Luận văn Giải pháp hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam

Tín dụng là hoạt động đem lại lợi nhuận chủ yếu trong kinh doanh của các Ngân hàng thương mại nhưng đây cũng là lĩnh vực chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn, nợ quá hạn có xu hướng gia tăng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng cũng như hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, đặc biệt là ở các nước có nền kinh tế mới nổi như Việt Nam bởi hệ thống thông tin thiếu minh bạch và không đầy đủ, trình độ quản lý rủi ro còn nhiều hạn chế, tính chuyên nghiệp của các cán bộ ngân hàng chưa cao Do đó, yêu cầu cần có những công cụ cho việc quản lý rủi ro tín dụng có hiệu quả và phù hợp với điều kiện Việt Nam là một đòi hỏi bức thiết để đảm bảo hạn chế rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng, hướng đến các chuẩn mực quốc tế trong quản lý rủi ro và phù hợp với môi trường hội nhập. Trong những năm qua, hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam đã có nhiều đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế của đất nước, đặc biệt là hệ thống Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV). Là một trong những ngân hàng quốc doanh lớn nhất nước, BIDV đã không ngừng cải tiến quy trình nghiệp vụ tín dụng nhằm làm giảm đến mức thấpnhất tỷ lệ nợ xấu. Tuy nhiên, tình hình nợ quá hạn vẫn còn ở tỷ lệ cao. Nguyên nhân của tình trạng này là do hệ thống quản lý tín dụng vẫn còn hạn chế, không đánh giá đúng và chính xác về mức độ rủi ro tín dụng của khách hàng.

pdf114 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1855 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp tại ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trang 1 BOÄ GIAÙO DUÏC VAØ ÑAØO TAÏO TRÖÔØNG ÑAÏI HOÏC KINH TEÁ Tp. HCM ---***--- ĐỖ THỊ THÚY HƯƠNG GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN NHIỆM DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM CHUYEÂN NGAØNH : TAØI CHÍNH DOANH NGHIỆP MAÕ SOÁ : 60.31.12 LUAÄN VAÊN THAÏC SÓ KINH TEÁ NGÖÔØI HÖÔÙNG DAÃN KHOA HOÏC : TS. LÊ THỊ KHOA NGUYÊN TP. Hoà Chí Minh - Naêm 2010 Trang 2 LỜI CAM ĐOAN Tác giả thực hiện đề tài : “Giải pháp hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam” cam đoan số liệu sử dụng trong đề tài là chính xác, trung thực và kết quả nghiên cứu trong đề tài này là nghiên cứu của chính tác giả và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. TPHCM, ngày tháng năm 2009 Tác giả Đỗ Thị Thúy Hương Trang 3 NHỮNG ĐIỂM MỚI TRONG NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI LUẬN VĂN Luận văn đã tham khảo và nghiên cứu một số kinh nghiệm xếp hạng tín nhiệm của ngân hàng thương mại trên thế giới như Ngân hàng Mỹ, Đức, Macao, qua đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam và đó cũng là căn cứ để tác giả đưa ra các giải pháp hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp cho Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV). Luận văn đã đề xuất một số chỉ tiêu phân tích, đánh giá quan trọng như đối với nhóm chỉ tiêu tài chính, luận văn bổ sung nhóm chỉ tiêu giá trị thị trường của doanh nghiệp và đối với các chỉ tiêu phi tài chính, luận văn bổ sung một số chỉ tiêu lưu chuyển tiền tệ gồm 04 chỉ tiêu (chỉ tiêu xu hướng lưu chuyển tiền thuần trong quá khứ, chỉ tiêu khả năng trả nợ gốc, chỉ số lưu chuyển quỹ và chỉ số tài trợ), nhóm chỉ tiêu vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường gồm 5 chỉ tiêu (Thị phần; Chiến lược đổi mới công nghệ; Đa dạng hoá khách hàng và nhà cung cấp; Lợi thế thương mại; Khả năng chịu đựng của doanh nghiệp trước những biến động của môi trường kinh tế), nhóm chỉ tiêu mức độ rủi ro ngành gồm 5 chỉ tiêu (Quy mô thị trường ngành; Công nghệ sản xuất ngành; Triển vọng ngành; Tác động của môi trường xung quanh đến sự phát triển ngành và Khả năng phát triển của ngành trước những biến động kinh tế vĩ mô). Đây là những chỉ tiêu rất có giá trị cho BIDV nói riêng và các ngân hàng thương mại Việt Nam nói chung xem xét vận hành vào thực tiễn. Trang 4 MỤC LỤC DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT DANH MỤC PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC BẢNG LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG I - TỔNG QUAN VỀ XẾP HẠNG TÍN NHIỆM TRONG HOẠT ĐỘNG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1 1.1.1 Khái niệm tín dụng 1 1.1.2 Các loại hình tín dụng của ngân hàng thương mại 1 1.1.2.1 Theo tiêu thức thời hạn tín dụng 1 1.1.2.2 Theo tiêu thức mục đích của tín dụng 1 1.1.2.3 Theo tiêu thức mức độ tín nhiệm khách hàng 2 1.1.2.4 Theo tiêu thức phương thức cho vay 2 1.1.2.5 Theo tiêu thức phương thức hoàn trả nợ vay 2 1.1.3 Rủi ro trong quan hệ tín dụng của ngân hàng thương mại 2 1.1.3.1 Các nguyên nhân khách quan 3 1.1.3.2 Các nguyên nhân chủ quan 5 1.2 XẾP HẠNG TÍN NHIỆM - MỘT CÔNG CỤ ĐỂ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TRONG HOẠT ĐỘNG CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 8 1.2.1 Khái niệm xếp hạng tín nhiệm 8 1.2.2 Hệ thống xếp hạng tín nhiệm 9 1.2.2.1 Chức năng của hệ thống xếp hạng tín nhiệm 9 1.2.2.2 Cấu trúc hệ thống xếp hạng tín nhiệm 10 1.2.3 Phân loại đối tượng xếp hạng tín nhiệm 11 1.2.4 Yêu cầu đối với việc xếp hạng tín nhiệm 11 1.2.5 Các phương pháp xếp hạng tín nhiệm thông dụng 12 Trang 5 1.2.5.1 Phương pháp Delphi 12 1.2.5.2 Phương pháp xếp hạng cho điểm theo tiêu chuẩn 13 1.2.5.3 Phương pháp so sánh 13 1.2.5.4 Phương pháp kết hợp 14 1.2.6 Quy trình xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp 14 1.2.7 Nội dung đánh giá xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp 16 1.2.7.1 Các chỉ tiêu tài chính 16 1.2.7.2 Các chỉ tiêu phi tài chính 21 1.2.8 Tiêu chuẩn xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp 22 1.2.9 Vai trò của xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp 24 1.2.9.1 Đối với thị trường tài chính 24 1.2.9.2 Đối với ngân hàng thương mại 25 1.2.9.3 Đối với doanh nghiệp được xếp hạng 27 1.3 KINH NGHIỆM XẾP HẠNG TÍN NHIỆM TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM 28 1.3.1 Kinh nghiệm xếp hạng tín nhiệm tại các Ngân hàng thương mại trên thế giới 1.3.1.1 Kinh nghiệm xếp hạng của ngân hàng thương mại Mỹ 28 1.3.1.2 Kinh nghiệm xếp hạng của Ngân hàng thương mại Đức 32 1.3.1.3 Kinh nghiệm xếp hạng của Ngân hàng thương mại Macao 33 1.3.2 Bài học cho Ngân hàng thương mại Việt Nam trong việc thực hiện xếp hạng tín nhiệm 33 Tóm tắt chương I 34 CHƯƠNG II - THỰC TRẠNG HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN NHIỆM DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 2.1 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 2.1.1 Sơ lược về sự hình thành và phát triển của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 36 Trang 6 2.1.2 Những thuận lợi và hạn chế trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 37 2.1.2.1 Những thuận lợi 37 2.1.2.1.1 Tình hình phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2002-2008 37 2.1.2.1.2 Tình hình hoạt động tín dụng 38 2.1.2.2 Những hạn chế 41 2.2 HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN NHIỆM DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 42 2.2.1 Tiến trình cải cách của hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 42 2.2.2 Quy trình phân tích hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 44 2.2.3 Những ưu điểm và hạn chế của hệ thống xếp hạng tín nhiệm đối với doanh nghiệp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 49 2.2.3.1 Những ưu điểm 49 2.2.3.2 Những hạn chế 51 2.2.4 Nguyên nhân 56 2.2.4.1.1 Trình độ cán bộ tín dụng còn non yếu và thiếu kinh nghiệm 56 2.2.4.1.2 Chưa triệt để khai thác nguồn thông tin bên ngoài như: cơ quan thuế, hải quan, nhà cung cấp và người mua hàng… 56 2.2.4.1.3 Hoạt động của CIC chưa hiệu quả trong việc cung cấp thông tin tín dụng cho các ngân hàng 57 2.2.4.1.4 Ứng dụng công nghệ thông tin trong thu thập, lưu trữ, phân tích xếp hạng còn nhiều hạn chế 57 2.2.4.1.5 Thị trường còn thiếu những sản phẩm xếp hạng tín nhiệm do công ty định mức tín nhiệm độc lập thực hiện để ngân hàng có thể đối chiếu với kết quả xếp hạng tín nhiệm của ngân hàng 58 Tóm tắt chương II 58 Trang 7 CHƯƠNG III - GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN NHIỆM DOANH NGHIỆP TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 3.1 CƠ SỞ CHO VIỆC ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP 59 3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XẾP HẠNG TÍN NHIỆM DOANH NGHIỆP 61 3.2.1 Phương pháp xếp hạng 61 3.2.2 Nguyên tắc chấm điểm và số lượng các thứ hạng 61 3.2.3 Tỷ trọng điểm của các chỉ tiêu 62 3.2.4 Hoàn thiện các chỉ tiêu phân tích xếp hạng 63 3.2.4.1 Hoàn thiện các chỉ tiêu tài chính 63 3.2.4.2 Hoàn thiện các chỉ tiêu phi tài chính 65 3.2.4.2.1 Bổ sung một số chỉ tiêu cho nhóm lưu chuyển tiền tệ 66 3.2.4.2.2 Bổ sung nhóm chỉ tiêu vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp 68 3.2.4.2.3 Bổ sung nhóm chỉ tiêu mức độ rủi ro ngành 71 3.1.5 Hoàn thiện quy trình xếp hạng 73 3.3 CÁC GIẢI PHÁP KHÁC 80 3.3.1 Nâng cao năng lực cán bộ tín dụng 80 3.3.2 Xây dựng hệ thống thông tin riêng cho Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 81 3.3.3 Ứng dụng công nghệ thông tin vào phân tích xếp hạng 82 3.3.4 Những kiến nghị đối với các cơ quan hữu quan 83 3.3.4.1 Kiến nghị với Bộ tài chính hoàn thiện chuẩn mực kế toán Việt Nam83 3.3.4.2 Kiến nghị với Cục thống kê về xây dựng các chỉ tiêu ngành 84 3.3.4.3 Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước 85 Tóm tắt chương III 86 KẾT LUẬN 88 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC Trang 8 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BIDV: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam CBTD: Cán bộ tín dụng CIC: Trung tâm thông tin tín dụng DNNN: Doanh nghiệp nhà nước DN: Doanh nghiệp ĐTNN: Đầu tư nước ngoài ICB: Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam NH: Ngân hàng NHNN : Ngân hàng nhà nước NHTM: Ngân hàng thương mại RRTD : Rủi ro tín dụng TCTD :Tổ chức tín dụng VCB: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam XHTN: Xếp hạng tín nhiệm DANH MỤC PHỤ LỤC Phụ lục 1: Bảng chỉ tiêu tài chính Phụ lục 1.1: Tiêu chuẩn đánh giá các chỉ tiêu tài chính-Doanh nghiệp ngành Nông, Lâm, Ngư, Diêm nghiệp Phụ lục 1.2: Tiêu chuẩn đánh giá các chỉ tiêu tài chính-Doanh nghiệp ngành thương mại, dịch vụ Phụ lục 1.3: Tiêu chuẩn đánh giá các chỉ tiêu tài chính-Doanh nghiệp xây dựng Phụ lục 1.4: Tiêu chuẩn đánh giá các chỉ tiêu tài chính-DN ngành công nghiệp Phụ lục 2: Bảng chỉ tiêu phi tài chính Phụ lục 3: Ví dụ về xếp hạng tín nhiệm đối với Công ty cổ phần gỗ ABC Trang 9 DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Bảng tiêu chuẩn xếp hạng tín nhiệm DN của S&P Bảng 1.2: Bảng tiêu chuẩn xếp hạng tín nhiệm của Moody’s Bảng 1.3: Bảng minh họa cho hệ thống xếp hạng rủi ro hai chiều Bảng 2.1: Tình hình Kinh tế Việt Nam giai đoạn 2001-T6/2009 Bảng 2.2: Các chỉ số danh mục cho vay của BIDV Bảng 2.3: Bảng phân loại dư nợ theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN Bảng 2.4: Bảng các chỉ tiêu tài chính và phi tài chính theo quyết định 5645/QĐ- TDDV2 Bảng 2.5: Bảng tính quy mô của DN Bảng 2.6: Tiêu chuẩn xếp hạng tín nhiệm DN của BIDV Bảng 2.7: Bảng phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo quyết định 493/2005/QĐ-NHNN Bảng 2.8: So sánh điểm trọng số các chỉ tiêu phi tài chính XHTN DN của BIDV, VCB và ICB Bảng 3.1: Bảng đề xuất chấm điểm chỉ tiêu tài chính Bảng 3.2: Bảng đề xuất chấm điểm chỉ tiêu lưu chuyển tiền tệ Bảng 3.3: Bảng đề xuất chấm điểm chỉ tiêu vị thế cạnh tranh trên thị trường Bảng 3.4: Bảng đề xuất chấm điểm chỉ tiêu rủi ro ngành Bảng 3.5: Bảng đề xuất chấm điểm chỉ tiêu trình độ quản lý và môi trường nội bộ của DN Bảng 3.6: Bảng đề xuất chấm điểm chỉ tiêu quan hệ với ngân hàng Bảng 3.7: Bảng đề xuất trọng số chỉ tiêu tài chính và phi tài chính đối với Báo cáo tài chính kiểm toán và chưa kiểm toán Bảng 3.8: Bảng trọng số các nhóm chỉ tiêu phi tài chính Bảng 3.9: Bảng đề xuất tiêu chuẩn xếp hạng tín nhiệm DN Trang 10 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Tín dụng là hoạt động đem lại lợi nhuận chủ yếu trong kinh doanh của các Ngân hàng thương mại nhưng đây cũng là lĩnh vực chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn, nợ quá hạn có xu hướng gia tăng ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng cũng như hiệu quả kinh doanh của ngân hàng, đặc biệt là ở các nước có nền kinh tế mới nổi như Việt Nam bởi hệ thống thông tin thiếu minh bạch và không đầy đủ, trình độ quản lý rủi ro còn nhiều hạn chế, tính chuyên nghiệp của các cán bộ ngân hàng chưa cao… Do đó, yêu cầu cần có những công cụ cho việc quản lý rủi ro tín dụng có hiệu quả và phù hợp với điều kiện Việt Nam là một đòi hỏi bức thiết để đảm bảo hạn chế rủi ro trong hoạt động cấp tín dụng, hướng đến các chuẩn mực quốc tế trong quản lý rủi ro và phù hợp với môi trường hội nhập. Trong những năm qua, hoạt động tín dụng của các ngân hàng thương mại Việt Nam đã có nhiều đóng góp to lớn cho sự phát triển kinh tế của đất nước, đặc biệt là hệ thống Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV). Là một trong những ngân hàng quốc doanh lớn nhất nước, BIDV đã không ngừng cải tiến quy trình nghiệp vụ tín dụng nhằm làm giảm đến mức thấp nhất tỷ lệ nợ xấu. Tuy nhiên, tình hình nợ quá hạn vẫn còn ở tỷ lệ cao. Nguyên nhân của tình trạng này là do hệ thống quản lý tín dụng vẫn còn hạn chế, không đánh giá đúng và chính xác về mức độ rủi ro tín dụng của khách hàng. Vừa qua, BIDV đã bắt đầu triển khai hệ thống xếp hạng tín nhiệm các doanh nghiệp nhằm phân tích, đánh giá và phân loại nợ. Hơn nữa, trong giai đoạn hiện nay, với sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng thương mại, ngoài việc lựa chọn các khách hàng trung thành, có tình hình tài chính lành mạnh, luôn trả lãi và gốc đúng hạn thì việc xếp hạng tín nhiệm cho các doanh nghiệp còn có ý nghĩa xây dựng các hạn mức tín dụng phù hợp cho từng loại khách hàng. Tuy nhiên, hệ thống này vẫn còn hạn chế mà đòi hỏi cần bổ sung, chỉnh sửa để nhằm làm hoàn thiện hơn. Chính vì lý do trên nên tôi chọn đề tài: “Giải pháp hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp tại Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam ” 2. Mục tiêu nghiên cứu: Trang 11 _ Phân tích cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng ngân hàng, qua đó nêu lên sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp trong quản lý rủi ro tín dụng ngân hàng thương mại. _ Phân tích hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam, nêu lên những ưu điểm và hạn chế, qua đó đề xuất các giải nhằm làm hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín nhiệm tại BIDV Việt Nam. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu lý luận về vai trò và lợi ích xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp trong hoạt động ngân hàng thương mại. Phân tích những chỉ tiêu dùng trong phân tích xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp, phân tích thực trạng hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp của BIDV Việt Nam, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hệ thống xếp hạng tín nhiệm tại BIDV Việt Nam. 4. Phương pháp nghiên cứu: Vận dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh và đối chiếu giữa hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp của Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam với kinh nghiệm xếp hạng của các ngân hàng trên thế giới nhằm làm rõ những ưu điểm và hạn chế của hệ thống này và từ đó đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp của BIDV Việt Nam. 5. Kết cấu luận văn: Luận văn gồm 3 chương: Chương I: Tổng quan về xếp hạng tín nhiệm trong hoạt động ngân hàng thương mại Chương II: Thực trạng hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Chương III: Giải pháp hoàn thiện hệ thống xếp hạng tín nhiệm doanh nghiệp tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam Kiến nghị và Kết luận Trang 12 CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ XẾP HẠNG TÍN NHIỆM 1.4 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 1.1.1 Khái niệm tín dụng Tín dụng là một giao dịch về tài sản (tiền hoặc hàng hoá) giữa bên cho vay (ngân hàng và các định chế tài chính khác) và bên đi vay (cá nhân, doanh nghiệp và các chủ thể khác), trong đó bên cho vay chuyển giao tài sản cho bên đi vay sử dụng trong thời hạn nhất định theo thỏa thuận, bên đi vay có trách nhiệm hoàn trả vô điều kiện vốn gốc và lãi cho bên cho vay khi đến hạn thanh toán. Cấp tín dụng là việc tổ chức tín dụng thỏa thuận để khách hàng sử dụng một khoản tiền theo nguyên tắc có hoàn trả bằng các nghiệp vụ cho vay, chiết khấu, cho thuê tài chính, bảo lãnh và các nghiệp vụ khác. Tín dụng ngân hàng là quan hệ chuyển nhượng quyền sử dụng vốn từ ngân hàng cho khách hàng trong một thời hạn nhất định với một khoản chi phí nhất định. 1.1.2 Các loại hình tín dụng của ngân hàng thương mại Tín dụng ngân hàng có thể phân chia ra nhiều loại khác nhau tùy theo những tiêu thức phân loại khác nhau. 1.1.2.1 Theo tiêu thức thời hạn tín dụng Tín dụng ngân hàng có thể phân chia thành các loại sau: • Cho vay ngắn hạn: là loại cho vay có thời hạn dưới một năm. Mục đích của loại cho vay này thường là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản lưu động. • Cho vay trung hạn: là loại cho vay có thời hạn từ 1 năm đến 5 năm. Mục đích của loại cho vay này là nhằm tài trợ cho việc đầu tư vào tài sản cố định. • Cho vay dài hạn: là loại cho vay có thời hạn trên 5 năm. Mục đích của loại cho vay này là nhằm tài trợ đầu tư vào các dự án đầu tư. 1.1.2.2 Theo tiêu thức mục đích của tín dụng Tín dụng ngân hàng có thể phân chia thành các loại sau: • Cho vay phục vụ sản xuất kinh doanh công thương nghiệp Trang 13 • Cho vay tiêu dùng cá nhân • Cho vay bất động sản • Cho vay nông nghiệp • Cho vay kinh doanh xuất nhập khẩu 1.1.2.3 Theo tiêu thức mức độ tín nhiệm khách hàng Tín dụng ngân hàng có thể phân chia thành các loại sau: • Cho vay không có đảm bảo: là loại cho vay không có tài sản thế chấp, cầm cố hoặc bảo lãnh của người khác mà chỉ dựa vào uy tín của bản thân khách hàng vay vốn để quyết định cho vay. • Cho vay có bảo đảm: là loại cho vay dựa trên cơ sở các bảo đảm cho tiền vay như thế chấp, cầm cố, hoặc bảo lãnh của một bên thứ ba nào khác. 1.1.2.4 Theo tiêu thức phương thức cho vay Tín dụng ngân hàng có thể phân chia thành các loại sau: • Cho vay theo món vay • Cho vay theo hạn mức tín dụng 1.1.2.5 Theo tiêu thức phương thức hoàn trả nợ vay Tín dụng ngân hàng có thể phân chia thành các loại sau: • Cho vay chỉ có một kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả nợ một lần khi đáo hạn • Cho vay có nhiều kỳ hạn trả nợ hay còn gọi là cho vay trả góp • Cho vay trả nợ nhiều lần nhưng không có kỳ hạn nợ cụ thể mà tuỳ khả năng tài chính của mình người đi vay có thể trả nợ bất cứ lúc nào. Ngoài các loại hình tín dụng nêu trên ngân hàng còn thực hiện các nghiệp vụ khác có nội dung tín dụng như: bảo lãnh, chiêt khấu, mở thư tín dụng, chấp nhận tài trợ thương mại, cho vay ở thị trường liên ngân hàng, swap, tín dụng thuê mua… 1.1.3 Rủi ro trong quan hệ tín dụng của ngân hàng thương mại Rủi ro tín dụng (credit risk) là loại rủi ro phát sinh trong quá trình cho vay của ngân hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả nợ không đúng hạn cho ngân hàng. Rủi ro tín dụng còn được gọi là rủi ro mất khả năng chi trả và rủi ro sai hẹn. Trang 14 RRTD có thể phát sinh do nhiều nguyên nhân khách quan lẫn chủ quan: 1.1.3.1 Các nguyên nhân khách quan _ Do môi trường kinh tế không ổn định: Hoạt động của ngân hàng thương mại gắn liền với hoạt động của các doanh nghiệp. Khi môi trường kinh tế không ổn định làm ảnh hưởng đến hoạt động của các doanh nghiệp thì hệ quả tất yếu là sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của các ngân hàng thương mại. Sự biến động quá nhanh và không dự đoán được của thị trường thế giới: Nền kinh tế Việt Nam chúng ta vẫn còn lệ thuộc quá nhiều vào sản xuất nông nghiệp và công nghiệp phục vụ nông nghiệp (nuôi trồng, chế biến thực phẩm và nguyên liệu), dầu thô, may gia công,… đây là những ngành, lĩnh vực vốn rất nhạy cảm với rủi ro thời tiết và giá cả thế giới, nên dễ bị tổn thương khi thị trường thế giới biến động xấu. Rủi ro tất yếu của quá trình tự do hóa tài chính, hội nhập quốc tế: Quá trình tự do hoá tài chính và hội nhập quốc tế có thể làm cho nợ xấu gia tăng khi tạo ra một môi trường cạnh tranh gay gắt, khiến hầu hết các doanh nghiệp, những khách hàng thường xuyên của ngân hàng phải đối mặt với nguy cơ thua lỗ và quy luật chọn lọc khắc nghiệt của thị trường. Bên cạnh đó, bản thân sự cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong nước và quốc tế trong môi trường hội nhập kinh tế cũng khiến cho các ngân hàng trong nước với hệ thống quản lý yếu kém gặp phải nguy cơ rủi ro nợ xấu tăng lên bởi hầu hết các khách hàng có tiềm lực tài chính lớn sẽ bị các ngân hàng nước ngoài thu hút. Thiếu sự quy hoạch, phân bổ đầu tư một cách hợp lý đã dẫn đến khủng hoảng thừa về đầu tư trong một số ngành: Nền kinh tế thị trường tất yếu sẽ dẫn đến cạnh tranh, các nhà kinh doanh sẽ tìm kiếm ngành nào có lợi nhất để đầu tư và sẽ rời bỏ những ngành không đem lại lợi nhuận cho họ và do đó có sự chuyển dịch vốn từ ngành này qua ngành khác và đây cũng là một hiện tượng khách quan. Tuy nhiên ở nước ta thời gian qua, sự cạnh tranh đã phát triển một cách tự phát, hoàn toàn không đi kèm với sự quy hoạch hợp lý, hợp tác, phân công lao động, chuyên môn hoá lao động, sự bất lực trong vai trò của các hiệp hội nghề nghiệp và sự điều tiết vĩ mô của Trang 15 Nhà nước. Điều này dẫn đến sự gia tăng quá đáng vốn đầu tư vào một số ngành, dẫn đến khủng hoảng thừa, lãng phí tài nguyên quốc gia. _Do môi trường pháp lý chưa thuận lợi: Cơ chế của nhà nước: Nhà nước trong quá
Tài liệu liên quan