Trong tiến trình toàn cầu hoá nền kinh tếthếgiới, các hoạt động thương mại
không còn bó hẹp trong phạm vi lãnh thổcủa một quốc gia, mà hoạt động thương
mại đã được mởrộng đến tất cảcác nước trên toàn thếgiới, không chỉliên quan
đến một đồng tiền thanh toán mà còn có rất nhiều đồng tiền khác nhau tham gia
trong quá trình thanh toán. Chính sựtoàn cầu hoá nền kinh tếthếgiới đã thúc đẩy
kim ngạch xuất nhập khẩu, làm tăng lượng giao dịch trong hoạt động tài chính giữa
các nước. Cũng chính vì vậy, nó đã làm cho thịtrường ngoại hối phát triển mạnh,
hình thành nên những trung tâm tài chính quốc tếlớn, hỗtrợ đắc lực cho chu chuyển
tiền tệphục vụnhu cầu thanh toán và đầu tư. Nếu quốc gia nào có thịtrường ngoại
hối phát triển sẽthúc đẩy mạnh mẽhoạt động xuất nhập khẩu và là nhân tốtích cực
kích thích sựluân chuyển các luồng vốn đầu tưvào quốc gia đó.Thịtrường ngoại hối
còn là nơi cung cấp các công cụphòng chống rủi ro trong kinh doanh ngoại hối cho
các Ngân hàng thương mại cũng nhưcác nhà đầu tư, các khách hàng. Hoạt động
kinh doanh ngoại tệluôn gắn liền với rủi ro khi tỷgiá biến động. Cho nên mục đích
trong giao dịch ngoại hối mà các nhà đầu tưhướng tới là tránh rủi ro vềtỷgiá, bằng
việc thực hiện các nghiệp vụnhưhoán đổi, giao dịch tiền tệtương lai, thực hiện
quyền chọn tiền tệ. Bên cạnh đó thịtrường ngoại hối cũng chính là nơi đểcác nhà
kinh doanh ngoại tệtìm kiếm lợi nhuận từcác khoản chênh lệch tỷgiá.
Trong nền kinh tếthịtrường, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn
vị, tổchức kinh tếvà cá nhân đều chịu sựhướng dẫn của thịtrường, chịu sựtác
động của các quy luật kinh tế, quy luật giá trị, quy luật cung cầu và quy luật cạnh
tranh. Hoạt động kinh doanh ngoại tệcủa các Tổchức tín dụng cũng không nằm
ngoài sựtác động đó – đây là tính khách quan tất yếu trong nền kinh tếthịtrường.
Sựphù hợp của các chính sách quản lý ngoại hối và cơchế điều hành tỷgiá linh
hoạt của Ngân hàng Nhà nước theo diễn biến thịtrường đã tạo điều kiện cho hoạt
động kinh doanh ngoại tệcủa các Ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng
Ngoại Thương Cần Thơnói riêng ngày càng phát triển. Chính vì những lý do trên tôi
chọn đềtài “ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢHOẠT ĐỘNG KINH DOANH
NGOẠI TỆTẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG THÀNH PHỐCẦN THƠ”. Với
Trang 8
nguyện vọng luận văn sẽ đóng góp một phần nào đó trong việc củng cố, xây dựng,
phát triển và nâng cao hiệu quảkinh doanh ngoại tệtại Ngân hàng Ngoại Thương
Cần Thơ. Mong rằng những giải pháp trình bày trong luận văn có thể được áp dụng
rộng rãi trong hoạt động kinh doanh ngoại tệvà quản lý ngoại hối ởViệt Nam.Luận
văn bao gồm các nội dung sau:
Chương 1 : Cơsởlý luận vềthịtrường ngoại hối và giao dịch ngoại hối.
Chương 2 : Thực trạng vềquản lý ngoại hối của Việt Nam và hoạt động kinh
doanh ngoại tệtại Ngân hàng Ngoại Thương Cần Thơ.
Chương 3 : Các giải pháp nâng cao hiệu quảquản lý ngoại hối của Việt Nam
và đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệtại Ngân hàng Ngoại Thương Cần Thơ.
Do thời gian và kiến thức nghiên cứu còn nhiều hạn chế, luận văn không tránh
khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý thầy cô và
những ai quan tâm đến lĩnh vực kinh doanh ngoại hối đểgiúp tôi hoàn thiện trong
công tác nghiên cứu vềsau.
Xin chân thành cám ơn Quý thầy cô Khoa sau đại học, Khoa tài chính doanh
nghiệp và kinh doanh tiền tệ. Đặc biệt là PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn, người đã bỏ
nhiều công sức hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đểhoàn thành luận
văn này.
Xin chân trọng cảm ơn.
84 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1412 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại ngân hàng ngoại thương thành phố Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trang 1
MỤC LỤC
Trang :
Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI VÀ GIAO DỊCH
NGOẠI HỐI ..........................................................................................................1
1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NGOẠI HỐI VÀ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI ....................1
1.1.1 Khái niệm về ngoại hối................................................................................1
1.1.2 Cơ chế quản lý ngoại hối ở Việt Nam.........................................................1
1.2 THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI ...........................................................................6
1.2.1 Khái niệm về thị trường ngoại hối .........................................................6
1.2.2 Đối tượng tham gia thị trường ngoại hối ..............................................7
1.2.2.1. Các Ngân hàng thương mại ..................................................................7
1.2.2.2.Ngân hàng Trung ương ..........................................................................7
1.2.2.3 Các nhà môi giới ......................................................................................8
1.2.2.4 Các định chế tài chính và các công ty ....................................................9
1.2.3 Đặc điểm của Thị trường ngoại hối ........................................................9
1.2.4 Các nghiệp vụ trên thị trường ngoại hối ................................................10
1.2.4.1 Nghiệp vụ giao ngay (Spot) .....................................................................10
1.2.4.2 Nghiệp vụ hối đoái kỳ hạn........................................................................11
1.2.4.3 Nghiệp vụ hối đoái hoán đổi (Swap)........................................................11
1.2.4.4 Nghiệp vụ mua bán ngoại tệ quyền chọn (option) ...................................12
1.2.4.5 Nghiệp vụ chênh lệch tỷ giá (Arbitrage) ..................................................13
1.2.5 Vai trò của Thị trường ngoại hối .............................................................13
1.3 TỶ GIÁ HỐI ĐOÁI .........................................................................................14
1.3.1 Khái niệm ...................................................................................................14
Trang 2
1.3.2 Cơ sở hình thành tỷ giá .............................................................................15
1.3.3 Các nhân tố tác động đến tỷ giá ................................................................16
1.3.4 Phân loại tỷ giá ..........................................................................................17
1.4 NHỮNG RỦI RO TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI HỐI ..........18
1.4.1 Rủi ro về tỷ giá hối đoái ..............................................................................18
1.4.2 Rủi ro thanh toán ........................................................................................19
1.4.3 Rủi ro tín dụng : ..........................................................................................19
Chương 2 : THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI CỦA VIỆT NAM VÀ
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG
CẦN THƠ ............................................................................................................21
2.1 NHỮNG KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC TRONG QUẢN LÝ NGOẠI HỐI CỦA
VIỆT NAM TRONG CÁC NĂM QUA...................................................................21
2.1.1 Chính sách quản lý ngoại hối được đổi mới triệt để trong tư duy và điều
hành .....................................................................................................................22
2.1.2 Cơ chế điều hành tỷ giá được thay đổi căn bản.........................................22
2.1.3 Các công cụ quản lý ngoại hối được sử dụng tương đối hiệu quả..............23
2.1.4 Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng bước đầu được hình thành và phát
triển ......................................................................................................................23
2.1.5 Có sự kết hợp giữa chính sách quản lý ngoại hối với các bộ phận khác
của chính sách tiền tệ ..........................................................................................24
2.1.6 Hoạt động quản lý ngoại hối góp phần thu hút nhiều nguồn vốn nước
ngoài ....................................................................................................................25
2.1.7 Tạo điều kiện phát triển ngoại thương, nâng cao sức cạnh tranh của
hàng hoá xuất khẩu .............................................................................................26
2.1.8 Hoạt động quản lý ngoại hối góp phần phát triển quan hệ hợp tác quốc
tế trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng .................................................................27
Trang 3
2.1.9 Hệ thống văn bản pháp quy về quản lý ngoại hối được hình thành và
bước đầu phát huy tác dụng................................................................................27
2.2 NHỮNG TỒN TẠI TRONG QUẢN LÝ NGOẠI HỐI TRONG THỜI GIAN
VỪA QUA ............................................................................................................28
2.2.1 Tỷ giá chưa thật sự phản ánh đúng quan hệ cung - cầu về tiền tệ trong
nền kinh tế ..........................................................................................................28
2.2.2 Sự kết hợp giữa chính sách quản lý ngoại hối với các chính sách quản lý
vĩ mô khác đã có nhưng chưa hài hoà ................................................................28
2.2.3 Thị trường ngoại tệ liên ngân hàng hoạt động kém hiệu quả.....................29
2.2.4 Thị trường ngoại tệ chợ đen vẫn tồn tại ngoài tầm kiểm soát của chính
phủ .......................................................................................................................30
2.2.5 Việc thực hiện chính sách quản lý ngoại hối chưa thật sự bình đẳng giữa
các thành phần kinh tế .........................................................................................30
2.2.6 Một số phạm vi, đối tượng quản lý ngoại hối chưa được quan tâm đúng
mức......................................................................................................................31
2.3 TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG
NGOẠI THƯƠNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ........................................................32
2.3.1 Giới thiệu đôi nét về hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Ngoại thương
Thành phố Cần Thơ.............................................................................................32
2.3.2 Tổ chức phân công đối với hoạt động kinh doanh ngoại tệ........................33
2.3.3 Phương pháp đánh giá kết quả kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng
ngoại Thương Cần Thơ .......................................................................................33
2.3.4 Phân tích hoạt động kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng Ngoại Thương
Cần Thơ ...............................................................................................................38
2.3.4.1 Tổng doanh số mua - bán ngoại tệ giai đoạn 2002-2004 quy USD.........39
2.3.4.2 Tổng doanh số mua - bán ngoại tệ giai đoạn 2002-2004 quy VNĐ.........41
2.3.4.3 Phân tích cơ cấu doanh số mua – bán ngoại tệ năm 2004 .....................43
Trang 4
2.3.4.4 Phân tích doanh số mua - bán ngoại tệ theo từng loại ngoại tệ tiêu biểu
quy VNĐ giai đoạn 2002-2004.............................................................................46
2.3.4.5 Phân tích vai trò kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng Ngoại thương
Cần Thơ so với các Ngân hàng thương mại trên địa bàn giai đoạn 2003-2004 .48
2.3.4.6 Phân tích thực trạng tình hình kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng
Ngoại thương Cần Thơ theo từng nghiệp vụ giai đoạn 2002-2004....................51
2.3.4.76 Đánh giá hiệu quả kinh doanh ngoại tệ của Ngân hàng Ngoại thương
Cần Thơ giai đoạn 2002-2004 .............................................................................54
Chương 3 : CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI
CỦA VIỆT NAM VÀ ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGOẠI TỆ TẠI
NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG CẦN THƠ ......................................................58
3.1 Các giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả quản lý ngoại hối ở Việt Nam...58
3.1.1 Nâng cao hiệu quả đối với cơ chế điều hành tỷ giá ...................................58
3.1.1.1 Tiếp tục đổi mới cơ chế điều hành tỷ giá.................................................58
3.1.1.2 Từng bước tiến đến loại bỏ các công cụ kiểm soát tỷ giá mang tính
hành chính ...........................................................................................................60
3.1.1.3 Cần có sự phối hợp hài hoà giữa chính sách tỷ giá với chính sách lãi
suất .....................................................................................................................60
3.1.2 Đẩy mạnh vai trò quản lý của Ngân hàng Nhà nước đối với tài khoản
tiền gửi ngoại tệ vãng lai .....................................................................................61
3.1.2.1 Đối với người cư trú ................................................................................61
3.1.2.2 Đối với các tổ chức và cá nhân là người không cư trú............................63
3.1.3 Nâng cao hiệu quả hoạt động của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng.......63
3.1.3.1 Gia tăng quỹ dự trữ ngoại hối quốc gia ...................................................63
3.1.3.2 Ngân hàng Nhà nước cần phải thực hiện đúng chức năng là người
mua bán cuối cùng...............................................................................................65
3.1.4 Nâng cao vị thế đồng tiền Việt Nam ...........................................................65
Trang 5
3.2 Giải pháp nâng cao khả năng kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng Ngoại
thương Cần Thơ ..................................................................................................67
3.2.1 Nâng cao khả năng cạnh tranh của Ngân hàng Ngoại thương Cần Thơ
trong lĩnh vực kinh doanh ngoại tệ.......................................................................67
3.2.2 Đầu tư phát triển công nghệ thông tin ngân hàng hỗ trợ phát triển nghiệp
vụ kinh doanh ngoại tệ ........................................................................................68
3.2.3 Đẩy mạnh công tác khách hàng .................................................................69
3.2.4 Hoàn thiện và mở rộng các nghiệp vụ kinh doanh ngoại tệ ......................71
3.2.5 Nâng cao trình độ cán bộ làm công tác kinh doanh ngoại tệ......................72
Kết luận................................................................................................................74
Trang 6
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ ĐỒ THỊ
Bảng : Trang:
Bảng 1: FDI và ODA giai đoạn 1999-2003 ........................................................... 25
Bảng 2: Cán cân vãng lai của Việt Nam giai đoạn 1995-2001 ............................. 26
Bảng 3: Doanh số mua-bán ngoại tệ giai đoạn 2002-2004 quy USD................... 39
Bảng 4: Doanh số mua-bán ngoại tệ giai đoạn 2002-2004 quy VNĐ ................... 41
Bảng 5: Doanh số mua-bán của từng loại ngoại tệ giai đoạn 2002-2004............. 47
Bảng 6: Doanh số mua-bán ngoại tệ của các NHTM giai đoạn 2003-2004.......... 49
Bảng 7: Doanh số mua-bán ngoại tệ giao ngay giai đoạn 2002-2004.................. 52
Bảng 8: Kết quả kinh doanh ngoại tệ của NHNT Cần Thơ giai đoạn 2002-2004 . 55
Biểu đồ:
Biểu đồ 1: Cơ cấu doanh số bán ngoại tệ quy USD năm 2004............................ 44
Biểu đồ 2: Cơ cấu doanh số mua ngoại tệ quy USD năm 2004........................... 45
Đồ thị:
Đồ thị : Kết quả kinh doanh ngoại tệ 2002-2004 .................................................. 56
Trang 7
LỜI MỞ ĐẦU
Trong tiến trình toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới, các hoạt động thương mại
không còn bó hẹp trong phạm vi lãnh thổ của một quốc gia, mà hoạt động thương
mại đã được mở rộng đến tất cả các nước trên toàn thế giới, không chỉ liên quan
đến một đồng tiền thanh toán mà còn có rất nhiều đồng tiền khác nhau tham gia
trong quá trình thanh toán. Chính sự toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới đã thúc đẩy
kim ngạch xuất nhập khẩu, làm tăng lượng giao dịch trong hoạt động tài chính giữa
các nước. Cũng chính vì vậy, nó đã làm cho thị trường ngoại hối phát triển mạnh,
hình thành nên những trung tâm tài chính quốc tế lớn, hỗ trợ đắc lực cho chu chuyển
tiền tệ phục vụ nhu cầu thanh toán và đầu tư. Nếu quốc gia nào có thị trường ngoại
hối phát triển sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hoạt động xuất nhập khẩu và là nhân tố tích cực
kích thích sự luân chuyển các luồng vốn đầu tư vào quốc gia đó.Thị trường ngoại hối
còn là nơi cung cấp các công cụ phòng chống rủi ro trong kinh doanh ngoại hối cho
các Ngân hàng thương mại cũng như các nhà đầu tư, các khách hàng. Hoạt động
kinh doanh ngoại tệ luôn gắn liền với rủi ro khi tỷ giá biến động. Cho nên mục đích
trong giao dịch ngoại hối mà các nhà đầu tư hướng tới là tránh rủi ro về tỷ giá, bằng
việc thực hiện các nghiệp vụ như hoán đổi, giao dịch tiền tệ tương lai, thực hiện
quyền chọn tiền tệ. Bên cạnh đó thị trường ngoại hối cũng chính là nơi để các nhà
kinh doanh ngoại tệ tìm kiếm lợi nhuận từ các khoản chênh lệch tỷ giá.
Trong nền kinh tế thị trường, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của các đơn
vị, tổ chức kinh tế và cá nhân đều chịu sự hướng dẫn của thị trường, chịu sự tác
động của các quy luật kinh tế, quy luật giá trị, quy luật cung cầu và quy luật cạnh
tranh. Hoạt động kinh doanh ngoại tệ của các Tổ chức tín dụng cũng không nằm
ngoài sự tác động đó – đây là tính khách quan tất yếu trong nền kinh tế thị trường.
Sự phù hợp của các chính sách quản lý ngoại hối và cơ chế điều hành tỷ giá linh
hoạt của Ngân hàng Nhà nước theo diễn biến thị trường đã tạo điều kiện cho hoạt
động kinh doanh ngoại tệ của các Ngân hàng thương mại nói chung và Ngân hàng
Ngoại Thương Cần Thơ nói riêng ngày càng phát triển. Chính vì những lý do trên tôi
chọn đề tài “ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
NGOẠI TỆ TẠI NGÂN HÀNG NGOẠI THƯƠNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ”. Với
Trang 8
nguyện vọng luận văn sẽ đóng góp một phần nào đó trong việc củng cố, xây dựng,
phát triển và nâng cao hiệu quả kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng Ngoại Thương
Cần Thơ. Mong rằng những giải pháp trình bày trong luận văn có thể được áp dụng
rộng rãi trong hoạt động kinh doanh ngoại tệ và quản lý ngoại hối ở Việt Nam.Luận
văn bao gồm các nội dung sau:
Chương 1 : Cơ sở lý luận về thị trường ngoại hối và giao dịch ngoại hối.
Chương 2 : Thực trạng về quản lý ngoại hối của Việt Nam và hoạt động kinh
doanh ngoại tệ tại Ngân hàng Ngoại Thương Cần Thơ.
Chương 3 : Các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý ngoại hối của Việt Nam
và đẩy mạnh hoạt động kinh doanh ngoại tệ tại Ngân hàng Ngoại Thương Cần Thơ.
Do thời gian và kiến thức nghiên cứu còn nhiều hạn chế, luận văn không tránh
khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Quý thầy cô và
những ai quan tâm đến lĩnh vực kinh doanh ngoại hối để giúp tôi hoàn thiện trong
công tác nghiên cứu về sau.
Xin chân thành cám ơn Quý thầy cô Khoa sau đại học, Khoa tài chính doanh
nghiệp và kinh doanh tiền tệ. Đặc biệt là PGS.TS Nguyễn Đăng Dờn, người đã bỏ
nhiều công sức hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để hoàn thành luận
văn này.
Xin chân trọng cảm ơn.
Trang 9
Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THỊ TRƯỜNG NGOẠI HỐI
VÀ GIAO DỊCH NGOẠI HỐI
1.1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ NGOẠI HỐI VÀ QUẢN LÝ NGOẠI HỐI :
1.1.1 Khái niệm về ngoại hối :
Ngoại hối là ngoại tệ và tất cả các phương tiện thanh toán khác có giá trị
ngoại tệ.
Theo Nghị định 63/1998/NĐ-CP ngày 17/08/1998 của Thủ tướng Chính
phủ Việt Nam về quản lý ngoại hối thì ngoại hối bao gồm :
- Tiền nước ngoài.
- Công cụ thanh toán bằng tiền nước ngoài như: séc, thẻ thanh toán, hối
phiếu, chứng chỉ tiền gửi ngân hàng, chứng chỉ tiền gửi bưu điện và các công
cụ thanh toán khác,
- Các loại giấy tờ có giá bằng tiền nước ngoài như: trái phiếu chính phủ,
trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và các loại giấy tờ có giá khác
- Quyền rút vốn đặc biệt, đồng tiền chung Châu âu, các đồng tiền chung
khác dùng trong thanh toán quốc tế và khu vực
- Vàng đủ tiêu chuẩn quốc tế.
- Đồng tiền đang lưu hành của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt
Nam trong trường hợp chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc
được sử dụng làm công cụ thanh toán quốc tế.
1.1.2 Cơ chế quản lý ngoại hối ở Việt Nam:
a- Cơ quan quản lý ngoại hối ( Chủ thể quản lý ):
Nhà nước thực hiện quản lý ngoại hối thông qua cơ quan của mình là
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Như vậy, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là
cơ quan thực hiện thống nhất quản lý Nhà nước về ngoại hối và kinh doanh
ngoại hối . Mọi hoạt động ngoại hối đều phải thực hiện theo quy định của
Trang 10
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Cùng với Ngân hàng Nhà nước thực hiện
quản lý ngoại hối còn có một số cơ quan phối hợp khác như Bộ Tài chính, Uỷ
ban Kế hoạch Nhà nước, Tổng cục Hải Quan...
b- Đối tượng quản lý ngoại hối ( Khách thể quản lý ngoại hối ):
Đó là những pháp nhân, thể nhân phải chịu sự quản lý của Nhà nước về
ngoại hối, cụ thể:
• Người cư trú :
- Doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp tư nhân, công ty, hợp tác xã và
các tổ chức kinh tế khác thuộc mọi thành phần kinh tế của Việt Nam được
thành lập và hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và bên nước ngoài tham gia
hợp đồng hợp tác kinh doanh hoạt động theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam, chi nhánh công ty nước ngoài, nhà thầu nước ngoài, nhà thầu liên
doanh với nước ngoài và các tổ chức kinh tế khác có vốn nước ngoài hoạt
động kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt
Nam.
- Tổ chức tín dụng Việt Nam, tổ chức tín dụng liên doanh, tổ chức tín
dụng phi ngân hàng 100% vốn nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài
hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.
- Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức
chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ
từ thiện của Việt Nam hoạt động tại Việt Nam.
- Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, lực lượng vũ trang và
các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-
nghề nghiệp, quỹ xã hội, quỹ từ thiện của Việt Nam hoạt động ở nước ngoài,
công dân Việt Nam làm trong các tổ chức này và những cá nhân đi theo họ.
Trang 11
- Văn phòng đại diện tổ chức kinh tế Việt Nam, văn phòng đại diện của
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam và văn phòng đại diện
của tổ chức tín dụng ở Việt Nam hoạt động tại nước ngoài.
- Công dân cư trú tại Việt Nam, công dân Việt Nam cư trú ở nước ngoài
có thời hạn dưới 12 tháng.
- Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam có thời hạn từ 12 tháng trở lên.
- Công dân Việt Nam đi du lịch, học tập, chữa bệnh và thăm viếng ở
nước ngoài ( không kể thời hạn ).
• Người không cư trú :
- Tổ chức kinh tế nước ngoài được thành lập và hoạt động kinh doanh tại
nước ngoài.
- Tổ chức kinh tế Việt Nam, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở
Việt Nam hoạt động kinh doanh tại nước ngoài.
- Tổ chức tín dụng Việt Nam, tổ chức tín dụng nước ngoài ở Việt Nam
được thành lập và hoạt động kinh doanh tại nước ngoài.
- Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ
chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp, quỹ xã hội,
quỹ từ thiện của nước ngoài hoạt động tại nước ngoài.
- Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ
chức quốc tế, cơ quan đại diện các tổ chức liên chính phủ, cơ quan đại diện
các tổ chức phi chính phủ, lực lượng vũ trang và các tổ chức chính trị , tổ
chức chính