Sauhơn 20năm ấtnướchội nhập và ổimới,nền kinhtếnước ta đã phần nào ạt
ược những thành công đángkể, ờisốngngười dân ượccải thiện, thu nhập cũng giatăng.
Điều đó đã tác ộng trực tiếp ến thị trườngvậntải hàng không, ặc biệt tronglĩnhvựcvận
tải hành khách. Đồng thời, sựmởcửa giao thươngvới các nền kinh tế, sựhợp tác vềmọi mặt
đã thúc ẩy ngành hàng không dândụng Việt Nam nói chung và hãng hàng không qu ốc gia
Việt Nam – Vietnam Airlines (VNA) nói riêngcó những bước phát triển không ngừng.
Việcmởcửanền kinhtếtạo môi trường thuậnlợi ể các doanh nghiệp Việt Namtự
do phát triển, nhưng ồng thờicũngtạo môi trườngcạnh tranh gaygắt, ặc biệt trên các
tuyến ường quốctế. Nhàn ước ta đangtừngbước thực thi chính sáchvậntải hàng không
theohướngnớilỏng cáchạn chếcạnh tranh, thực hiện phi điều tiết theolộ trình. Hiệntại,
dịchvụvậntải hàng khôngt ại Việt Nam đang diễn ra sôi ộngvớisự cómặtcủagần 30
hãng hàng khôngnước ngoài đang cùng khai thác các tuyến ường quốctếcủa Vietnam
Airlines. Đồng thời vào ngày 10 tháng 6 năm 2010, Vietnam Airlines đãgia nhập thành công
Liên minh hàng khôngl ớn thứ hai toàncầu – SKYTEAM, đòihỏi Hãng hàng không quốc
gia Việt Nam phải có những ổimới cho phùhợpvới tiêu chí hàng không chung và chiến
lược phát triểnmới thìmới có thểcạnh tranhtự tinvới các hãng hàng khôngmạnh như
Singapore Airlines, Cathay Pacific, Air France
Trong các hoạt ộng kinh doanhcủa doanh nghiệp thì Marketing ược xem làmột
trongnhữnghoạt ộng góp phần quan trọngvào sựthànhcông chung. Marketing ngành dịch
vụ thì càng ược chú trọng vì những ặc tính riêngcủa nó. Đứng trước nhữngcơhội phát
triểncũng như những thách thứclớn, điều đó thúc ẩyVietnam Airlines phải có những biện
pháp Marketing thíchhợp ể nâng cao hiệu quả hoạt ộng kinh doanhcủa mình. Hiệntại,
Vietnam Airlines đang còn tồn tại một sốnhững hạn chếsau:
a) Vềsản phẩm: chấtlượng dịch vụsản phẩm hàng không truyền thống
chưa cao, chưa tạo được sự khác biệt hóa so với đối thủcạnh tranh
b) Về giá:mức giá vẫn chưa đáp ứnghết nhucầu của hành khách và chưa
thật sự linh hoạt theo nhu cầu thị trường.
Trang 2
c) Về phân phối: việc kiểm soát ại lí đanggặp nhiều khó khăn, chỉ nhận
ược thông tin khi khách hàng phảnhồi nên ít nhiều ảnhhưởng ến uy tíncủa
Vietnam Airlines. Chưatận dụng được tiện ích của giao dịch trực tuyến trong
phương thức phân phối
d) Về chiêu thị: Khách hàngvẫn còn ít thông tinvề những chương trình do
Vietnam Airlines phát ộng. Hiệu quảcủa hoạt động PR và các hoạt động chiêu
thị khác còn thấp
e) Về con người: thái độ thiếu chuyên nghiệp, nhiệt tình và sự chưa đồng
bộ giữa đội ngũ nhân viên
f) Về phương tiệnhữu hình:cơsởhạ tầng, thiết bị phục vụ cho công tác
thực hiện dịch vụ vẫn còn nhiều hạn chế do cả nhữngyếutố chủ quanlẫn khách
quan
g) Về quy trình: quy trình chưa mang tính tiêu chuẩn hóa cao, thiếu đồng
bộ và chưa phù hợp với tiêu chí hàng không chung của thế giới
Để khắc phục nhữnghạn chế trên, Vietnam Airlinescần phải làm gì? Làm thế
nào ểmột khách hàngmỗi khi có nhucầusẽ nghĩ ến việclựa chọndịchvụcủa
Vietnam Airlines. Đó là lí do tôi ch ọn ề tài “GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT
ĐỘNG MARKETING ĐỐIVỚI DỊCH VỤ ĐƯỜNG BAY QUỐCTẾCỦA VIETNAM
AIRLINES”.
121 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2746 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp hoàn thiện hoạt động marketing đối với dịch vụ đường bay quốc tế của Viet Nam Airlines, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
«
Nguyễn Thị Anh
Đề tài:
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING
ĐỐI VỚI DỊCH VỤ ĐƯỜNG BAY QUỐC TẾ CỦA
VIETNAM AIRLINES
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
TP. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2011
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
«
Nguyễn Thị Anh
Đề tài:
GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING
ĐỐI VỚI DỊCH VỤ ĐƯỜNG BAY QUỐC TẾ CỦA
VIETNAM AIRLINES
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Chuyên ngành: Thương Mại
Mã số: 60.34.10
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. TRIỆU HỒNG CẨM
TP. Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2011
LỜI CAM ĐOAN
*********
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực.
Tôi đã tự nghiên cứu, học hỏi dựa trên các kiến thức đã học
và sự hỗ trợ của Giáo viên hướng dẫn, đồng nghiệp
TP.Hồ Chí Minh, tháng 11 năm 2011
Người thực hiện luận văn
Nguyễn Thị Anh
LỜI CẢM ƠN
*******
Đề tài này do tôi thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 3 năm 2011 đến
tháng 11 năm 2011, thông qua sự đồng ý của Giáo viên hướng dẫn và Nhà trường
Để hoàn thành đề tài này, tôi đã được sự hỗ trợ và giúp đỡ nhiệt tình của nhiều
người, do đó tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến:
TS. Triệu Hồng Cẩm là giáo viên hướng dẫn trực tiếp tôi trong suốt quá trình
thực hiện luận văn, những đóng góp, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của Cô đã giúp
tôi hoàn thành đề tài
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến GS.TS Nguyễn Đông Phong, trong
quá trình học ở bậc Cao học và chuẩn bị cho việc thực hiện luận văn, thầy đã định
hướng giúp tôi đề cương và những ý kiến cho đề tài
Ngoài ra, tôi cũng xin cảm ơn rất nhiều những thầy cô ở bậc Đại học và Cao
học đã tạo nền tảng vững chắc cho tôi trên con đường học vấn hôm nay
Hơn nữa, gia đình và đồng nghiệp là những người luôn ở bên cạnh, hỗ trợ về
mặt tinh thần và ý kiến, chia sẻ với tôi những khó khăn trong lúc thực hiện luận văn
tốt nghiệp
TPHCM, tháng 11 năm 2011
Nguyễn Thị Anh
MỤC LỤC
Lời Mở Đầu…………………………………………………………….............................. 1
1.1. Lí do chọn đề tài:…………………………………………………………………….. 1
1.2. Tính mới của đề tài:………………………………………………………………….. 2
1.3. Mục tiêu nghiên cứu:………………………………………………………………… 3
1.4. Phương pháp nghiên cứu và mẫu nghiên cứu:…………………………………….. 3
1.5. Phạm vi nghiên cứu:…………………………………………………………………. 4
1.6. Bố cục đề tài:…………………………………………………………………………. 4
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VẬN TẢI HÀNG KHÔNG VÀ MARKETING DỊCH
VỤ HÀNG KHÔNG……………………………………………………………………… 6
1.1. Một số khái niệm cơ bản:…………………………………………………………...6
1.2. Đặc thù của dịch vụ hàng không:…………………………………………………...7
1.3. Marketing dịch vụ và đặc thù của Marketing dịch vụ hàng không:……………...8
1.3.1. Khái niệm về Marketing dịch vụ:……………………………………………8
1.3.2. Phân tích các yếu tố của Marketing dịch vụ:………………………………10
1.3.3. Đặc thù của Marketing dịch vụ hàng không:………………………………16
1.4. Vai trò của Markeitng trong dịch vụ vận chuyển hành khách bằng đường hàng
không:……………………………………………………………….………………..21
1.5. Thị trường hàng không đường bay quốc tế tại Việt Nam:………...……………...22
1.6. Quy trình xây dựng chiến lược Marketing:………………………………………..23
1.7. Nghiên cứu kinh nghiệm hoạt động Markeitng của Singapore Airlines:..………25
Kết luận chương 1:……………………………………………………………………...….26
Chương 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING DỊCH VỤ ĐƯỜNG BAY
QUỐC TẾ CỦA VIETNAM AIRLINES – VNA………………………………………. 27
2.1. Qúa trình hình thành và phát triển:………………………………………...….........27
2.2. Tình hình hoạt động kinh doanh:...………………………………………...…...........28
2.2.1. Về sản xuất kinh doanh:…………………………………………………………….28
2.2.2. Về vận tải hàng không:…………………………………………………..………….29
2.2.3. Về dịch vụ hàng không:….………………………………………………………….30
2.2.4. Về đầu tư phát triển và đổi mới công nghệ:……………..…………………………31
2.3. Phân tích cạnh tranh của VNA về dịch vụ đường bay quốc tế:................................33
2.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động Marketing của VNA trên đường bay quốc
tế:……………………………………………………………………………………………35
2.4.1. Nhân tố chủ quan: ………………………………………………………………….35
2.4.2. Nhân tố khách quan:………………………………………………………………..36
2.5. Phân tích thị trường Hàng không và hoạt động Marketing hiện tại của VNA .......36
2.5.1. Tình hình vận tải hàng không thế giới và trong nước:…………………………...36
2.5.1.1. Th ế giới:………………………………………………………………….36
2.5.1.2. Trong nước:……………………………………………………………...39
2.6. Phân tích hoạt động Marketing dịch vụ vận tải hành khách đường bay quốc tế của
VNA giai đoạn 2005-2010:....................................................................................................45
2.6.1. Phân tích và lựa chọn thị trường mục tiêu:……………………………….............40
2.6.2. Thực trạng hoạt động Marketing đường bay quốc tế của VNA:………………...41
2.6.2.1. Chính sách sản phẩm:…………………………………………………...41
2.6.2.2. Chính sách giá:……………………………………………………..........46
2.6.2.3. Chính sách phân phối:…………………………………………………..50
2.6.2.4. Chính sách chiêu thị:…………………………………………………….52
2.6.2.5. Chính sách về con người:……………………………...………………...57
2.6.2.6. Quy trình :………………………………………………………………..60
2.6.2.7. Phương tiện hữu hình:…………………………………………………..62
2.7. Phân tích kết quả khảo sát khách hàng về 7 yếu tố của Marketing dịch vụ vận
chuyển hành khách đường bay quốc tế của VNA:.............................................................65
Giới thiệu mẫu nghiên cứu:………………………………………………………..………65
2.7.1. Về sản phẩm - dịch vụ:… ……………...………… ………………………..…...66
2.7.2. Về giá:…………………………………...………………………..………………...68
2.7.3. Về phân phối:………………………………..……………………………...……...69
2.7.4. Về chính sách chiêu thị:……………………………...............................................70
2.7.5. Về con người:……………………………..………………………………...……...70
2.7.6. Về quy trình:……………………………….............................................................72
2.7.7. Về phương tiện hữu hình:………………………………........................................73
Kết luận chương 2: ……………………………………………………………………...…75
CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING ĐỐI
VỚI DỊCH VỤ ĐƯỜNG BAY QUỐC TẾ CỦA VIETNAM AIRLINES….…….…….76
3.1. Cơ sở đề xuất giải pháp:................................................................................................76
3.1.1. Định hướng của VNA đến năm 2015:.....................................................................76
3.1.2. Các nhiệm vụ chính:…….........................................................................................76
3.1.3. Dự báo xu hướng hoạt động của các hãng hàng không trong tương lai:….…...77
3.2. Các giải pháp hoàn thiện hoạt động Marketing của VNA:……................................79
3.2.1. Định hướng thị trường mục tiêu cho VNA:…………….......................................79
3.2.2. Hoàn thiện hệ thống thông tin Marketing (MIS):.................................................79
3.2.3. Các giải pháp hoàn thiện hoạt động Marketing:…….……………......................80
3.2.3.1. Gi ải pháp về sản phẩm:...……:…………………………..……………..80
3.2.3.2. Gi ải pháp về giá:…………………………………..……………………..81
3.2.3.3. Gi ải pháp về phân phối:…………………..…………….…………….....83
3.2.3.4. Gi ải pháp về hoạt động chiêu thị:……….………………………….…..84
3.2.3.5. Gi ải pháp về con người:…………………………………………...…….84
3.2.3.6. Gi ải pháp về quy trình:…………………………….………………..…..86
3.2.3.7. Gi ải pháp về phương tiện hữu hình:…………………….……….……..87
3.3. Kiến nghị với Nhà nước và nhà chức trách sân bay:......:…......................................88
3.3.1. Với Nhà nước:……………………………………….…..........................................88
3.3.2. Với nhà chức trách sân bay………………:……………........................................89
Kết luận chương 3: ………………………………………………………………...………89
Hạn chế của đề tài:……………………………………………………………………...….89
Kết luận chung:……………………………………………………………………...…… 90
PHỤ LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
DANH MỤC CÁC BẢNG
***********
Bảng 2.1: So sánh một số dịch vụ của VNA với một số hãng hàng không nước
ngoài…………………………………..……………………………………………………..34
Bảng 2.2: Tình hình tăng trưởng vận tải hàng không các khu vực………………….………37
Bảng 2.3: Lợi nhuận của các Châu lục năm 2010 và dự báo năm 2011………………….…38
Bảng 2.4: Tỉ lệ chuyến bay trễ theo từng nhóm đường bay……………………….…….…..43
Bảng 2.5: Điểm đánh giá chung khâu dịch vụ của VNA…………………………….….…..44
Bảng 2.6: Giá vé hạng phổ thông của một số hãng hàng không xuất phát từ TPHCM đi
Sydney…………………………………………………………………………………….…47
Bảng 2.7: Các loại giá vé hạng phổ thông của VNA chặng TPHCM-SIN………………....49
Bảng 3.1: Dự báo thị trường vận tải hành khách đường bay quốc tế của VNA giai đoạn 2011-
2015……………………………………………………………………...…………………..77
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 1.1: Cách tiếp cận Marketing………………………………………………………....10
DANH MỤC ĐỒ THỊ
*********
Đồ thị 2.1: Hệ số tin cậy khai thác (giai đoạn 2006 – 2010)………………..……………….43
Đồ thị 2.2: Điểm đánh giá chất lượng suất ăn theo từng đường bay……………………..….45
Đồ thị 2.3: Điểm đánh giá tiếp viên theo các tiêu chí……………………………………….58
Đồ thị 2.4: Điểm đánh giá nhân viên mặt đất theo các tiêu chí……………...........................59
Đồ thị 2.5: Điểm đánh giá các thiết bị giải trí và ghế ngồi………………………………..…64
Đồ thị 2.6: Cơ cấu mẫu theo theo độ tuổi……………………………………………………65
Đồ thị 2.7: Cơ cấu mẫu theo giới tính……………………………………….........................66
Đồ thị 2.8: Cơ cấu mẫu theo mức độ đi máy bay……………………………………………66
Đồ thị 2.9: Kết quả khảo sát khách hàng về sản phẩm dịch vụ của VNA…………………...67
Đồ thị 2.10: Kết quả khảo sát khách hàng về chính sách giá của VNA …….........................68
Đồ thị 2.11: Kết quả khảo sát khách hàng về chính sách phân phối của VNA……………...69
Đồ thị 2.12: Kết quả khảo sát khách hàng về chính sách chiêu thị của VNA.........................70
Đồ thị 2.13: Kết quả khảo sát khách hàng về nhân viên phục vụ của VNA………………...71
Đồ thị 2.14: Kết quả khảo sát khách hàng về quy trình phục vụ của VNA…………………72
Đồ thị 2.15: Kết quả khảo sát khách hàng về phương tiên hữu hình của
VNA…………………………………………………………………………………….…...74
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
***********
AA: American Airlines
CAN: Quảng Châu
C/A: Corporate account
CDG: Charde de Gauld
CI: China Airlines
DME: Moscow
ĐTD: Đại Tây Dương
FFP: Frequent Flying Program
FRA: Frankfurt
FUK: Fukuoka
HKG: Hongkong
HKVN: Hàng không Việt Nam
HN: Hà Nội
IATA: International Air Transportation Association
ICAO: International Civil Aviation Organization
ICN: Incheon
KIX: Osaka
KHH: Kaoshiung
KUL: Kuala Lumpur
MEL: Melbourn
N/A: not available
NGO: Nagoya
NRT: Narita
NXB: Nhà xuất bản
PR: Public Relationship
PUS: Pusan
SGN: Sài Gòn
SIA: Singapore Airlines
SIN: Singapore
SYD: Sydney
TBD: Thái Bình Dương
TPE: Taipei
TS: Tiến sĩ
TSN: Tân Sơn Nhất
STT: Số thứ tự
TPHCM: Thành phố Hồ Chí Minh
VNA: Vietnam Airlines
VN: Việt Nam
Trang 1
Lời mở đầu
1.1 Lí do chọn đề tài:
Sau hơn 20 năm đất nước hội nhập và đổi mới, nền kinh tế nước ta đã phần nào đạt
được những thành công đáng kể, đời sống người dân được cải thiện, thu nhập cũng gia tăng.
Điều đó đã tác động trực tiếp đến thị trường vận tải hàng không, đặc biệt trong lĩnh vực vận
tải hành khách. Đồng thời, sự mở cửa giao thương với các nền kinh tế, sự hợp tác về mọi mặt
đã thúc đẩy ngành hàng không dân dụng Việt Nam nói chung và hãng hàng không quốc gia
Việt Nam – Vietnam Airlines (VNA) nói riêng có những bước phát triển không ngừng.
Việc mở cửa nền kinh tế tạo môi trường thuận lợi để các doanh nghiệp Việt Nam tự
do phát triển, nhưng đồng thời cũng tạo môi trường cạnh tranh gay gắt, đặc biệt trên các
tuyến đường quốc tế. Nhà nước ta đang từng bước thực thi chính sách vận tải hàng không
theo hướng nới lỏng các hạn chế cạnh tranh, thực hiện phi điều tiết theo lộ trình. Hiện tại,
dịch vụ vận tải hàng không tại Việt Nam đang diễn ra sôi động với sự có mặt của gần 30
hãng hàng không nước ngoài đang cùng khai thác các tuyến đường quốc tế của Vietnam
Airlines. Đồng thời vào ngày 10 tháng 6 năm 2010, Vietnam Airlines đã gia nhập thành công
Liên minh hàng không lớn thứ hai toàn cầu – SKYTEAM, đòi hỏi Hãng hàng không quốc
gia Việt Nam phải có những đổi mới cho phù hợp với tiêu chí hàng không chung và chiến
lược phát triển mới thì mới có thể cạnh tranh tự tin với các hãng hàng không mạnh như
Singapore Airlines, Cathay Pacific, Air France…
Trong các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp thì Marketing được xem là một
trong những hoạt động góp phần quan trọng vào sự thành công chung. Marketing ngành dịch
vụ thì càng được chú trọng vì những đặc tính riêng của nó. Đứng trước những cơ hội phát
triển cũng như những thách thức lớn, điều đó thúc đẩy Vietnam Airlines phải có những biện
pháp Marketing thích hợp để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Hiện tại,
Vietnam Airlines đang còn tồn tại một số những hạn chế sau:
a) Về sản phẩm: chất lượng dịch vụ sản phẩm hàng không truyền thống
chưa cao, chưa tạo được sự khác biệt hóa so với đối thủ cạnh tranh
b) Về giá: mức giá vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu của hành khách và chưa
thật sự linh hoạt theo nhu cầu thị trường.
Trang 2
c) Về phân phối: việc kiểm soát đại lí đang gặp nhiều khó khăn, chỉ nhận
được thông tin khi khách hàng phản hồi nên ít nhiều ảnh hưởng đến uy tín của
Vietnam Airlines. Chưa tận dụng được tiện ích của giao dịch trực tuyến trong
phương thức phân phối
d) Về chiêu thị: Khách hàng vẫn còn ít thông tin về những chương trình do
Vietnam Airlines phát động. Hiệu quả của hoạt động PR và các hoạt động chiêu
thị khác còn thấp
e) Về con người: thái độ thiếu chuyên nghiệp, nhiệt tình và sự chưa đồng
bộ giữa đội ngũ nhân viên
f) Về phương tiện hữu hình: cơ sở hạ tầng, thiết bị phục vụ cho công tác
thực hiện dịch vụ vẫn còn nhiều hạn chế do cả những yếu tố chủ quan lẫn khách
quan
g) Về quy trình: quy trình chưa mang tính tiêu chuẩn hóa cao, thiếu đồng
bộ và chưa phù hợp với tiêu chí hàng không chung của thế giới
Để khắc phục những hạn chế trên, Vietnam Airlines cần phải làm gì? Làm thế
nào để một khách hàng mỗi khi có nhu cầu sẽ nghĩ đến việc lựa chọn dịch vụ của
Vietnam Airlines. Đó là lí do tôi chọn đề tài “GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT
ĐỘNG MARKETING ĐỐI VỚI DỊCH VỤ ĐƯỜNG BAY QUỐC TẾ CỦA VIETNAM
AIRLINES”.
1.2 Tính mới của đề tài:
Theo tìm hiểu thì đã từng có nhiều tác giả thực hiện những nghiên cứu về Marketing
của Vietnam Airlines, tuy nhiên sau sự kiện VNA gia nhập SKYTEAM thì chưa có nhiều
nghiên cứu về những thay đổi trong hoạt động Marketing của hãng. Đồng thời đề tài đi sâu
vào việc phân tích chi tiết các tiêu chí của từng nhân tố trong hoạt động marketing, từ đó rút
ra những tiêu chí nào ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ hiện nay của VNA. Cộng với việc
tuyến đường bay quốc tế với sự xuất hiện ngày càng nhiều của các hãng hàng không nước
ngoài cũng là nhân tố để VNA phải thay đổi đường lối hoạt động Marketing của mình, góp
phần nâng cao chất lượng dịch vụ của hãng đồng thời đảm bảo hiệu quả kinh doanh.
Trang 3
1.3 Mục tiêu nghiên cứu:
- Phân tích thực trạng hoạt động Marketing của Vietnam Airlines trong thời gian qua,
từ đó rút ra những điểm mạnh và yếu kém còn tồn tại
- Phân tích, đánh giá kết quả hoạt động marketing dịch vụ tuyến đường bay quốc tế
thông qua 7 yếu tố (7P) của Marketing dịch vụ
- Đề ra giải pháp hoàn thiện chiến lược marketing dịch vụ vận chuyển hành khách
tuyến đường bay quốc tế của Vietnam Airlines.
1.4 Phương pháp nghiên cứu và mẫu nghiên cứu
Các phương pháp nghiên cứu được sử dụng bao gồm:
- Nghiên cứu định tính: Thông qua việc thảo luận nhóm và phỏng vấn trực tiếp lấy ý
kiến từ các khách hàng thường xuyên (10 người) đi máy bay của Vietnam
Airlines, các chuyên gia nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực Hàng không (15
người). Bước nghiên cứu này nhằm phát hiện ra các yếu tố thực tiễn ảnh hưởng
đến việc quyết định lựa chọn sử dụng tuyến đường bay quốc tế của Vietnam
Airlines của khách hàng, ngoài các yếu tố chính đã được đề xuất từ đầu. Thông tin
thu thập được sẽ là cơ sở để điều chỉnh lại các phát biểu trong bảng câu hỏi phục
vụ cho nghiên cứu định lượng.
- Phương pháp định lượng: sử dụng bảng câu hỏi bao gồm tiếng Việt lẫn tiếng Anh
về các tiêu chí 7 yếu tố của Marketing dịch vụ ảnh hưởng đến việc quyết định lựa
chọn dịch vụ đường bay quốc tế của Vietnam Airlines của khách hàng. Dữ liệu thu
thập trong nghiên cứu được xử lí bằng phần mềm Excel lấy trung bình cộng rồi so
sánh với quy ước để đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng trên từng tiêu chí.
Thông tin nghiên cứu:
- Thông tin thứ cấp: thu thập từ các văn phòng Khu vực của Vietnam Airlines, tạp
chí chuyên ngành, internet, Tổng công ty Hàng không Việt Nam, và các thông tin
nghiên cứu liên quan.
- Thông tin sơ cấp: thu thập ý kiến từ các khách hàng thực hiện các chuyến bay
quốc tế xuất phát từ sân bay Tân Sơn Nhất
Thông qua việc nghiên cứu, tham khảo ý kiến ban điều tra thị trường và dựa trên bảng
điều tra hành khách của VNA, đề tài rút ra quy ước:
Trang 4
- Tốt: 4,5 – 5 điểm
- Khá: 3,5 – 4,4 điểm
- Trung bình: 3,0 – 3,4 điểm
- Kém: < 3 điểm
Thiết kế nghiên cứu
- Nghiên cứu được tiến hành theo 2 giai đoạn: giai đoạn 1 nghiên cứu định tính, giai
đoạn 2 là nghiên cứu định lượng
Mẫu nghiên cứu:
- Đối với hành khách đi máy bay: số bảng câu hỏi phát ra là 250 bảng. Sau khi thu
thập, có nhiều bảng câu hỏi bị bỏ trống hoặc trả lời ý kiến nên bị loại. Kết quả thu
được 202 bảng, đạt tỉ lệ 81%
- Dựa vào các phương pháp nghiên cứu trên để phân tích, đánh giá, tổng hợp nhằm
rút ra những kết luận mang tính khoa học và thực tiễn, là cơ sở để đề ra giải pháp
hoàn thiện hoạt động Marketing đối với dịch vụ đường bay quốc tế của Vietnam
Airlines.
1.5 Phạm vi nghiên cứu
+ Do mạng đường bay của VNA khá lớn, học viên không có khả năng nghiên cứu với
phạm vi rộng, do đó chỉ tập trung vào tuyến bay quốc tế xuất phát từ sân bay Tân Sơn Nhất
+ Số liệu thứ cấp được thu thập từ năm 2005 đến 2010 thông qua báo cáo nội bộ của
Tổng công ty HKVN.
+ Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua bảng câu hỏi điều tra phỏng vấn trực tiếp và
gián tiếp đối với 250 hành khách sử dụng các chuyến bay quốc tế xuất phát từ sân bay Tân
Sơn Nhất.
1.6 Bố cục đề tài
Đề tài bao gồm 03 chương:
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN
Nêu ra những khái niệm cơ bản về dịch vụ hàng không, marketing trong dịch vụ hàng
không, khái quát 7 yếu tố của marketing dịch vụ, môi trường cạnh tranh tại sân bay Tân Sơn
Nhất và kinh nghiệm về marketing của hãng hàng không Singapore Airlines đã rất thành
công trong lĩnh vực này
Trang 5
Kết luận chương 1
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG MARKETING DỊCH VỤ VẬN
CHUYỂN HÀNH KHÁCH TUYẾN ĐƯỜNG BAY QUỐC TẾ CỦA VIETNAM
AIRLINES
Giới thiệu khái quát về VNA, về tình hình phát triển của thị trường hàng không thế
giới và trong nước.
Nêu thực trạng hoạt động marketing của VNA trong thời gian qua, rút ra những tồn
tại trong hoạt động này
Khảo sát lấy ý kiến khách hàng về 7 yếu tố của Marketing dịch vụ tuyến đường bay
quốc tế của VNA, nhận định dựa trên kết quả thu được
Phân tích những nhân tố tác động đến hoạt động Marketing của VNA.
Kết luận chương 2
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG MARKETING ĐỐI VỚI
DỊCH VỤ ĐƯỜNG BAY QUỐC TẾ CỦA VIETNAM AIRLINES
Dựa trên các cơ sở như: định hướng của VNA đến năm 2015, dự báo tình hình phát
triển của thị trường hàng không, kinh nghiệm rút ra từ hoạt động marketing của Singapore
Airlines và những tồn tại của VNA trong lĩnh vực này…từ đó đề ra các giải pháp hoàn thiện
hoạt động marketing.
Nêu những kiến nghị với Nhà nước và nhà chức trách sân bay
Kết luận chương 3
Hạn chế của đề tài
Kết luận chung
Trang 6
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ VẬN TẢI HÀNG KHÔNG VÀ
MARKETING DỊCH VỤ HÀNG KHÔNG
1.1 Một số k