Luận văn Giải pháp phát hành trái phiếu đô thị trên địa bàn thành phố Cần Thơ

Hiện nay, các thành phốlớn trong cảnước, nhất là thành phốHà Nội và thành phốHồChí Minh hằng năm đều dành phần lớn ngân sách để đầu tư phát triển cơsởhạtầng và chính quyền địa phương xem đây là vấn đềtrọng tâm hàng đầu đểphát triển đô thịbền vững, hiện đại. Việc đầu tưnày, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội; đồng thời, người có thu nhập thấp sẽ được hưởng các phúc lợi xã hội, giảm bớt thiệt thòi cho người nghèo do áp lực của quá trình đô thịhóa, Tuy nhiên, nhu cầu đầu tưlà vô hạn nhưng nguồn tài chính hằng năm thì có hạn. Bên cạnh đó Trung ương đang thực hiện chính sách phi tập trung hóa ngân sách nhà nước, Trung ương sẽgiảm dần các khoản hỗtrợngân sách từTrung ương cho ngân sách các địa phương, theo cơ chếnày các địa phương muốn đầu tưphát triển nhanh hạtầng thì việc vay nợ của chính quyền địa phương trởthành một vấn đềquan trọng trong chiến lược của mỗi địa phương. Do vậy, việc phải huy động nhiều nguồn lực tài chính cho ngân sách là vấn đềkhông thểtránh. Có nhiều cách đểchính quyền địa phương huy đông vốn, nhưng trên thực tếcác địa phương thường sửdụng 2 cách là: vay từcác ngân hàng thương mại và vay thông qua thịtrường tài chính bằng cách phát hành trái phiếu. Trong quá trình đúc kết kinh nghiệm và xu hướng phát triển thịtrường tài chính hiện đại thì huy động vốn qua phát hành trái phiếu được lựa chọn vì những lợi ích thiết thực nó mang lại. Trái phiếu địa phương ngoài mục đích huy động vốn, nó còn tạo áp lực buộc chính quyền địa phương phải cải tiến trong quản lý, tăng cường tính minh bạch, nâng cao uy tín và nhất là phải công khai trong việc chi tiêu ngân sách địa phương, ngoài ra còn giúp địa phương nâng cao hiệu các dựán đầu tưcông cộng, phát triển sản phẩm cho thịtrường tài chính, tạo chủ động trong chiến lược hoạch định chính sách phát triển ởcác địa phương. -Trang 2-Sau khi trởthành đô thịloại một, trực thuộc Trung ương thành phốCần Thơcàng có điều kiện hơn trong việc phát triển đô thị, song song đó việc xây dựng cơsởhạtầng hiện đại nhằm xứng tầm với thành phốtrung tâm là việc bắt buộc phải tiến hành. Với áp lực nhu cầu vốn rất lớn, đòi hỏi thành phố Cần Thơphải xây dựng một chiến lược huy động vốn và sửdụng vốn hiệu quả. Đểgiải quyết nhu cầu vốn nhanh, thành phốCần Thơcần mạnh dạn triển khai giải pháp huy động vốn qua thịtrường trái phiếu sau khi đã tham khảo bài học kinh nghiệm của thành phốHồChí Minh, nhằm thúc đẩy xây dựng thành phốCần Thơphát triển nhanh, toàn diện và là trung tâm phát triển của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Xuất phát từý nghĩa thực tiễn trên. Tác giảchọn đềtài “Giải pháp phát hành trái phiếu đô thịtrên địa bàn thành phốCần Thơ” đểlàm luận văn thạc sĩ. Trên cơsở đó nhằm đềra các giải pháp từphía nhà nước đểgóp phần phát triển thịtrường trái phiếu tại thành phốCần Thơ.

pdf99 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1328 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp phát hành trái phiếu đô thị trên địa bàn thành phố Cần Thơ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC NGÔ ANH TÍN GIẢI PHÁP PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU ĐÔ THỊ TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ Chuyên ngành : Kinh tế Tài chính - Ngân hàng Mã số : 60.31.12 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: GS. TS NGUYỄN THANH TUYỀN TP. Hồ Chí Minh, tháng 9 năm 2008 DANH MỤC BIỂU BẢNG Z Y Trang Bảng 2.1: Quá trình phát triển dân số thành phố Cần Thơ ............................... 30 Bảng 2.2: Tăng trưởng GDP thành phố giai đoạn 2005 - 2007 ........................ 32 Bảng 2.3: Chuyển dịch cơ cấu kinh tế của thành phố Cần Thơ qua các năm 2005 - 2007 ............................................................................................................... 32 Bảng 2.4: Mạng lưới Quốc lộ qua địa bàn thành phố Cần Thơ ........................ 38 Bảng 2.5: Mạng lưới đường thành phố Cần Thơ.............................................. 38 Bảng 2.6: Dự báo thu ngân sách của thành phố Cần Thơ qua các năm 2010, 2015, 2020 ....................................................................................................... 39 Bảng 2.7: Dự báo chi ngân sách của thành phố Cần Thơ qua các năm 2010, 2015, 2020........................................................................................................ 41 Bảng 2.8: Nhu cầu vốn đầu tư phát triển đô thị tại thành phố Cần Thơ giai đoạn 2005 đến năm 2010 .......................................................................................... 43 Bảng 2.9: Cơ cấu giá trị tăng thêm GDP qua các thời kỳ của giai đoạn 1991 - 2004 và dự tính của giai đoạn 2005 - 2010 (%) ............................................... 43 Bảng 2.10: Tốc độ phát triển giá trị tăng thêm GDP theo khu vực kinh tế của giai đoạn 1991 - 2004 và dự tính của giai đoạn 2005 - 2010 (%) Giá so sánh năm 1994.................................................................................................................. 44 Bảng 2.11: Tốc độ phát triển giá trị tăng thêm GDP theo thành phần kinh tế của giai đoạn 1991 - 2004 và dự tính của giai đoạn 2005 - 2010 (%) lấy giá so sánh năm 1994 ......................................................................................................... 44 Bảng 2.12: Mục tiêu phát triển ngành, lĩnh vực của Cần Thơ giai đoạn 2006 - 2010.................................................................................................................. 48 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Giải pháp phát hành trái phiếu đô thị trên địa bàn thành phố Cần Thơ” là công trình nghiên cứu của bản thân. Các số liệu, kết quả trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ luận văn nào trước đây./. Tác giả, Ngô Anh Tín MỤC LỤC Trang phụ bìa ............................................................................................. Trang Lời cam đoan.............................................................................................. Mục lục Danh mục các chữ viết tắt Lời mở đầu .......................................................................................................1 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TRÁI PHIẾU ĐÔ THỊ VÀ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU ĐÔ THỊ........................................................................................................ 5 1.1 Khái lược về sự hình thành thị trường trái phiếu đô thị..............................5 1.2 Một số khái niệm cơ bản về trái phiếu đô thị ............................................7 1.2.1 Khái niệm . .............................................................................................7 1.2.2 Các loại trái phiếu đô thị .........................................................................7 a) Trái phiếu nhận nợ chung (GOs: General Obligation bonds) thuật ngữ tiếng Việt còn được gọi bằng nhiều tên khác nhau như: trái phiếu công ích, trái phiếu tổng hợp, trái phiếu nghĩa vụ,… ............................................................................ 8 b) Trái phiếu công quản (Authority Bond).......................................................9 c) Trái phiếu lợi tức (Revenue Bonds) hay trái phiếu doanh thu......................10 1.2.3 Đặc điểm trái phiếu đô thị .......................................................................11 1.2.4 Một số ưu điểm chủ yếu của trái phiếu đô thị .....................................12 a) Miễn thuế .....................................................................................................12 b) Đa kỳ hạn.....................................................................................................12 c) Điều khoản hoàn trái và lãi suất biến đổi .....................................................12 1.3 Các chủ thể liên quan và quy trình phát hành trái phiếu đô thị...................12 1.3.1 Đối tượng tham gia và trách nhiệm .........................................................13 a) Cố vấn tài chính (Financial Advisors) .........................................................13 b) Tư vấn về kỹ thuật (Consultants) ................................................................14 c) Nhà tư vấn pháp lý (Bond Counsel) ............................................................14 d) Tổ chức bảo lãnh phát hành hay bao tiêu (Underwriters) ............................15 e) Công ty chứng khoán hay các Ngân hàng thương mại .................................16 f) Các Quỹ đầu tư có tổ chức và nhà đầu tư bán lẻ (investment and retail investor) ...........................................................................................................16 g) Đại diện ủy thác (Trustess and Paying Agents) ...........................................17 h) Công ty Bảo hiểm trái phiếu (Bond Insurers) ..............................................17 i) Tổ chức xếp hạng tín nhiệm (Rating Agencies)............................................18 1.3.2 Những giai đoạn chính của quá trình phát hành trái phiếu ......................18 a) Các quyết định sơ bộ (Preliminary Decisions) .............................................19 b) Một số tiến trình tổ chức đấu thầu và bán trái phiếu ....................................19 c) Cơ cấu của việc phát hành trái phiếu đô thị .................................................21 d) Các tài liệu pháp lý có liên quan ..................................................................22 1.4 Vai trò của trái phiếu đô thị với chính sách của chính quyền địa phương và trung ương ........................................................................................................23 1.4.1 Đối với chính sách của chính quyền địa phương.....................................24 1.4.2 Đối với chính sách của Trung ương ........................................................24 1.5 Thị trường trái phiếu đô thị ở các nước; bài học kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh ....................................................................................................24 1.5.1 Thị trường trái phiếu đô thị ở các nước ...................................................24 1.5.2 Bài học kinh nghiệm về phát hành của thành phố Hồ Chí Minh và của các nước..................................................................................................................26 Kết luận Chương 1 ...........................................................................................28 CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VỐN ĐẦU TƯ PHÁT TRIỂN CƠ SỞ HẠ TẦNG VÀ SỰ CẦN THIẾT PHẢI PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ........................................................................................................ 30 2.1 Vai trò của đầu tư cơ sở hạ tầng đối với sự phát triển đô thị tại thành phố Cần Thơ............................................................................................................30 2.2 Áp lực phát triển kinh tế lên cơ sở hạ tầng đối với sự phát triển đô thị tại thành phố Cần Thơ ...........................................................................................31 2.3.1 Điều kiện kinh tế - xã hội ........................................................................31 2.3.2 Lĩnh vực thương mại - dịch vụ - du lịch..................................................32 2.3.3 Lĩnh vực sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ............................34 2.3.4 Về nông nghiệp .......................................................................................36 2.3.5 Về thuỷ sản..............................................................................................36 2.3.6 Đánh giá chung........................................................................................36 2.3 Thực trạng hạ tầng giao thông tại thành phố Cần Thơ ...............................37 2.4 Áp lực vốn cho đầu tư tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội thành phố Cần Thơ............................................................................................................39 2.4.1 Thu ngân sách..........................................................................................39 2.4.2 Chi ngân sách địa phương .......................................................................41 2.5 Sự cần thiết phát hành trái phiếu đô thị tại thành phố Cần Thơ..................43 2.5.1 Sức ép của tình trạng đô thị hóa ..............................................................46 2.5.2 Các mục tiêu để phát triển kinh tế xã hội của thành phố Cần Thơ ..........48 Kết luận Chương 2 ...........................................................................................49 CHƯƠNG III: CÁC GIẢI PHÁP PHỤC VỤ PHÁT HÀNH TRÁI PHIẾU ĐÔ THỊ TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ ....................................................................... 51 3.1 Định hướng và mục tiêu sử dụng trái phiếu đô thị .....................................51 3.1.1 Tính hiệu quả của trái phiếu đô thị .........................................................51 3.1.2 Thách thức từ việc sử dụng trái phiếu đô thị ...........................................52 3.2 Các giải pháp từ Trung ương......................................................................52 3.2.1. Hoàn chỉnh khuôn khổ pháp lý và thị trường chứng khoán....................52 3.2.2. Tăng cường các nguồn tài chính cho đô thị ............................................55 a) Mở rộng quyền tự chủ cho các địa phương ..................................................54 b) Thay đổi cơ chế bao cấp tín dụng và phân bổ chỉ tiêu .................................55 3.2.3 Phát triển thị trường trái phiếu đô thị ......................................................55 a) Đối với thị trường phát hành ........................................................................57 b) Đối với thị trường thứ cấp............................................................................59 3.2.4 Đẩy nhanh việc hình thành cơ quan xếp hạng tín nhiệm .........................60 3.2.5 Hoàn thiện hoạt động của các Công ty kiểm toán độc lập.......................61 3.3 Các giải pháp từ chính quyền địa phương ..................................................62 3.3.1 Xây dựng kế hoạch đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng phù hợp với tiến trình phát triển của đất nước và bảo đảm phát triển bền vững trong thời kỳ hội nhập .........................................................................................................................62 3.3.2 Nâng cao hiệu quả trong quản lý tài chính và chi tiêu công ....................63 3.3.3 Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm triển khai các chiến lược đạt hiệu quả cao .....................................................................................................65 3.3.4 Xây dựng một chính sách quản lý nợ địa phương phù hợp .....................64 3.3.5 Nâng cao uy tín vay nợ của địa phương ..................................................67 3.3.6 Hình thành Quỹ đầu tư phát triển đô thị ..................................................69 3.3.7 Các giải pháp hỗ trợ khác tại thành phố Cần Thơ ...................................70 a) Tăng thu ngân sách địa phương bằng cách tăng cường hiệu quả thu thuế....70 b) Huy động các nguồn lực khác......................................................................71 3.3.7.3 Hoàn thiện xây dựng cơ sở hạ tầng đúng tiến độ .................................72 Kết luận Chương 3 ...........................................................................................73 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................................. 75 I. KẾT LUẬN ........................................................................................................... 75 II. KIẾN NGHỊ......................................................................................................... 76 Tài liệu tham khảo Phụ lục -Trang 1- LỜI MỞ ĐẦU I- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Hiện nay, các thành phố lớn trong cả nước, nhất là thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh hằng năm đều dành phần lớn ngân sách để đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và chính quyền địa phương xem đây là vấn đề trọng tâm hàng đầu để phát triển đô thị bền vững, hiện đại. Việc đầu tư này, nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội; đồng thời, người có thu nhập thấp sẽ được hưởng các phúc lợi xã hội, giảm bớt thiệt thòi cho người nghèo do áp lực của quá trình đô thị hóa,… Tuy nhiên, nhu cầu đầu tư là vô hạn nhưng nguồn tài chính hằng năm thì có hạn. Bên cạnh đó Trung ương đang thực hiện chính sách phi tập trung hóa ngân sách nhà nước, Trung ương sẽ giảm dần các khoản hỗ trợ ngân sách từ Trung ương cho ngân sách các địa phương, theo cơ chế này các địa phương muốn đầu tư phát triển nhanh hạ tầng thì việc vay nợ của chính quyền địa phương trở thành một vấn đề quan trọng trong chiến lược của mỗi địa phương. Do vậy, việc phải huy động nhiều nguồn lực tài chính cho ngân sách là vấn đề không thể tránh. Có nhiều cách để chính quyền địa phương huy đông vốn, nhưng trên thực tế các địa phương thường sử dụng 2 cách là: vay từ các ngân hàng thương mại và vay thông qua thị trường tài chính bằng cách phát hành trái phiếu. Trong quá trình đúc kết kinh nghiệm và xu hướng phát triển thị trường tài chính hiện đại thì huy động vốn qua phát hành trái phiếu được lựa chọn vì những lợi ích thiết thực nó mang lại. Trái phiếu địa phương ngoài mục đích huy động vốn, nó còn tạo áp lực buộc chính quyền địa phương phải cải tiến trong quản lý, tăng cường tính minh bạch, nâng cao uy tín và nhất là phải công khai trong việc chi tiêu ngân sách địa phương, ngoài ra còn giúp địa phương nâng cao hiệu các dự án đầu tư công cộng, phát triển sản phẩm cho thị trường tài chính,… tạo chủ động trong chiến lược hoạch định chính sách phát triển ở các địa phương. -Trang 2- Sau khi trở thành đô thị loại một, trực thuộc Trung ương thành phố Cần Thơ càng có điều kiện hơn trong việc phát triển đô thị, song song đó việc xây dựng cơ sở hạ tầng hiện đại nhằm xứng tầm với thành phố trung tâm là việc bắt buộc phải tiến hành. Với áp lực nhu cầu vốn rất lớn, đòi hỏi thành phố Cần Thơ phải xây dựng một chiến lược huy động vốn và sử dụng vốn hiệu quả. Để giải quyết nhu cầu vốn nhanh, thành phố Cần Thơ cần mạnh dạn triển khai giải pháp huy động vốn qua thị trường trái phiếu sau khi đã tham khảo bài học kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh, nhằm thúc đẩy xây dựng thành phố Cần Thơ phát triển nhanh, toàn diện và là trung tâm phát triển của vùng đồng bằng sông Cửu Long. Xuất phát từ ý nghĩa thực tiễn trên. Tác giả chọn đề tài “Giải pháp phát hành trái phiếu đô thị trên địa bàn thành phố Cần Thơ” để làm luận văn thạc sĩ. Trên cơ sở đó nhằm đề ra các giải pháp từ phía nhà nước để góp phần phát triển thị trường trái phiếu tại thành phố Cần Thơ. II- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Phát hành trái phiếu đô thị đối với các nước trên thế giới nói chung và các thành phố lớn trong cả nước nói riêng không phải là vấn đề xa lạ. Nhưng đến nay đề án phát hành trái phiếu đô thị cho thành phố Cần Thơ vẫn chưa được thực hiện, dù có nhiều tranh cãi khác nhau, song hình thức tài trợ này vẫn phải được thực hiện trong thời gian tới. Việc đề án phát hành trái phiếu đô thị tại thành phố Cần Thơ đang rất được quan tâm của chính quyền địa phương. Để thực hiện thành công đề án này chúng ta cần làm rõ thêm vấn đề lý luận và thực tiễn về trái phiếu đô thị, nguồn vốn cần đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng tại thành phố Cần Thơ. Trên cơ sở nhận thức và thực tiễn của vấn đề tác giả đưa ra phương hướng, các giải pháp để phát hành trái phiếu đô thị nhằm huy động vốn đầu tư cơ sở hạ tầng cho thành phố Cần Thơ. III- ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU -Trang 3- Luận văn tập trung nghiên cứu những vấn đề về lý luận và thực tiễn về trái phiếu đô thị, thực trạng đầu tư cơ sở hạ tầng tại thành phố Cần Thơ qua đó đưa ra các giải pháp huy động vốn bằng trái phiếu đô thị. IV- PHẠM VI NGHIÊN CỨU Huy động vốn qua phát hành trái phiếu đô thị chính quyền địa phương nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho đầu tư tại địa phương đặc biệt là cơ sở hạ tầng. Tuy nhiên, đây là lĩnh vực nghiên cứu rộng, phức tạp và cần rất nhiều thời gian. Do đó, luận văn chỉ giới hạn nghiên cứu về hiện trạng đầu tư cơ sở hạ tầng tại thành phố Cần Thơ để huy động vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho thành phố Cần Thơ qua phát hành trái phiếu đô thị. V- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu chủ yếu dựa vào phương pháp chuẩn tắc để đánh giá giá trị lý luận và thực tiễn. Đồng thời, số liệu nghiên cứu được lấy từ nguồn thứ cấp và sơ cấp, kết hợp với các phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích, tham khảo ý kiến của các chuyên gia và các nhà chuyên môn trong lĩnh vực kinh tế,… để hoàn thành luận văn này. VI- BỐ CỤC CHUNG CỦA LUẬN VĂN Với phạm vi nghiên cứu như trên, nội dung chính của luận văn gồm có 03 chương: Chương 1: Tổng quan về trái phiếu đô thị và thị trường trái phiếu đô thị. Chương 2: Thực trạng vốn đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng và sự cần thiết phải phát hành trái phiếu đô thị tại thành phố Cần Thơ. Chương 3: Các giải pháp phục vụ phát hành trái phiếu đô thị tại thành phố Cần Thơ. -Trang 4- Ngoài ra, không kể phần mở đầu, kết luận luận văn còn có các phần: Lời cam đoan; lời cảm ơn; danh mục các từ viết tắt; danh mục các bảng biểu; mục lục; các phụ lục kèm theo và tài liệu tham khảo. -Trang 5- CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ TRÁI PHIẾU ĐÔ THỊ VÀ THỊ TRƯỜNG TRÁI PHIẾU ĐÔ THỊ 1.1 Khái lược về sự hình thành thị trường trái phiếu đô thị Trái phiếu đô thị có vị trí quan trọng trong hệ thống các công cụ tài sản tài chính của đất nước. Để trái phiếu đô thị phát huy hết tác dụng, người phát hành và người đầu tư cần hiểu rõ các đặc tính của nó. Đô thị hóa là một quá trình thay đổi tất yếu khi xã hội ngày càng phát triển, với các nước đang phát triển và có nền kinh tế thị trường mới nổi như Việt Nam chúng ta thì tốc độ đô thị hóa diễn ra với tốc độ càng nhanh chóng. Tại các đô thị lớn như thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội... ngày càng khẳng định được tầm quan trọng về tốc độ tăng trưởng kinh tế, xã hội.... Ngày 07 tháng 12 năm 2007 sau khi kết thúc Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG) các đối tác phát triển cam kết hỗ trợ tài chính cho Việt Nam con số hơn 5,4 tỉ USD cho năm 2008, cao hơn nhiều so với 4,4 tỉ USD của năm 2007. Giám đốc Ngân hàng Thế giới (WB) Ajay Chhibber nói rằng đây là thông điệp mạnh mẽ về sự tin tưởng của cộng đồng quốc tế vào sự phát triển vững chắc của Việt Nam. Giám đốc Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) Ayumi Konishi tại Việt Nam đánh giá con số đó thể hiện năng lực sử dụng nguồn vốn ODA của Việt Nam còn lớn và năng lực hấp thụ nguồn vốn này đã tỏ ra rất hiệu quả. Từ đó cho thấy tìm nguồn tài trợ và sử dụng các nguồn tài trợ một cách hiệu quả luôn là vấn đề quan tâm của mỗi địa ph
Tài liệu liên quan