Luận văn Giải pháp hoàn thiện marketing-Mix cho sản phẩm dịch vụ Internet Banking ở Techcombank

Được thành lập vào ngày 27 tháng 09 năm 1993, Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam - Techcombank là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam được thành lập trong bối cảnh đất nước đang chuyển sang nền kinh tế thị trường với số vốn điều lệ là 20tỷ đồng và trụ sở chính ban đầu được đặt tại số 24 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Các cột mốc lịch sử: - Giai đoạn từ năm 1994 đến 2000  Tăng vốn điều lệ lên 51,495 tỷ đồng năm 1994.  Thành lập chi nhánh Techcombank Hồ Chí Minh, khởi đầu cho quá trình phát triển nhanh chóng của Techcombank tại các đô thị lớn.  Thành lập chi nhánh Techcombank Thăng Long cùng Phòng Giao dịch Nguyễn Chí Thanh tại Hà Nội năm 1996.  Thành lập Phòng Giao dịch Thắng Lợi trực thuộc chi nhánh Techcombank thành phố Hồ Chí Minh.  Năm 1996 tăng vốn điều lệ lên 70 tỷ đồng.  Trụ sở chính được chuyển sang toà nhà Techcombank, 15 Đào Duy Từ, Hà Nội vào năm 1998.  Thành lập chi nhánh Techcombank Đà Nẵng.  Tăng vốn điều lệ lên 80,020 tỷ đồng trong năm 1999.  Khai trương Phòng Giao dịch số 3 tại phố Khâm Thiên, Hà Nội.  Thành lập thêm Phòng Giao dịch Thái Hà tại Hà Nội năm 2000. - Giai đoạn từ năm 2001 đến 2005  Năm 2001 tăng vốn điều lệ lên 102,345 tỷ đồng.  Thành lập chi nhánh Hải Phòng tại Hải Phòng, Chi nhánh Thanh Khê tại Dà Nẵng, Chi nhánh Tân Bình tại thành phố Hồ Chí Minh, Chi nhánh Chương Dương và Chi nhánh Hoàn Kiếm tại Hà Nội.  Là Ngân hàng Cổ phần có mạng lưới giao dịch rộng nhất tại thủ đô Hà Nội. Mạng lưới bao gồm Hội sở chính và 8 chi nhánh cùng 4 Phòng giao dịch tại các thành phố lớn trong cả nước.  Vốn điều lệ tăng lên 104,435 tỷ đồng.  Chuẩn bị phát hành cổ phiếu mới để tăng vốn điều lệ Techcombank lên 202 tỷ đồng.  Chính thức phát hành thẻ thanhh toán F@stAcces-Connect 24 (hợp tác với Vietcombank) vào ngày 05/12/2003.  Triển khai thành công hệ thống phần mền Globus trên toàn hệ thống ngày 16/12/2003. Tiến hành xây dựng một biểu tượng mới cho ngân hàng.  Đưa chi nhánh Techcombank Chợ Lớn đi vào hoạt động năm 2003.  Ngày 09/06/2004: Khai trương biểu tượng mới của ngân hàng.  Ngày 30/06/2004: Tăng vốn điều lệ lên 234 tỷ đồng.  Ngày 02/08/2004: Tăng vốn điều lệ lên 252,255 tỷ đồng.  Ngày 26/11/2004: Tăng vốn điều lệ lên 412 tỷ đồng.  Ngày 13/12/2004: Ký kết hợp đồng mua bán phần mền chuyển mạch và quản lý thẻ với Compass Plus.  Thành lập chi nhánh cấp 1 tại: Lào Cai, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, TP Nha Trang (tỉnh Khánh Hoà), Vũng Tàu.  Đưa vào hoạt động các Phòng giao dịch: Techcombank Phan Chu Trinh (Đà Nẵng), Techcombank Cầu Kiều (Lào Cai), Techcombak Nguyễn tất Thành, Techcombank Quang Trung, Techcombank Trường Trinh (Hồ Chí Minh), Techcombank Cửa Nam, Techcombank Hàng Đậu, Techcombank Kim LIên (Hà Nội).  Ngày 21/07/2005, 28/09/2005, 28/10/2005: Tăng vốn điều lệ lên 453 tỷ đồng, 498 tỷ đồng và 555 tỷ đồng. - Giai đoạn từ năm 2006 đến nay  Tháng 09/2006: Hoàn thiện hệ thống siêu tài khoản với các sản phẩm mới Tài khoản Tiết kiệm đa năng, Tài khoản Tiết kiệm trả định kỳ.  Ngày 24/11/2006: Vốn điều lệ tăng lên 1.500 tỷ đồng.  Ngày 15/12/2006: Ra mắt thẻ thanh toán quốc tế Techcombank Visa.  Năm 2007 tổng tài sản đạt gần 2,5 tỷ USD.  Trở thành ngân hàng có mạng lưới giao dịch lớn thứ hai trong khối ngân hàng TMCP với gần 130 chi nhánh và phòng giao dịch tại thời điểm cuối năm 2007.  Chuyển biến sâu sắc về mặt cơ cấu với việc hình thành khối dịch vụ khách hàng doanh nghiệp, thành lập Khối quản trị rủi ro, hoàn thiện cơ cấu Khối Dịch vụ ngân hàng và tài chính cá nhân.  Ra hàng loạt sản phẩm mới: Tiết kiệm tích luỹ bảo gia, Tín dụng tiêu dùng, Tài trợ nhà cung cấp, F@st i-bank, F@st S-bank, F@stVietPay.  Tháng 03/2008: Ra mắt thẻ tín dụng Techcombank Visa Credit.  Tháng 05/2008: Triển khai máy gửi tiền tự động ADM.

doc23 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1576 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp hoàn thiện marketing-Mix cho sản phẩm dịch vụ Internet Banking ở Techcombank, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHẦN 1. GIỚI THIỆU VỀ SINH VIÊN THỰC TẬP 1. Họ và tên: Nguyễn Thị Thu Cúc 2. Mã sinh viên: 06D00911N 3. Chuyên ngành: Kinh doanh thương mại quốc tế 4. Địa chỉ liên lạc: Ngõ 383 - Tam Trinh - Hoàng Mai - Hà Nội 5. Điện thoại: 0913.542.001 6. Thời gian hoàn thành báo cáo thực tập, chọn đề tài và đề cương luận văn: Từ 23/01/2010 đến 23/03/2010 Phần 2: Các nét cơ bản về cơ sở thực tập 1. Nơi thực tập 1.1 Tên công ty "Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam - Techcombank" 1.2 Địa chỉ Số 70-72 Bà Triệu, Hà Nội 1.3 Công việc được phân công thực tập Thực tập tại Phòng Sản phẩm - Khối Khách hàng doanh nghiệp lớn 1.4 Người hướng dẫn - Giáo viên hướng dẫn: ThS Nguyễn Bá Dư - Khoa Kinh doanh thương mại quốc tế - Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội - Hướng dẫn cơ sở: Chị Bùi Nguyễn Quỳnh Anh - Phó phòng Sản phẩm, Khối khách hàng doanh nghiệp lớn - Ngân hàng Techcombank. 2. Mô tả nơi thực tập 2.1 Về mặt tổ chức nơi thực tập 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Được thành lập vào ngày 27 tháng 09 năm 1993, Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam - Techcombank là một trong những ngân hàng thương mại cổ phần đầu tiên của Việt Nam được thành lập trong bối cảnh đất nước đang chuyển sang nền kinh tế thị trường với số vốn điều lệ là 20tỷ đồng và trụ sở chính ban đầu được đặt tại số 24 Lý Thường Kiệt, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Các cột mốc lịch sử: - Giai đoạn từ năm 1994 đến 2000 Tăng vốn điều lệ lên 51,495 tỷ đồng năm 1994. Thành lập chi nhánh Techcombank Hồ Chí Minh, khởi đầu cho quá trình phát triển nhanh chóng của Techcombank tại các đô thị lớn. Thành lập chi nhánh Techcombank Thăng Long cùng Phòng Giao dịch Nguyễn Chí Thanh tại Hà Nội năm 1996. Thành lập Phòng Giao dịch Thắng Lợi trực thuộc chi nhánh Techcombank thành phố Hồ Chí Minh. Năm 1996 tăng vốn điều lệ lên 70 tỷ đồng. Trụ sở chính được chuyển sang toà nhà Techcombank, 15 Đào Duy Từ, Hà Nội vào năm 1998. Thành lập chi nhánh Techcombank Đà Nẵng. Tăng vốn điều lệ lên 80,020 tỷ đồng trong năm 1999. Khai trương Phòng Giao dịch số 3 tại phố Khâm Thiên, Hà Nội. Thành lập thêm Phòng Giao dịch Thái Hà tại Hà Nội năm 2000. - Giai đoạn từ năm 2001 đến 2005 Năm 2001 tăng vốn điều lệ lên 102,345 tỷ đồng. Thành lập chi nhánh Hải Phòng tại Hải Phòng, Chi nhánh Thanh Khê tại Dà Nẵng, Chi nhánh Tân Bình tại thành phố Hồ Chí Minh, Chi nhánh Chương Dương và Chi nhánh Hoàn Kiếm tại Hà Nội. Là Ngân hàng Cổ phần có mạng lưới giao dịch rộng nhất tại thủ đô Hà Nội. Mạng lưới bao gồm Hội sở chính và 8 chi nhánh cùng 4 Phòng giao dịch tại các thành phố lớn trong cả nước. Vốn điều lệ tăng lên 104,435 tỷ đồng. Chuẩn bị phát hành cổ phiếu mới để tăng vốn điều lệ Techcombank lên 202 tỷ đồng. Chính thức phát hành thẻ thanhh toán F@stAcces-Connect 24 (hợp tác với Vietcombank) vào ngày 05/12/2003. Triển khai thành công hệ thống phần mền Globus trên toàn hệ thống ngày 16/12/2003. Tiến hành xây dựng một biểu tượng mới cho ngân hàng. Đưa chi nhánh Techcombank Chợ Lớn đi vào hoạt động năm 2003. Ngày 09/06/2004: Khai trương biểu tượng mới của ngân hàng. Ngày 30/06/2004: Tăng vốn điều lệ lên 234 tỷ đồng. Ngày 02/08/2004: Tăng vốn điều lệ lên 252,255 tỷ đồng. Ngày 26/11/2004: Tăng vốn điều lệ lên 412 tỷ đồng. Ngày 13/12/2004: Ký kết hợp đồng mua bán phần mền chuyển mạch và quản lý thẻ với Compass Plus. Thành lập chi nhánh cấp 1 tại: Lào Cai, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, TP Nha Trang (tỉnh Khánh Hoà), Vũng Tàu. Đưa vào hoạt động các Phòng giao dịch: Techcombank Phan Chu Trinh (Đà Nẵng), Techcombank Cầu Kiều (Lào Cai), Techcombak Nguyễn tất Thành, Techcombank Quang Trung, Techcombank Trường Trinh (Hồ Chí Minh), Techcombank Cửa Nam, Techcombank Hàng Đậu, Techcombank Kim LIên (Hà Nội). Ngày 21/07/2005, 28/09/2005, 28/10/2005: Tăng vốn điều lệ lên 453 tỷ đồng, 498 tỷ đồng và 555 tỷ đồng. - Giai đoạn từ năm 2006 đến nay Tháng 09/2006: Hoàn thiện hệ thống siêu tài khoản với các sản phẩm mới Tài khoản Tiết kiệm đa năng, Tài khoản Tiết kiệm trả định kỳ. Ngày 24/11/2006: Vốn điều lệ tăng lên 1.500 tỷ đồng. Ngày 15/12/2006: Ra mắt thẻ thanh toán quốc tế Techcombank Visa. Năm 2007 tổng tài sản đạt gần 2,5 tỷ USD. Trở thành ngân hàng có mạng lưới giao dịch lớn thứ hai trong khối ngân hàng TMCP với gần 130 chi nhánh và phòng giao dịch tại thời điểm cuối năm 2007. Chuyển biến sâu sắc về mặt cơ cấu với việc hình thành khối dịch vụ khách hàng doanh nghiệp, thành lập Khối quản trị rủi ro, hoàn thiện cơ cấu Khối Dịch vụ ngân hàng và tài chính cá nhân. Ra hàng loạt sản phẩm mới: Tiết kiệm tích luỹ bảo gia, Tín dụng tiêu dùng, Tài trợ nhà cung cấp, F@st i-bank, F@st S-bank, F@stVietPay. Tháng 03/2008: Ra mắt thẻ tín dụng Techcombank Visa Credit. Tháng 05/2008: Triển khai máy gửi tiền tự động ADM. 2.1.2.Chức năng và nhiệm vụ của công ty - Thực hiện các nghiệp vụ ngân hàng. - Phát hành các chứng chỉ tiền gửi, tráI phiếu, kỳ phiếu ngân hàng và các hình thức huy động vốn khác. - Nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi thanh toán - Cho vay và thực hiện các nghiệp vụ thanh toán. - Thực hiện các dịch vụ ngân hàng, dịch vụ tư vấn tiền tệ. - Tổ chức, thực hiện các hoạt động kinh doanh, đảm bảo an toàn, hiệu quả phục vụ kinh tế toàn xã hội. - Phấn đấu trở thành nhà cung ứng các sản phẩm dịch vụ tài chính ngân hàng có chất lượng và uy tín hàng đầu Việt Nam. - Vì mục tiêu hướng đến khách hàng, khách hàng là trên hết, trân trọng từng khách hàng và luôn nỗ lực mang đến những sản phẩm dịch vụ tốt nhất đáp ứng nhu cầu của khách hàng. - Luôn luôn xây dựng hình ảnh đẹp, uy tín tốt trong con mắt khách hàng. - Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ về tài chính theo quy định của Pháp luật, sử dụng vốn có hiệu quả và tiết kiệm. 2.2 Tổ chức bộ máy quản lý của Ngân hàng Về mặt tổ chức, cơ cấu tổ chức của Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam - Techcombank xây dựng theo mô hình trực tuyến chức năng, chỉ đạo thống nhất từ trên xuống. Ngân hàng có cơ quan điều hành cao nhất là Hội đồng quản trị, trực tiếp quản lý là 01 Tổng giám đốcvà các phòng ban khác. Sơ đồ 1: Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Techcombank BAN TỔNG GIÁM ĐỐC KHỐI DV NH VÀ TC CÁ NHÂN TRUNG TÂM NGUỒN VỐN KHỐI QT NGUỒN NHÂN LỰC THẨM ĐỊNH VÀ QT RỦI RO TD K. QT RỦI RO TT VÀ VẬN HÀNH TRUNG TÂM CễNG NGHỆ K. PHÁP CHẾ VÀ KIỂM SOÁT KHỐI VẬN HÀNH KHỐI DV-KH DN CÁC PHềNG BAN THAM MƯU HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ Cỏc Sở giao dịch, Chi nhỏnh & Cỏc Phũng giao dịch (Nguồn: Phòng nhân sự - Ngân hàng Techcombank) Cơ cấu tổ chức 1. Hội đồng quản trị: là cơ quan quản trị Techcombank, có toàn quyền nhân danh Techcombank để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của Techcombank. HĐQT quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển trung hạn và kế hoạch hàng năm của Techcombank. Quyết định cơ cấu của Hội sở chính, Bộ phận kiểm toán nội bộ, Sở Giao dịch, Chi nhánh, Văn phòng đại diện. Quyết định việc mở Sở Giao dịch, Chi nhánh, Văn phòng đại diện. Bổ nhiệm, bãi nhiệm, kỷ luật, đình chỉ, quyết định mức lương, thưởng và các lợi ích khác đối với Tổng giám đốc, Kế toán trưởng, Giám đốc, trưởng các Chi nhánh, Phòng giao dịch, Văn phòng đại diện. Quyết định các chính sách quản lý rủi ro và giám sát việc thực thi các biện pháp phòng ngừa rủi ro của Ngân hàng. Kiến nghị việc tổ chức lại, giải thể hoặc yêu cầu phá sản Ngân hàng… 2. Ban Tổng giám đốc: có chức năng cụ thể hóa chiến lược tổng thể và các mục tiêu do Hội đồng quản trị đề ra, bằng các kế hoạch và phương án kinh doanh, tham mưu cho Hội đồng quản trị các vấn đề về chiến lược, chính sách và trực tiếp điều hành mọi hoạt động của Ngân hàng. 3. Khối dịch vụ khách hàng doanh nghiệp: phát triển sản phẩm và mang sản phẩm ra thị trường. Quản lý sản phẩm, tìm kiếm khách hàng mới và chăm sóc các khách hàng hiện tại. Quản lý tiền và tài trợ thương mại cho sản phẩm. Tư vấn và chăm sóc các khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. 4. Khối dịch vụ ngân hàng và tài chính cá nhân: tìm kiếm và phát triển các dịch vụ tài chính và đầu tư cá nhân. Sáng tạo ra sản phẩm thẻ, bán ra các sản phẩm thẻ và chăm sóc khách hàng có nhu cầu về thẻ ngân hàng. 5. Trung tâm nguồn vốn: Kinh doanh tiền tệ, trái phiếu, ngoại hối, quản lý đầu tư tài chính, giao dịch với các thị trường hàng hóa, hỗ trợ khách hàng Interbank. 6. Khối quản trị nguồn nhân lực: tuyển dụng nhân sự, quản lý tiền lương, phúc lợi của ngân hàng, quản trị thông tin và chính sách nhân sự, đào tạo đội ngũ nhân viên của ngân hàng. 7. Khối thẩm định và quản trị rủi ro tín dụng: quản trị rủi ro tín dụng, xây dựng các mô hình quản trị rủi ro tín dụng, giám sát tín dụng. 8. Khối quản trị rủi ro thị trường và vận hành: quản trị rủi ro công nghệ, quản trị rủi to quy trình và sản phẩm, quản trị rủi ro thị trường, quản trị rủi ro tài sản nợ, quản trị rủi ro hoạt động và duy trì hoạt động kinh doanh của ngân hàng. 9. Trung tâm công nghệ: quản lý kế hoạch và phân tích công nghệ, bảo mật thông tin ngân hàng, phát triển công nghệ thẻ và ngân hàng điện tử và làm chức năng truyền thông. 10. Khối pháp chế và kiểm soát: kiểm soát tuân thủ và kiểm soát nội bộ, thành lập pháp chế, xử lý nợ và khai thác tài sản thu nợ. 11. Khối vận hành: xử lý nghiệp vụ, kiểm soát tín dụng và hỗ trợ kinh doanh, thực hiện các nghiệp vụ kho quỹ, quản lý đầu tư xây dựng, quản lý chất lượng. 12. Các phòng tham mưu: bao gồm các phòng Marketing, hỗ trợ các phòng ban khác trong việc đưa sản phẩm ra thị trường; Phòng kế hoạch tổng hợp; Phòng kế toán tài chính; Ban dự án phát triển hệ thống quản trị thông tin; Ban định chế tài chính. 13. Các Sở giao dịch, Chi nhánh và các Phòng giao dịch: Là đơn vị trực thuộc của Ngân hàng, làm chức năng giao dịch, giới thiệu sản phẩm đến tay khách hàng… 2.3 Sản phẩm của Techcombank Huy động vốn - Nhận tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VND và ngoại tệ của các tổ chức kinh tế và dân cư. - Nhận tiền gửi tiết kiệm với nhiều hình thức phong phú và hấp dẫn: Tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạn bằng VND và ngoại tệ, Tiết kiệm dự thưởng, Tiết kiệm tích luỹ,... Cho vay, đầu tư - Cho vay ngắn hạn bằng VND và ngoại tệ. - Cho vay trung, dài hạn bằng VND và ngoại tệ. - Tài trợ xuất, nhập khẩu; chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất. - Thấu chi, cho vay tiêu dùng, cho vay nông sản - Đầu tư trên thị trường vốn, thị trường tiền tệ trong nước và quốc tế. Bảo lãnh - Bảo lãnh, tái bảo lãnh (trong nước và quốc tế): Bảo lãnh dự thầu; Bảo lãnh thực hiện hợp đồng; Bảo lãnh thanh toán; Bảo lãnh vay vốn; Bảo lãnh chất lượng sản phẩm,... Thanh toán và Tài trợ thương mại - Phát hành, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu; thông báo, xác nhận, thanh toán thư tín dụng nhập khẩu. - Thanh toán uỷ nhiệm thu, uỷ nhiệm chi, séc. - Chuyển tiền trong nước, quốc tế - Chi trả lương cho doanh nghiệp qua tài khoản, qua ATM. - Tài trợ nhà cung cấp, tài trợ nhà phân phối, tài trợ trọn gói đối với dự án; Tài chính kho vận trọn gói. Ngân quỹ - Mua, bán ngoại tệ - Mua bán các chứng từ có giá - Thu, chi hộ tiền mặt VND và ngoại tệ... Thẻ và ngân hàng điện tử - Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng nội địa, thẻ tín dụng quốc tế (VISA, MASTER CARD...) - Dịch vụ thẻ ATM, thẻ tiền mặt (Cash card). - Internet banking, Phone Banking, SMS Banking. Hoạt động khác - Tư vấn đầu tư tài chính - Cho thuê tài chính - Môi giới, tự doanh, bảo lãnh phát hành, quản lý danh mục đầu tư, tư vấn, lưu ký chứng khoán 2.4 Kết quả thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu về hoạt động kinh doanh của Techcombank Là một Ngân hàng thương mại cổ phần dẫn đầu cả nước về dịch vụ uy tín và sản phẩm chất lượng khi đưa sản phẩm dịch vụ của Ngân hàng ra thị trường tới tay người tiêu dùng. Techcombank luôn nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của các khách hàng cá nhân và khách hàng doanh nghiệp. Chính vì vậy, tình hình hoạt động kinh doanh của Techcombank ngày càng phát triển. Doanh thu qua các năm đều có chiều hướng đi lên. Bảng số liệu về kết quả thực hiện hoạt động kinh doanh của Ngân hàng qua các năm 2006, 2007, 2008 sẽ cho chúng ta thấy rõ hơn về điều này (Xem bảng 1) Bảng 1: Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu cơ bản của techcombank (ĐVT: tỷ đồng) Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2007/2006 2008/2007 +/- % +/- % Tổng tài sản 17.326 39.542 59.360 +22.216 1,28 +19.818 0,5 Vốn điều lệ 1.500 2.521 3.642 +1.021 0,68 +1.121 0.44 Vốn chủ sở hữu 1.762 3.573 5.615 +1.811 1,03 +2.042 0,57 Tỷ lệ an toàn vốn(%) 17,28 14,30 13,99 -2,98 -0,31 Tổng doanh thu 1.398 2.653 8.382 +1.255 0,89 +5.729 2,15 Quỹ dự phòng 120 144 512 +24 0,2 +368 3,06 Lợi nhuận trước thuế 356 709 1.600 +353 0,99 +891 1,26 Lợi nhuận sau thuế 257 510 1.173 +253 0,98 +663 1,3 Lợi nhuận thuần/Vốn cổ phần (%) 26,76 22,98 25,87 -3,78 +2,89 Lợi nhuận thuần/Tổng tài sản (%) 1,89 1,99 2,28 +0,1 +0,29 (Nguồn: Báo cáo tổng kết của Techcombank) Năm 2007, thời kỳ khủng hoảng kinh tế bắt đầu có một số dấu hiệu ở Việt Nam. Mặc dù các ngân hàng thương mại của Việt Nam chưa bị ảnh hưởng nhưng vẫn có những tác động không tốt đến tình hình kinh doanh tài chính. Tại Techcombank, nhờ có tiềm lực vốn và tài chính vững mạnh, trong lúc khó khăn của thị trường, tổng doanh thu của Ngân hàng vẫn tăng từ 1.398 tỷ đồng năm 2006 lên 2.653 tỷ đồng năm 2007 chiếm 0,89%. Lợi nhuận sau thuế của Ngân hàng tăng 253 tỷ đồng từ năm 2006 đến năm 2007 và đạt 510 tỷ đồng. Đầu những năm 2008, những yếu tố bất cân đối của nền kinh tế Việt Nam bắt đầu xuất hiện một cách rõ nét: lạm phát tăng vọt, nhập siêu vượt quá mức an toàn, thị trường chứng khoán sụt giảm kỷ lục, thị trường bất động sản xuống dốc làm cho kinh tế Việt Nam hoàn toàn bị chao đảo và có ảnh hưởng không nhỏ. Trong bối cảnh đó, Ngân hàng Techcombank cũng như các ngân hàng thương mại khác đã gặp phải rất nhiều khó khăn, thách thức nhưng “lửa thử vàng, gian nan thử sức”, với tiềm lực tài chính vững mạnh, công tác điều hành linh hoạt, nhạy bén với thị trường, Ngân hàng Techcombank vẫn đạt được mục tiêu đề ra với tổng tài sản là 59.360 tỷ đồng, tăng 19.818 tỷ đồng so với năm 2007. Tổng doanh thu tăng từ 2.653 tỷ đồng năm 2007 lên đến 8.382 tỷ đồng vào năm 2008. 2.5 Thực trạng vận hành giải pháp Marketing-mix đối với sản phẩm Internet banking ở Techcombank Thị trường sản phẩm dịch vụ Internet banking Trong thời gian vừa qua, hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam đã có những bước chuyển biến mạnh mẽ về quy mô cũng như chất lượng dịch vụ ngân hàng. Đặc biệt, đã có một số ngân hàng mạnh dạn thử nghiệm và cung cấp dịch vụ ngân hàng điện tử cho khách hàng, mang lại sự thuận tiện, hiệu quả cho khách hàng, ngân hàng và xã hội. Internet banking chính là một trong những dịch vụ đó. Internet banking là một dịch vụ khá hứa hẹn tại Việt Nam với sự tiện ích và hiện đại của nó. Tuy nhiên, phần lớn khách hàng cũng dè dặt, thăm dò và sử dụng có hạn chế với khái niệm Internet banking vì nó còn tương đối mới mẻ và lạ lẫm. Internet banking cũng là một trong những kênh phân phối các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng, mang ngân hàng đến nhà, văn phòng, trường học, đến bất kỳ nơi đâu và bất kỳ lúc nào. Với máy tính kết nối Internet, khách hàng sẽ được cung cấp và hướng dẫn các sản phẩm của ngân hàng. Qua Internet banking khách hàng có thể gửi đến ngân hàng những thắc mắc, gợi ý với ngân hàng và được trả lời trong một thời gian nhất định. Tuy nhiên, dịch vụ Internet banking vẫn còn được cung cấp hạn chế và đòi hỏi quá trình xác nhận giao dịch phức tạp. Hiện nay, hầu hết các ngân hàng đều đưa ra thị truờng sản phẩm dịch vụ Internet Banking. Tại Techcombank, Internet banking được biết đến với hai dòng sản phẩm là F@st I-bank dành cho khách hàng cá nhân và F@st E-bank dành cho khách hàng doanh nghiệp. Trong bài luận văn này, em xin làm rõ hơn về sản phẩm F@st E-bank dành cho khách hàng doanh nghiệp. Thực trạng vận hành giải pháp Marketing-mix đối với sản phẩm Internet banking (F@st E-bank) - Chiến lược sản phẩm (product) Dịch vụ F@st E-bank là dịch vụ cho phép khách hàng (là các tổ chức thành lập và hoạt động tại Việt Nam) tra cứu các thông tin tài khoản; thực hiện các giao dịch chuyển tiền, thanh toán trên tài khoản Việt Nam đồng; đăng ký sử dụng các dịch vụ của ngân hàng (thanh toán/chuyển tiền tự động định kỳ; tín dụng, bảo lãnh, thanh toán quốc tế); thực hiện soạn và gửi lệnh tra soát tới ngân hàng và thực hiện các giao dịch khác được ngân hàng cho phép bằng cách truy cập vào website của ngân hàng http:// www.techcombank.com.vn và đăng nhập vào F@st E-bank. F@st E-bank được xây dựng trên nền tảng công nghệ hiện đại với cơ chế bảo mật RSA tiên tiến- tức là sản phẩm này cung cấp cho khách hàng hai hệ thống mã là mã Pin và mã Token. Mã Pin là mã cố định khách hàng cần phải ghi nhớ, mã Token là mã do một thiết bị gọi là "Token key" sinh ra ngẫu nhiên và thay đổi liên tục theo từng phút. Việc áp dụng Password kép sẽ giúp cho khách hàng không phải lo lắng về bất cứ gian lận cũng như rủi ro nào khi giao dịch trực tuyến. F@st E-bank có rất nhiều tính năng: - Các tính năng liên quan tới truy vấn thông tin: truy vấn số dư tài khoản, thông tin các khoản tín dụng, thông tin về hợp đồng tiền gửi, truy cập vào nhật ký công việc, tìm kiếm các giao dịch... - Quản lý thông tin cá nhân: mật khẩu, địa chỉ liên lạc, email liên hệ... - Thực hiện thanh toán chuyển khoản từ tài khoản VND trực tiếp trên trang điện tử: chuyển số dư giữa các tài khoản của khách hàng; chuyển khoản từ tài khoản tiền gửi của khách hàng tại Techcombank đến tài khoản của một người thụ hưởng khác trong cùng hệ thống Techcombank; chuyển khoản từ tài khoản tiền gửi của khách hàng tại Techcombank đến tài khoản của người thụ hưởng mở tại một ngân hàng khác có tham gia Hệ thống thanh toán điện tử Citad nằm trong lãnh thổ Việt Nam; thanh toán các khoản nợ vay, phí dịch vụ,... - Đăng ký trực tuyến sử dụng các dịch vụ của ngân hàng: đăng ký vay vốn, chuyển tiền tự động định kỳ,... Theo tin từ Ngân hàng Techcombank, nửa năm kể từ khi ra mắt, gói sản phẩm F@st E-bank đã có 1.226 khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ và nhanh chóng tăng lên 3.278 người trong năm 2009 (112%). Khách hàng sử dụng gói dịch vụ này chủ yếu là các doanh nhân trẻ. Ông Nguyễn Đức Vinh – Tổng giám đốc Techcombank nhận định, F@st E-bank là một trong những sản phẩm có tốc độ phát triển nhanh nhất của Techcombank do đáp ứng đúng xu hướng làm việc của các chủ doanh nghiệp. Dự kiến, tốc độ tăng trưởng của F@st E-bank sẽ là 140% trong năm 2010 - Chiến lược giá (price) Bảng 2: Bảng phí của một số ngân hàng cho sản phẩm F@st E-bank Techcombank Tienphongbank HSBC Phí -Phí tham gia dịch vụ: 200.000VNĐ/lần - Phí thường niên: 200.000VNĐ/năm - Phí sử dụng Token:500.000 VNĐ -Phí thay đổi nội dung sử dụng dịch vụ: 20.000VNĐ/lần -Phí chuyển tiền: 80% biểu phí hiện hành. 1. Gói truy vấn -Phí đăng ký: miễn phí -Phí thường niên: 200.000VNĐ/năm -Phí hỗ trợ đổi mật khẩu: 20.000VNĐ/lần -Phí khôi phục dịch vụ (sau khi tạm huỷ): 50.000VNĐ/lần 2. Gói thanh toán -Phí thường niên: miễn phí -Phí Token Card: 500.000VNĐ -Phí hàng tháng: 100.000VNĐ -Phí hỗ trợ đổi mật khẩu: 20.000VNĐ -Phí khôi phục dịch vụ: 50.000VNĐ -Phí chuyển khoản: 80%biểu phí hiện hành -Phí đăng ký, phí thường niên: miễn phí -Phí thiết bị bảo mật: +Trong nước: 200.000VNĐ +Phát hành nước ngoài: 1.000.000 VNĐ -Phí huỷ bỏ dịch vụ: 140.000VNĐ -Phí bảng sao kê: 170.000VNĐ -Phí thanh toán hàng loạt: bằng phí chuyển tiền/ thanh toán trong nước, áp dụng trên từng người thụ hưởng -Lệnh chi trả cố định thường xuyên: miễn phí -Phí giao dịch/ dịch vụ khác: áp dụng biểu phí hiện hành. (Nguồn: Biểu phí F@st E-bank_Phòng sản phẩm - NH Techcombank) Mỗi ngân hàng đều đưa ra mức phí có thể tương đương nhau nhưng cách thức để đưa ra biểu phí thì khác nhau. Đối với Techcombank, ta có thể rất dễ hình dung các khoản thu phí nhưng tại Tienphongbank hay HSBC, biểu phí của họ khá nhiều các khoản mục, điều này có thể dẫn đến sự khó khăn khi tiếp nhận đối với khách hàng. Ngoài ra, nhằm khuyến khích khách hàng sử dụng dịch vụ với nhiều tiện ích hấp dẫn, Ngân hàng đã đưa ra mức phí sử dụng mới đối với sản phẩm F@st i-bank gói thường và gói đầy đủ được áp dụng từ ngày
Tài liệu liên quan