Luận văn Giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản miền trung sang thị trường hoa kỳ

Với vị trí của một ngành xuất khẩu mũi nhọn, thuỷ sản Việt Nam trong những năm gần đây đã liên tục có những bước phát triển nhảy vọt. Cùng với những tiềm năng và thế mạnh to lớn về thiên nhiên, thị trường và con người, thuỷ sản Việt Nam đang hứa hẹn sẽ đóng vai trò hết sức to lớn trong chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam trong những năm tới, cho dù vô vàn những khó khăn đang chờ đón ở phía trước. Thị trường Hoa Kỳ là một thị trường rộng lớn, đa dạng, tính cạnh tranh cao, luật lệ điều tiết nền ngoại thương Hoa Kỳ phức tạp, có những đặc thù riêng và được tiêu chuẩn hoá ở mức cao độ đòi hỏi phải có những nghiên cứu toàn diện và thị trường này còn rất mới đối với các doanh nghiệp của Việt Nam. Mặt hàng thuỷ sản là một trong những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong số các mặt hàng đang xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ. Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Thuỷ sản Miền Trung được thành lập năm 1980 và chính thức được cổ phần hoá năm 2007 là một trong những đơn vị mạnh trong lĩnh vực chế biến, kinh doanh, xuất nhập khẩu của Việt Nam. Với mục đích đi sâu nghiên cứu hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản nhằm đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ tác giả đã chọn đề tài “Giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Miền Trung sang thị trường Hoa Kỳ”

doc127 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1710 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản miền trung sang thị trường hoa kỳ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN * * * Lấ THANH HUYỀN GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN MIỀN TRUNG SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH Hà Nội, Năm 2009 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN * * * Lấ THANH HUYỀN GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN MIỀN TRUNG SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH TỔNG HỢP LUẬN VĂN THẠC SỸ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS TRẦN VIỆT LÂM Hà Nội, Năm 2009 MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU CHƯƠNG 1 - TỔNG QUAN VỀ XUẤT KHẨU HÀNG THỦY SẢN CỦA VIỆT NAM SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ……………………………............4 1.1 Những đặc điểm chủ yếu của thị trường thủy sản Hoa Kỳ…………...............4 1.1.1 Đặc điểm về sản phẩm và chất lượng sản phẩm…………………….... .4 1.1.2 Đặc điểm về khách hàng………………………………………………..6 1.1.3 Đặc điểm về cạnh tranh………………………………………………....7 1.1.4 Đặc điểm về hệ thống kờnh phõn phối………………………………...13 1.2 Kết quả xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ.............16 1.2.1 Kết quả phân theo nhóm sản phẩm…………………….……………..16 1.2.2 Kết quả phân theo hình thức xuất khẩu ….……………….…………...21 1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu thủy sản Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ……………………………………………………………...22 1.3.1 Các nhân tố vĩ mụ…………………………………………….............22 1.3.2 Các nhân tố vi mụ…………………………………………………….29 CHƯƠNG 2 - THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN MIỀN TRUNG……………………………............……............32 2.1 Giới thiệu khái quát về Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Miền Trung ……………...………………………………………………..32 2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Miền Trung………………………….………………....32 2.1.2 Những đặc điểm chủ yếu của công ty trong sản xuất kinh danh……...33 2.2 Kết quả xuất khẩu thủy sản sang thị trường Hoa Kỳ của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Miền Trung………………….…………………..38 2.2.1 Kết quả xuất khẩu thủy sản của công ty phân theo thị trường và phân theo nhóm sản phẩm………………………….……………………….38 2.2.2 Kết quả phân theo hình thức xuất khẩu……………………………….42 2.3 Quy trình và quản trình quy trình xuất khẩu thủy sản……….…….……....43 2.3.1 Nghiên cứu tiếp cận thị trường............................................................43 2.3.2 Giao dịch và đàm phán kí kết hợp đồng xuất khẩu…………................44 2.3.3 Thực hiện hợp đồng xuất khẩu………………….……….……………46 2.4 Các biện phấp đẩy mạnh xuất khẩu hàng thủy sản sang thị trường Hoa Kỳ mà Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Miền Trung đã áp dụng……48 2.4.1 Nghiên cứu thị trường............................................................................48 2.4.2 Tăng cường đầu tư cho khâu chế biến………………………………...50 2.4.3 Tập trung nâng cao chất lượng hàng thuỷ sản………………………...50 2.5 Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu thủy sản sang thị trường Hoa Kỳ của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Miền Trung……….............53 2.5.1 Những thành tựu………………………………………………............53 2.5.2 Những hạn chế và nguyờn nhõn……………..………………………...56 CHƯƠNG 3 - MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU HÀNG THỦY SẢN SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN MIỀN TRUNG….………………………..62 3.1 Cơ hội và thách thức đối với doanh nghiệp Việt Nam trong việc xuất khẩu hàng thủy sản sang thị trường Hoa Kỳ…………………………..………..62 3.1.1 Cơ hội…………………………………………………………….…...62 3.1.2 Các thách thức và nguy cơ……………………………….…………...64 3.2 Định hướng phát triển của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Miền Trung………………………………………………………………..68 3.2.1 Định hướng phát triển chung………………………………….............68 3.2.2 Định hướng phát triển đối với hoạt động xuất khẩu thủy sản…………72 3.3 Các giải pháp chủ yếu đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản sang thị trường Hoa Kỳ…………………………………………………………………….77 3.3.1 Phát triển các hoạt động marketing quốc tế…………………………...77 3.3.2 Đa dạng hóa các mặt hàng xuất khẩu…………………….....................80 3.3.3 Hoàn thiện hệ thống quản trị chất lượng theo các bộ tiêu chuẩn quốc tế……………………………………………..………………...82 Xây dựng và phát triển thương hiệu cho các sản phẩm xuất khẩu của công ty…………………………………………………….. …….84 3.3.5 Mở rộng hình thức xuất khẩu trực tiếp……………………………....86 3.3.6 Tăng cường sự hiệp tác, liên kết giữa các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản vào thị trường Hoa Kỳ........................................................88 3.4 Một số kiến nghị.............................................................................................90 3.4.1 Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại để quảng bá sản phẩm thủy sản Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ………………...........................90 3.4.2 Tăng cường quản lý, giám sát hoạt động nuôi trồng, đánh bắt thủy sản trên cả nước nhằm duy trì các nguồn lợi thủy sản……………………92 3.4.3 Áp dụng khoa học công nghệ hiện đại để tạo nguồn hàng cho hoạt động xuất khẩu thủy sản………………………………………….…..93 3.4.4 Đầu tư phát triển nguồn nhân lực nhằm tạo tiền đề cho hoạt động xuất khẩu thủy sản…………………………………………………...94 3.4.5 Áp dụng các chính sách vốn, tài chính, tín dụng để khuyến khích các doanh nghiệp trong nước xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ…….95 3.4.6 Tăng cường công tác quản lý chất lượng hàng thủy sản xuất khẩu.................96 KẾT LUẬN DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT CFA (Catfish Farm Association): Hiệp hội các chủ trại nuôi cá nheo Mỹ. DOC (Department of Commerce): Bộ thương mại Hoa Kỳ. FAO (Food and Agriculture Organization): Tổ chức lương thực và thực phẩm của Liên Hợp Quốc. FDA (Food and Drug Administration): Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm Hoa Kỳ. GMP (Goods Manufacturing Practice): Tiêu chuẩn chất lượng gắn với quy phạm sản xuất. HACCP (Hazard Analysis Critical Control Point): Hệ thống phân tích mối nguy và xác định điểm kiểm soát tới hạn. ITC (International Trade Committee): Uỷ ban thương mại quốc tế Hoa Kỳ. MFN (Most favour Nation): Quy chế tối huệ quốc. NAFIQUACEN (National Agency on Sanitary and Phytosanitary Quaratine): Trung tâm kiểm tra chất lượng và vệ sinh thủy sản Việt Nam. NFI (National Fishery Institude): Hiệp hội nghề cá Hoa Kỳ. NOAA (National Oceanic and Atmospheric Administration): Cục quản lý môi trường không gian biển Hoa Kỳ. NTR (Normal Trade Relation): Quy chế thương mại bình thường. SSOP (Sanitation Standard Operating Procedure): Tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm. VASEP (Vietnam Association of Seafood Exporters and Producers): Hiệp hội các nhà chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam. DANH MỤC BẢNG, BIỂU BẢNG1.1 CÁC LOẠI THỦY SẢN NHẬP KHẨU NHIỀU NHẤT VÀO HOA KỲ VÀ KHUYNH HƯỚNG THỦY SẢN ƯA THÍCH TRấN THỰC ĐƠN ….…....7 BẢNG 1.2 GIÁ MỘT SỐ MẶT HÀNG THỦY SẢN VIỆT NAM XUẤT KHẨU SANG HOA KỲ……………………………………………………………………………….……………....10 BẢNG 1.3 GIÁ TÔM SÚ VỎ ĐÔNG LẠNH TẠI HOA KỲ THÁNG 6/2007…………11 BẢNG 1.4 CÁC NƯỚC CUNG CẤP CHÍNH CHO THỊ TRƯỜNG TễM HOA KỲ………………12 BẢNG 1.5 SO SÁNH KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA HÀNG THỦY SẢN VIỆT NAM VỚI THÁI VÀ TRUNG QUỐC…..................................................................................................................................................13 BẢNG 1.6 KIM NGẠCH XUẤT KHẨU THUỶ SẢN VIỆT NAM SANG THỊ TRƯƠNG HOA KỲ………………………………………………………………………………….…..17 BẢNG 1.7 CƠ CẤU XUẤT KHẨU THỦY SẢN VÀO THỊ TRƯỜNG HOA KỲ….….18 BẢNG 1.8 KẾT QUẢ PHÂN THEO HÌNH THỨC XUẤT KHẨU……………….….....21 BẢNG 2.1 BẢNG KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÁC CHỈ TIÊU KẾ HOẠCH NĂM 2008..37 BẢNG 2.2 CƠ CẤU XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA CÔNG TY NĂM 2008……......38 BẢNG 2.3 CƠ CẤU XUẤT KHẨU THỦY SẢN VÀO THỊ TRƯỜNG HOA KỲ...…...40 BẢNG 3.1 CHÍ PHÍ ĐÀO TẠO LẠI CÁN BỘ…………………………………………..70 BẢNG 3.2 MỤC TIÊU XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY GIAI ĐOẠN 2009-2015……..74 SƠ ĐỒ SƠ ĐỒ 1.1 HỆ THỐNG BÁN SỈ THỦY SẢN TẠI HOA KỲ…………………………14 SƠ ĐỒ 1.2 HỆ THỐNG PHÂN PHỐI THỦY SẢN BÁN LẺ HOA KỲ………………15 SƠ ĐỒ 2.1 TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ…………………………………….…….34 TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN * * * Lấ THANH HUYỀN GIẢI PHÁP NHẰM ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN MIỀN TRUNG SANG THỊ TRƯỜNG HOA KỲ Chuyên ngành: QUẢN TRỊ KINH DOANH TỔNG HỢP TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ Hà Nội, Năm 2009 LỜI NÓI ĐẦU Với vị trí của một ngành xuất khẩu mũi nhọn, thuỷ sản Việt Nam trong những năm gần đây đã liên tục có những bước phát triển nhảy vọt. Cùng với những tiềm năng và thế mạnh to lớn về thiên nhiên, thị trường và con người, thuỷ sản Việt Nam đang hứa hẹn sẽ đóng vai trò hết sức to lớn trong chiến lược phát triển kinh tế Việt Nam trong những năm tới, cho dù vô vàn những khó khăn đang chờ đón ở phía trước. Thị trường Hoa Kỳ là một thị trường rộng lớn, đa dạng, tính cạnh tranh cao, luật lệ điều tiết nền ngoại thương Hoa Kỳ phức tạp, có những đặc thù riêng và được tiêu chuẩn hoá ở mức cao độ đòi hỏi phải có những nghiên cứu toàn diện và thị trường này còn rất mới đối với các doanh nghiệp của Việt Nam. Mặt hàng thuỷ sản là một trong những mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu ngày càng tăng và chiếm tỷ trọng lớn trong số các mặt hàng đang xuất khẩu vào thị trường Hoa Kỳ. Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Thuỷ sản Miền Trung được thành lập năm 1980 và chính thức được cổ phần hoá năm 2007 là một trong những đơn vị mạnh trong lĩnh vực chế biến, kinh doanh, xuất nhập khẩu của Việt Nam. Với mục đích đi sâu nghiên cứu hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản nhằm đẩy mạnh kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ tác giả đã chọn đề tài “Giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu thủy sản của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Miền Trung sang thị trường Hoa Kỳ” Kết cấu của đề tài gồm ba chương Chương 1: Tổng quan về xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ Chương 1 tác giả đi vào nghiên cứu ba nội dung sau: Những đặc điểm chủ yếu của thị trường thủy sản tại Hoa Kỳ; Kết quả xuất khẩu hàng thủy sản của Việt Nam sáng thị trường Hoa Kỳ; Các nhân tố ảnh hưởng đến xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ Để có thể hiểu rõ được thị trường thủy sản Hoa Kỳ tác giả đi nghiên cứu về đặc điểm về sản phẩm và chất lượng sản phẩm, đặc điểm về khách hàng, đặc điểm về cạnh tranh và đặc điểm về hệ thống kênh phân phối. Qua đó chúng ta thấy thị hiếu tiêu dùng của thị trường thuỷ sản Hoa Kỳ là hết sức đa dạng, nhu cầu của người tiêu dùng Hoa Kỳ đối với các sản phẩm thuỷ sản ngày càng cao về số lượng lẫn chất lượng. Sự đa dạng này mở ra cơ hội cho các nhà xuất khẩu thuỷ sản thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ nếu biết nắm bắt thông tin thường xuyên, biết thoả mãn nhu cầu của mọi loại đối tượng khách hàng và việc nâng cao chất lượng sản phẩm là điều kiện cần thiết để có thể thâm nhập vào thị trường này, nâng cao năng lực cạnh tranh không chỉ là nhiệm vụ đặt ra cho từng doanh nghiệp mà là cho mọi doanh nghiệp, cho toàn ngành thủy sản. Qua nghiên cứu kết quả xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ giai đoạn 2004-2008 chúng ta thấy, cùng với kim ngạch xuất khẩu tăng trưởng liên tục qua các năm, cơ cấu mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ cũng có những cải thiện nhất định với việc đa dạng hoỏ cỏc mặt hàng. Số lượng các doanh nghiệp thâm nhập vào thị trường Hoa Kỳ ngày càng nhiều và ngày càng có nhiều doanh nghiệp Viờt Nam có khả năng và được phép xuất khẩu trực tiếp sang thị trường Hoa Kỳ. Đây là cơ hội cho các doanh nghiệp thuỷ sản Việt Nam tăng thị phần tại Hoa Kỳ. Việc nghiên cứu các nhân tố ảnh ảnh đến xuất khẩu hàng thủy sản Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ rất cần thiết. Trong phần này tác giả chia làm hai nhúm: Cỏc nhân tố vĩ mô và các nhân tố vi mô. Các nhân tố vĩ mô gồm có: Quan hệ thương mại thủy sản Việt Mỹ, việc Việt Nam gia nhập WTO, pháp luật của Hoa Kỳ đối với mặt hàng thủy sản, tiềm năng của Việt Nam đối với xuất khẩu thủy sản, các công cụ của nhà nước trong việc quản lý kinh tế. Các nhân tố vi mô gồm có: Hệ thống thông tin trong doanh nghiệp, cụng tác thu mua tạo nguồn hàng cho xuất khẩu, khả năng tài chính, chất lượng hàng thuỷ sản, thương hiệu sản phẩm và uy tín của doanh nghiệp, chất lượng nguồn nhân lực. Chương 2: Thực trạng xuất khẩu thủy sản sang thị trường Hoa Kỳ của công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Miền Trung Vào đầu những năm 1980, trong bối cảnh nhà nước thử nghiệm cơ chế mới “tự cân đối - tự trang trải”, cùng với nhu cầu khách quan về phát triển kinh tế thuỷ sản khu vực Miền Trung, ngày 26 tháng 2 năm 1983, Chi nhánh Xuất Khẩu Thuỷ Sản Đà Nẵng, tiền thân của Công ty xuất nhập khẩu Thuỷ Sản Miền Trung được thành lập, thay thế cho Trạm tiếp nhận thuỷ sản Đà Nẵng, xây dựng một mô hình làm ăn mới. Công ty xuất nhập khẩu Thủy Sản Miền Trung được thành lập theo quyết định số 242/TS-QĐ ngày 31/3/1993 của Bộ Thủy Sản, là doanh nghiệp nhà nước, hạch toán độc lập, thành lập và tổ chức hoạt động kinh doanh về thuỷ sản, phục vụ sản xuất kinh doanh thuỷ sản và các ngành nghề khác theo quy định của pháp luật. Thực hiện chủ trương của nhà nước về sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp, Seaprodex Danang không thuộc diện giữ lại là doanh nghiệp nhà nước nên Bộ Thủy Sản đó cú quyết định số 1226/QĐ-BTS ngày 21/10/2005 về việc cổ phần hoá và thành lập ban chỉ đạo cổ phần hoá Công ty cổ phần xuất nhập khẩu Thuỷ Sản Miền Trung và ngày 01/01/2007, Công ty Cổ Phần xuất nhập khẩu Thuỷ Sản Miền Trung chính thức đi vào hoạt động. Công ty cú cỏc đơn vị thành viên: Chi nhánh tại Thành phố Hồ Chí Minh: Chi nhánh tại thành phố Hồ Chí Minh hoạt động với qui mô của một công ty thương mại, kinh doanh vật tư nhập khẩu, kinh doanh xuất khẩu thuỷ sản và các hàng hoỏ khỏc. Chi nhánh tại Hà Nội: Kinh doanh vật tư nhập khẩu là hoạt động chính của Chi nhánh tại Hà Nội, tập trung đáp ứng nhu cầu của khách hàng tại khu vực phía Bắc Việt Nam. Công ty chế biến và xuất khẩu thủy sản Thọ Quang: Chế biến, cung ứng các loại thủy sản sạch cho thị trường trong nước và quốc tế. Công ty phát triển nguồn lợi thủy sản: Chuyên sản xuất, kinh doanh các loại thức ăn nuôi thủy sản trờn dõy truyền thiết bị công nghệ tiên tiến. Về cơ cấu thị trường xuất khẩu, trong hơn 10 năm qua, xuất khẩu hàng thuỷ sản của công ty đó cú những bước phát triển tích cực về việc đa dạng hoá thị trường xuất khẩu. Cụ thể năm 2008 cơ cấu thị trường xuất khẩu thuỷ sản của công ty là như sau: BẢNG 2.2 CƠ CẤU XUẤT KHẨU THỦY SẢN CỦA CÔNG TY NĂM 2008 Đơn vị: triệu USD Nước 2004 2005 2006 2007 2008 Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ % Giá trị Tỷ lệ % Mỹ 5,10 34,0 5,42 32,8 5,52 30,8 5,57 28,6 7,33 32,8 Nhật 3,00 20,0 4,21 25,5 4,26 23,8 5,16 26,5 5,94 27,0 EU 0,34 2,2 0,73 4,4 0,55 3,1 1,21 6,2 0,92 4,2 TQ 3,31 22,1 2,65 16,1 3,49 19,5 3,33 17,1 3,66 16,2 ASEAN 0,78 5,2 0,94 5,7 1,23 6,9 0,99 5,1 1,05 4,8 Các nước khác 2,47 16,5 2,55 15,5 2,85 15,9 3,21 16,5 3,1 15,1 Tổng 15,0 100 16,5 100 17,9 100 19,5 100 22,0 100 ( Nguồn:Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty ) Những năm gần đây Hoa Kỳ đã dần dần trở thành bạn hàng nhập khẩu thuỷ sản lớn của công ty, luôn chiếm tỷ trọng cao nhất. Đặc biệt năm 2008, Hoa Kỳ đã chiếm tỷ lệ 32,8 % trong cơ cấu xuất khẩu thuỷ sản của công ty. BẢNG 2.3 CƠ CẤU XUẤT KHẨU THỦY SẢN VÀO THỊ TRƯỜNG HOA KỲ Đơn vị: triệu USD Mặt hàng 2004 2005 2006 2007 2008 Tôm 2,49 2,71 2,87 3,33 4,47 Cá 1,61 2,06 1,82 1,92 2,13 Mực & Bạch tuộc 0,34 0,22 0,33 0,11 0,27 Hải sản khác 0,66 0,43 0,50 0,21 0,46 Tổng 5,1 5,42 5,52 5,57 7,33 ( Nguồn:Phòng kinh doanh xuất nhập khẩu của công ty ) Như vậy, có thể thấy rằng xuất phát từ nhu cầu của thị trường, từ tiềm năng kinh tế thuỷ sản, cỏ tụm và cỏ, cỏc hải sản thân mềm đã trở thành sản phẩm xuất khẩu chính của công ty được ưa chuộng trên thị trường thế giới, đặc biệt là thị trường Nhật Bản, Hoa Kỳ. Những kết quả trên được coi là thắng lợi của việc đa dạng hoá sản phẩm, đa dạng hoá mặt hàng. Đây là xu hướng tích cực cần được tiếp tục duy trì và phát triển trong những năm tiếp theo đối với chiến lược phát triển xuất khẩu của công ty. Để xuất khẩu thủy sản sang thị trường Hoa Kỳ công ty tiến hàng theo một quy trình bao gồm các bước từ nghiên cứu tiếp cận thị trường, sau đó là giao dịch và đàm phán kí kết hợp đồng xuất khẩu, thực hiện hợp đồng xuất khẩu. Trong những năm qua để đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản sang thị trường Hoa Kỳ công ty đã áp dụng các biện pháp sau: Nghiên cứu thị trường. Công tác nghiên cứu thị trường của công ty được giao cho ban xuất khẩu chuyên trách. Nguồn thông tin về thị trường chủ yếu là các tạp chí và cỏc bỏo, thông tin trên mạng. Đặc biệt các thông tin về hàng thủy sản trên tạp chí của Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt nam. Ngoài ra công ty cũng có nhiều biện pháp khác như cử cán bộ đi tham gia hội chợ Thủy sản Quốc tế VIETFISH được tổ chức hàng năm. Cử cán bộ cùng đoàn doanh nghiệp thủy sản Việt Nam tham gia các hội chợ thủy sản và thực phẩm quốc tế ngoài nước. Phối hợp thực hiện các chương trình quảng bá thủy sản Việt Nam ra thị trường thế giới thông qua các tham tán thương mại của Việt Nam ở Hoa Kỳ, thông qua các tổ chức thương mại về thủy của thế giới. Tăng cường đầu tư cho khâu chế biến. Nhà máy của công ty với diện tích sản xuất 5.000 m2 bao gồm 2 phân xưởng với ba dây chuyền sản xuất, một cho tôm, một cho các mặt hàng giá trị gia tăng và một cho các thủy sản khác. Đầu năm 2008, công ty tiến hành đầu tư thêm phân xưởng chế biến số 3 chuyờn cỏc mặt hàng thuỷ sản tinh chế và kho bảo quản lạnh 800 tấn tại Công ty chế biến và xuất khẩu thủy sản Thọ Quang với máy móc thiết bị hiện đại, tăng công suất chế biến thủy sản lên gấp đôi, đáp ứng các yêu cầu ngày càng khắt khe của thị trường. Tập trung nâng cao chất lượng hàng thuỷ sản. Nâng cao chất lượng nguyên liệu chế biến. Công ty đã xây dựng cho mình một nguồn nguyên liệu ổn định bằng cách kí hợp đồng bao tiêu sản phẩm với người nuôi trồng, giúp đỡ ngư dân về kĩ thuật nuôi trồng, về giống. Đó cú những hoạt động để phổ biến kĩ thuật xử lí, bảo quản nguyên liệu sau thu hoạch đối với ngư dân. Song song với thay đổi công nghệ, trang thiết bị, công ty đã nâng cao ý thức và trình độ chuyên môn của mỗi công nhân, cán bộ. Đồng thời đào tạo cho công nhân các kĩ năng cần thiết để sử dụng có hiệu quả các thiết bị, phương tiện hiện đại, tiên tiến. Công ty được cấp chứng nhận GMP, SSOP, HACCP và đang hoàn tất hồ sơ để được cấp chứng nhận BRC. Nhằm đáp ứng nhu cầu về chất lượng khi xuất khẩu thuỷ sản sang thị trường Hoa Kỳ, công ty luôn đặt vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm lên hàng đầu và đã được cấp các chững nhận ISO 9000, GMP,SSOS, HACCP, các tiêu chuẩn này đề cập đến các yếu tố chính trong quản lý chất lượng như chính sách chỉ đạo về chất lượng, nghiên cứu thị trường, thiết kế triển khai sản phẩm, quá trình cung ứng, bao gói, phân phối, xem xét đánh giá nội bộ, dịch vụ sau khi bán hàng, kiểm soát tài liệu, đào tạo. Qua phân tích kết quả xuất khẩu thủy sản những năm qua, quy trình và quản trị quy trình xuất khẩu thủy sản tác giả đưa ra đánh giá Những thành tựu - Kim ngạch xuất khẩu thuỷ sản của công ty năm sau tăng so với năm trước, mức tăng xuất khẩu tăng đột biến vào năm 2008 so với năm 2007 là 32%. - Chất lượng và độ tươi sống của hàng thuỷ sản đã được cải thiện, trọng lượng, mẫu mã với chất lượng tốt, nấu ăn rất tiện dụng của người tiêu dùng và nâng cao giá trị hàng thuỷ sản, mở rộng thị trường tiêu thụ. - Công ty đã đầu tư cải tạo nâng cấp nhà xưởng, đổi mới trang thiết bị, công nghệ, áp dụng các hệ thống quản lý chất lượng và an toàn vệ sinh phù hợp với yêu cầu thị trường thế giới. Những hạn chế và nguyên nhân Những hạn chế trong xuất khẩu thủy sản của công ty - Kim ngạch xuất khẩu sang Hoa Kỳ chưa nhiều chiếm một phần rất nhỏ so với tổng kim ngạch thủy sản xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ - Các mặt hàng xuất khẩu chưa phong phú đa dạng. - Chiến lược quảng cáo nhằm thu hút khách hàng của Công ty cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Miền trung cũng còn rất nhiều hạn chế, công