Phát triển khu công nghiệp, khu chếxuất có vai trò quan trọng trong
quá trình phát triển công nghiệp cảnước, góp phần thực hiện chiến
lược phát triển kinh tế- xã hội của quốc gia. Văn kiện Đại hội Đảng lần IX đã chỉ
rõ: “Quy hoạch phân bốhợp lý công nghiệp trên cảnước. Phát triển có hiệu quảkhu
công nghiệp, khu chếxuất, xây dựng một sốkhu công nghệcao, hình thành các cụm
công nghiệp lớn và khu kinh tếmở”. Chúng ta đều biết vai trò của khu công nghiệp
trong tiến trình công nghiệp hóa là rất quan trọng. Sựhình thành và phát triển khu
công nghiệp, khu chếxuất là một tất yếu khách quan nhằm thúc đẩy kinh tếxã hội
phát triển. Khu công nghiệp Cần Thơ được thành lập từnăm 1995, đã có những
đóng góp đáng kểtrong việc phát triển kinh tếxã hội của thành phốCần Thơnói
riêng và cảnước nói chung. Tuy nhiên, với vịtrí và vai trò trung tâm của vùng
Đồng Bằng Sông Cửu Long, đặc biệt kểtừngày 1/1/2004 thành phốCần Thơ đã
chính thức trởthành thành phốtrực thuộc Trung ương, khu công nghiệp Cần Thơ
vẫn chưa làm được nhiệm vụchính của mình, thểhiện qua tỷlệlấp đầy diện tích
các khu công nghiệp chưa cao, chưa thu hút được các dựán có vốn đầu tưlớn cũng
nhưtổng vốn thu hút được đến cuối năm 2004 chỉ đạt khoảng 348 triệu USD, bằng
một sốdựán ởcác khu công nghiệp Miền Đông.
P
Tôi rất mong muốn đưa ra những đềxuất nhằm góp phần nhỏbé của mình
vào việc cải thiện tình hình thu hút đầu tưvào các khu công nghiệp TP.Cần Thơnên
tôi đã chọn: “Giải pháp phát triển các khu công nghiệp TP. Cần Thơ đến năm 2010”
làm tên luận văn nghiên cứu của mình, góp phần đưa TP. Cần Thơsớm trởthành
trung tâm kinh tế- văn hóa - khoa học kỹthuật của vùng Đồng Bằng Sông Cửu
Long.
76 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1246 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp phát triển các khu công nghiệp TP. Cần Thơ đến năm 2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
-1-
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
CHƯƠNG I: TẦM QUAN TRỌNG CỦA KHU CÔNG NGHIỆP, KHU CHẾ XUẤT
ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ XÃ HỘI CỦA MỘT NƯỚC
1.1. Khái niệm về khu công nghiệp, khu chế xuất ................................................... 3
1.2. Lịch sử hình thành KCN trên thế giới............................................................... 4
1.3. Quá trình hình thành và phát triển KCN - KCX ở Việt Nam ........................... 6
1.4. Đặc điểm các loại hình khu công nghiệp .......................................................... 7
1.5. Vai trò của KCN - KCX đối với sự phát triển kinh tế xã hội ........................... 9
1.6. Tình hình hoạt động của các KCN, KCX Việt Nam thời gian qua................... 9
1.6.1. Về đầu tư nước ngoài. ............................................................................. 10
1.6.2. Về đầu tư trong nước. .............................................................................. 10
1.6.3. Về vấn đề đất trong KCN ........................................................................ 10
1.6.4. Về tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trong KCN ..... 11
1.6.5. Về thu hút lao động ................................................................................ 12
1.6.6. Về quản lý Nhà nước đối với KCN ......................................................... 12
1.7. Một số định hướng phát triển các KCN ở Việt Nam ........................................ 13
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC
KHU CÔNG NGHIỆP TP.CẦN THƠ
2.1 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CÁC KCN CẦN THƠ ....... 16
2.1.1. Sơ lược về tình hình kinh tế xã hội TP.Cần Thơ. .................................... 16
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển các KCN Cần Thơ: .............................. 17
2.1.2.1. Lịch sử hình thành ....................................................................... 17
2.1.2.2. Đặc điểm các KCN ở TP.Cần Thơ: ............................................. 19
2.2 KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CÁC KCN CẦN THƠ THỜI GIAN QUA............. 21
2.2.1 Về vốn đầu tư và cơ sở hạ tầng. ............................................................... 21
2.2.2 Kết quả thu hút đầu tư .............................................................................. 23
2.2.3 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh.................................................... 25
2.2.3.1 Doanh thu và giá trị sản xuất công nghiệp hàng năm.................. 25
-2-
2.2.3.2 Đóng góp của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài............... 27
2.2.3.3 Tình hình nộp ngân sách của các doanh nghiệp KCN Cần Thơ .. 28
2.2.3.4 Vấn đề thu hút và tạo việc làm cho người lao động ..................... 29
2.3 NHẬN XÉT VỀ QUÁ TRÌNH HOẠT ĐỘNG CÁC KCN TP.CẦN THƠ
THỜI GIAN QUA................................................................................................... 32
2.3.1 Mặt mạnh.................................................................................................. 33
2.3.2 Điểm yếu................................................................................................... 34
2.3.3 Cơ hội ....................................................................................................... 36
2.3.4 Đe doạ....................................................................................................... 37
CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
TP.CẦN THƠ ĐẾN NĂM 2010
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI
TP.CẦN THƠ ĐẾN NĂM 2010.........................................................................................38
3.1.1. Phương hướng phát triển ......................................................................... 38
3.1.2. Mục tiêu phát triển:.................................................................................. 38
3.1.2.1. Về kinh tế ..................................................................................... 38
3.1.2.2. Về xã hội ...................................................................................... 38
3.2 ĐỊNH HƯỚNG TỔNG QUÁT ĐỂ ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN CÁC
KCN TP. CẦN THƠ ĐẾN NĂM 2010 ................................................................... 39
3.3 GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CÁC KCN TP.CẦN THƠ ĐẾN NĂM 2010 ...............40
3.3.1 Về quy hoạch ............................................................................................ 40
3.3.2 Về đầu tư xây dựng Khu công nghiệp...................................................... 42
3.3.3 Về cải thiện môi trường đầu tư................................................................. 44
3.3.4 Về quản lý các KCN................................................................................. 52
3.4 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ...................................................................................... 56
! Đối với Chính phủ ......................................................................................... 56
! Đối với UBND Thành phố Cần Thơ ............................................................. 57
KẾT LUẬN ..................................................................................................................... 58
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
-3-
PHẦN MỞ ĐẦU
.....WX.....
1. Sự cần thiết của đề tài
hát triển khu công nghiệp, khu chế xuất có vai trò quan trọng trong
quá trình phát triển công nghiệp cả nước, góp phần thực hiện chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia. Văn kiện Đại hội Đảng lần IX đã chỉ
rõ: “Quy hoạch phân bố hợp lý công nghiệp trên cả nước. Phát triển có hiệu quả khu
công nghiệp, khu chế xuất, xây dựng một số khu công nghệ cao, hình thành các cụm
công nghiệp lớn và khu kinh tế mở”. Chúng ta đều biết vai trò của khu công nghiệp
trong tiến trình công nghiệp hóa là rất quan trọng. Sự hình thành và phát triển khu
công nghiệp, khu chế xuất là một tất yếu khách quan nhằm thúc đẩy kinh tế xã hội
phát triển. Khu công nghiệp Cần Thơ được thành lập từ năm 1995, đã có những
đóng góp đáng kể trong việc phát triển kinh tế xã hội của thành phố Cần Thơ nói
riêng và cả nước nói chung. Tuy nhiên, với vị trí và vai trò trung tâm của vùng
Đồng Bằng Sông Cửu Long, đặc biệt kể từ ngày 1/1/2004 thành phố Cần Thơ đã
chính thức trở thành thành phố trực thuộc Trung ương, khu công nghiệp Cần Thơ
vẫn chưa làm được nhiệm vụ chính của mình, thể hiện qua tỷ lệ lấp đầy diện tích
các khu công nghiệp chưa cao, chưa thu hút được các dự án có vốn đầu tư lớn cũng
như tổng vốn thu hút được đến cuối năm 2004 chỉ đạt khoảng 348 triệu USD, bằng
một số dự án ở các khu công nghiệp Miền Đông.
P
Tôi rất mong muốn đưa ra những đề xuất nhằm góp phần nhỏ bé của mình
vào việc cải thiện tình hình thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp TP.Cần Thơ nên
tôi đã chọn: “Giải pháp phát triển các khu công nghiệp TP. Cần Thơ đến năm 2010”
làm tên luận văn nghiên cứu của mình, góp phần đưa TP. Cần Thơ sớm trở thành
trung tâm kinh tế - văn hóa - khoa học kỹ thuật của vùng Đồng Bằng Sông Cửu
Long.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Luận văn đã phân tích thực trạng các khu công nghiệp của TP Cần Thơ, trên
cơ sở đó đề ra giải pháp cho tương lai. Xác định những mặt đạt được và chưa được
để từ đó có định hướng và giải pháp hợp lý, phát huy thế mạnh sẵn có, vận dụng
-4-
những cơ hội để khu công nghiệp Cần Thơ nói riêng và Thành phố Cần Thơ nói
chung ngày càng phát triển.
3. Nội dung nghiên cứu: được thể hiện qua các chương mục như sau:
Chương I: Tầm quan trọng của khu công nghiệp, khu chế xuất đối với sự phát
triển kinh tế xã hội của một nước, là tiền đề lý luận để người đọc hiểu được thế
nào là Khu Công nghiệp, khu chế xuất; lịch sử hình thành và phát triển của các
khu công nghiêp trên thế giới và ở Việt Nam; vai trò của nó đối với sự phát triển
kinh tế xã hội của một quốc gia.
Chương II: Thực trạng hoạt động của các khu công nghiệp tại TP Cần Thơ, phân
tích đánh giá quá trình hoạt động của các khu công nghiệp TP Cần Thơ từ đó
thấy được những những mặt mạnh, mặt yếu, những cơ hội và đe dọa làm cơ sở
đề ra các giải pháp để phát triển các khu công nghiệp của Thành phố.
Chương III: Giải pháp phát triển các khu công nghiệp TP Cần Thơ đến năm
2010, trình bày các giải pháp nhằm tăng cường hơn nữa các dự án cũng như vốn
đầu tư vào các khu công nghiệp TP.Cần Thơ trong thời gian tới
4. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn hình thành chủ yếu từ các dữ liệu thứ cấp được thu thập từ sách, báo,
tạp chí, mạng internet, các số liệu, báo cáo của BQL khu công nghiệp TP Cần Thơ...
Từ những dữ liệu thu thập được tác giả đã tiến hành phân tích, tổng hợp,
đánh giá và rút ra những vấn đề cần nghiên cứu.
5. Phạm vi nghiên cứu:
Là các khu công nghiệp của TP Cần Thơ, đánh giá những thành tựu và tồn
tại, từ đó đưa ra những nguyên nhân và giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư,
góp phần phát triển các khu công nghiệp TP.Cần Thơ.
Luận văn không đề cập đến các khu tiểu thủ công nghiệp ở TP.Cần Thơ và
các doanh nghiệp nằm ngoài các khu công nghiệp TP.Cần Thơ.
Do những hạn chế nhất định, luận văn không thể tránh khỏi thiếu sót. Mong
các thầy, cô, bạn đọc thông cảm và có những đóng góp để luận văn hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
-5-
CHƯƠNG I:
TẦM QUAN TRỌNG CỦA KHU CÔNG NGHIỆP,
KHU CHẾ XUẤT ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN
KINH TẾ XÃ HỘI CỦA MỘT NƯỚC
.....WX.....
1.1. Khái niệm về khu công nghiệp, khu chế xuất
♦ Khu công nghiệp (KCN): là khu tập trung các doanh nghiệp khu công
nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất
công nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống; do Chính phủ
quyết định thành lập. Trong KCN có thể có doanh nghiệp chế xuất .
♦ Khu chế xuất (KCX): là khu công nghiệp tập trung các doanh nghiệp chế
xuất chuyên sản xuất hàng xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng xuất
khẩu và hoạt động xuất khẩu, có ranh giới địa lý xác định, không có dân cư sinh
sống; do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập.
♦ Khu công nghệ cao (KCNC): là khu tập trung các doanh nghiệp công
nghiệp kỹ thuật cao và các đơn vị hoạt động phục vụ cho phát triển công nghệ cao
gồm nghiên cứu triển khai khoa học công nghệ, đào tạo và các dịch vụ liên quan, có
ranh giới địa lý xác định; do Thủ tướng Chính phủ quyết định thành lập. Trong
KCNC có thể có doanh nghiệp chế xuất hoạt động.
♦ Doanh nghiệp khu công nghiệp (DN KCN): là doanh nghiệp được thành
lập và hoạt động trong khu công nghiệp, bao gồm các doanh nghiệp sản xuất và
doanh nghiệp dịch vụ, đủ mọi thành phần kinh tế.
♦ Doanh nghiệp chế xuất (DN CX): là doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng
xuất khẩu, thực hiện các dịch vụ chuyên cho sản xuất hàng xuất khẩu và hoạt động
xuất khẩu được thành lập và hoạt động trong KCN, KCX.
♦ Công ty kinh doanh cơ sở hạ tầng: là doanh nghiệp được thành lập có
chức năng kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN và được Thủ tướng Chính phủ quyết định
cho phép đầu tư xây dựng và kinh doanh cơ sở hạ tầng KCN, KCX, KCNC.
♦ Ban quản lý các KCN cấp tỉnh: là cơ quan quản lý trực tiếp các KCN,
KCX, KCNC trong phạm vi địa lý hành chính một tỉnh, thành phố trực thuộc trung
-6-
ương hoặc Ban quản lý KCN trên địa bàn liên tỉnh hoặc Ban quản lý một KCN
(trường hợp cá biệt) do Thủ tướng chính phủ quyết định thành lập.
Từ đó, tôi căn cứ vào thực tế hoạt động và sự hình thành các khu công
nghiệp, khu chế xuất đưa ra một khái niệm về khu công nghiệp, khu chế xuất như
sau: Khu công nghiệp là khu được quy hoạch và đầu tư xây dựng cơ sở vật chất để
phát triển một cách có hệ thống theo kế hoạch tổng thể của nhà nước, nhằm cung
cấp hạ tầng cơ sở cho các doanh nghiệp chuyên sản xuất hàng công nghiệp, thực
hiện các dịch vụ cho sản xuất công nghiệp và bảo đảm tiện ích cho cộng đồng, do
cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập hoặc giải tán khi cần thiết. Khái niệm
này khác với nhận định của các khái niệm trên là khu công nghiệp, khu chế xuất
phải gắn liền với khu dân cư, nhưng không phải các khu dân cư nằm trong phạm vi
khu công nghiệp, khu chế xuất mà là các khu dân cư vệ tinh, gồm có nhà ở, khu
công viên và khu dịch vụ công ích đính kèm.
1.2. Lịch sử hình thành KCN trên thế giới
Từ lâu trong lịch sử phát triển kinh tế, người ta đã phát triển loại hình KCN
để tập trung các nhà máy sản xuất công nghiệp vào trong một khu vực. KCN đầu
tiên trên thế giới được thành lập vào năm 1896 ở Trafford Park thành phố
Manchester (Anh) với tư cách là một doanh nghiệp tư nhân. Sau đó vào năm 1899
vùng công nghiệp Clearing ở thành phố Chicago, bang Illinois bắt đầu hoạt động và
được coi là khu công nghiệp đầu tiên của Mỹ. Tuy nhiên trong giai đoạn này, điều
kiện địa lý, môi trường và công nghiệp lợi thế giữa KCN tập trung và công nghiệp
riêng lẻ chưa có sự chênh lệch đáng kể trong lợi thế kinh tế các mặt nên số lượng
KCN tập trung chưa được các doanh nghiệp công nghiệp chú trọng cho đến những
năm 1950 - 1960. Do điều kiện công nghiệp phát triển mạnh nên ngoài điều kiện
môi trường sinh thái và các điều kiện xã hội đã có sự bùng nổ về phát triển các vùng
công nghiệp và KCN tập trung.
Đến năm 1959, ở Mỹ đã có 452 vùng công nghiệp và 1.000 khu công nghiệp
tập trung, cho đến năm 1970 đã tăng khoảng 1.400 KCN, cũng trong thời kỳ này ở
Anh có 55 KCN (1959), Pháp có 230 vùng công nghiệp và Canada có 21 vùng công
nghiệp (1965).
-7-
Đối với những nước đang phát triển đầu tiên đã sử dụng hệ thống KCN là
Pucto Rico. Trong những năm từ 1947 - 1963 Chính phủ Pucto Rico đã xây dựng
480 nhà máy để cho các doanh nghiêp thuê với cơ sở hạ tầng phù hợp nhằm thu hút
các công ty chế biến của Mỹ, hầu hết các nhà máy tập trung trong hơn 30 KCN.
KCN đầu tiên ở các nước châu Á được khai sinh ở Singapore vào năm 1951, đến
năm 1954 Malaysia cũng bắt đầu thành lập KCN cho đến giữa thập kỷ 90 đã có 139
KCN, Ấn Độ bắt đầu thành lập KCN từ 1955 đến năm 1979 đã có 705 khu công nghiệp.
Đặc biệt một số nước trong khu vực châu Á đã thành công rất lớn trong việc
sử dụng các hình thức KCN - KCX - KCNC để phát triển kinh tế của quốc gia điển
hình như khu công nghệ cao của Tân Trúc - Đài Loan được xây dựng năm 1980 với
diện tích xây dựng 650 ha trên tổng diện tích quy hoạch 2100 ha với tổng số vốn
đầu năm 1995 lên tới 7 tỷ USD, sau 15 năm hoạt động tổng doanh số hàng hóa và
dịch vụ của khu đạt 10,94 tỷ USD chiếm 3,6% GDP Đài Loan. Đài Loan cũng là
nước đầu tiên sử dụng thể chế KCX được sáng lập từ năm 1966, KCN Cao Hùng là
KCX đầu tiên của Đài Loan. Cho đến năm 1992, thế giới đã có tới 280 KCX được
xây dựng ở 40 nước trong đó có khoảng 60 khu đã hoạt động mang lại hiệu quả cao.
Về giải quyết việc làm: năm 1990 tổng số người làm việc trong các KCX từ
các nước đang phát triển đạt tới 530.000 người.
Về xuất khẩu: Tổng giá trị xuất khẩu các sản phẩm chế biến của các nước
đang phát triển là 258 tỷ USD năm 1988 chiếm khoảng 80% xuất khẩu của khu chế
xuất là từ các nước Malaysia, Hàn Quốc, Đài Loan. Giá trị xuất khẩu được tính trên
người công nhân là hơn 30.000 USD ở Malaysia, 50.500 USD ở Đài Loan và
67.800 USD ở Hàn Quốc, 72.000 USD ở khu Baguio City Philippines.
Các KCX đã thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài phần lớn từ các ngành điện
tử như ở Hàn Quốc, Malaysia, Đài Loan.
Rõ ràng việc phát triển khu KCN - KCX - KCNC ở các nước đang phát triển
đóng vai trò rất lớn trong việc hình thành và phát triển ngành công nghiệp công
nghệ cao và tăng thu nhập kinh tế quốc dân. Qua việc phát triển của các KCN -
KCX - KCNC cao đã đẩy mạnh việc xuất khẩu của các quốc gia thu nhiều ngoại tệ,
tạo thêm nhiều công ăn việc làm, thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước
ngoài, tiếp nhận được kỹ thuật, công nghệ hiện đại và trình độ quản lý tiên tiến, đào
-8-
tạo đội ngũ công nhân lành nghề, nhanh chóng hòa nhập và tăng cường sức cạnh
tranh của sản phẩm công nghiệp trên thị trường khu vực và thế giới.
Các KCN hình thành sẽ thu hút các nhà đầu tư xây dựng các nhà máy, xí
nghiệp sản xuất, cơ sở kinh doanh dịch vụ,... cùng vốn đầu tư trực tiếp, các nhà đầu
tư trang bị cho các KCN những công nghệ, dây chuyền sản xuất cũng như phương
pháp quản lý mới. Trực tiếp tác động đóng góp đẩy nhanh tiến trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa và góp phần giữ vững tốc độ tăng trưởng kinh tế của quốc gia.
1.3. Quá trình hình thành và phát triển KCN - KCX ở Việt Nam
Tiền thân phát triển các KCN-KCX-KCNC là khu kỹ nghệ Biên Hòa (nay là
KCN Biên Hòa I) được thành lập năm 1963 nơi này có vị trí địa lý thuận lợi cho phát
triển công nghiệp, đây cũng là KCN lớn nhất và phát triển nhất sau ngày miền Nam
giải phóng 1975. Song song đó, tại miền Bắc cũng đã bắt đầu xây dựng nhiều khu
liên hợp, cụm công nghiệp lớn nhằm phát triển công nghiệp tạo cơ sở phát triển các
KCN-KCX-KCNC sau này, điển hình là khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên.
Nhằm mở rộng và nâng cao hiệu quả hoạt động của việc hình thành xây
dựng, phát triển và quản lý KCN-KCX, ngày 18/10/1991 Chính phủ Việt Nam đã
ban hành quy chế KCX kèm theo Nghị định 322/HĐBT và năm 1994 Chính phủ
ban hành quy chế KCN kèm theo Nghị định 192/CP. Đánh dấu cho bước mở đầu
của việc phát triển KCN, KCX của nước ta cho đến ngày 24/4/1997 Chính phủ ban
hành Nghị định 36/CP thống nhất các quy chế KCN-KCX nhằm kiện toàn và đẩy
nhanh tốc độ đầu tư xây dựng và phát triển các KCN-KCX. Tạo một hành lang pháp
lý đặc biệt cho loại hình kinh tế còn khá mới mẻ lại có điểm xuất phát thấp, chúng
ta chưa có kinh nghiệm lại thiếu tiềm lực về nguồn vốn đầu tư các cơ sở vật chất hạ
tầng trong cũng như ngoài địa bàn KCN. Hơn nữa lại chịu sự cạnh tranh rất gay gắt
về thu hút đầu tư nước ngoài của các nước trong khu vực như: Trung Quốc, Thái
Lan, Indonesia. Tuy nhiên với đường lối chính trị đúng, Đảng ta đã lãnh đạo công
cuộc đổi mới và thu được những thành công, đã khẳng định được vị trí của đất nước
trên trường quốc tế. Với các chính sách kinh tế mở, thông thoáng đã hấp dẫn được
các nhà đầu tư và các quốc gia trên thế giới.
Chúng ta là nước đi sau trong lĩnh vực xây dựng phát triển KCN nên có điều
kiện tiếp thu những kinh nghiệm của nhiều nước trên cơ sở đó phân tích những nguyên
-9-
nhân về thành công, thất bại để rút ra những phương thức, điều kiện để hoạch định
những bước đi thích hợp cho việc xây dựng và phát triển các KCN ở nước ta.
Từ khi có quy chế KCX đầu tiên từ năm 1991, đến năm 1992 KCX Tân
Thuận (TP. Hồ Chí Minh) đi vào hoạt động. Theo Vụ Quản lý KCN, KCX, Bộ Kế
hoạch và Đầu tư, tính đến hết tháng 6/2004, nước ta đã có 154 KCN, KCX được
duyệt quy hoạch phát triển: trong đó 151 KCN, KCX đã thành lập, với tổng diện
tích 25.400 ha (không kể khu kinh tế Dung Quất 14.000 ha là khu kinh tế tổng hợp
và KCNC Hòa Lạc, KCNC TP.HCM). Các KCN đã được thành lập ở Việt Nam
phần lớn được tập trung tại các vùng kinh tế trọng điểm: Vùng kinh tế trọng điểm
phía Bắc có 23 khu, diện tích 3.345 ha, Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam có 50
khu, diện tích 11.579 ha, Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung có 17 khu, diện tích
2.466 ha và khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi), khu kinh tế mở Chu Lai (Quảng
Nam). Ngoài ra, các khu khác có 16 khu, diện tích 2.837ha. Hệ thống KCN ở nước
ta gồm nhiều loại hình, đa dạng về quy mô, tính chất và trình độ hiện đại. Trước hết
phải nói rằng sự ra đời của KCX Tân Thuận một hình thức tổ chức sản xuất công
nghiệp tập trung sản xuất theo lãnh thổ đầu tiên ở nước ta, đã tạo được một mô hình
tổ chức sản xuất mới có hiệu quả, một hình mẫu tiên tiến về cơ chế quản lý một cửa
tại chỗ về xu thế thời đại, từ đó có sức hấp dẫn thu hút các nhà đầu tư và đạt tốc độ
nhanh thực hiện đầu tư, xứng đáng là đơn vị được quốc tế xếp hạng nhất các KCN ở
châu Á, với giá trị thành công của một KCX đi đầu trong công cuộc đổi mới, KCX
Tân Thuận đã tạo