Khoa học là công việc của một cá nhân nhưng nếu chỉ có sự nỗ lực
của bản thân, có thểchân lí sẽkhông được chạm đến một cách toàn diện. Do
đó, luận văn thạc sĩvăn học với đềtài Giá trịvăn hoá thực tiễn trong truyện
cười Khmer Nam Bộ dù đứng tên của cá nhân tôi nhưng đằng sau những con
chữlà đầy ắp những tấmlòng của những người đã âm thầm giúp đỡ, hỗtrợvà
cộng tác.
Trước hết, xin được cảm ơn gia đình và bà con dân tộc Khmer ởSóc
Trăng nói riêng và các tỉnh Nam Bộnói chung đã tận tình giúp đỡkhi chúng
tôi đi sưu tầm, điền dã. Công trình này không chỉcó ích cho bản thân tôi mà
còn là lời tri ân đối với bà con đã hỗtrợtrong thời gian qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn quí thầy cô của Khoa Ngữvăn, cán bộ
phòng Sau Đại học, trường Đại học SưphạmThành phốHồChí Minh đã
hướng dẫn và giúp đỡvềmặt tri thức trong quá trình giảng dạy cũng nhưvề
mặt kĩthật trong quá trình thực hiện luận văn.
Và sau cùng, xin gửi lời chân thành cảm ơn sâu sắc đến tiến sĩHồ
Quốc Hùng, người thầy đã tận tuỵhướng dẫn tôi trong một năm sưu tầm,
nghiên cứu và thực hiện luận văn. Thầy không chỉlà người trực tiếp đặt bút
vào sửa chữa những câu từcòn thô vụng mà quan trọng hơn là người đã định
hướng và chỉra những vấn đếcó tầm chiến lược giúp tôi vượt qua những khó
khăn trong quá trình thực hiện./.
254 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2996 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giá trị văn hoá thực tiễn trong truyện cười dân gian Khmer Nam Bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Huỳnh Vũ Lam
GIÁ TRỊ VĂN HOÁ THỰC TIỄN
TRONG TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN
KHMER NAM BỘ
PHỤ LỤC
Chuyên ngành : Văn học Việt Nam
Mã số : 60 22 34
LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS. HỒ QUỐC HÙNG
Thành phố Hồ Chí Minh – 2008
LỜI CẢM ƠN
Khoa học là công việc của một cá nhân nhưng nếu chỉ có sự nỗ lực
của bản thân, có thể chân lí sẽ không được chạm đến một cách toàn diện. Do
đó, luận văn thạc sĩ văn học với đề tài Giá trị văn hoá thực tiễn trong truyện
cười Khmer Nam Bộ dù đứng tên của cá nhân tôi nhưng đằng sau những con
chữ là đầy ắp những tấm lòng của những người đã âm thầm giúp đỡ, hỗ trợ và
cộng tác.
Trước hết, xin được cảm ơn gia đình và bà con dân tộc Khmer ở Sóc
Trăng nói riêng và các tỉnh Nam Bộ nói chung đã tận tình giúp đỡ khi chúng
tôi đi sưu tầm, điền dã. Công trình này không chỉ có ích cho bản thân tôi mà
còn là lời tri ân đối với bà con đã hỗ trợ trong thời gian qua.
Tôi xin chân thành cảm ơn quí thầy cô của Khoa Ngữ văn, cán bộ
phòng Sau Đại học, trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh đã
hướng dẫn và giúp đỡ về mặt tri thức trong quá trình giảng dạy cũng như về
mặt kĩ thật trong quá trình thực hiện luận văn.
Và sau cùng, xin gửi lời chân thành cảm ơn sâu sắc đến tiến sĩ Hồ
Quốc Hùng, người thầy đã tận tuỵ hướng dẫn tôi trong một năm sưu tầm,
nghiên cứu và thực hiện luận văn. Thầy không chỉ là người trực tiếp đặt bút
vào sửa chữa những câu từ còn thô vụng mà quan trọng hơn là người đã định
hướng và chỉ ra những vấn đế có tầm chiến lược giúp tôi vượt qua những khó
khăn trong quá trình thực hiện./.
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là quốc gia đa dân tộc, trong đó có tộc người Khmer tồn tại lâu đời ở vùng
Nam Bộ. Trong quá trình giao lưu với người Việt, người Hoa, người Chăm, tộc người Khmer ở
nơi đây một mặt đã thể hiện và lưu giữ những nét đẹp thuộc về bản sắc văn hóa của dân tộc
mình, mặt khác cũng tiếp thu những nét văn hóa của các dân tộc anh em cùng cộng cư trong
không gian sinh tồn ở phía Nam của tổ quốc. Do đó, sự giao lưu, tiếp biến văn hóa giữa dân tộc
Khmer với các dân tộc Việt, Hoa, Chăm, …bộc lộ trên nhiều lĩnh vực văn hóa vật thể lẫn văn
hóa phi vật thể.
Trong đời sống văn hoá của người Khmer Nam Bộ, truyện cười chiếm một vị trí nhất
định. Đồng bào Khmer vốn tin vào duyên nghiệp, cả cuộc đời siêng năng làm lụng nhưng mục
đích cuối cùng là cầu mong sự an bình dưới chân đức Phật. Bóng dáng nhà chùa che mát tâm
hồn của mỗi con người từ lúc sinh ra cho đến khi nhắm mắt lìa trần. Do vậy trong đời sống
nông nghiệp còn nhiều khó khăn, vất vả nhưng tinh thần của họ vẫn lạc quan, hướng về cõi cực
lạc. Họ mở rộng lòng mình với mọi người, mọi dân tộc anh em. Tiếng cười dân gian một phần
nào đó giúp họ giải khuây sau những vụ mùa cực nhọc, mặt khác tiếng cười trong văn hoá dân
gian còn là nơi người Khmer thể hiện tư tưởng, quan niệm sống của mình.
Truyện cười là thể loại tự sự dân gian có tính xã hội và ý nghĩa thực tiễn cao, nó diễn ra
hằng ngày, mang hơi thở của cái thường nhật, khác với không gian thẩm mĩ của thần thoại,
truyền thuyết hay cổ tích vốn là những thể loại có nội dung phản ánh với độ lùi của thời gian rất
xa. Do đó, truyện cười cũng đồng thời ghi nhận được cả sự biến đổi do quá trình phát triển và
giao lưu văn hóa trong đời sống xã hội.
Văn học dân gian tộc người Khmer vùng Nam Bộ trước đây đã được sưu tầm và nghiên
cứu trong nhiều công trình. Việc phân lập hệ thống các thể loại văn học và tìm hiểu các thể loại
Thần thoại, Truyền thuyết, Cổ tích đã được nhiều tác giả thực hiện. Tuy nhiên, việc đi sâu vào
nghiên cứu có tính hệ thống từng thể loại vẫn còn ít được chú trọng.
Trên bình diện nghiên cứu về văn hoá Nam Bộ lâu nay, theo nhận định của nhóm tác giả
Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thuộc Đại học Quốc gia Tp. Hồ Chí Minh trong
đề án nghiên cứu khoa học trọng điểm Những vấn đề xã hội-nhân văn khu vực Nam Bộ giai
đoạn 2005-2010, thì các vấn đề kinh tế được quan tâm nhiều hơn các vấn đề văn hóa xã hội.
Nhưng nếu xét kĩ thì nhiều vấn đề kinh tế xã hội lại có nguyên nhân từ khía cạnh văn hóa. Do
vậy, tiếp tục phát huy và bảo tồn văn hóa dân tộc ở vùng Nam Bộ, trong đó có tộc người Khmer
là một nhiệm vụ hàng đầu và là một hướng nghiên cứu có nhiều triển vọng để giải quyết nhiều
vấn đề khác có liên quan.
Luận văn này cũng lấy nền tảng từ hướng nghiên cứu nêu trên.
2. Lịch sử vấn đề
Văn học dân gian Khmer Nam Bộ được sưu tầm và nghiên cứu muộn hơn so với văn học
dân gian các dân tộc thiểu số khác. Năm 1983, trong lời giới thiệu cho cuốn Truyện cổ Khơ me
Nam Bộ, tác giả Huỳnh Ngọc Trảng đánh giá:
Trước cách mạng tháng Tám 1945, những tập sách hay bài nghiên cứu về đồng
bào Khơ me Nam Bộ có đề cập đến các mặt lịch sử, văn hóa, khảo cổ học, dân tộc
học, … nhưng phần thực sự gọi là văn học dân gian thì chưa có gì đáng kể ngoài việc
đưa ra một số truyền thuyết còn hạn hẹp…
Dưới thời thống trị của chủ nghĩa thực dân mới, vấn đề sưu tầm và nghiên cứu
văn học dân gian Khơ me Nam Bộ cũng không được chú ý. Rải rác đây đó, trên các
tạp chí xuất bản ở Sài Gòn, người ta thỉnh thoảng bắt gặp đôi chuyện kể Khơ me
Nam Bộ được giới thiệu một cách tình cờ, tùy tiện. [69, tr.3]
Nhận định nêu trên là một trong những cơ sở quan trọng để đối chiếu và tham khảo khi
nghiên cứu Văn học dân gian Khmer Nam Bộ.
Ở miền Bắc, từ sau 1945, chiến tranh xảy ra liên tục, việc sưu tầm gặp rất nhiều khó
khăn. Vì vậy, trong Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam, Nguyễn Đổng Chi có trích dẫn ở dạng dị
bản một số truyện của người Khmer để làm cơ sở so sánh cho các truyện của người Việt. Tuy
nhiên phần lớn những tác phẩm đó có nguồn gốc từ truyện của người Khmer ở Campuchia
nhiều hơn là người Khmer Nam Bộ.
Tư liệu về truyện cười dân gian Khmer Nam Bộ trước năm 1975 chủ yếu có được từ
nguồn sách vở của các nhà nghiên cứu người Pháp. Theo tác giả Trường Lưu [48], những tên
tuổi như Barrault, Francois Martine, Louis Malleret, Georges Máspero ... và các tạp chí France-
Asia, Extrême-Asia ...đã có nhiều bài báo viết về văn hoá người Khmer. Tuy nhiên các tài liệu
nêu trên thường không phân biệt giữa người Khmer ở Campuchia và ở Nam Bộ. Ông còn viết:
... trong vòng chiếm đóng của Mỹ ở Sài Gòn, một số nhà nghiên cứu - chủ yếu
là Lê Hương - mới có những công trình biên soạn về người Khmer ở ĐBSCL, chủ
yếu là thiên về lịch sử (Sử Liệu Phù Nam, Sử Cao Miên, Người Việt gốc Miên ...).
Nhưng lịch sử hình thành người Khmer ở ĐBSCL chỉ mới ở dạng suy luận và phỏng
đoán trên cơ sở tư liệu chưa được xử lí một cách nghiêm túc lắm nên các tác giả
thường lúng túng hoặc khiên cưỡng khi lách sâu ngòi bút vào những khía cạnh cần
sâu sắc mới xác định được vấn đề nêu ra [48, tr.8].
Nhận định trên cho thấy một thực tế trong việc sưu tầm và nghiên cứu văn học dân gian
Khmer Nam Bộ trước năm 1975 chưa chú trọng vào việc nghiên cứu văn học dân gian mà nặng
về văn hóa lịch sử.
Sau khi đất nước thống nhất, công tác sưu tầm và tập hợp các nguồn truyện dân gian mới
thực sự phát triển. Ở Nam Bộ, phần lớn công việc vẫn nhờ vào đội ngũ giảng viên và sinh viên
các trường đại học ở Cần Thơ và thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên qua khảo sát, chúng tôi
nhận thấy văn học dân gian Khmer nói chung và truyện cười nói riêng, chưa được sự chú ý của
nhiều tác giả. Điều đó có nhiều nguyên nhân.
Trước hết có thể thấy rõ là có một số công trình sưu tầm ở dạng tổng hợp các thể loại và
khi biên soạn thì thiếu dụng công về việc phân loại. Năm 1985, nhà văn Anh Động [20] sưu
tầm và giới thiệu 08 truyện dân gian Khmer, trong đó có 02 truyện cười nhưng không phân loại
riêng mà sắp xếp lẫn chung với truyền thuyết, thần thoại. Trong cuốn sách vừa nêu trên của tác
giả Huỳnh Ngọc Trảng, có 4/43 tác phẩm thuộc thể loại truyện cười cũng không được tác giả
tách riêng. Bên cạnh đó, một số công trình có khuynh hướng không phân chia thể loại truyện
cười mà gom chung vào bộ phận “truyện dân gian”. Dễ nhận thấy là cuốn Văn học dân gian
Đồng bằng Sông Cửu Long [41] do Khoa Ngữ văn trường Đại học Cần Thơ biên soạn năm
1997.
Một thực trạng khác của việc sưu tầm các truyện cười dân gian Khmer là các công trình
này thường để lẫn cùng với truyện cười của dân tộc Việt. Điều này thể hiện trong nhiều công
trình có quy mô lớn như: Văn học dân gian Sóc Trăng [15] và Văn học dân gian Bạc Liêu [14]
do Chu Xuân Diên chủ biên. Trong hai công trình này, phần truyện cười của người Khmer
không được tách riêng. Tình trạng trên không rõ do mục đích người biên soạn hay là do điều
kiện sưu tầm điền dã. Vì vậy, một thực tế không thể phủ nhận là: truyện cười dân gian của
người Khmer ở Nam Bộ chưa được quan tâm, nghiên cứu với tư cách là một đối tượng riêng
biệt.
Hiện trạng này cũng xảy ra đối với những công trình cấp nhà nước. Năm 2002, Viện Văn
học cho ra mắt Tổng tập Văn học Các Dân tộc thiểu số ở Việt Nam, tập 2 [91] do tác giả Đặng
Nghiêm Vạn chủ biên, trong đó không có phần truyện cười của người Khmer Nam Bộ dù
truyện cười của của các dân tộc thuộc ngữ hệ Môn – Khmer thì được chọn vào. Ngay cả những
tuyển tập văn học dân gian khác về truyện cười, nếu có được chọn lựa thì truyện dân gian của
người Khmer cũng chỉ đưa ra nhóm truyện trạng Thơ Mênh Chây (sic).
Đi sâu vào các công trình chuyên về thể loại truyện cười, năm 1981, tác giả Châu Ôn
trong bài viết Một vài thể loại văn học dân gian đồng bằng Sông Cửu Long đã có nhận xét:
Truyện cười không chỉ hấp dẫn đối với bà con Khmer mà bao giờ nó cũng tạo
niềm thích thú kéo dài và thường xuyên đối với người nông dân của mọi dân tộc trên
trái đất. Truyện cười của người Khmer gây được tiếng cười hóm hỉnh, sảng khoái, khi
thì châm biếm thói hư tật xấu ở đời, khi thì nhằm đả kích bọn quan lại, nhà giàu về
thói đạo đức giả. Truyện cười Khmer là một trong những thể loại truyện phong phú
nhất; nhưng tập trung, tiêu biểu về hàng loạt truyện móc xích nhau của một nhân vật
như Thnênh Cheay (tương tự nhân vật Trạng Quỳnh của người Việt). Bằng sự thông
minh, hóm hỉnh, Thnênh Cheay làm cho bọn quan lại, nhà giàu đau đầu và đem đến
cho dân chúng những nụ cười thoải mái. Ngoài ra, còn có truyện về nhân vật A Lev
(tương tự nhân vật Cuội của người Việt) cũng thuộc loại này. Truyện cười đã phản
ánh được cuộc đấu tranh một cách mạnh mẽ và cũng biểu hiện được trí thông minh
và óc tưởng tượng phong phú của nhân dân. [88, tr.180-181]
Năm 2006, trong luận văn thạc sĩ Khảo sát nguồn truyện dân gian Khmer Nam Bộ [77],
tác giả đã giành một phần để nói về truyện cười, nhưng chỉ dừng lại ở những khái niệm và phân
loại mà chưa nêu được đặc điểm thi pháp thể loại. Gần đây nhất, năm 2007, tác giả Phạm Tiết
Khánh đã bước đầu phân loại và có sự đánh giá sơ bộ về giá trị của các thể loại văn học dân
gian của người Khmer ở Nam Bộ, trong đó có truyện cười. Trong một bài viết, ông cho rằng:
Bộ phận đặc biệt nhất trong dòng tự sự dân gian của người Khmer Nam Bộ là
mảng truyện cười. Hầu hết truyện cười dân gian Khmer Nam Bộ xoay quanh bộ ba
truyện À Lêu, Thơ Mênh Chây (là truyện thơ mà tên nhân vật chính cũng là tên
truyện) và Chấc Sờ Mốc […]. Ngoài ba chuỗi truyện trên, trong kho tàng truyện khôi
hài của người Khmer Nam Bộ còn có những câu chuyện độc lập, tản mạn nhưng cũng
không kém phần dí dỏm. [39]
Nhận định như vậy chưa phải đã đúng và đủ (vì tác giả cho rằng Thơ Mênh Chây là
truyện thơ) nhưng dù sao đây vẫn là một trong số ít bài viết bàn về thể loại truyện cười dân gian
Khmer Nam Bộ.
Như vậy, có thể thấy vấn đề tìm hiểu truyện cười dân gian Khmer Nam Bộ cho đến nay
đang dừng lại ở hai mức độ: thứ nhất, sưu tầm biên soạn; và thứ hai, nghiên cứu bước đầu ở
mức độ khái niệm và một vài đặc điểm sơ lược. Trong phần sưu tầm, biên soạn, những người đi
trước chưa dành riêng cho truyện cười một hệ thống nên thể loại này hoặc là để cùng với các
thể loại khác của văn học dân gian Khmer (như công trình của Huỳnh Ngọc Trảng và Anh
Động) hoặc có phân loại nhưng đặt nó chung với truyện cười người Việt (tiêu biểu là các công
trình của Chu Xuân Diên).
Bên cạnh đó, khi nghiên cứu về văn hoá dân gian của người Khmer ở Nam Bộ, những tác
giả đi trước thường tập trung vào ba phương diện:
Thứ nhất là mô tả, phân tích kĩ lưỡng các bình diện thuộc văn hoá vật thể và phi vật thể
để làm rõ nét bản sắc của người Khmer trong cộng đồng các dân tộc ở vùng Nam Bộ. Điều này
thể hiện khá rõ trong các báo cáo ở “Hội nghị về Văn hoá, văn nghệ tuyền thống của người
Khmer tại đồng bằng Sông Cửu Long” tổ chức tại Hậu Giang năm 1981. Song song đó trong
nhiều công trình nghiên cứu khác của nhiều tác giả, đây đó cũng đã đề cập đến các vấn đề thuộc
về nguồn gốc và bản sắc của người Khmer ở Nam Bộ.
Hướng nghiên cứu thứ hai được nhiều nhà khoa học chú ý khi tiếp cận với văn hóa dân
gian của người Khmer ở Đồng bằng Sông Cửu Long nói riêng và Nam Bộ nói chung là sự giao
thoa văn hóa giữa người Khmer với các tộc người khác trong quá trình cộng cư. Điều này đã
tạo cho người Khmer ở Nam Bộ một nét bản sắc riêng khác với người Khmer bản địa ở
Campuchia. Vì vậy công tác quản lí về mặt nhà nước đối với những thay đổi văn hoá này là cần
phải làm như thế nào để thúc đẩy sự phát triển của cộng đồng dân tộc Khmer trong thời kì mới.
Điều này thể hiện rõ trong hội thảo khoa học với chủ đề xây đựng đời sống văn hoá của người
Khmer trong khuôn khổ những ngày hội văn hoá dân tộc Khmer Nam Bộ tại thủ đô Hà Nội
năm 2003.
Hướng nghiên cứu thứ ba thường nằm trong các công trình viết về một khía cạnh nào đó
của văn hoá Nam Bộ. Trong đó, các tác giả đã tiến hành phân tích vấn đề đó ở tất cả các dân tộc
vùng Nam Bộ hay một địa phương. Chẳng hạn công trình Vấn đề dân tộc ở Đồng bằng Sông
Cửu Long [21] in năm 1991. Hay gần đây, công trình Tín ngưỡng dân gian ở Thành phố Hồ
Chí Minh [85] đã thực hiện theo hướng này. Ở tác phẩm này, các tác giả chỉ đi sâu vào vấn đề
tín ngưỡng của các dân tộc trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, trong đó có người Khmer. Các
công trình có tính chuyên sâu như vậy không trực tiếp liên qua đến đề tài nhưng là một trong
những cơ sở đáng tin cậy để đồi chiếu, tham khảo khi lí giải nội dung của luận văn.
Từ đó có thể nói, qua một số công trình, tác phẩm bàn về văn hóa dân gian tộc người
Khmer nói chung và thể loại truyện cười dân gian nói chung, vấn đề đã được bóc tách ở hai cấp
độ: Thứ nhất là đặc điểm riêng của tộc người Khmer và quá trình cộng cư đã tạo ra sự giao lưu
trong những sản phẩm văn hóa dân gian, mà văn học dân gian là một phương diện cụ thể. Thứ
hai, công việc sưu tầm và nghiên cứu về văn học dân gian của tộc người Khmer nói chung và
thể loại truyện cười nói riêng bước đầu có nhiều thành tựu nhưng còn thiếu dụng công đầu tư
vào chiều sâu nâng lên thành lí thuyết.
Do đó, một cái nhìn thấu đáo và hệ thống đối với thể loại này là cần thiết. Nhưng quan
trọng hơn là việc lý giải cội nguồn tạo nên những giá trị đặc trưng của tộc người Khmer biểu
hiện trong thể loại truyện cười và đặc biệt là tìm hiểu những diễn hoá của nó trong đời sống
hằng ngày của xã hội đương đại, sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm đặc điểm loại hình truyện cười
Khmer. Để làm được việc này đòi hỏi phải có một cái nhìn hệ thống từ những gì đã được công
bố kết hợp với việc khảo sát nguồn truyện dân gian hiện đang tồn tại, đặt trong bối cảnh văn
hoá của dân tộc Khmer. Từ đó mới có thể đúc kết thành những quy luật vận động của một loại
hình văn hoá dân gian cụ thể.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Từ cơ sở lịch sử vấn đề, đề tài Giá trị văn hóa thực tiễn trong truyện cười dân gian
Khmer Nam Bộ có mục đích sẽ hệ thống hoá nguồn truyện cười dân gian Khmer và xác định
những giá trị văn hoá đã trở thành quy luật nội tại thúc đẩy sự vận động và phát triển của thể
loại này. Qua đó góp phần làm rõ tính tất yếu của quá trình giao lưu văn hóa cũng như nét đặc
trưng còn giữ lại, không thể hòa lẫn của từng tộc người.
Do vậy, luận văn này phải đạt ba nhiệm vụ cơ bản:
Một là, tổng hợp nguồn truyện cười dân gian Khmer hiện đã được công bố bằng văn bản.
Bên cạnh đó, việc tiến hành điền dã, sưu tầm từ thực tế ở một số địa phương cũng là điều bắt
buộc để có cơ sở đối chiếu, so sánh.
Hai là, tiến hành phân tích, đánh giá toàn bộ tư liệu có được để tìm ra đặc điểm cơ bản
nhất của truyện cười dân gian Khmer Nam Bộ về mặt thể loại cũng như những nét độc đáo của
nó đặt trong bối cảnh văn hóa và môi trường sống.
Ba là, khảo sát diễn hóa của loại hình này trong đời sống thực tiễn để tìm hiểu tác động
qua lại giữa nó với hoạt động tinh thần của người Khmer Nam Bộ. Từ đó có thể hiểu thêm
những tương đồng, dị biệt của loại hình này trong hệ thống thể loại truyện cười của dân tộc.
Như vậy có thể nói mục tiêu của luận văn hướng tới không chỉ là các biểu hiện về hình
thức của loại hình mà còn tập trung chú ý đời sống đích thực của truyện cười trong mọi lĩnh
vực hoạt động tinh thần của người Khmer Nam Bộ.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Truyện cười là thể loại có ranh giới dễ hòa lẫn với thể loại truyện cổ tích sinh hoạt,
truyện ngụ ngôn. Do đó, để tạo sự nhất quán về mặt khoa học, chúng tôi xác định đối tượng
chính của luận văn này là: Những sáng tác tự sự dân gian của tộc người Khmer ở Nam Bộ
mang đặc điểm của thể loại truyện cười dân gian. Do đó việc khảo sát hình thức truyền miệng
trong đời sống hiện tồn lẫn những sáng tác đã được công bố sẽ giúp cho việc thẩm định khoa
học hơn.
Phạm vi của văn hoá được bàn đến trong đề tài này chủ yếu là môi trường văn hoá và
những lĩnh vực hoạt động tin thần của người Khmer Nam Bộ có sự tác động nhất định đến thể
loại truyện cười.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Người Khmer có mặt hầu hết ở 20 tỉnh thành phố Nam Bộ nhưng đông nhất là ở 05 tỉnh
thuộc miền Tây Nam Bộ (Sóc Trăng, Trà Vinh, Kiên Giang, An Giang, Bạc Liêu). Mỗi tỉnh này
đều có trên 5 vạn dân Khmer, nhiều nhất là Sóc Trăng (hơn 400.000 người). Do đó phạm vi
khảo sát thực tế khi sưu tầm, điền dã chúng tôi chỉ giới hạn ở các tỉnh thành Tây Nam Bộ nêu
trên.
Vì nguồn tư liệu khi nghiên cứu văn học của người Khmer ở Nam Bộ có biên độ rất rộng
và đa dạng, có liên quan đến khối cộng đồng người Khmer nói chung, nên lẽ ra trong mức độ
nào đó luận văn phải so sánh đối chiếu với với nguồn truyện, bối cảnh văn hóa và các lĩnh vực
hoạt động tinh thần của người Khmer bản địa ở Campuchia để tìm những nét độc đáo riêng của
tộc người này ở Nam Bộ. Tuy nhiên trong phạm vi luận văn thạc sĩ ngành văn học dân gian,
chúng tôi xin chọn những tư liệu văn học dân gian và dân tộc học về người Khmer được viết và
xuất bản bằng tiếng Việt ở Việt Nam.
5. Phương pháp nghiên cứu
Xuất phát từ đặc điểm của đối tượng nghiên cứu (là một loại hình văn học dân gian nằm
trong tổng thể văn hóa dân gian có gắn yếu tố tộc người trong một vùng văn hóa nhất định) và
mục đích đạt đến của đề tài (làm rõ các giá trị của thể loại dưới góc độ văn hóa), chúng tôi sử
dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp phân tích theo lối tiếp cận hệ thống: Bản thân văn học dân gian là một thực
thể gồm nhiều thành tố phức tạp, khi đặt trong tổng thể văn hóa dân gian thì văn học dân gian là
một thành tố. Do vậy lối tiếp cận nhiều hệ thống sẽ giúp cho việc nhìn nhận vị trí của thể loại
truyện cười người Khmer trong hệ thống thể loại truyện cười Việt Nam, cũng như trong hệ
thống thể loại văn học dân gian Khmer Nam Bộ; đồng thời cũng xác nhận giá trị của thể loại ấy
trong văn hóa dân gian của người Khmer.
Phương pháp dân tộc học: Theo tác giả Dan Ben-Amos, trong bài viết Truyện dân gian
thì “đây là phương pháp có chức năng mở rộng mục đích của việc mô tả có hệ thống đối với
câu chuyện sang việc kể nó, bằng cách khai thác sự tường thuật trong xã hội và trong văn hóa”
[65, tr.340]. Nghĩa là những người nghiên cứu sẽ đặt truyện dân gian vào trong bối cảnh