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đối với bạn bè và những người thân đã động viên, giúp đỡ tác giả trong thời gian hoàn thành luận văn. Tác giả luận văn Hà Ngọc Yến Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 3 1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................... 3 2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................ 3 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................... 5 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................. 6 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................ 6 6. Cấu trúc của luận văn ................................................................................. 7 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ........................................................................ 8 1.1. Giao tiếp và hoạt động giao tiếp .............................................................. 8 1.1.1. Nhân vật giao tiếp ............................................................................. 8 1.1.2. Hoàn cảnh giao tiếp .........................................................................12 1.2. Lý thuyết về hội thoại .............................................................................15 1.2.1. Khái niệm hội thoại .........................................................................15 1.2.2. Quy tắc chi phối quan hệ liên cá nhân – phép lịch sự .......................17 1.3. Phạm trù xưng hô ...................................................................................19 1.3.1. Khái niệm xưng hô ..........................................................................19 1.3.2. Các phương tiện dùng để xưng hô ...................................................21 1.4. Tiểu kết chương 1 ...................................................................................26 Chƣơng 2: CÁC PHƢƠNG TIỆN DÙNG ĐỂ XƢNG HÔ TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN HUY THIỆP VÀ TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN NGỌC TƢ ............................................................................28 2.1. Các phương tiện dùng để xưng hô trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp .....................................................................................................28 2.1.1. Các yếu tố xưng hô bằng lời (dạng hiển ngôn) .................................29 2.1.2. Các yếu tố xưng hô phi lời (dạng hàm ngôn) ...................................45 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 2.2. Các phương tiện dùng để xưng hô trong truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư ........................................................................................................48 2.2.1. Các yếu tố xưng hô bằng lời (dạng hiển ngôn) .................................48 2.2.2. Các yếu tố xưng hô phi lời (dạng hàm ngôn) ...................................60 2.3. Tiểu kết chương 2 ...................................................................................61 Chƣơng 3. SỰ ĐỒNG NHẤT VÀ KHÁC BIỆT GIỮA CÁC PHƢƠNG TIỆN DÙNG ĐỂ XƢNG HÔ TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN HUY THIỆP VÀ TRUYỆN NGẮN CỦA NGUYỄN NGỌC TƢ .....................63 3.1. Sự đồng nhất ..........................................................................................63 3.2. Sự khác biệt ............................................................................................66 3.3. Xu hướng “gia đình hoá” trong xưng hô ngoài xã hội ở truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp và truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư .......................71 3.4. Những đặc sắc trong sử dụng các phương tiện xưng hô trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp và truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư ..............74 3.4.1. Các yếu tố xưng hô phi lời (dạng hàm ngôn) ...................................74 3.4.2. Các yếu tố xưng hô bằng lời (dạng hiển ngôn) .................................77 3.5. Phong cách nhà văn ................................................................................92 3.6. Tiểu kết chương 3 ...................................................................................94 KẾT LUẬN ..................................................................................................95 TÀI LIỆU THAM KHẢO ...........................................................................98 PHỤ LỤC................................................................................................... 101 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong giao tiếp bằng ngôn ngữ, xưng hô là yếu tố đầu tiên mà các vai giao tiếp cần phải lựa chọn để xác lập vị trí của mình. Dựa vào xưng hô mà quan hệ giữa các vai giao tiếp được thiết lập. Do đó, sử dụng từ xưng hô không chỉ giúp cuộc thoại có thể tiến hành mà nó còn ảnh hưởng lớn đến chiến lược và hiệu quả giao tiếp. Xưng hô đúng, hay sẽ góp phần thúc đẩy giao tiếp phát triển. Ngược lại, xưng hô không hợp lý sẽ gây ra những hậu quả không mong muốn trong giao tiếp. Qua cách sử dụng từ xưng hô người ta có thể biết được tình cảm, thái độ, mối quan hệ, trình độ học vấn của các nhân vật tham gia giao tiếp. Nguyễn Huy Thiệp và Nguyễn Ngọc Tư là hai tác giả lớn và đã khẳng định được vị trí của mình trong nền văn học Việt Nam đương đại. Mỗi tác giả ở một vùng miền, mang một phong cách nghệ thuật khác nhau ... Do đó, cách lựa chọn và sử dụng ngôn từ nghệ thuật cũng khác nhau, đặc biệt trong cách dùng các phương tiện dùng để xưng hô cũng mang đậm đặc điểm của phương ngữ hai vùng Nam - Bắc. Lý thuyết giao tiếp và hội thoại đã được đưa vào giảng dạy ở nhà trường phổ thông. Để hiệu quả giảng dạy cao, người giáo viên văn ngoài việc nắm vững tri thức cần tạo sức hút cho học sinh thông qua những tác phẩm văn học đặc sắc, cụ thể. Với những lý do nêu trên, chúng tôi mạnh dạn đề xuất nghiên cứu đề tài: "Đối chiếu các phương tiện dùng để xưng hô trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp và truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư". 2. Lịch sử vấn đề Xưng hô từ lâu đã là vấn đề khá thú vị và được bàn đến khá nhiều trong giới ngôn ngữ học. Khi nghiên cứu đề tài này chúng tôi đã bước đầu tìm hiểu một số công trình, bài viết về xưng hô của một số tác giả. Cụ thể: Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 - Các bài báo, bài viết nghiên cứu về xưng hô: + Hoàng Thị Châu (1995), Vài đề nghị về chuẩn hoá cách xưng hô trong xã giao, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 3. + Nguyễn Văn Chiến (1993), Từ xưng hô trong tiếng Việt. Việt Nam những vấn đề ngôn ngữ và văn hoá, Hội ngôn ngữ học Việt Nam, Trường ĐHNN Hà Nội. + Stankêvich (1993), Cần tìm hiểu thêm về cách xưng hô trong tiếng Việt, Việt Nam những vấn đề ngôn ngữ và văn hoá, Hội ngôn ngữ học Việt Nam, Trường ĐHNN Hà Nội. + Phạm Văn Tình (1997), Nhân xem Bảy sắc cầu vồng bàn thêm về cách xưng hô trong nhà trường, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 9. + Phạm Ngọc Thưởng (1994), Về đại từ nhân xưng ngôi thứ 3, Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, số 10. + Phạm Ngọc Thưởng (1995), Xưng hô giữa vợ và chồng trong gia đình người Tày - Nùng, Tạp chí Dân tộc học, số 1. + Như ý (1990), Vai xã hội và ứng xử ngôn ngữ trong giao tiếp, Tạp chí Ngôn ngữ, số 3. + Bùi Minh Yến (1990), Xưng hô giữa vợ và chồng trong gia đình người Việt, Tạp chí Ngôn ngữ, số 3. + Bùi Minh Yến (1993), Xưng hô giữa anh chị và em trong gia đình người Việt, Tạp chí Ngôn ngữ, số 3. + Bùi Minh Yến (1994), Xưng hô giữa ông bà và cháu trong gia đình người Việt, Tạp chí Ngôn ngữ, số 2. - Các công trình luận văn, luận án nghiên cứu về xưng hô: + Hồ Thị Lân (1989), Tìm hiểu vai trò của từ xưng hô trong giao tiếp và các nhân tố tác động đến từ xưng hô, Luận văn sau đại học, Trường ĐHSP Hà Nội. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 + Phạm Ngọc Thưởng (1998), Cách xưng hô trong tiếng Nùng, Luận án tiến sĩ, Trường ĐHSP Hà Nội. + Lê Thanh Kim (2000), Từ xưng hô và cách xưng hô trong các phương ngữ tiếng Việt từ góc nhìn của lý thuyết xã hội ngôn ngữ học, Luận án tiến sĩ, Viện Ngôn ngữ học, Hà Nội. + Bùi Minh Yến (2001), Từ xưng hô trong gia đình đến xưng hô ngoài xã hội của người Việt, Luận án tiến sĩ, Viện Ngôn ngữ học, Hà Nội. Điểm qua một số công trình trên, chúng ta thấy xưng hô được nghiên cứu dưới những góc nhìn khác nhau trong đời sống. Tuy nhiên, theo khảo sát ban đầu của chúng tôi thì các phương tiện dùng để xưng hô trong một tác phẩm chưa được đề cập nhiều, đặc biệt là hầu như chưa có công trình nào nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống các phương tiện dùng để xưng hô trong các tác phẩm của các tác giả ở những vùng miền khác nhau. Kế thừa thành quả các công trình của những nhà nghiên cứu trước đây, chúng tôi hi vọng luận văn này sẽ có hướng đi mới trong việc tìm hiểu các phương tiện dùng để xưng hô của người Việt nói chung và các tác phẩm văn học nói riêng. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Trong luận văn này, chúng tôi tập trung, nghiên cứu, tìm hiểu các phương tiện dùng để xưng hô trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp và truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Do yêu cầu của đề tài, chúng tôi tìm hiểu các phương tiện dùng để xưng hô trong 15 truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp: Chảy đi sông ơi, Tướng về hưu, Muối của rừng, Phẩm tiết, Kiếm sắc, Thương nhớ đồng quê, Truyện tình kể trong đêm mưa, Con gái thuỷ thần, Những người thợ xẻ, Không có vua, Những ngọn gió Hua Tát, Những bài học nông thôn, Huyền thoại phố phường, Giọt máu, Chút thoáng Xuân Hương (Nhà xuất bản Hội nhà văn, Hà Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 Nội, 2005). 14 truyện ngắn trong tập “Cánh đồng Bất Tận” cña NguyÔn Ngäc T•: Cải ơi, Thương quá rau răm, Hiu hiu gió bấc, Huệ lấy chồng, Cái nhìn khắc khoải, Nhà cổ, Mối tình năm cũ, Cuối mùa nhan sắc, Biển người mênh mông, Nhớ sông, Dòng nhớ, Duyên phận so le, Một trái tim khô, Cánh đồng Bất Tận (Nhà xuất bản Trẻ, Hà Nội, 2006). 4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4.1 Mục đích nghiên cứu - Nghiên cứu các phương tiện dùng để xưng hô để thấy được đặc điểm ngôn ngữ và giá trị sử dụng của chúng trong các truyện ngắn. - Chỉ ra sự đồng nhất và khác biệt trong cách sử dụng các phương tiện dùng để xưng hô trong tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp và Nguyễn Ngọc Tư. Qua đó thấy được sự khác nhau trong cách sử dụng các phương tiện dùng để xưng hô của phương ngữ Bắc và phương ngữ Nam. 4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu - Xác lập những cơ sở lí luận được sử dụng để nghiên cứu các phương tiện dùng để xưng hô. - Khảo sát, thống kê, phân loại ... các phương tiện dùng để xưng hô trong các truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp và Nguyễn Ngọc Tư. - Miêu tả, phân tích và nhận xét những đặc điểm trong cách sử dụng các phương tiện xưng hô để thấy được sự đồng nhất và khác biệt trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp và truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Để nghiên cứu luận văn này, chúng tôi sử dụng những phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau: - Phương pháp thống kê - phân loại: phương pháp này giúp tập hợp các phương tiện dùng để xưng hô đã khảo sát được rồi phân loại chúng theo những tiêu chí đã định sẵn. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 - Phương pháp phân tích - tổng hợp: phương pháp này được dùng để miêu tả đối tượng nghiên cứu và bước đầu tổng kết những kết quả đã nghiên cứu được. - Phương pháp so sánh - đối chiếu: phương pháp này được dùng để so sánh, đối chiếu các phương tiện dùng để xưng hô trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp và truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, thư mục tài liệu tham khảo, phụ lục,… luận văn gồm 3 chương: - Chương 1: Cơ sở lí luận - Chương 2: Các phương tiện dùng để xưng hô trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp và truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư. - Chương 3: Sự đồng nhất và khác biệt giữa các phương tiện dùng để xưng hô trong truyện ngắn của Nguyễn Huy Thiệp và truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 Chƣơng 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Giao tiếp và hoạt động giao tiếp Theo Các Mác thì : “Con người là tổng hoà các mối quan hệ xã hội” và các quan hệ này được biểu hiện rõ nhất trong giao tiếp. Chính vì vậy, giao tiếp không chỉ là một hoạt động xã hội cơ bản mà nó còn đánh dấu sự phát triển vượt bậc của loài người. Nghiên cứu từ xưng hô do đó không thể đặt ngoài quá trình giao tiếp. Theo GS. Đỗ Hữu Châu, trong giao tiếp bằng ngôn ngữ đáng chú ý là sự có mặt của các nhân tố giao tiếp sau: ngữ cảnh, ngôn ngữ và diễn ngôn. Trong khuôn khổ phạm vi đề tài này, chúng tôi chỉ xin trình bày nhân tố ngữ cảnh giao tiếp trong việc ảnh hưởng đến việc lựa chọn và sử dụng từ xưng hô của các tác giả. Ngữ cảnh giao tiếp là những nhân tố có mặt trong một cuộc giao tiếp nhưng nằm ngoài diễn ngôn. Nó là một tổng thể của những hợp phần như: nhân vật giao tiếp và hiện thực ngoài diễn ngôn (hoàn cảnh giao tiếp). Chúng tôi sẽ đi sâu tìm hiểu cụ thể hai nhân tố này trong việc ảnh hưởng đến việc lựa chọn các phương tiện dùng để xưng hô trong sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp và Nguyễn Ngọc Tư. 1.1.1. Nhân vật giao tiếp “Nhân vật giao tiếp là những người tham gia vào một cuộc giao tiếp bằng ngôn ngữ, dùng ngôn ngữ để tạo ra các lời nói, các diễn ngôn qua đó mà tác động vào nhau. Đó là những người tương tác bằng ngôn ngữ.” [7, 15] Nhân vật giao tiếp đóng vai trò quan trọng trong quá trình giao tiếp, nó có thể thúc đẩy hoặc tự kết thúc cuộc thoại. Do đó nó chính là linh hồn của cuộc thoại. Giữa các nhân vật giao tiếp có quan hệ vai giao tiếp và quan hệ liên cá nhân. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9 1.1.1.1. Vai giao tiếp Để tiến hành giao tiếp các thành viên tham gia giao tiếp phải xác lập vị thế giao tiếp của mình, nghĩa là phải nhận thức được đầy đủ về đối tượng tham gia giao tiếp (về tuổi tác, nghề nghiệp, địa vị xã hội, mục đích giao tiếp,vốn sống,...) và về chính bản thân mình. Nếu giao tiếp mới là sự gặp gỡ, tiếp xúc lần đầu thì các thành viên tham gia giao tiếp phải có bước thăm dò đối tượng thông qua cách giao tiếp, trình độ văn hoá ứng xử của mình để có thể thu thập thông tin về đối phương.“Vai giao tiếp chính là cương vị xã hội của một cá nhân nào đó trong một hệ thống các quan hệ xã hội. Vai được hình thành trong quá trình xã hội hoá các nhân”. [15, 30] Mỗi cá nhân trong mỗi hoàn cảnh giao tiếp nhất định lại đóng một vai khác nhau hợp thành một bộ vai cho mình trong hệ thống giao tiếp chung, chẳng hạn: khi đi học là sinh viên, khi đi xem phim là khán giả, khi ở nhà là con đối với bố mẹ, là anh đối với các em, là cháu đối với ông bà, ... Sự phong phú trong các vai giao tiếp từ đó cũng tạo nên sự phong phú trong cách xưng hô cho mỗi cá nhân. Các nhân vật trong một cuộc giao tiếp thường có sự phân vai khá rõ ràng: vai phát ra diễn ngôn tức là vai nói (viết) và vai tiếp nhận diễn ngôn (vai nghe). Khi giao tiếp trực tiếp, hai vai này thường luân chuyển, đổi vai cho nhau. Việc đổi vai không chỉ thúc đẩy giao tiếp phát triển mà đôi khi còn kết thúc giao tiếp: “Trong quá trình giao tiếp, người nhận có thể đóng vai trò tích cực hay tiêu cực. Người nhận tích cực khi anh ta luôn thay đổi vai trò người nhận - người phát, khi giao tiếp diễn ra ở hai chiều. Người nhận tiêu cực khi anh ta luôn giữ vai trò người nhận trong suốt quá trình giao tiếp, nghĩa là khi giao tiếp chỉ diễn ra một chiều”. [5, 43] Trên cơ sở có được thông tin về đối tượng giao tiếp mà nhân vật giao tiếp lựa chọn từ xưng hô thích hợp. Trong nhiều trường hợp, tuỳ thuộc vào Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10 ngữ cảnh mà nhân vật giao tiếp lại giữ một vị thế giao tiếp nhất định. Không phải cứ nhiều tuổi, địa vị xã hội cao, chức vụ lớn, ... thì sẽ giữ vị thế giao tiếp cao hơn đối tượng còn lại mà chúng ta phải xác định trong ngữ cảnh đó yêu cầu gì của cuộc giao tiếp là nổi bật, giá trị nào là ưu tiên để từ đó lựa chọn các phương tiện xưng hô thích hợp. Cách xưng hô trong quan hệ gia tộc khác cách xưng hô ngoài xã hội. Do đó nhân vật phải xác định đúng vị thế giao tiếp, xây dựng chiến lược, động cơ, mục đích giao tiếp phù hợp mới tạo hiệu quả cao trong giao tiếp. Ví dụ: (Cuộc nói chuyện giữa ông Cơ và Thuỷ) - Sao không cho vào máy xát? Sao để ông biết? - Cháu quên, cháu xin lỗi mợ. [27, 20] Ở đây, xét về tuổi tác thì ông Cơ xếp vào bậc cha chú của Thuỷ. Nhưng xét về vị thế giao tiếp thì ông Cơ là người giúp việc, Thuỷ là con dâu của chủ ngôi nhà. Do xác định được vị thế của mình, trong đoạn thoại trên,Thuỷ chọn cách xưng hô trống không (xưng hô phi lời) thể hiện được vai trò người chủ, bậc trên; ông Cơ đứng ở vai trò người làm nên chọn cách xưng hô như trong gia đình phong kiến xưa (gọi người chủ trẻ tuổi là cậu, mợ) bất chấp vấn đề tuổi tác... Mặt khác, cách xưng hô trên cũng có thể là chiến lược giao tiếp của ông Cơ khi tạo sự gần gũi, thân mật, và tỏ ra biết lỗi mong sự tha thứ từ cô chủ. 1.1.1.2. Quan hệ liên cá nhân “Quan hệ liên cá nhân là quan hệ so sánh xét trong tương quan xã hội, hiểu biết, tình cảm giữa các nhân vật giao tiếp với nhau”. [7, 17] Quan hệ liên cá nhân giữa các nhân vật giao tiếp này có thể diễn tiến theo 2 kiểu: quan hệ vị thế xã hội (quyền uy) và quan hệ khoảng cách (thân cận). Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11 Quan hệ Đặc điểm Quan hệ liên cá nhân Quan hệ vị thế xã hội (quyền uy) Quan hệ khoảng cách (thân cận) Khái niệm - Là quan hệ ứng xử xã hội dựa trên những quy tắc giao tiếp nhất định. - Là quan hệ ứng xử giữa các cá nhân thể hiện thái độ, tình cảm của các vai giao tiếp. Cơ sở xác lập - Dựa vào tuổi tác, nghề nghiệp, chức quyền, thứ bậc,... - Dựa theo mức độ hiểu biết lẫn nhau, thân thiện với nhau. Quan hệ giữa các nhân vật giao tiếp - Phi đối xứng, nghĩa là sẽ giữ nguyên không thay đổi trong quá trình giao tiếp. - Đối xứng, có thể tạo sự thân tình hoặc xa lạ với những mức độ khác nhau. Qua thương lượng có thể thay đổi khoảng cách. Yếu tố đặc trưng - Quan hệ này đặc trưng bởi yếu tố quyền lực và tạo ra khoảng cách giữa
Tài liệu liên quan