Ở tất cả các nước trên thế giới khi bước vào thời kỳ công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, giáo dục đại học đều là thành trụ cột cho sự phát triển
kinh tế - xã hội nói chung và khoa học giáo dục nói riêng của các nước đó.
Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật này: giáo dục đại học là đào tạo
nguồn nhân lực trình độ cao, có chất lượng để đáp ứng những đòi hỏi của sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế - xã hội cho từng địa
phương và cả nước; giáo dục đại học là hạt nhân cơ bản để xây dựng nền kinh
tế tri thức.
Thực hiện quan điể m của Đảng về giáo dục và đào tạo: “Giáo dục cho
mọi người”; “Cả nước trở thành một xã hội học tập”, giáo dục đại học Việt
Nam còn phải thực hiện bước chuyển từ “Đại học tinh hoa” sang “Đại học đạ i
chúng” nhằm đáp ứng nhu cầu học tập, học thường xuyên, học suốt đời ngày
càng cao của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội. Con đường tất yếu phải thực
hiện là “phát triển nhanh quy mô; đồng thời phải bảo đảm về chất lượng”.
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX chỉ rõ: “Đẩy mạnh giáo dục
trong nhân dân bằng các hình thức chính quy và không chính quy, thực hiệ n
giáo dục cho mọi người, cả nước trở thành một xã hội học tập”. Như vậ y,
cùng với giáo d ục đại học chính quy, giáo dục đại học không chính quy
(trong đó có cả hệ vừa làm vừa học) đóng vai trò quan trọng trong việc
thực hiện thắ ng lợi mục tiêu c ủa chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010
của đất nước.
Thực hiện mục tiêu mở rộng đào tạo đại học theo hướng phát triển
nhanh quy mô, đảm bảo chất lượng, Tr ung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh
Thái Nguyên đã liên kết với các trường Đại học tổ chức đào tạo các lớp đại
học vừa làm vừa học đáp ứng nhu cầu của người lao động. Nhưng cùng với
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
sự tăng trưởng về số lượng các lớp, số lượng, chất lượng đào tạo vẫn còn là
điều phải làm cho cả xã hội quan tâm. Chất lượng đào tạo vừa làm vừa học
trong nhiều năm đã xuống cấp do nhiều lý do. Một trong những lý do làm cho
chất lượng giảm sút là ở khâu quản lý.
Công nghệ thông tin là một ngành khoa học mới, là một trong những
ngành thuộc lĩnh vực công nghệ cao. Điều này đã được Nhà nước xác định rõ
ràng trong Luật Công nghệ cao năm 2008 và được ưu tiên phát triển. Nghị
định 49/CP ngày 04 tháng 8 năm 1993 đã xác định quan điểm phát triển
ngành công nghệ mũi nhọn theo hướng tiếp thu những thành công của công
nghệ ngoài nước, đồng thời phát triển công nghệ trong nước, ứng dụng vào
quản lý các ngành kinh tế - xã hội, dịch vụ . Công nghệ thông tin ở Việt
Nam đang trong giai đoạn phát triển rất mạnh, sâu sắc, toàn diện. Thiết bị của
ngành công nghệ thông tin càng ngày càng phổ biến trong cuộc sống cũng
như trong các ngành khoa học. Những kiến thức về tin học nay đã trở thành
kiến thức phổ dụng, kỹ năng về tin học hiện nay được coi như những kỹ năng
thông thường được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày như đọc, nói, viết. Cơ
sở hạ tầng về truyền thông càng ngày càng phát triển mạnh, rộng rãi, tốc độ
truyền tin ngày càng cao. Hiện nay, thông tin được phổ biến rộng rãi, nhanh
chóng bằng nhiều phương tiện khác nhau, các phương tiện truyền thông được
sử dụng một cách dễ dàng, đơn giản và phổ thông.
Trong bối cảnh đó, hiện nay, nhiều tổ chức, cơ quan, đơn vị đã ứng
dụng toàn diện và khá triệt để công nghệ thông tin trong quản lý. Việc ứng
dụng công nghệ cao vào quản lý đưa lại hiệu quả lớn như tốc độ nhanh, độ
chính xác, độ tin cậy cao, không cần sức người can thiệp nhiều. Ban giám đốc
Trung tâm đã rất quan tâm đến vấn đề này, đã có nhiều đầu tư cụ thể cho công
nghệ thông tin. Song việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý đào tạo
tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên chưa được phát triển tương xứng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
Vì các lý do nêu trên tôi chọn đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả
quản lý đào tạo đại học hình thức vừa làm vừa học thông qua ứng dụng
công nghệ thông tin tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Thá i
Nguyên để nghiên cứ
73 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1473 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo đại học hình thức vừa làm vừa học thông qua ứng dụng công nghệ thông tin tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Thái Nguyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
HOÀNG VĂN THỂ
GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ QUẢN LÝ ĐÀO TẠO
HÌNH THỨC VỪA LÀM VỪA HỌC THÔNG QUA
ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI TRUNG TÂM
GIÁO DỤC THƢỜNG XUYÊN TỈNH THÁI NGUYÊN
Chuyên ngành: Quản lý giáo dục
Mã số: 60 14 05
LUẬN VĂN THẠC SỸ GIÁO DỤC HỌC
Ngƣời hƣớng dẫn: PGS - TS PHẠM HỒNG QUANG
THÁI NGUYÊN, NĂM 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................... 1
2. Mục đích của đề tài................................................................................. 3
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu ........................................................ 3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................. 3
5. Giả thuyết khoa học ................................................................................ 3
6. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 4
7. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................ 4
8. Cấu trúc của luận văn ............................................................................. 4
Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN ............................................................................. 5
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .............................................................. 5
1.1.1. Khái niệm về quản lý .................................................................... 5
1.1.2. Quản lý giáo dục ......................................................................... 11
1.2. Vai trò của công nghệ thông tin trong quản lý giáo dục ..................... 16
1.2.1. Khái niệm công nghệ thông tin ................................................... 16
1.2.2. Công nghệ thông tin có những đặc điểm sau: .............................. 16
1.3. Những vấn đề liên quan đến quản lý đào tạo...................................... 19
1.3.1. Đặc điểm của công tác quản lý đào tạo vừa làm vừa học ............ 19
1.3.2. Ứng dụng CNTT trong quản lý đào tạo ....................................... 21
Chƣơng 2: THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .......................................... 28
2.1. Đặc điểm chung của Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Thái Nguyên . 28
2.2 Tình hình cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin tại Trung tâm Giáo dục
thường xuyên tỉnh Thái Nguyên ....................................................... 33
2.3. Năng lực sử dụng CNTT và nhu cần ứng dụng CNTT vào quản lý đào tạo . 35
2.4. Một số nhận xét về thực trạng ứng dụng CNTT và quản lý đào tạo ........... 36
Chƣơng 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ..................................................................... 39
3.1. Nguyên tắc đề xuất ............................................................................ 39
3.2. Nội dung các giải pháp ...................................................................... 40
3.3. Khảo nghiệm các giải pháp ................................................................ 62
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ..................................................................... 65
1. Kết luận ................................................................................................ 65
2. Khuyến nghị ......................................................................................... 66
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................ 67
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
CNTT Công nghệ thông tin
CP Chính phủ
GDTX Giáo dục thường xuyên
GS Giáo sư
LAN Local network area – Mạng nội bộ
NĐ Nghị định
Nxb Nhà xuất bản
PGS Phó giáo sự
TCVN 3 Tiêu chuẩn Việt Nam 3
TS Tiến sỹ
WEB Trang thông tin điện tử
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ở tất cả các nước trên thế giới khi bước vào thời kỳ công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước, giáo dục đại học đều là thành trụ cột cho sự phát triển
kinh tế - xã hội nói chung và khoa học giáo dục nói riêng của các nước đó.
Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật này: giáo dục đại học là đào tạo
nguồn nhân lực trình độ cao, có chất lượng để đáp ứng những đòi hỏi của sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển kinh tế - xã hội cho từng địa
phương và cả nước; giáo dục đại học là hạt nhân cơ bản để xây dựng nền kinh
tế tri thức.
Thực hiện quan điểm của Đảng về giáo dục và đào tạo: “Giáo dục cho
mọi người”; “Cả nước trở thành một xã hội học tập”, giáo dục đại học Việt
Nam còn phải thực hiện bước chuyển từ “Đại học tinh hoa” sang “Đại học đại
chúng” nhằm đáp ứng nhu cầu học tập, học thường xuyên, học suốt đời ngày
càng cao của mọi tầng lớp nhân dân trong xã hội. Con đường tất yếu phải thực
hiện là “phát triển nhanh quy mô; đồng thời phải bảo đảm về chất lượng”.
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX chỉ rõ: “Đẩy mạnh giáo dục
trong nhân dân bằng các hình thức chính quy và không chính quy, thực hiện
giáo dục cho mọi người, cả nước trở thành một xã hội học tập”. Như vậy,
cùng với giáo dục đại học chính quy, giáo dục đại học không chính quy
(trong đó có cả hệ vừa làm vừa học) đóng vai trò quan trọng trong việc
thực hiện thắng lợi mục tiêu của chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010
của đất nước.
Thực hiện mục tiêu mở rộng đào tạo đại học theo hướng phát triển
nhanh quy mô, đảm bảo chất lượng, Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh
Thái Nguyên đã liên kết với các trường Đại học tổ chức đào tạo các lớp đại
học vừa làm vừa học đáp ứng nhu cầu của người lao động. Nhưng cùng với
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
sự tăng trưởng về số lượng các lớp, số lượng, chất lượng đào tạo vẫn còn là
điều phải làm cho cả xã hội quan tâm. Chất lượng đào tạo vừa làm vừa học
trong nhiều năm đã xuống cấp do nhiều lý do. Một trong những lý do làm cho
chất lượng giảm sút là ở khâu quản lý.
Công nghệ thông tin là một ngành khoa học mới, là một trong những
ngành thuộc lĩnh vực công nghệ cao. Điều này đã được Nhà nước xác định rõ
ràng trong Luật Công nghệ cao năm 2008 và được ưu tiên phát triển. Nghị
định 49/CP ngày 04 tháng 8 năm 1993 đã xác định quan điểm phát triển
ngành công nghệ mũi nhọn theo hướng tiếp thu những thành công của công
nghệ ngoài nước, đồng thời phát triển công nghệ trong nước, ứng dụng vào
quản lý các ngành kinh tế - xã hội, dịch vụ…. Công nghệ thông tin ở Việt
Nam đang trong giai đoạn phát triển rất mạnh, sâu sắc, toàn diện. Thiết bị của
ngành công nghệ thông tin càng ngày càng phổ biến trong cuộc sống cũng
như trong các ngành khoa học. Những kiến thức về tin học nay đã trở thành
kiến thức phổ dụng, kỹ năng về tin học hiện nay được coi như những kỹ năng
thông thường được sử dụng trong cuộc sống hàng ngày như đọc, nói, viết. Cơ
sở hạ tầng về truyền thông càng ngày càng phát triển mạnh, rộng rãi, tốc độ
truyền tin ngày càng cao. Hiện nay, thông tin được phổ biến rộng rãi, nhanh
chóng bằng nhiều phương tiện khác nhau, các phương tiện truyền thông được
sử dụng một cách dễ dàng, đơn giản và phổ thông.
Trong bối cảnh đó, hiện nay, nhiều tổ chức, cơ quan, đơn vị đã ứng
dụng toàn diện và khá triệt để công nghệ thông tin trong quản lý. Việc ứng
dụng công nghệ cao vào quản lý đưa lại hiệu quả lớn như tốc độ nhanh, độ
chính xác, độ tin cậy cao, không cần sức người can thiệp nhiều. Ban giám đốc
Trung tâm đã rất quan tâm đến vấn đề này, đã có nhiều đầu tư cụ thể cho công
nghệ thông tin. Song việc ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý đào tạo
tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên chưa được phát triển tương xứng.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
Vì các lý do nêu trên tôi chọn đề tài Giải pháp nâng cao hiệu quả
quản lý đào tạo đại học hình thức vừa làm vừa học thông qua ứng dụng
công nghệ thông tin tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Thá i
Nguyên để nghiên cứu.
2. Mục đích của đề tài
Đề tài này nhằm đề ra những biện pháp, yêu cầu, quy định nhằm nâng
cao chất lượng quản lý đào tạo đại học hình thức vừa làm vừa học thông qua
việc ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đào tạo, nhằm nâng cao chất
lượng đào tạo hệ vừa làm vừa học.
3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là những nội dung quản lý liên kết
đào tạo hệ vừa làm vừa học, những khâu trong quá trình có thể sử dụng công
nghệ thông tin có hiệu quả. Phạm vi nghiên cứu tại Trung tâm Giáo dục
thường xuyên tỉnh Thái Nguyên.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu những lý luận về quản lý, quản lý đào tạo.
- Nghiên cứu thực trạng của việc ứng dụng CNTT vào quản lý đào tạo
tại Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh Thái Nguyên.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý đào tạo dựa
vào việc tăng cường ứng dụng CNTT.
5. Giả thuyết khoa học
Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh Thái Nguyên đã có những
thành tựu nhất định trong quản lý đào tạo hệ vừa làm vừa học, nhưng vẫn còn
những điểm hạn chế. Việc ứng dụng CNTT vào quản lý đào tạo đã mang lại
những hiệu quả nhất định. Nếu tăng cường ứng dụng CNTT trong quản lý đào
tạo hệ vừa làm vừa học thì sẽ có những kết quả lớn hơn.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu lý luận. Gồm những quan điểm, những định
hướng để soi sáng, định hướng cho quá trình nghiên cứu. Nghiên cứu lý luận
giúp cho việc ứng dụng trong thực tế được linh hoạt, theo đúng mục tiêu mục
đích đã xác định.
- Phương pháp nghiên cứu thực tiễn. Gồm các phương pháp điều tra
bằng anket, phương pháp nghiên cứu thực tế, quan sát, phỏng vấn.
- Phương pháp toán học. Phương pháp toán học để thống kê, tính toán
trên các số liệu thu thập được từ thực tế.
- Phương pháp tham khảo ý kiến chuyên gia.
7. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài chỉ nghiên cứu đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý
thông qua việc ứng dụng CNTT tại Trung tâm Giáo dục thường xuyên tỉnh
Thái Nguyên.
8. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm 64 trang (không kể phụ lục và tài liệu tham khảo), gồm
phần mở đầu, phần nội dung, phần kết luận và khuyến nghị.
Phần mở đầu nêu những vấn đề chung của đề tài.
Phần nội dung bố trí thành 3 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận.
Chương 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu.
Chương 3. Một số giải pháp.
Phần kết luận và khuyến nghị nêu những kết luận và khuyến nghị của
tác giả.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
Chƣơng 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
1.1.1. Khái niệm về quản lý
Có nhiều quan niệm khác nhau về quản lý, có thể xác định những quan
niệm sau:
- Quản lý là hoạt động cần thiết phải được thực hiện khi những con
người kết hợp với nhau trong các nhóm, tổ chức nhằm đạt được những mục
tiêu chung của nhóm.
- Quản lý là việc đảm bào sự hoạt động của hệ thống trong điều kiện có
sự biến đổi liên tục ở hệ thống và môi trường để chuyển hệ thống đến trạng
thái mới, thích ứng với hoàn cảnh mới.
- Quản lý là tác động có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản lý lên
khách thể quản lý bằng một hệ thống các bộ luật, chính sách, nguyên tắc,
phương pháp, biện pháp nhằm tạo ra môi trường và điều kiện thuận lợi cho sự
phát triển của đối tượng.
- Quản lý là tổ chức, điều khiển và theo dõi thực hiện những đường lối
chính quyền quy định, là tổ chức đưa vào định hướng hoạt động tốt.
- Quản lý là tác động có mục đích, có kết hoạch của chủ thể quản lý
đến tập thể những lao động nói chung là khách thể quản lý nhằm thực hiện
được những mục tiêu dự kiến.
Có thể hiểu quản lý như sau:
Quản lý là các hoạt động được thực hiện nhằm bảo đảm hoàn
thành công việc thông qua những nỗ lực của mọi người trong tổ chức.
Quản lý là công tác phối hợp có hiệu quả các hoạt động của
những người cộng sự khác nhau cùng chung một tổ chức.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
Quản lý là những tác động có mục đích lên tập thể người, thành
tố cơ bản của xã hội.
Quản lý được tiến hành trong một tổ chức hay là một nhóm xã hội.
Quản lý là một hoạt động thiết yếu đảm bào phối hợp những nỗ
lực các nhân nhằm đạt được mục đích của nhóm.
Quản lý tồn tại vói tư cách là một hệ thống. Vậy quản lý luôn
luôn có một cấu trúc bao gồm chủ thể quản lý, khách thể quản lý, mục
tiêu quản lý, cơ chế quản lý. Quản lý vận động trong một môi trường
xác định nhằm mục đích đưa hệ thống đến mục tiêu đề ra.
Từ đó, ta có thể thấy đặc trưng chung cơ bản của hoạt động quản lý là
cách thức tác động (sự tác động có mục đích, có hướng đích…) của chủ thể
quản lý (người quản lý) lên đối tượng quản lý và khách thể quản lý bằng các
chế định xã hội, bằng tổ chức - nhân lực, tài lực - vật lực và bằng cả chính
năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhất các tiềm
năng, các cơ hội của tổ chức để đạt được mục tiêu đặt ra trong điều kiện biến
động thường xuyên của môi trường.
Quản lý có những chức năng sau đây:
Quản lý là hoạt động cơ bản nhất của con người, xét từ phạm vi cá
nhân, tập thể, quốc gia. Quản lý có ý nghĩa quyết định và sống còn của chủ
thể tham gia các hoạt động xã hội. Quản lý đúng đắn dẫn đến thành công, tồn
tại, ổn định và phát triển bền vững. Quản lý là nhân tố cơ bản quyết định sự
tồn tại, phát triển, còn quản lý sai dẫn đến thất bại, diệt vong của tổ chức.
Mỗi tổ chức là sự kết hợp của nhiều người với những mục tiêu giống
nhau. Quản lý đúng đắn sẽ giúp cho tổ chức hạn chế được các nhược điểm
của mình, liên kết gắn bó mọi người trong tổ chức, tạo ra niềm tin, sức mạnh
và truyền thống, tận dụng được mọi cơ hội, sức mạnh tổng hợp của tổ chức
qua sự kết hợp sức mạnh của các cá nhân trong tổ chức.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
Chức năng quản lý là hình thức biểu thị sự tác động của chủ đích của
chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý và khách thể quản lý, là những nội dung
và phương thức hoạt động cơ bản mà nhờ đó chủ thể quản lý tác động lên đối
tượng quản lý trong quá trình quản lý nhằm thực hiện mục tiêu quản lý, là tập
hợp những nhiệm vụ khác nhau mà chủ thể quản lý phải tiến hành trong suốt
quá trình quản lý, chức năng quản lý có thể coi là những nhiệm vụ có tính
nghề nghiệp mà các nhà quản lý của bất cứ ngành nào cũng phải thực hiện
trong quá trình quản lý.
Theo các nhà nghiên cứu về khoa học quản lý, quá trình quản lý có 4
chức năng cơ bản. Các chức năng này quan hệ mật thiết với nhau để đưa tổ
chức đạt đến mục tiêu đề ra với kết quả tốt nhất và chi phí nhỏ nhất. Bốn chức
năng đó là: Kế hoạch hóa (planing), tổ chức (organizing), chỉ đạo (leading)
kiểm tra (controlling). Các chức năng này có quan hệ khăng khít với nhau tạo
thành chu trình quản lý.
Sơ đồ 1: Mối liên hệ của các chức năng quản lý
Chức năng kế hoạch hóa: là hoạt động căn cứ thực trạng ban đầu của tổ
chức, bao gồm xác định mục tiêu, mục đích của tổ chức trong từng giai đoạn,
thời kỳ và từ đó định ra biện pháp hay cách thức để đạt được mục tiêu, mục
đích đó.
KẾ HOẠCH HÓA
KIỂM TRA
CHỈ ĐẠO TỔ CHỨC QUẢN LÝ
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
Việc lập kế hoạch là phải trả lời được các câu hỏi là làm những gì (nội
dung công việc), làm như thế nào (cách thức thực hiện, phương án thực hiện,
cách làm), làm khi nào (thời gian thực hiện), ai làm (phân công con người cụ
thể). Lập kế hoạch là công việc phải có sự suy tính, đòi hỏi có sự bàn bạc, cân
nhắc của nhiều người, càng có nhiều người tham gia suy nghĩ thì ý thức tập
thể và tinh thần trách nhiệm chung càng được nâng cao. Lập kế hoạch trước
sẽ tránh được các hoạt động rời rạc, tùy tiện, không cân nhắc trước và nó sẽ là
cơ sở đảm bảo cho quá trình quản lý đạt được hiệu quả cao.
Có thể coi kế hoạch hóa là quá trình xác định mục tiêu và phương pháp
tốt nhất để đạt mục tiêu đó. Mục tiêu càng cụ thể, càng rõ ràng, càng có cơ sở
khoa học để thực hiện tốt các công việc của tổ chức. Đây chính là việc quản
trọng nhất của kế hoạch.
Tổ chức là sự hình thành nên cấu trúc các mối quan hệ giữa các thành
viên, giữa các bộ phận trong tổ chức với nhau mà nhờ cấu trúc đó, chủ thể
quản lý tác động lên đối tượng quản lý một cách hiệu quả nhất nhằm thực
hiện thành công kế hoạch, tức là đạt được mục tiêu, mục đích mà kế hoạch đã
đặt ra.
Tổ chức là thực hiện những việc đã được lãnh đạo xác định trong thực tiễn.
Chức năng tổ chức trong quản lý gồm 4 nội dung cơ bản
- Xây dựng cơ cấu tổ chức hay bộ máy tổ chức trong đơn vị quản lý.
Nội dung này đòi hỏi chủ thể quản lý phải nắm bắt được những công việc mà
đơn vị cẩn phải thực hiện để đạt được mục tiêu chung. Thông qua yêu cầu,
tính chất của những công việc, chủ thể quản lý phải xây dựng cho được cơ
cấu bộ máy để thực hiện tốt, có hiệu quả các nhiệm vụ nhằm đưa tổ chức đến
được mục đích đề ra.
- Xây dựng cơ chế vận hành bộ máy: các kiểu quan hệ quản lý, các
quyền hạn, các vấn đề phân quyền và ủy quyền trong quản lý. Trong quản lý
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
đội ngũ công chức hiện nay có năm loại hình quan hệ quản lý, đó là: quan hệ
chỉ huy - phục tùng, quan hệ chức năng, quan hệ tham mưu, quan hệ hợp tác
và quan hệ đại diện. Người quản lý cần lựa và sử dụng phối hợp các kiểu
quan hệ cho phù hợp với đối tượng và yêu cầu của cơ cấu tổ chức, của công
việc cụ thể thì quá trình quản lý mới có hiệu quả tốt.
Công tác nhân sự là một khâu trong công tác quản lý con người thể
hiện ở tuyển dụng, lựa chọn cán bộ cho bộ máy theo phương châm “đúng
người, đúng việc”, áp dụng đúng chế độ chính sách đối với người lao động,
biểu hiện cụ thể ở hoạch định, tuyển chọn, đánh giá cán bộ, duy trì, phát triển,
sử dụng nhân sự và cán bộ. Tạo điều kiện cho tài nguyên nhân sự phát triển
thông qua cơ cấu tổ chức nhằm đạt tốt hơn mục tiêu của tổ chức.
Tổ chức công việc khoa học theo trình tự từ công việc tới các bộ phận
trong cơ quan. Tổ chức lao động theo khoa học là thực hiện công việc sao cho
đạt năng suất cao, đồng thời bảo vệ sức khỏe, tạo ra niềm vui, cảm giác hạnh
phúc, sự hứng thú cho con người trong lao động, đồng thời giúp cho đơn vị
phát triển bền vững.
Cơ cấu tổ chức là tổng hợp các bộ phận (đơn vị và cá nhân) khác nhau,
có mối quan hệ phụ thuộc lẫn nhau, được chuyên môn hóa và có những trách
nhiệm, quyền hạn nhất định, được bố trí theo những cấp, những khâu nhằm
đảm bảo thực hiện các chức năng quản lý và phục vụ mục đích của tổ chức.
Cơ cấu tổ chức còn là hình thức phân công nhiệm vụ trong lĩnh vực
quản lý, có tác động đến quá trình hoạt động của tổ chức. Cơ cấu tổ chức, một
mặt phản ánh cơ cấu trách nhiệm của mỗi người trong hệ thống, mặt khác tác
động tích cực trở lại đến việc phát triển của tổ chức.
Chức năng tổ chức là chức năng quan trọng tiếp sau chức năng
kế hoạch.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
- Chức năng chỉ đạo (lãnh đạo) là phương thức tác động của chủ thể
quản lý nhằm điều hành sao cho các thành viên, các bộ phận liên kết nhất trí
cao, động viên cổ vũ họ vận hành theo đúng kế hoạch để thực hiện mục tiêu,
mục đích của quản lý.
Chỉ đạo là nhìn cho rõ những “việc phải làm”. Lãnh đạo là một quá
trình, một nghệ thuật tác động vào con người sao cho họ không những chỉ
tuân thủ các mệnh lệnh mà còn tự nguyện và hăng hái làm việc để đạt các
mục tiêu của tổ chức. Lãnh đạo làm sao cho cán bộ dưới quyền tự nguyện
tuân thủ mới là quan trọng, làm sao tạo ra động lực thúc đẩy con người hoạt
động theo mục tiêu của tổ chức một cách tự nguyện và hết lòng.
- Chức năng kiểm tra: kiểm tra là hoạt động của chủ thể quản lý tác