Luận văn Giải pháp gia tăng nguồn vốn huy động đối với hệ thống ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam

Hệ thống ngân hàng ngày nay đang phát triển mạnh mẽvà được xem như xương sống của nền kinh tế. Trong điều kiện thị trường chứng khoán và thị trường tiền tệ chưa phát triển như Việt Nam, hệ thống ngân hàng giữ vai trò chủ lực trong việc làm trung gian giữa tiết kiệm và đầu tư, giữa tác nhân thừa vốn và tác nhân thiếu vốn. Tuy nhiên, nguồn vốn huy động của hệ thống NHTMcòn chiếm tỷ trọng khá nhỏ so với tổng nguồn vốn nhàn rỗi của toàn xã hội. Hiện nay, hầu hết các NHTM đều ở tình trạng thiếu vốn trung dài hạn, gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm các nguồn vốn ổnđịnh với chi phí hợp lý và phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn. Do vậy, yêu cầu về tăng trưởng vốn huy động với quy mô và chất lượng cao là hết sức cần thiết cho các NHTM. Đứng trước xu thế hội nhập kinh tế của khu vực và toàn cầu cộng với sự cạnh tranh khá gay gắt với các ngân hàng khác, BIDVđã và đang cố gắng tìm mọi hình thức và biện pháp nhằm khai thác tối đa những nguồn vốn hiện còn tiềm tàng trong các tổ chức kinh tế và dân cư để có một nguồnvốn ổn định và phong phú hơn, phù hợp với nhu cầu đầu tư. Xuất phát từ vị trí quan trọng của nguồn vốn đối với sự phát triển kinh tế nói chung và hoạt động của BIDV nói riêng, tôi lựa chọnđề tài “ Giải pháp gia tăng nguồn vốn huy động vốn đối với hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam”

pdf77 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1754 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp gia tăng nguồn vốn huy động đối với hệ thống ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---------------------- HUỲNH THỊ KIM PHƯỢNG GIẢI PHÁP GIA TĂNG NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG ĐỐI VỚI HỆ THỐNG NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ TP. Hồ Chí Minh – Năm 2009 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ---------------------- HUỲNH THỊ KIM PHƯỢNG GIẢI PHÁP GIA TĂNG NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG ĐỐI VỚI HỆ THỐNG NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM Chuyên ngành : Kinh tế tài chính – Ngân hàng Mã số : 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS ĐỖ LINH HIỆP TP. Hồ Chí Minh – Năm 2009 MỤC LỤC Trang Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Danh mục các bảng biểu Danh mục các hình vẽ, đồ thị Phần mở đầu 1 Chương 1: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG 3 TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 Ngân hàng thương mại – Chức năng và vai trò của Ngân hàng 3 thương mại trong nền kinh tế thị trường 1.1.1 Khái niệm về Ngân hàng thương mại 3 1.1.2 Chức năng của Ngân hàng thương mại 4 1.1.3 Vai trò của Ngân hàng thương mại 5 1.2 Các nguồn vốn trong hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại 5 1.2.1 Vốn điều lệ và các quỹ 6 1.2.2 Vốn huy động 8 1.2.3 Vốn đi vay 8 1.2.4 Nguồn vốn khác 9 1.3 Tầm quan trọng của nguồn vốn huy động 9 1.3.1 Đối với nền kinh tế 9 1.3.2 Đối với NHTM 9 1.3.3 Đối với khách hàng 10 1.4 Các hình thức huy động vốn của Ngân hàng thương mại 10 1.4.1 Tiền gửi không kỳ hạn 10 1.4.2 Tiền gửi có kỳ hạn 11 1.4.3 Tiền gửi tiết kiệm 11 1.4.4 Phát hành giấy tờ có giá 12 1.5 Chi phí và rủi ro trong công tác huy động vốn 13 1.5.1 Chi phí cho nguồn vốn huy động 13 1.5.2 Rủi ro trong công tác huy động vốn 16 1.6 Các yếu tố ảnh hưởng đến nguồn vốn huy động 18 1.6.1 Yếu tố chủ quan 18 1.6.2 Yếu tố khách quan 22 Kết luận chương 1 22 Chương 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN 24 TẠI HỆ THỐNG NH ĐT&PT VN (BIDV) 2.1 Giới thiệu hệ thống BIDV 24 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 24 2.1.2 Kết quả hoạt động chính của BIDV năm 2008 27 2.2 Thực trạng công tác huy động vốn tại BIDV 29 2.2.1 Các hình thức huy động vốn được triển khai tại BIDV 29 2.2.1.1 Tiền gửi thanh toán 29 2.2.1.2 Tiền gửi có kỳ hạn 30 2.2.1.3 Tiền gửi tiết kiệm 30 2.2.1.3.1 Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn 30 2.2.1.3.2 Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn 31 2.2.1.3.3 Tiền gửi tiết kiệm bậc thang 31 2.2.1.3.4 Tiền gửi tiết kiệm “ổ trứng vàng” 32 2.2.1.3.5 Tiền gửi tiết kiệm dự thưởng 32 2.2.1.4 Phát hành giấy tờ có giá 33 2.2.2 Các dịch vụ hỗ trợ cho công tác huy động vốn 33 2.2.3 Quy mô nguồn vốn huy động tại BIDV 34 2.2.4 Cơ cấu nguồn vốn huy động của BIDV 39 2.2.5 Quản trị nguồn vốn tại BIDV 48 2.3 Đánh giá kết quả đạt được và các tồn tại trong công tác 50 huy động vốn tại BIDV 2.3.1 Kết quả đạt được 50 2.3.2 Những tồn tại 52 2.3.3 Nguyên nhân những tồn tại 53 Kết luận chương 2 54 Chương 3: GIẢI PHÁP GIA TĂNG NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG 55 ĐỐI VỚI HỆ THỐNG NH ĐT&PT VN 3.1 Định hướng công tác huy động vốn của BIDV 55 3.1.1 Cơ hội và thách thức trong công tác huy động vốn của BIDV 55 3.1.2 Định hướng công tác huy động vốn tại BIDV trong thời gian tới 56 3.2 Những kiến nghị ở tầm vĩ mô nhằm gia tăng huy động vốn 57 tại BIDV 3.2.1 Kiến nghị đối với Chính phủ 57 3.2.2 Kiến nghị đối với NHNN Việt Nam 59 3.3 Giải pháp gia tăng nguồn vốn huy động đối với hệ thống BIDV 61 3.3.1 Áp dụng chính sách lãi suất huy động hợp lý 61 3.3.2 Giải pháp về chính sách quan hệ khách hàng 61 3.3.3 Giải pháp về đa dạng hóa các sản phẩm huy động vốn 62 3.3.4 Giải pháp phát triển các dịch vụ ngân hàng hỗ trợ huy động vốn 64 3.3.5 Giải pháp tăng tính ổn định cho nguồn vốn huy động 65 3.3.6 Giải pháp về phát triển công nghệ 66 3.3.7 Giải pháp về quy trình thực hiện các nghiệp vụ 67 3.3.8 Giải pháp về chính sách nhân sự 68 3.3.9 Giải pháp về công tác marketing, phát triển thương hiệu 69 Kết luận Chương 3 71 Kết luận 72 Tài liệu tham khảo Phụ lục DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ADB : Asian Development Bank – Ngân hàng phát triển Châu Á AFD : Agence Francaise de Development – Cơ quan phát triển Pháp ATM : Auto Teller Machine – Máy rút tiền tự động AUD : Đôla Úc BIDV : Bank for Investment and Development of Vietnam - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam CAD : Đôla Canada CSTT : Chính sách tiền tệ DTBB : Dự trữ bắt buộc EUR : Đồng Euro GBP : Đồng Bảng Anh GDP : Tổng sản phẩm quốc nội IMF : International Monetary Fund – Quỹ tiền tệ quốc tế JBIC : Japan Bank for International Cooperation – Ngân hàng hợp tác quốc tế Nhật Bản NHNN : Ngân hàng Nhà nước NHTM : Ngân hàng thương mại NHTW : Ngân hàng Trung ương ODA : Official Development Assistance – Hỗ trợ phát triển chính thức TCTD : Tổ chức tín dụng USD : Đôla Mỹ VND : Đồng Việt Nam WB : World Bank – Ngân hàng thế giới WTO : World Trade Organization - Tổ chức thương mại thế giới DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU STT Tên bảng biểu Trang Bảng 2.1 Quy mô hoạt động kinh doanh của BIDV giai đoạn 2005-2008 28 Bảng 2.2 Hiệu quả hoạt động kinh doanh của BIDV giai đoạn 2005-2008 28 Bảng 2.3 Tốc độ tăng trưởng quy mô và hiệu quả hoạt động kinh doanh của BIDV giai đoạn 2005-2008 28 Bảng 2.4 Một số chỉ tiêu an toàn trong hoạt động của BIDV giai đoạn 2005-2008 28 Bảng 2.5 Cơ cấu nguồn vốn BIDV giai đoạn 2005-2008 39 Bảng 2.6 So sánh tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của BIDV 40 Bảng 2.7 Cơ cấu nguồn vốn huy động của BIDV theo sản phẩm 41 Bảng 2.8 Cơ cấu nguồn vốn huy động của BIDV theo vùng kinh tế 43 Bảng 2.9 Cơ cấu nguồn vốn huy động của BIDV theo loại tiền tệ 44 Bảng 2.10 Cơ cấu nguồn vốn huy động của BIDV theo đối tượng khách hàng 45 Bảng 2.11 Cơ cấu nguồn vốn huy động của BIDV theo kỳ hạn 47 Bảng 2.12 Xu hướng an toàn vốn của BIDV theo thời gian 48 Bảng 2.13 Khả năng thanh khoản của BIDV 49 Bảng 2.14 Chênh lệch lãi suất đầu vào – đầu ra bình quân của BIDV 50 DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ STT Tên đồ thị Trang Đồ thị 1.1 Tương quan lựa chọn giữa chi phí và rủi ro 17 Đồ thị 2.1 Tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của BIDV theo thời gian 40 Đồ thị 2.2 So sánh tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động của BIDV 41 Đồ thị 2.3 Cơ cấu nguồn vốn huy động của BIDV theo sản phẩm 42 Đồ thị 2.4 Cơ cấu nguồn vốn BIDV theo vùng kinh tế 43 Đồ thị 2.5 Cơ cấu nguồn vốn huy động của BIDV theo loại tiền tệ 45 Đồ thị 2.6 Cơ cấu nguồn vốn huy động của BIDV theo đối tượng khách hàng 46 Đồ thị 2.7 Cơ cấu nguồn vốn huy động của BIDV theo kỳ hạn 47 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài: Hệ thống ngân hàng ngày nay đang phát triển mạnh mẽ và được xem như xương sống của nền kinh tế. Trong điều kiện thị trường chứng khoán và thị trường tiền tệ chưa phát triển như Việt Nam, hệ thống ngân hàng giữ vai trò chủ lực trong việc làm trung gian giữa tiết kiệm và đầu tư, giữa tác nhân thừa vốn và tác nhân thiếu vốn. Tuy nhiên, nguồn vốn huy động của hệ thống NHTM còn chiếm tỷ trọng khá nhỏ so với tổng nguồn vốn nhàn rỗi của toàn xã hội. Hiện nay, hầu hết các NHTM đều ở tình trạng thiếu vốn trung dài hạn, gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm các nguồn vốn ổn định với chi phí hợp lý và phù hợp với nhu cầu sử dụng vốn. Do vậy, yêu cầu về tăng trưởng vốn huy động với quy mô và chất lượng cao là hết sức cần thiết cho các NHTM. Đứng trước xu thế hội nhập kinh tế của khu vực và toàn cầu cộng với sự cạnh tranh khá gay gắt với các ngân hàng khác, BIDV đã và đang cố gắng tìm mọi hình thức và biện pháp nhằm khai thác tối đa những nguồn vốn hiện còn tiềm tàng trong các tổ chức kinh tế và dân cư để có một nguồn vốn ổn định và phong phú hơn, phù hợp với nhu cầu đầu tư. Xuất phát từ vị trí quan trọng của nguồn vốn đối với sự phát triển kinh tế nói chung và hoạt động của BIDV nói riêng, tôi lựa chọn đề tài “ Giải pháp gia tăng nguồn vốn huy động vốn đối với hệ thống Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam” 2. Mục đích nghiên cứu: Mục đích chính của luận văn là từ những vần đề nghiên cứu được trong lý thuyết, phân tích thực trạng huy động vốn của BIDV đưa ra được các giải pháp nhằm tăng cường huy động vốn, tạo sự ổn định cho nguồn vốn kinh doanh của BIDV. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: − Những vấn đề cơ bản về huy động vốn của các NHTM. − Đánh giá thực trạng huy động vốn của BIDV trong 4 năm 2005-2008 trên các mặt: phân tích và quản trị nguồn vốn huy động tại BIDV để tìm ra các ưu, nhược điểm và nguyên nhân những tồn tại trong công tác huy động vốn tại BIDV. 4. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, tác giả dựa vào quan điểm duy vật biện chứng, duy vật lịch sử đồng thời kết hợp với phương pháp phân tích tổng hợp để giải quyết vấn đề nêu ra. Số liệu trong luận văn được thu thập và xử lý qua 2 nguồn:  Dữ liệu nội bộ trong hệ thống BIDV.  Dữ liệu ngoại vi thu thập từ các nguồn: sách báo, các phương tiện truyền thông, báo cáo thường niên của Ngân hàng Nhà nước và một số NHTM trên địa bàn. 5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu − Hệ thống hóa các phương thức huy động vốn của NHTM trong nền kinh tế thị trường. − Phân tích thực trạng huy động vốn, cơ cấu huy động vốn tại BIDV để tìm ra những nhược điểm cần khắc phục. − Đề xuất các giải pháp tăng cường huy động vốn cho BIDV. 6. Kết cấu của luận văn Luận văn có độ dài 72 trang, được bố cục như sau: Phần mở đầu CHƯƠNG I: NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC HUY ĐỘNG VỐN TẠI HỆ THỐNG NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP GIA TĂNG NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG ĐỐI VỚI HỆ THỐNG NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM Kết luận CHƯƠNG 1 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VÀ NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI – CHỨC NĂNG VÀ VAI TRÒ CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 1.1.1 Khái niệm về Ngân hàng thương mại Trong nền kinh tế thị trường, hệ thống ngân hàng được tổ chức theo mô hình hai cấp, trong đó: − Cấp 1: Ngân hàng Trung ương là cơ quan quản lý vĩ mô đối với mọi hoạt động tiền tệ ngân hàng. − Cấp 2: Ngân hàng trung gian với chức năng kinh doanh tiền tệ, không thực hiện chức năng quản lý Nhà nước. Trong hệ thống ngân hàng trung gian bao gồm nhiều loại hình ngân hàng như: ngân hàng thương mại, ngân hàng đầu tư, ngân hàng phát triển, ngân hàng vì mục đích xã hội…. trong đó ngân hàng thương mại giữ vị trí chủ yếu. Trên thế giới, NHTM đã xuất hiện từ lâu đời trên cơ sở hoạt động thường xuyên là nhận bảo quản tiền, vật có giá trị của các chủ thể trong xã hội và sử dụng chúng để cho vay, cung ứng các dịch vụ khác có liên quan. Ở Việt Nam, hệ thống ngân hàng hai cấp cũng mới hình thành và phát triển khoảng gần 20 năm, trên cơ sở nền tảng pháp lý ban đầu gồm 2 Pháp lệnh: Pháp lệnh Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Pháp lệnh ngân hàng, hợp tác xã tín dụng và công ty tài chính (có hiệu lực từ 01/10/1990) và từ năm 1997 đến nay là các bộ luật về Ngân hàng. Luật các tổ chức tín dụng Việt Nam số 07/1997/QHX ngày 12/12/1997 và Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật các Tổ chức tín dụng số 20/2004/QHXI ngày 15/06/2004 đã xác định: “Ngân hàng là loại hình tổ chức tín dụng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan”. Thuật ngữ “ngân hàng thương mại” đã được chỉ rõ tại Nghị định số 49/2000/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12/09/2000 như sau: “Ngân hàng thương mại là ngân hàng được thực hiện toàn bộ hoạt động ngân hàng và các hoạt động kinh doanh khác có liên quan vì mục tiêu lợi nhuận, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế của nhà nước”. Trong đó, hoạt động ngân hàng cũng đã được phân định một cách cụ thể, đó là hoạt động kinh doanh tiền tệ và dịch vụ ngân hàng với nội dung thường xuyên là nhận tiền gửi, sử dụng số tiền này để cấp tín dụng và cung ứng các dịch vụ thanh toán. 1.1.2 Chức năng của Ngân hàng thương mại Trong điều kiện của nền kinh tế thị trường, NHTM thực hiện các chức năng sau đây: - Chức năng thứ nhất, NHTM là một trung gian tín dụng. Đây là chức năng đặc trưng và cơ bản nhất của ngân hàng và có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong việc thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa phát triển. Thực hiện chức năng này, một mặt NHTM huy động và tập trung các nguồn vốn tiền tệ tạm thời nhàn rỗi trong nền kinh tế như vốn tạm thời nhàn rỗi trong các tổ chức kinh tế, cơ quan, đoàn thể, tiền tiết kiệm của dân cư…. để hình thành nguồn vốn cho vay. Mặt khác trên cơ sở nguồn vốn đã huy động được, ngân hàng sử dụng cho vay đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế. Khi thực hiện chức năng làm trung gian tín dụng, NHTM đã huy động triệt để được các khoản vốn nhàn rỗi, điều hòa vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu, kích thích quá trình luân chuyển vốn của toàn xã hội và thúc đẩy quá trình tái sản xuất của các doanh nghiệp. − Chức năng thứ hai của NHTM là làm trung gian thanh toán và quản lý các phương tiện thanh toán. Khi các khách hàng gửi tiền vào ngân hàng, họ sẽ được ngân hàng đảm bảo an toàn trong việc cất giữ tiền và thực hiện thu chi một cách nhanh chóng, tiện lợi, nhất là đối với những khoản thanh toán có giá trị lớn, cùng khắp địa phương, mà nếu khách hàng tự thực hiện sẽ rất tốn kém và khó khăn. Trong khi làm trung gian thanh toán, ngân hàng tạo ra những công cụ lưu thông như séc, thẻ thanh toán … đã tiết kiệm được cho xã hội rất nhiều về chi phí lưu thông. − Chức năng thứ ba là NHTM cung cấp dịch vụ tài chính – ngân hàng. Trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng và ngân quỹ, ngân hàng có những điều kiện thuận lợi về kho quỹ, thông tin quan hệ rộng rãi với các doanh nghiệp. Qua đó, ngân hàng có thể làm tư vấn tài chính, đầu tư, giữ hộ tài sản quý giá, làm đại lý phát hành chứng khoán cho các doanh nghiệp … để nhận được khoản hoa hồng, phí… sẽ vừa tiết kiệm chi phí vừa đạt hiêu quả cao. 1.1.3 Vai trò của Ngân hàng thương mại − NHTM giúp cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu quả kinh doanh. Trong nền kinh tế thị trường, để mở rộng được quy mô sản xuất đòi hỏi doanh nghiệp phải có một lượng vốn nhất định để đổi mới thiết bị và công nghệ. Trong điều kiện đó, NHTM một mặt đáp ứng đầy đủ và kịp thời nhu cầu vốn thiếu hụt, cung cấp dịch vụ thanh toán và các dịch vụ khác nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp thực hiện tốt hoạt động sản xuất kinh doanh. − NHTM làm cầu nối giữa NHTW với nền kinh tế để thực hiện các chính sách tiền tệ. Để thực thi chính sách tiền tệ, NHTW sử dụng các công cụ như lãi suất, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, các nghiệp vụ trên thị trường mở. Chính các NHTM là chủ thể chịu sự tác động trực tiếp của những công cụ này đồng thời đóng vai trò cầu nối trong việc chuyển tiếp các tác động của chính sách tiền tệ đến nền kinh tế để Chính phủ và NHTW có những chính sách điều tiết thích hợp. − NHTM góp phần thúc đẩy kinh tế đối ngoại giữa các quốc gia. Với xu hướng phát triển kinh tế theo hướng hội nhập vào cộng đồng kinh tế quốc tế, việc mở rộng và giao lưu kinh tế là một vấn đề tất yếu. Thông qua các nghiệp vụ tài trợ xuất nhập khẩu, quan hệ thanh toán với các tổ chức tài chính quốc tế, NHTM giúp cho việc thanh toán trao đổi mua bán được diễn ra nhanh chóng, thuận tiện, an toàn và hiệu quả. 1.2 CÁC NGUỒN VỐN TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NHTM Đối với bất kỳ doanh nghiệp nào, để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh đều phải có vốn. NHTM được coi là một loại hình doanh nghiệp đặc biệt, kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, do vậy việc tiến hành các biện pháp nghiệp vụ tạo lập nguồn vốn để tổ chức hoạt động kinh doanh là vấn đề vô cùng quan trọng đối với mỗi NHTM. Thông qua các nghiệp vụ đa dạng và phong phú trong lĩnh vực nguồn vốn và tài sản Nợ, mỗi NHTM đã tạo lập cho mình một khối lượng vốn cần thiết, đáp ứng nhu cầu hoạt động kinh doanh. Thành phần nguồn vốn của NHTM bao gồm: − Vốn điều lệ và các quỹ − Vốn huy động − Vốn đi vay − Vốn khác 1.2.1 Vốn điều lệ và các quỹ  Vốn điều lệ Vốn điều lệ ban đầu được hình thành từ các nguồn vốn khác nhau, tùy thuộc vào hình thức sở hữu của ngân hàng đó. Cụ thể là: − NHTM nhà nước: vốn điều lệ do ngân sách nhà nước cấp. − NHTM cổ phần: vốn điều lệ được hình thành thông qua hoạt động phát hành cổ phiếu trên thị trường. − NHTM liên doanh: vốn điều lệ do phía Việt Nam và phía nước ngoài đóng góp theo tỷ lệ tham gia đã thỏa thuận trong điều lệ. − Chi nhánh Ngân hàng nước ngoài: vốn do ngân hàng mẹ ở chính quốc chuyển qua. − Ngân hàng 100 % vốn nước ngoài: vốn điều lệ do tổ chức thành lập tự đáp ứng. Vốn điều lệ phải đạt mức tối thiểu theo quy định của pháp luật (được gọi là vốn pháp định). Ở Việt Nam cũng như tại các quốc gia trên thế giới đều có quy định mức vốn pháp định cho mỗi loại hình ngân hàng. Mức vốn pháp định có thể được quy định thay đổi tùy mỗi thời kỳ, phù hợp với yêu cầu quản lý và phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Vốn điều lệ của mỗi NHTM không phải là một con số bất biến mà có thể thay đổi theo xu hướng tăng lên nhờ được cấp bổ sung, hoặc phát hành cổ phiếu bổ sung, hoặc được kết chuyển từ quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ theo quy định của luật pháp. Tuy vốn điều lệ không phải là nguồn vốn chủ lực trực tiếp phục vụ cho nhu cầu kinh doanh tiền tệ đối với NHTM. Song, vốn điều lệ lại có ý nghĩa đặc biệt quan trọng xuất phát từ mục đích sử dụng nó. Trước hết, vốn điều lệ được sử dụng để xây dựng, mua sắm tài sản cố định, trang thiết bị chuyên dùng … tức là tạo nên cơ sở vật chất ban đầu phục vụ cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Ngoài ra các NHTM còn được phép sử dụng vốn điều lệ để góp vốn, liên doanh, đầu tư, cấp vốn cho các công ty trực thuộc và thực hiện các hoạt động kinh doanh khác. Điều này cũng có nghĩa là mỗi NHTM có vốn điều lệ lớn sẽ có khả năng để đa dạng hóa hoạt động kinh doanh của mình. Vốn điều lệ cũng là yếu tố làm cơ sở để xác đinh các mức khống chế cho vay tối đa đối với một khách hàng, mức vốn có thể huy động …. được quy định bởi pháp luật. Vốn điều lệ cũng là yếu tố quan trọng tạo niềm tin, uy tín ban đầu của khách hàng đối với ngân hàng.  Các quỹ của ngân hàng: Được hình thành khi ngân hàng đã đi vào hoạt động bao gồm các quỹ như: quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, các quỹ dự phòng , quỹ đầu tư phát triển, quỹ khen thưởng phúc lợi và các quỹ khác. Ở Việt Nam, theo quyết định số 457/2005/QĐ-NHNN ngày 19/04/2005, vốn tự có của NHTM gồm: − Vốn tự có cơ bản (Vốn cấp 1): vốn điều lệ thực có (vốn đã được cấp, vốn đã góp), quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, quỹ dự phòng tài chính, quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ, lợi nhuận không chia. − Vốn tự có bổ sung (Vốn cấp2): phần giá trị tăng thêm của tài sản cố định và chứng khoán đầu tư được định giá lại. Trái phiếu chuyển đổi hoặc cổ phiếu ưu đãi do tổ chức tín dụng phát hành có thời hạn dài. Để đảm bảo an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, Điều 4 QĐ 457/2005/QĐ-NHNN quy định phải duy trì tỷ lệ tối thiểu 8% giữa vốn tự có so với tài sản Có rủi ro. Vốn tự có Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu CAR = Tổng tài sản Có rủi ro quy đổi x 100% Trong đó: - CAR: Capital Adequacy Ratio – Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu - Tổng tài sản Có rủi ro quy đổi = ∑(Tài sản Có nội bảng x Hệ số rủi ro) + ∑(Tài sản ngoại bảng x Hệ số chuyển đổi x Hệ số rủi ro) 1.2.2 Vốn huy động Đây là nguồn vốn chủ yếu sử dụng trong hoạt động kinh doanh của NHTM, thực chất là tài sản bằng tiền của các chủ sở hữu mà ngân hàng tạm thời quản lý và sử dụng nhưng với nghĩa vụ hoàn trả kịp thời, đầy đủ theo thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng. Nguồn vốn huy động chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng nguồn vốn kinh doanh của NHTM, bao gồm: − Tiền gửi không kỳ hạn của k
Tài liệu liên quan