Ngày 11/01/2007 Việt Nam chính thức trởthành thành viên thứ150
của Tổchức thương mại thếgiới WTO. Đây chính là bước ngoặt đánh dấu sự
chuyển biến quan trọng của đất nước ta trong tiến trình hội nhập và toàn cầu
hoá. Chúng ta tham gia vào thịtrường chung thếgiới tức là phải chấp nhận
luật chơi chung và chịu sức ép cạnh tranh lớn từcác công ty và tập đoàn nước
ngoài đã, đang và sẽthâm nhập vào thịtrường Việt Nam.Vào WTO tức là
chúng ta phải thực hiện những cam kết đã ký trong đàm phán như: cắt giảm
thuếquan, giảm và tiến tới loại bỏhàng rào phi thuếquan, giảm bớt các trở
ngại và hạn chế đối với dịch vụ, đầu tưquốc tế, điều chỉnh các chính sách
thương mại khác. Điều này đồng nghĩa với việc xoá bỏhàng rào bảo hộ, tạo
một sân chơi lớn, công bằng, bình đẳng cho mọi doanh nghiệp trong và ngoài
nước. Các đối thủnước ngoài thì có tiềm lực rất mạnh vềmọi mặt, trong khi
đó khó khăn của các doanh nghiệp Việt Nam là năng lực còn hạn chế, quy mô
sản xuất, tài chính còn khiêm tốn, năng lực quản lý và hiệu quảsửdụng vốn
chưa cao, mối liên kết giữa các doanh nghiệp còn yếu mang tính hình thức.
Do vậy nếu mỗi doanh nghiệp trong nước không tựnâng cao năng lực cạnh
tranh của mình thì trong trận đấu vốn không cân sức với đối thủnước ngoài sẽ
rất dễbịloại khỏi cuộc đua. WTO sẽlà cơhội tốt cho doanh nghiệp nào biết
tận dụng nó một cách hợp lý song cũng chính là rào cản lớn cho doanh nghiệp
nếu không tựnâng cao được năng lực cạnh tranh cần thiết cho mình.
Nâng cao năng lực cạnh tranh chính là đáp ứng yêu cầu tất yếu khách
quan, phù hợp với quy luật cạnh tranh của thương trường và cũng là phục vụ
lợi ích của chính doanh nghiệp. Bất kỳdoanh nghiệp nào hoạt động trong nền
2
kinh tếthịtrường đều phải đối mặt với cạnh tranh, với quy luât "mạnh được
yếu thua", nếu né tránh thì sớm muộn gì doanh nghiệp cũng bịcạnh tranh đào
thải. Do vậy đểcó thểtồn tại, đứng vững trên thương trường và thắng được
đối thủthì tất yếu doanh nghiệp phải tựnâng cao năng lực cạnh tranh của
mình bằng cách không ngừng nâng cao chất lượng hạgiá thành, áp dụng
thành tựu công nghệtiên tiến vào trong sản xuất, sửdụng kiến thức quản lý
hiện đại vào hoạt động quản trịmột cách khoa học, sáng tạo.
Mặt khác nâng cao năng lực cạnh tranh cũng chính là nhằm đáp ứng
yêu cầu đòi hỏi của thực tế. Sởdĩnhưvậy là vì:
- Do yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng vềhàng hoá, dịch
vụkhông chỉvềmặt chất lượng, giá cả, kiểu cách thiết kế, tính mỹthuật sản
phẩm, các dịch vụsau bán mà sự ưa chuộng của khách hàng còn được thể
hiện qua uy tín, kinh nghiệm, thương hiệu của chính doanh nghiệp. Vì thế đòi
hỏi mỗi doanh nghiệp phải có những cải tiến đổi mới nhất định đểnâng cao
năng lực của mình mới có khảnăng đáp ứng những yêu cầu này của khách
hàng.
- Do cuộc bùng nổcách mạng công nghệtoàn cầu, với những tiến bộ
của khoa học đã tạo ra những dây truyền máy móc thiết bịvô cùng hiện đại,
tự động hoá, làm giảm rất nhiều chi phí cho sản xuất, tăng tiến độhoàn thành
sản phẩm, và giúp doanh nghiệp có thểthực hiện được những dựán có quy
mô lớn và tính phức tạp cao vềkỹthuật. Trong cuộc chạy đua này nếu doanh
nghiệp nào tận dụng được sức mạnh kỹthuật thì chắc chắn sẽvề đích nhanh
hơn. Mà đểtiếp cận được với những công nghệcao này đòi hỏi mỗi doanh
nghiệp phải tựtích luỹ, nâng cao năng lực của mình.
Vì vậy , nâng cao năng lực cạnh tranh là cần thiết cho sựphát triển kinh
tế, xã hội. Mỗi doanh nghiệp là một tếbào của nền kinh tế, do vậy mỗi tếbào
"khoẻ" thì cảnền kinh tế đó cũng có năng lực cạnh tranh cao hơn. Ngược lại
3
khi nền kinh tế đó "khoẻ" thì nó lại tạo điều kiện môi trường thuận lợi cho các
doanh nghiệp phát huy được lợi thếcủa mình .
Tiền thân của Công ty cổphần xây dựng công trình giao thông Bến tre
là Công ty xây dựng và Khai Thác công trình giao thông, là một doanh nghiệp
100% vốn nhà nước ,Công ty là đơn vị chủ lực được UBND tỉnh giao thi công
hầu hết các công trình giao thông trọng điểm trên địa bàn tỉnh như ĐT.882 ,
ĐT.883 , ĐT.888 , cầu Sơn Đông , cầu Cây Da Cty chuyển đổi từ DNNN
sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ 01/01/2006 , công ty cổ phần
là đơn vị hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, lãnh vực kinh doanh chuyên về
thi công các công trình giao thông .
Tuy nhiên ,trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng
và Việt Nam đã gia nhập tổ chức WTO , đối diện với thực tế về trình độ công
nghệ mới , kỹ năng quản lý trong hoạt động SXKD , năng lực tài chính ,đội
ngũ nguồn nhân lực phải có kiến thức về công nghệ và áp dụng các tiêu chuẩn
quốc tế ISO Công ty cổphần xây dựng công trình giao thông Bến tre đã
bộc lộ rất nhiều hạn chế trong công tác quản lý , khả năng cạnh tranh với các
doanh nghiệp khác trong và ngoài tỉnh khi tham gia đấu thầu xây dựng xây
dựng các công trình giao thông .
Để Công ty cổphần xây dựng công trình giao thông Bến tre ngày càng
vươn lên và phát triển trong quá trình hội nhập kinh tếquốc tếthì việc phân
tích đánh giá thực trạng môi trường hoạt động SXKD ,môi trường cạnh tranh
và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty là
hết sức cần thiết . Là người đã công tác nhiều năm trong ngành giao thông
vận tải nên bản thân rất hiểu rõ sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp
xây dựng để thắng thầu thi công các công trình .Vì vậy , để giúp công ty phát
triển mạnh mẽ và bền vững nên tác giả chọn đề tài nghiên cứu : “ Giải pháp
nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Xây dựng Công trình
4
giao thông Bến Tre “ với hy vọng đóng góp một phần công sức nhỏ bé vào
sự nghiệp phát triển của công ty
100 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1273 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổphần xây dựng công của công ty cổphần xây dựng công trình giao thông Bến Tre, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM
~~~~~~*~~~~~~
NGUYỄN TUẤN MINH
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG
TRÌNH GIAO THÔNG BẾN TRE
CHUYÊN NGÀNH : QUẢN TRỊ KINH DOANH
MÃ SỐ : 60.34.05
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC :
PGS.TS LÊ THANH HÀ
Thành phố Hồ Chí Minh , Năm 2011
LỜI CÁM ƠN
Tôi chân thành cám ơn Thầy PGS.TS Lê Thanh Hà đã tận tình hướng
dẫn, giúp đỡ và truyền đạt nhiều ý kiến quý báu để giúp tôi hoàn thành luận
văn này .
Tôi xin có lời cám ơn chân thành nhất đến Quý Thầy, cô Trường Đại
học Kinh tế Tp.HCM đã truyền đạt nhiều kiến thức rất giá trị của các môn cơ
sở trong suốt khóa học, đó là kiến thức nền tản giúp tôi rất nhiều trong quá
trình hoàn chỉnh luận văn.
Tôi xin chân thành cám ơn Ban Giám đốc công ty, Trưởng các phòng
ban chuyên môn và đồng nghiệp tại công ty cổ phần xây dựng công trình giao
thông Bến tre đã tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi nghiên cứu, thu thập số liệu
và truyền đạt những kinh nghiệm thực tế tại đơn vị để hoàn thành tốt luận văn
này .
Bến tre, ngày tháng 7 năm 2011
Sinh viên
NGUYỄN TUẤN MINH
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan tất cả các dữ liệu sử dụng trong luận văn này là công
trình nghiên cứu của tôi.Các số liệu là trung thực, những kết luận trong luận
văn chưa được công bố ở bất kỳ tài liệu nào.
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
NGUYỄN TUẤN MINH
MỤC LỤC
Lời cám ơn
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các bảng biểu
Mở đầu 1
CHƯƠNG I :
MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH
NGHIỆP
1.1 Cạnh tranh 6
1.1.1 Khái niệm 6
1.1.2 Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường 7
1.1.3 Phân loại cạnh tranh 7
1.1.3.1 Căn cứ vào chủ thể tham gia 7
1.1.3.2 Căn cứ vào phạm vi cạnh tranh 8
1.2 Lợi thế cạnh tranh 9
1.2.1 Khái niệm 9
1.2.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến lợi thế cạnh tranh 11
1.3 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 12
1.3.1 Khái niệm năng lực cạnh tranh 12
1.3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh doanh nghiệp 14
1.3.2.1 Nhóm nhân tố bên ngoài doanh nghiệp : 14
1.3.2.2 Nhóm nhân tố bên trong doanh nghiệp : 18
1.3.2.3 Xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh 20
1.3.3 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 22
1.3.3.1.Nhóm chỉ tiêu định lượng 22
1.3.3.2 Nhóm chỉ tiêu định tính 24
1.4.Các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp 24
1.4.1 Về sản phẩm 24
1.4.2 Về quản trị doanh nghiệp 26
1.4.3 Phát triển các nguồn lực doanh nghiệp 26
1.4.4 Hoạt động nghiên cứu phát triển 27
1.5 Đặc điểm kinh tế kỷ thuật chủ yếu của công ty 28
Tóm tắt chương I 30
CHƯƠNG II :
THỰC TRẠNG VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY CỔ
PHẦN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG BẾN TRE 31
2.1 Tổng quan về công ty Cổ phần xây dựng công trình giao thông Bến
Tre : 31
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 31
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức bộ máy công ty 32
2.1.2.1 Chức năng, nhiêm vụ của công ty 32
2.1.2.2 Cơ cấu bộ máy công ty 33
2.1.3 Lĩnh vực kinh doanh và thị trường hoạt động 34
2.1.4 Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty trong những năm qua 35
2.2 Thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần Xây dựng công
trình giao thông Bến Tre : 37
2.2.1 Tác động của các nhân tố bên ngoài ảnh hưởng đến năng lực cạnh
tranh của công ty 37
2.2.1.1 Về người cung ứng 37
2.2.1.2 Về đối thủ cạnh tranh hiện tại trong ngành 37
2.2.1.3 Về đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn 38
2.2.1.4 Các chính sách kinh tế vĩ mô của nhà nước 38
2.2.1.5 Bối cảnh quốc tế và sự tiến bộ của khoa học kỷ thuật 39
2.2.2 Tác động của các nhân tố bên trong ảnh hưởng đến năng lực cạnh
tranh của công ty 40
2.2.2.1 Về nguồn nhân lực 40
2.2.2.2 Về nguồn lực tài chính 41
2.2.2.3 Về máy móc trang thiết bị 47
2.2.2.4 Về nguyên vật liệu 49
2.2.2.5 Về kinh nghiệm thi công xây lắp và bảo đảm chất lượng công trình
của công ty 51
2.2.2.6 Về hoạt động Marketing 52
2.2.2.7 Một số chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty : 53
2.2.3 Xây dựng ma trận hình ảnh cạnh tranh của công ty 58
2.3 Đánh giá hoạt động nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trong
thời gian qua : 59
2.3.1 Các mặt đạt được 59
2.3.2 Các mặt còn hạn chế 60
2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế 62
2.3.3.1 Nguyên nhân khách quan 62
2.3.3.2 Nguyên nhân chủ quan 62
Tóm tắt chương II 65
CHƯƠNG III :
GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÔNG TY
CỔ PHẦN XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG BẾN TRE 66
3.1 Định hướng phát triển và phương hướng nâng cao năng lực cạnh
tranh của công ty 66
3.1.1 Định hướng phát triển của công ty 66
3.1.1.1 Mục tiêu 66
3.1.1.2 Giá trị sản xuất kinh doanh 67
3.1.2 Phương hướng nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty 68
3.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty 68
3.2.1 Về phía công ty : 69
3.2.1.1 Thực hiện các biện pháp nâng cao chất lượng sản phẩm và hạ tối đa
giá thành xây lắp công trình 69
3.2.1.2 Tăng cường công tác thu hồi vốn kết hợp với việc lựa chọn nguồn vốn
và huy động vốn cho phù hợp 72
3.2.1.3 Thực hiện tổ chức, sắp xếp lại và tăng cường giáo dục đào tạo, bồi
dưỡng nâng cao chất lượng cán bộ công nhân viên 74
3.2.1.4 Phát huy các biện pháp cải tiến kỹ thuật, đầu tư nâng cao năng lực
máy móc thiết bị thi công 76
3.2.1.5 Xây dựng và phát triển văn hoá doanh nghiệp 78
3.2.2 Về phía Nhà nước : 78
3.2.2.1 Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, các chính sách kinh tế của
Nhà nước cho phù hợp với yêu cầu quốc tế, tạo môi trường kinh doanh ổn
định 78
3.2.2.2 Nhà nước cần đầu tư nhiều hơn nữa cho giáo dục đào tạo khoa học kỹ
thuật, nghiên cứu triển khai 79
3.2.2.3 Đẩy mạnh quá trình cải cách thủ tục hành chính 81
3.2.2.4 Mở rộng quan hệ ngoại giao, thương mại với các nước 82
Tóm tắt chương III 82
KẾT LUẬN 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
PHỤ LỤC 86-90
CHỮ VIẾT TẮT
DNNN Doanh nghiệp nhà nước
ĐT Đường tỉnh
ISO International Standard Organzation : Tổ chức tiêu chuẩn quốc tế
ODA Oversea Develop Assisstance : Hỗ trợ phát triển Hải ngoại
SXKD Sản xuất kinh doanh
SLXL Sản lượng xây lắp
UBND Ủy ban nhân dân
WTO World Trade Organization : Tổ chức thương mại thế giới
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ HÌNH VẼ
Bảng 2.1 Báo cáo kết quả kinh doanh của Cty từ năm 2008 – 2010 35
Bảng 2.2 Cơ cấu lao động và thu nhập CBCNV qua các năm 40
Bảng 2.3 Cơ cấu lao động theo cấp bậc 40
Bảng 2.4 Cơ cấu lao động theo trình độ 41
Bảng 2.5 Bảng cân đối kế toán của Cty từ năm 2008 – 2010 42
Bảng 2.6 Một số chỉ tiêu tài chính chủ yếu của Cty từ năm 2008 – 2010 44
Bảng 2.7 Danh mục các máy móc thiết bị chính của công ty 47
Bảng 2.8 Kinh nghiệm thi công xây lắp công trình 51
Bảng 2.9 Chỉ tiêu thị phần tuyệt đối của công ty và một số đối thủ cạnh
tranh chủ yếu . 54
Bảng 2.10 Ma trận hình ảnh cạnh tranh của Công ty 58
Hình 2.1 Cơ cấu bộ máy quản lý công ty 33
Hình 2.2 Doanh thu – Lợi nhuận từ năm 2008 – 2010 46
Hình 2.3 Cơ cấu xuất xứ máy móc thiết bị của công ty 48
Hình 2.4 Doanh thu – Lợi nhuận từng ngành hàng của công ty 55
1
MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài :
Ngày 11/01/2007 Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ 150
của Tổ chức thương mại thế giới WTO. Đây chính là bước ngoặt đánh dấu sự
chuyển biến quan trọng của đất nước ta trong tiến trình hội nhập và toàn cầu
hoá. Chúng ta tham gia vào thị trường chung thế giới tức là phải chấp nhận
luật chơi chung và chịu sức ép cạnh tranh lớn từ các công ty và tập đoàn nước
ngoài đã, đang và sẽ thâm nhập vào thị trường Việt Nam.Vào WTO tức là
chúng ta phải thực hiện những cam kết đã ký trong đàm phán như : cắt giảm
thuế quan, giảm và tiến tới loại bỏ hàng rào phi thuế quan, giảm bớt các trở
ngại và hạn chế đối với dịch vụ, đầu tư quốc tế, điều chỉnh các chính sách
thương mại khác... Điều này đồng nghĩa với việc xoá bỏ hàng rào bảo hộ, tạo
một sân chơi lớn, công bằng, bình đẳng cho mọi doanh nghiệp trong và ngoài
nước. Các đối thủ nước ngoài thì có tiềm lực rất mạnh về mọi mặt, trong khi
đó khó khăn của các doanh nghiệp Việt Nam là năng lực còn hạn chế, quy mô
sản xuất, tài chính còn khiêm tốn, năng lực quản lý và hiệu quả sử dụng vốn
chưa cao, mối liên kết giữa các doanh nghiệp còn yếu mang tính hình thức.
Do vậy nếu mỗi doanh nghiệp trong nước không tự nâng cao năng lực cạnh
tranh của mình thì trong trận đấu vốn không cân sức với đối thủ nước ngoài sẽ
rất dễ bị loại khỏi cuộc đua. WTO sẽ là cơ hội tốt cho doanh nghiệp nào biết
tận dụng nó một cách hợp lý song cũng chính là rào cản lớn cho doanh nghiệp
nếu không tự nâng cao được năng lực cạnh tranh cần thiết cho mình.
Nâng cao năng lực cạnh tranh chính là đáp ứng yêu cầu tất yếu khách
quan, phù hợp với quy luật cạnh tranh của thương trường và cũng là phục vụ
lợi ích của chính doanh nghiệp. Bất kỳ doanh nghiệp nào hoạt động trong nền
2
kinh tế thị trường đều phải đối mặt với cạnh tranh, với quy luât "mạnh được
yếu thua", nếu né tránh thì sớm muộn gì doanh nghiệp cũng bị cạnh tranh đào
thải. Do vậy để có thể tồn tại, đứng vững trên thương trường và thắng được
đối thủ thì tất yếu doanh nghiệp phải tự nâng cao năng lực cạnh tranh của
mình bằng cách không ngừng nâng cao chất lượng hạ giá thành, áp dụng
thành tựu công nghệ tiên tiến vào trong sản xuất, sử dụng kiến thức quản lý
hiện đại vào hoạt động quản trị một cách khoa học, sáng tạo.
Mặt khác nâng cao năng lực cạnh tranh cũng chính là nhằm đáp ứng
yêu cầu đòi hỏi của thực tế. Sở dĩ như vậy là vì:
- Do yêu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về hàng hoá, dịch
vụ không chỉ về mặt chất lượng, giá cả, kiểu cách thiết kế, tính mỹ thuật sản
phẩm, các dịch vụ sau bán mà sự ưa chuộng của khách hàng còn được thể
hiện qua uy tín, kinh nghiệm, thương hiệu của chính doanh nghiệp. Vì thế đòi
hỏi mỗi doanh nghiệp phải có những cải tiến đổi mới nhất định để nâng cao
năng lực của mình mới có khả năng đáp ứng những yêu cầu này của khách
hàng.
- Do cuộc bùng nổ cách mạng công nghệ toàn cầu, với những tiến bộ
của khoa học đã tạo ra những dây truyền máy móc thiết bị vô cùng hiện đại,
tự động hoá, làm giảm rất nhiều chi phí cho sản xuất, tăng tiến độ hoàn thành
sản phẩm, và giúp doanh nghiệp có thể thực hiện được những dự án có quy
mô lớn và tính phức tạp cao về kỹ thuật. Trong cuộc chạy đua này nếu doanh
nghiệp nào tận dụng được sức mạnh kỹ thuật thì chắc chắn sẽ về đích nhanh
hơn. Mà để tiếp cận được với những công nghệ cao này đòi hỏi mỗi doanh
nghiệp phải tự tích luỹ, nâng cao năng lực của mình.
Vì vậy , nâng cao năng lực cạnh tranh là cần thiết cho sự phát triển kinh
tế, xã hội. Mỗi doanh nghiệp là một tế bào của nền kinh tế, do vậy mỗi tế bào
"khoẻ" thì cả nền kinh tế đó cũng có năng lực cạnh tranh cao hơn. Ngược lại
3
khi nền kinh tế đó "khoẻ" thì nó lại tạo điều kiện môi trường thuận lợi cho các
doanh nghiệp phát huy được lợi thế của mình .
Tiền thân của Công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông Bến tre
là Công ty xây dựng và Khai Thác công trình giao thông, là một doanh nghiệp
100% vốn nhà nước ,Công ty là đơn vị chủ lực được UBND tỉnh giao thi công
hầu hết các công trình giao thông trọng điểm trên địa bàn tỉnh như ĐT.882 ,
ĐT.883 , ĐT.888 , cầu Sơn Đông , cầu Cây Da …Cty chuyển đổi từ DNNN
sang hoạt động theo mô hình công ty cổ phần từ 01/01/2006 , công ty cổ phần
là đơn vị hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, lãnh vực kinh doanh chuyên về
thi công các công trình giao thông .
Tuy nhiên ,trong điều kiện hội nhập kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng
và Việt Nam đã gia nhập tổ chức WTO , đối diện với thực tế về trình độ công
nghệ mới , kỹ năng quản lý trong hoạt động SXKD , năng lực tài chính ,đội
ngũ nguồn nhân lực phải có kiến thức về công nghệ và áp dụng các tiêu chuẩn
quốc tế ISO …Công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông Bến tre đã
bộc lộ rất nhiều hạn chế trong công tác quản lý , khả năng cạnh tranh với các
doanh nghiệp khác trong và ngoài tỉnh khi tham gia đấu thầu xây dựng xây
dựng các công trình giao thông .
Để Công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông Bến tre ngày càng
vươn lên và phát triển trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế thì việc phân
tích đánh giá thực trạng môi trường hoạt động SXKD ,môi trường cạnh tranh
và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty là
hết sức cần thiết . Là người đã công tác nhiều năm trong ngành giao thông
vận tải nên bản thân rất hiểu rõ sự cạnh tranh khốc liệt giữa các doanh nghiệp
xây dựng để thắng thầu thi công các công trình .Vì vậy , để giúp công ty phát
triển mạnh mẽ và bền vững nên tác giả chọn đề tài nghiên cứu : “ Giải pháp
nâng cao năng lực cạnh tranh của Công ty cổ phần Xây dựng Công trình
4
giao thông Bến Tre “ với hy vọng đóng góp một phần công sức nhỏ bé vào
sự nghiệp phát triển của công ty .
2.Tình hình nghiên cứu đề tài :
Mặc dù vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh trong kinh doanh rất quan
trọng , nhưng theo sự hiểu biết của tác giả thì Công ty cổ phần xây dựng công
trình giao thông Bến Tre chưa có báo cáo về vấn đề này , mà chỉ là những kế
hoạch kinh doanh , một số đề xuất riêng lẻ .
Trong luận văn này , ngoài việc kế thừa những kết quả , những đề xuất
đã có thì luận văn này còn bổ sung thêm về cơ sở lý luận về nâng cao năng
lực cạnh tranh , một số kiến nghị và giải pháp nhằm giúp công ty phát triển
phù hợp với tình hình thực tiển và xu hướng hội nhập.
3.Mục tiêu nghiên cứu :
Trên cở sở phân tích, đánh giá thực trạng môi trường hoạt động SXKD
của công ty, qua đó đánh giá năng lực cạnh tranh của công ty trong việc cung
cấp dịch vụ, thi công các công trình giao thông .Từ đó đề xuất một số giải
pháp nhằm nâng cao hơn nữa năng lực cạnh tranh của công ty.
4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn là : Năng lực cạnh tranh
và những giải pháp để nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty trong việc
cung cấp các sản phẩm , dịch vụ và thi công các công trình giao thông .
5.Phương pháp nghiên cứu :
Trong luận văn này sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau :
- Luận văn được sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu , trong
đó chủ yếu là phương pháp thu thập , phân tích , kết hợp khái quát hóa .
- Trao đổi, lấy ý kiến chuyên gia về các yếu tố chủ yếu môi trường bên
trong , yếu tố bên ngoài có ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh trong hoạt động
SXKD của công ty .
5
6.Đóng góp của luận văn :
Luận văn có những đóng góp sau :
- Đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của công ty với các đối thủ
trong cùng lãnh vực khi tham gia đấu thầu thi công các công trình .
- Giúp Ban lãnh đạo công ty cổ phần xây dựng công trình giao thông
nhận diện được những điểm mạnh, yếu trong việc cạnh tranh với các đối thủ ,
những giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp , từ đó có
những quyết định đúng đắn tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động SXKD ngày
càng tốt hơn , hiệu quả cao hơn …
7.Bố cục của đề tài :
Ngoài phần mở đầu, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
bao gồm 3 chương sau :
- Chương I : Một số lý thuyết về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp
- Chương II : Thực trạng về năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần
xây dựng công trình giao thông Bến tre
- Chương III : Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ
phần xây dựng công trình giao thông Bến tre
6
CHƯƠNG I :
MỘT SỐ LÝ THUYẾT VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH
CỦA DOANH NGHIỆP
1.1 Cạnh tranh :
1.1.1 Khái niệm về cạnh tranh :
Theo kinh tế học định nghĩa : Cạnh tranh là sự giành giật thị trường
để tiêu thụ hàng hoá giữa các doanh nghiệp. Ở đây, định nghĩa mới chỉ đề cập
đến cạnh tranh trong khâu tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá.
Theo nhà kinh tế học Michael Porter của Mỹ thì: Cạnh tranh (kinh tế)
là giành lấy thị phần. Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản
lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có. Kết
quả quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi nhuận trong ngành theo chiều
hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả có thể giảm đi.
Cạnh tranh kinh tế là sự ganh đua giữa các chủ thể kinh tế (nhà sản
xuất, nhà phân phối, bán lẽ, người tiêu dùng, thương nhân…) nhằm giành lấy
những vị thế tạo nên lợi thế tương đối trong sản xuất, tiêu thụ hàng hóa, dịch
vụ hay các lợi ích về kinh tế, thương mại khác để thu được nhiều lợi ích nhất
cho mình.
Cạnh tranh có thể xảy ra giữa những nhà sản xuất, phân phối với
nhau hoặc có thể xảy ra giữa người sản xuất với người tiêu dùng khi người
sản xuất muốn bán hàng hóa, dịch vụ với giá cao, người tiêu dùng lại muốn
mua được với giá thấp. Cạnh tranh của một doanh nghiệp là chiến lược của
một doanh nghiệp với các đối thủ trong cùng một ngành…
Có nhiều biện pháp cạnh tranh: cạnh tranh giá cả (giảm giá) hoặc
cạnh tranh phi giá cả (Khuyến mãi, quảng cáo) hay cạnh tranh của một doanh
nghiệp, một ngành, một quốc gia là mức độ mà ở đó, dưới các điều kiện về thị
7
trường tự do và công bằng có thể sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa và dịch
vụ đáp ứng được đòi hỏi của thị trường, đồng thời tạo ra việc làm và nâng cao
được thu nhập thực tế.
Vì vậy, ngày nay hầu hết các nước đều thừa nhận và coi cạnh tranh
không chỉ là môi trường mà nó còn là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội.
Do vậy khái niệm cạnh tranh nói chung là : " sự phấn đấu vươn lên, không
ngừng để giành lấy vị trí hàng đầu trong một lĩnh vực hoạt động nào đó bằng
cách ứng dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật tạo ra nhiều lợi thế nhất, tạo ra
sản phẩm mới, taọ ra năng suất và hiệu quả cao nhất "
1.1.2 Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường :
Cạnh tranh có vai trò quan trọng trong nền sản xuất hàng hóa nói
riêng, và trong lĩnh vực kinh tế nói chung, là động lực thúc đẩy sản xuất phát
triển, góp phần vào sự phát triển kinh tế.
Cạnh tranh là tiền đề của hệ thống free-enterprise vì càng nhiều
doanh nghiệp cạnh tranh với nhau thì sản phẩm hay dịch vụ cung cấp cho
khách hàng sẽ càng có chất lượng tốt hơn. Nói cách khác, cạnh tranh sẽ đem
đến cho khách hàng giá trị tối ưu nhất đối với những đồng tiền mồ hôi công
sức của họ.
Vì vậy , Cạnh tranh là một tất yếu mà bất kỳ doanh nghiệp, cá nhân
nào khi tham gia thị trường cũng đều phải chấp nhận nó như một quy luật
sinh tồn vì nó đóng góp vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế xã
hội.
1.1.3 Phân loại cạnh tranh :
1.1.3.1 Căn cứ vào chủ thể tham gia :
• Cạnh tranh giữa người bán và người mua :
8
Bất kỳ doanh nghiệp kinh doanh nào cũng đều muốn bán sản phẩm
của mình với giá cao nhất có thể, nhưng người mua thì ngược lại đều muốn
mua được sản phẩm chất lượng với giá thấp nhất có thể. Kết qủa của cuộc
cạnh tranh này dẫn tới sự "thương lượng" cân bằng giữa cung và cầu để đạt
được mức giá hợp lý mà tại đó người bán chấp nhận bán và người mua chấp
nhận mua .Đây là quy luật tất yếu "mua rẻ bán đắt" của thương trường .
• Cạnh tranh giữa những người bán :
Đây là cuộc cạnh tranh chủ đạo trên thị trường, nó diễn ra một cách
quyết liệt với nhiều hình thức khác nhau. Mọi doanh nghiệp muốn tồn tại và
phát triển được thì ngoài việc không ngừng phải tự đổi mới, phát huy thế
mạnh của mình thì còn phải tìm hiểu các thông tin về đối thủ cạnh tranh cả
hiện tại lẫn tiềm ẩn. Từ đó tìm ra được điểm mạnh cũng như điểm yếu của đối
thủ để có cách ứng phó kịp thời nhằm giành được thị phần cao hơn đối thủ.
Kết quả của cuộc cạnh tranh này chính là quy luật "cá lớn nuốt cá bé", những
doanh nghiệp kém năng lực sẽ bị loại khỏi thương trường hoặc bị các doanh
nghiệp lớn thôn tính.
• Cạnh tranh giữa những người mua :
Trường hợp cạnh tranh này xảy ra khi lượng cung của một loại hàng
hóa nào đó trở nên khan hiếm hơn so với lượng cầu. Người tiêu dùng sẽ phải
cạnh tranh nhau để có thể có được lượng hàng hoá mình cần và thường là
cạnh tranh nhau bằng giá tức là họ sẵn sàng trả mức giá cao hơn người khác
để có được s