Luận văn Dự báo những tác động cơ bản đến các doanh nghiệp thương mại khi Việt Nam gia nhập WTO

Gia nhập Tổchức thương mại thếgiới (WTO) là nhiệm vụquan trọng nhất của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tếquốc tế. Trong thời gian qua thực hiện chính sách đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệkinh tế đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tếquốc tếViệt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong hợp tác đa phương và song phương. Nước ta đã trởthành thành viên của nhiều Tổchức quốc tếnhư: Khu vực mậu dịch tựdo ASEAN (AFTA), Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn hợp tác Á-Âu (ASEM), đã ký Hiệp định thương mại song phương với nhiều nước thuộc các Châu lục khác nhau, trong đó đặc biệt là Hiệp định thương mại với Hoa Ký. Đây là bản Hiệp định mà thông qua đó, Việt Nam cam kết thực hiện quan hệthương mại trên cơsởnhững chuẩn mực pháp luật quốc tếvà của WTO. Việc gia nhập Tổchức thương mại thếgiới đang là đòi hỏi cấp bách hiện nay, vấn đềnày đã được kềcập trong văn kiện Đại hội IX của Đảng “Tiếp tục mởrộng quan hệkinh tế đối ngoại theo hướng đa phương, đa dạng hoá; chủ động hội nhập kinh tếquốc tế, thực hiện những cam kết trong quan hệsong phương và đa phương nhưAFTA, BTA, tiến tới gia nhập WTO”. Tại Hội nghịlần thứIX, Ban chấp hành trung ương khoá IX cũng nhận định “Tiếp tục chủ động hội nhập kinh tếquốc tế, thực hiện có hiệu quảnhững cam kết và lộtrình hội nhập kinh tếquốc tế, chuẩn bị tốt những điều kiện trong nước đểsớm gia nhập Tổchức thương mại thếgiới WTO” Thực tếcho thấy việc gai nhập WTO là xu thếkhách quan phù hợp với tiến trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tếquốc tế đang diễn ra sâu rộng trên thếgiới, phù hợp với xu thếphát triển kinh tế- xã hội của Việt Nam hiện nay và những năm đầu của thếkỷ21. Hiện nay đã có 148 nước gia nhập WTO, 20 nước đang tiến hành đàm phán gia nhập, điều đó cho thấy WTO ngày càng có vai trò quan trọng trong sự phát triển của kinh tế, thương mại thếgiới và có sức hấp dẫn hơn đối với các nền kinh tếcủa các nước đang phát triển trong bối cảnh toàn cầu. Việt Nam gia nhập WTO là quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh, vừa có thới cơvà cảthách thức đối với nền kinh tếnước ta. Doanh nghiệp thương mại là một tế bào trong nền kinh tế, do đó các doanh nghiệp thương mại cũng bịtác động bởi sự kiện này. Với sức ép thời gian gia nhập WTO đã gần kề, các doanh nghiệp thương mại cần phải tìm hiểu rõ vềcơchếhoạt động của tổchức này; nó có tác động như thếnào đến tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại?, thuận lợi hay không thuận lợi?.Tìm hiểu các vấn đềtrên đểtừ đó các doanh nghiệp thương mại kết hợp với tình hình hiện tại của mình mà đềra chiến lược kinh doanh đểcó thểtồn tại và phát triển bền vững. Đây cũng là lý do của việc nghiên cứu đề tài “Dựbáo những tác động cơbản đến các doanh nghiệp thương mại khi Việt Nam gia nhập WTO”. Đềtài rất có ý nghĩa khoa học và thực tiển để đóng góp vào hiệu quảhoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại nói riêng, nền kinh tế Việt Nam nói chung cũng nhưvấn đềxã hội trong việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động

pdf74 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1227 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Dự báo những tác động cơ bản đến các doanh nghiệp thương mại khi Việt Nam gia nhập WTO, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU 1. Ý NGHĨA CHỌN ĐỀ TÀI Gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) là nhiệm vụ quan trọng nhất của Việt Nam trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Trong thời gian qua thực hiện chính sách đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ kinh tế đối ngoại, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong hợp tác đa phương và song phương. Nước ta đã trở thành thành viên của nhiều Tổ chức quốc tế như: Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á- Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn hợp tác Á-Âu (ASEM), đã ký Hiệp định thương mại song phương với nhiều nước thuộc các Châu lục khác nhau, trong đó đặc biệt là Hiệp định thương mại với Hoa Ký. Đây là bản Hiệp định mà thông qua đó, Việt Nam cam kết thực hiện quan hệ thương mại trên cơ sở những chuẩn mực pháp luật quốc tế và của WTO. Việc gia nhập Tổ chức thương mại thế giới đang là đòi hỏi cấp bách hiện nay, vấn đề này đã được kề cập trong văn kiện Đại hội IX của Đảng “Tiếp tục mở rộng quan hệ kinh tế đối ngoại theo hướng đa phương, đa dạng hoá; chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện những cam kết trong quan hệ song phương và đa phương như AFTA, BTA, tiến tới gia nhập WTO”. Tại Hội nghị lần thứ IX, Ban chấp hành trung ương khoá IX cũng nhận định “Tiếp tục chủ động hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện có hiệu quả những cam kết và lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế, chuẩn bị tốt những điều kiện trong nước để sớm gia nhập Tổ chức thương mại thế giới WTO” Thực tế cho thấy việc gai nhập WTO là xu thế khách quan phù hợp với tiến trình toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra sâu rộng trên thế giới, phù hợp với xu thế phát triển kinh tế- xã hội của Việt Nam hiện nay và những năm đầu của thế kỷ 21. Hiện nay đã có 148 nước gia nhập WTO, 20 nước đang tiến hành đàm phán gia nhập, điều đó cho thấy WTO ngày càng có vai trò quan trọng trong sự phát triển của kinh tế, thương mại thế giới và có sức hấp dẫn hơn đối với các nền kinh tế của các nước đang phát triển trong bối cảnh toàn cầu. Việt Nam gia nhập WTO là quá trình vừa hợp tác vừa đấu tranh, vừa có thới cơ và cả thách thức đối với nền kinh tế nước ta. Doanh nghiệp thương mại là một tế bào trong nền kinh tế, do đó các doanh nghiệp thương mại cũng bị tác động bởi sự kiện này. Với sức ép thời gian gia nhập WTO đã gần kề, các doanh nghiệp thương mại cần phải tìm hiểu rõ về cơ chế hoạt động của tổ chức này; nó có tác động như thế nào đến tình hình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại?, thuận lợi hay không thuận lợi?...Tìm hiểu các vấn đề trên để từ đó các doanh nghiệp thương mại kết hợp với tình hình hiện tại của mình mà đề ra chiến lược kinh doanh để có thể tồn tại và phát triển bền vững. Đây cũng là lý do của việc nghiên cứu đề tài “Dự báo những tác động cơ bản đến các doanh nghiệp thương mại khi Việt Nam gia nhập WTO”. Đề tài rất có ý nghĩa khoa học và thực tiển để đóng góp vào hiệu quả hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại nói riêng, nền kinh tế Việt Nam nói chung cũng như vấn đề xã hội trong việc giải quyết công ăn việc làm cho người lao động 2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề sau: - Nghiên cứ một cách có hệ thống về Tổ chức WTO và cơ chế điều hành của tổ chức WTO - Nghiên cứu những ưu đãi theo qui định của WTO dành cho các nước đang phát triển như Việt Nam - Nghiên cứu những kinh nghiệm đối phó những tác động của một số nước thành viên WTO, các nước có điều kiện tương đồng như Việt Nam để rút ra bài học cho Việt Nam - Xác định sự cần thiết phải gia nhập WTO của Việt Nam - Đánh gia tình hình hoạt động thương mại của Việt Nam và các doanh nghiệp thương mại trước ngưỡng cửa gia nhập WTO - Dự báo những tác động cơ bản đến các doanh nghiệp Việt Nam khi Việt Nam gia nhập WTO - Đề suất các kiến nghị, giải pháp để các doanh nghiệp thương mại tồn tại và đứng vững khi Việt Nam gia nhập WTO 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đề tài giới hạn trong phạm vi đối tượng ngiên cứu và thời gian nghiên cứu * Về đối tương nghiên cứu - Tổ chức thương mại thế giới WTO - Trung Quốc - Nhật Bản - Việt Nam - Các doanh nghiệp thương mại Việt Nam: là những doanh nghiệp chủ yếu thực hiện các hoạt đọ6ng thương mại (thông qua các hoạt động mua bán trên thị trường, doanh nghiệp thương mại vừa làm dịch vụ cho người bán, vừa làm dịch vụ cho người mua và đáng ứng lợi ích của chính mình là có lợi nhuận) * Về thời gian nghiên cứu - WTO: từ thời điểm WTO kế thừa GATT trên cơ sở Hiệp định thành lập WTO năm 1994 - Việt Nam: 2001-2004 - Các doanh nghiệp thương mại Việt Nam: từ 2000-2003 4. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUNA ĐẾN ĐỀ TÀI VÀ ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI Trong thời gian qua, đã có khá nhiều bài viết, tham luận ngắn (từ 3 đến 4 trang) đăng trên tạp chí hay phát biểu tạo một số hội thảo xoay quanh một số vấn đề nâng cao năng lực các doanh nghiệp trong điều kiện hội nhập,…Tuy nhiên, những bài viết này chỉ nếu lên một số khía cạnh nhất định. Năm 2005, Nhà xuất bản Lao động- Xã hội đã phát hành quyển sách “Nâng cao sức cạnh tranh cho các doanh nghiệp thương mại Việt Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế”, tác giả là TS. Nguyễn Vĩnh Thanh. Đề tài này, như tên gọi của nó là nghiên cứu và đưa ra các giải pháp nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp thương mại, nhưng không đi sâu nghiên cứu những tác động thuận lợi vá không thuận lợi đến các doanh nghiệp khi Việt Nam gia nhập WTO. Ngoài ra, cũng có hai đề tài của hai nhóm sinh viên thuộc nhóm ngành Khoa Học Xã Hội tham gia giải thưởng “Sinh viên nghiên cứu Khoa học”, đó là “Giải pháp nâng cao tính cạnh tranh cho doanh nghiệp Việt Nam trong tiến trình gia nhập WTO” thực hiện năm 2003 và đề tài “Thuận lợi và khó khăn của doanh nghiệp Việt Nam khi gia nhập WTO- Những giải pháp đề ra” thực hiện năm 2004 nhưng cả hai đề tài này chưa hệ thống một cách đầy đủ những vấn đề liên quan đến các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp thương mại nói riêng Luận văn này, có thể được xem là luận văn nghiên cứu một cách hệ thống khá toàn diện đến tình hình của các doanh nghiệp thương mại và dự báo những tác động cơ bản đến các doanh nghiệp thương mại khi Việt Nam gia nhập WTO. Từ những góc nhìn nhận khác nhau trong nội dung của các tham luận, tham khảo các đề tài trên, tác giả đã kế thừa những quan điểm thống nhất, thêm vào đó là những kinh nghiệm đối phó những tác động cơ bản đến các doanh nghiệp thương mại của một số nước thành viên WTO có đặc điểm kinh tế tương tự như Việt Nam và tiến trình hội nhập của Việt Nam, đồng thời những quan điểm cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO, tác giả đã tổng kết, phân tích, đánh giá để đưa ra cách nhìn tổng thể và hoàn thiện nhằm đưa ra những kiến nghị, giảm pháp đối với Nhà nước và các doanh nghiệp thương mại Việt Nam để các doanh nghiệp có thể chuẩn bị tốt, đối phó với những vấn đề bất trắc và tận dụng cơ hội để có thể tồn tại và đứng vững trong bối cảnh thời gian Việt Nam trở thành thành viên của WTO đã gần kề 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - Đề tài lấy quan điểm, đường lối chủ trương chính sách của Đảng Cộng Sản Việt Nam về mở rộng và phát triển kinh tế đối ngoại theo hướng đa phương hóa và đa dạng hoá làm kim chỉ nam cho phương pháp luận nghiên cứu của mình - Đề tài tổng hợp những quan điểm, góc nhìn khác nhau của các tham luận; nghiên cứu kinh nghiệm của một sớ nước có điều kiện tương đồng như Việt Nam và tình hình hiện tại của các doanh nghiệp thương mại để sử dụng các phương pháp phân tích, đánh giá và đi đến kết kết luận khoa học. 6. NỘI DUNG Để thực hiện đực mục tiêu nghiên cứu, lau65n văn được cấu trúc thành 3 chương: CHƯƠNG 1: WTO VÀ KINH NGHIỆM ĐỐI PHÓ NHỮNG TÁC ĐỘNG CƠ BẢN ĐẾN CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI CỦA MỘT SỐ NƯỚC THÀNH VIÊN WTO Ở chưng này, tác giả trình bày tổng quan về WTO như lịch sử hình thành, nguyên tắc hoạt động và kinh nghiệm đối phó những tác động của một số nước thành viên WTO có điều kiện tương đồng như Việt Nam, từ đó luận văn rút ra bài học cho việt nam và những ưu đãi mà WTO dành cho các nước đang phát triển như Việt Nam CHƯƠNG 2: DỰ BÀO NHỮNG TÁC ĐỘNG CƠ BẢN ĐẾN CÁC DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO Nội dung chương này, tác giả trình bày sự cần thiết của việc gia nhập WTO, tiến trình gia nhập WTO của Việt Nam. Ngoài ra, luận văn cũng trình bày về tình hình hoạt động thương mại của Việt Nam và các doanh nghiệp thương mại Việt Nam, đánh giá những mặt còn tồn tại của các doanh nghiệp thương mại và dự báo những tác động cơ bản đến các doanh nghiệp thương mại khi Việt Nam là thành viên chính thức của WTO CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ CÁC DOANH NGHIỆP TỒN TẠI VÀ ĐỨNG VỮNG KHI VIỆT NAM GIA NHẬP WTO Từ những thành tựu và các mặt tồn tại của các doanh nghiệp thương mại cũng như dự báo những tác động thuận lợi và không thuận lợi đến các doanh nghiệp thương mại khi Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO, đồng thời dựa vào quan điểm gai nhập WTO của Việt Nam, tác giả đưa ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm tận dụng thời cơ, hạn chế thách thức để Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp thương mại Việt Nam nói riêng nâng cao năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững. CHƯƠNG 1:TỔ CHỨC THƯƠNG MẠI THẾ GIỚI (WTO) VÀ KINH NGHIỆM CỦA MỘT NƯỚC ĐỐI PHÓ VỚI NHỮNG TÁC ĐỘNG KHI GIA NHẬP WTO Nghiên cứu quá trình phát triển kinh tế của Việt Nam trong 10 năm gần đây cho thấy rằng sự thành công kinh tế của Việt Nam phụ thuộc rất nhiều ở mức độ tham gia của Việt Nam vào nền kinh tế của khu vực và thế giới. Chính phủ Việt Nam của nhận thấy sự cần thiết và lợi lích khi tham gia vào hệ thống thương mại thế giới mà Tổ chức thương mại thế giới (WTO) là tổ chức lớn nhất. Trước khi chúng ta nghiên cứu về những tác động cơ bản đối với các doanh nghiệp thương mại khi Việt Nam gia nhập WTO, trong chương này chúng ta sẽ nghiên cứu một số vấn đề cơ bản sau: - Tổ chức thương mại thế giới (WTO): Lịch sử hình thành, mục tiêu, chức năng, các nguyên tắc cơ bản và một số ưu đãi mà WTO dành cho các nước đang phát triển - Kinh nghiệm đối phó với những tác động đến các doanh nghiệp thương mại của một số nước và từ đó rút ra kinh nghiệm cho Việt Nam 1.1 TỔNG QUAN VỀ WTO 1.1.1 Lịch sử hình thành WTO Tổ chức thương mại thế giới (WTO) được thành lập và chính thức đi vào hoạt động từ 1/1/1995, là kết quả của vòng đàm phán Uruguay kéo dài 8 năm (1986 – 1994). WTO ra đời nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển của thương mại thế giới trong xu thế toàn cầu hoá và là sự kế thừa của Hiệp định chung về thuế quan và thương mại (GATT). GATT được thành lập năm 1947 với 23 nước tham gia, cùng nhau xây dựng các Hiệp định về thuế quan và thương mại. Hiệp định của GATT bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/1948 và đến hết năm 1994. Từ khi ra đời đến khi chuyển sang WTO, GATT đã thực hiện 8 vòng đàm phán thương mại lớn về mậu dịch và thuế quan (xem phụ lục 1: Tóm tắt các vòng đàm phán của GATT). Các vòng đàm phán càng về sau càng tăng cả về quy mô, thời gian, số nước tham gia và lĩnh vực đàm phán nên GATT với tư cách là một sự thỏa thuận có nhiều nội dung ký kết mang tính chất tuỳ ý đã tỏ ra không thích hợp. Do đó ngày 15/4/1994 tại Marrakesh các thành viên GATT đã ký ký Hiệp định thành lập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) nhằm kế tục và phát triển sự nghiệp của GATT. WTO là một thể chế pháp lý của hệ thống thương mại đa phương, WTO đưa ra các nghĩa vụ có tính nguyên tắc để Chính phủ các nước thiết lập khuôn khỗ các luật lệ và quy định thương mại trong nước phù hợp với nền thương mại thế giới. Chỉ 10 năm sau khi thành lập đến nay WTO đã có tới 148 nước thành viên chính thức, các thành viên WTO chiếm 85% tổng thương mại hàng hóa và 90% thương mại dịch vụ toàn cầu. Hiện nay WTO đang khởi động vòng đàm phán mới (Doha) nhằm tự do hóa thương mại toàn cầu toàn diện và sâu sắc hơn. Lúc đó các nước muốn đàm phán gia nhập WTO sẽ phải chịu những điều kiện ràng buộc cao hơn hiện nay. Vì vậy, nhiều nước đang đẩy mạnh nhanh đàm phán để gia nhập trước khi Vòng đàm phán Doha kết thúc. * Sự khác biệt giữa WTO và GATT - GATT là một loạt các quy định, Hiệp định đa biên mang tính tạm thời, không có nền tảng về thể chế. Còn WTO với các Hiệp định của mình mang tính thường trực lâu dài. Với tư cách là một tổ chức quốc tế, WTO có nền tảng pháp lý vững chắc. - Các quy định của GATT được áp dụng cho thương mại hàng hoá. Còn WTO bao gồm thương mại hàng hoá, dịch vụ và các khía cạnh liên quan đến thương mại như đầu tư, sở hữu trí tuệ. - WTO có các thành viên còn GATT chỉ có các bên ký kết (vì GATT chỉ là một Hiệp định) - Cơ chế Giải quyết tranh chấp của WTO nhanh hơn so với cơ chế của GATT. Nguyên tắc của GATT là phán quyết có hiệu lực khi được tất cả các thành viên Đại hội đồng tán thành (đồng thuận), trong khi phán quyết của WTO chỉ vô hiệu lực khi tất cả các thành viên đồng tình phản đối. 1.1.2 Mục tiêu hoạt động và chức năng của WTO 1.1.2.1 Mục tiêu hoạt động WTO với tư cách là tổ chức thương mại của các nước trên thế giới, thực hiện những mục tiêu trong lời nói đầu của Hiệp định GATT 1947. Cụ thể WTO có 3 mục tiêu sau: - Thúc đẩy tăng trưởng thương mại hàng hoá và dịch vụ trên thế giới phục vụ cho sự phát triển ổn định, bền vững và bảo vệ môi trường . - Thúc đẩy sự phát triển các thể chế thị trường, Giải quyết các bất đồng và tranh chấp thương mại giữa các nước thành viên trong khuôn khỗ của hệ thống thương mại đa phương. - Nâng cao mức sống, tạo công ăn việc làm cho người dân các nước thành viên, bảo đảm các quyền và tiêu chuẩn lao động tối thiểu được tôn trọng. 1.1.2.2 Chức năng của WTO - Thống nhất quản lý việc thực hiện các hiệp định và thoả thuận thương mại đa phương, giám sát, tạo thuận lợi, kể cả trợ giúp kinh tế cho các thành viên thực hiện các nghĩa vụ thương mại quốc tế cho họ, đồng thời thụ hưởng các quyền lợi được quy định trong các Hiệp định đa phương. - Tổ chức các vòng đàm phán thương mại đa phương trong khuôn khỗ WTO theo quyết định của Hội nghị Bộ trưởng của WTO. WTO là diễn đàn để thông qua đó, các quốc gia thành viên tiến hành đàm phán về những vấn đề được quy định trong các Hiệp định thương mại đa phương và về các vấn đề thương mại quốc tế. - WTO tiến hành Giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia thành viên liên quan đến việc thực hiện và Giải thích Hiệp định của WTO và các Hiệp định thương mại đa phương và nhiều bên. - WTO lập ra cơ chế để xem xét, kiểm soát chính sách thương mại của các quốc gia thành viên, bảo đảm thực hiện mục tiêu thúc đẩy tự do hóa thương mại và tuân thủ các quy định của WTO. - WTO thực hiện việc hợp tác với các tổ chức kinh tế- thương mại quốc tế khác như Quỹ tiền tệ quốc tế và Ngân hàng thế giới trong việc hoạch định những chính sách và dự báo về những xu hướng phát triển của kinh tế toàn cầu. 1.1.3 Những nguyên tắc hoạt động của WTO 1.1.3.1 Không phân biệt đối xử: Nguyên tắc này thể hiện qua hai quy chế - Quy chế đãi ngộ tối huệ quốc (MFN): là quy chế mỗi nước thuộc WTO phải giành cho sản phẩm nhập khẩu từ một quốc gia thành viên khác đối xử không kém ưu đãi hơn so với sản phẩm nhập khẩu từ một quốc gia thứ ba. - Quy chế đối xử quốc gia (NT): Là quy chế mà mỗi nước thành viên WTO không giành cho sản phẩm nội địa (do các doanh nghiệp trong nước sản xuất) những ưu đãi hơn so với sản phẩm nước ngoài (sản phẩm nhập khẩu hoặc sản phẩm do các doanh nghiệp có vốn nước ngoài sản xuất) về các lĩnh vực như ưu đãi về thuế, các điều kiện vệ sinh, kinh doanh,… 1.1.3.2 Thương mại ngày càng thuận lợi, tự do hơn thông qua đàm phán Với nguyên tắc này đòi hỏi mỗi nước phải xây dựng lộ trình các giảm thuế và các biện pháp phi quan thuế theo thỏa thuận đã thông qua ở các vòng đàm phán song phương và đa phương để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tự do hoá thương mại. Trong trường hợp này, mỗi nước phải xây dựng môi trường cạnh tranh lành mạnh, bình đẳng giữa các sản phẩm trong nước và sản phẩm nhập khẩu. 1.1.3.3 Xây dựng môi trường kinh doanh dễ dự đoán Với nguyên tắc này chính phủ của các nước thành viên thuộc WTO không thay đổi cơ chế chính sách kinh tế, trong đó có hàng rào thương mại một cách tuỳ tiện, gây khó khăn cho các doanh nghiệp và nhà nhập khẩu trong việc thực hiện các chính sách kinh doanh dài hạn của mình. 1.1.3.4 Tạo ta môi trường cạnh tranh bình đẳng Với nguyên tắc này chính phủ ở các quốc gia thuộc WTO ngoài việc thực hiện nghiêm chỉnh hai cơ chế MFN và NT thì còn phải giảm việc áp dụng các biện pháp cạnh tranh không bình đẳng như: trợ giá, tài trợ xuất khẩu,…hoặc áp dụng các biện pháp giành đặc quyền đặc lợi trong kinh doanh cho một nhóm doanh nghiệp. 1.1.3.5 Dành cho các thành viên đang phát triển một số ưu đãi WTO áp dụng nguyên tắc này thông qua các biện pháp: - Giành ưu đãi về thuế nhập khẩu khi thâm nhập vào thị trường các nước công nghiệp phát triển (GSP) - Không phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của WTO như các nước công nghiệp phát triển - Thời gian quá độ để điều chỉnh chính sách kinh tế và thương mại phù hợp với quy định của WTO dài hơn. - Viện trợ về vốn kỹ thuật và bồi dưỡng nhân lực - Cơ chế Giải quyết tranh chấp thương mại 1.1.4 Một số ưu đãi theo quy định của WTO dành cho các nước đang phát triển Từ nội dung nghiên cứu về Tổ chức thương mại thế giới (WTO), ta rút một số ưu đãi mà WTO dành cho các nước đang phát triển như Việt Nam như sau: * Hiệp định thành lập WTO Trong Hiệp định này, WTO đã thể hiện mục đích của WTO là thúc đẩy sự phát triển về kinh tế- thương mại của tất cả các thành viên. Các nước kém phát triển nhất chỉ gánh vác các nghĩa vụ tương ứng với trình độ phát triển kinh tế của mình, thông qua việc viện trợ và bồi dưỡng kỹ thuật đối với các nước đang phát triển để tăng cường khả năng tham gia vào thể chế thương mại đa bên và thu được những lợi ích đó. Vì vậy WTO đã thiết lập Uỷ ban thươngmại và phát triển, Diễn đàn thương mại và phát triển, Trung tâm thương mại quốc tế để cung cấp các dịch vụ cho các nước kém phát triển nhất và các nước đang phát triển * Hiệp định về thuế quan- thương mại năm 1994 Dựa vào những quy định ở điều 12 và khoản 2 điều 18 trong Hiệp định này, nếu thành viên là các nước đang phát triển xuất hiện tình trạng mất cân đối cán cân thanh toán quốc tế thì có thể áp dụng biện pháp hạn chế số lượng xuất, nhập khẩu. * Hiệp định về tự vệ Khi một loại hàng hoá nào đó nhập khẩu với số lượng lớn tạo ra những tổn hại nghiêm trọng hoặc đe doạ nghiêm trọng đến ngành sản xuất sản phẩm tương tự trong nước thì nước đó có thể thực thi các biện pháp tự vệ. Theo Hiệp định này, WTO cho phép các nước thành viên được áp dụng các biện pháp tự vệ tối đa là 4 năm. Trong trường hợp cần thiết có thể gia hạn 1 lần đối với các nước phát triển thời gian không quá 4 năm tiếp theo và đối với các nước đang phát triển không quá 6 năm. Như vậy tổng thời gian mà nước đang phát triển có thể áp dụng là 10 năm * Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng (SDM) Các nước kém phát triển và các nước đang phát triển có thu nhập quốc dân dưới 1000 USD không cần phải hủy bỏ trợ cấp xuất khẩu cấm sử dụng, các nước đang phát triển khác thì có thể huỷ bỏ dần dần loại trợ cấp này trong khoảng thời gian 8 năm. * Hiệp định về các biện pháp đầu tư có liên quan đến thương mại (TRIMs) Hiệp định quy định, thời kỳ quá độ 2 năm đối với các nước phát triển, nhưng đối với các nước đang phát triển là 5 năm và các nước kém phát triển là 7 năm. Sau khi hết thời kỳ quá độ sẽ được quyết định thông qua kết quả của cuộc đàm phán * Hiệp định về thủ tục cấp giấy phép nhập khẩu (ILP) Theo Hiệp định này, các nước đang phát triển có thể kéo dài thời hạn 2 năm về giấp phép tự động có liên quan trong trình tự cấp phép nhập khẩu * Hiệp định về trị giá hải quan (CVA) Thời kỳ quá độ mà các n
Tài liệu liên quan