Luận văn Giải pháp phát triển khu vực phi nông nghiệp ở tỉnh Hà Nam trong giai đoạn 2003-2010

Nông thôn Việt Nam là khu vực rộng lớn chiếm 80% dân số và trên 70% lao động cả nước. Sau 15 năm thực hiện công cuộc đổi mới, bộ mặt nông thôn đã thay đổi trước năm 1989, đến nay Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu gạo đứng thứ hai trên thế giới. Tuy vậy, đến nay ở nhiều vùng nông thôn kinh tế còn kém phát triển, sản xuất chủ yếu là thuần nông và độc canh, năng suất thấp. Đời sống của nhiều nông dân ở địa phương còn nghèo, thu nhập thấp và không ổn định. Do ruộng đất bình quân đầu người thấp nên tình trạng thiếu việc làm mang tính chất thời vụ còn khá phổ biến . Trong điều kiện đó việc thúc đẩy các hoạt động phi nông nghiệp, hỗ trợ phát triển các cơ sở sản xuất kinh doanh công nghiệp ở nông thôn là tất yếu, có ý nghĩa lớn lao trong tạo việc làm tăng thu nhập và đa dạng hoá thu nhập dân cư, đổi mới cơ cấu kinh tế nông thôn, góp phần thực hiện công nghiệp hoá- hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn. Bên cạnh đó nó còn có ý nghĩa tạo sự ổn định chính trị xã hội của đất nước, giảm sự chênh lệch lớn về thu nhập giữa các tầng lớp dân cư và giữa các vùng đặc biệt là giữa nông thôn và thành thị. Nhiều vùng nông thôn hiện nay thiếu các điều kiện thiết yếu cho sản xuất như: điện, đường, giao thông, thông tin liên lạc .Một số chính sách ưu đãi cho khu vực nông thôn như thuế, vốn, đầu tư chưa được thực hiện đầy đủ chưa được hấp dẫn đối với các nhà đầu tư. Một số chính sách khác lại gây bất lợi các hoạt động của khu vực phi nông nghiệp. Hơn nữa một số địa phương, chính sách đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa thật sự thông thoáng, chưa chú ý đúng mức đến việc hỗ trợ phát triển. Nhiều cơ sở sản xuất kinh doanh, trong đó đặc biệt là các doanh nghiệp tư nhân còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Bản thân các cơ sở kinh doanh công nghiệp và thương mại dịch vụ đều không nắm hết các nội dung hỗ trợ và làm thế nào được hưởng sự ưu đãi trong các chính sách. Việc hệ thống hoá các nội dung chính sách hỗ trợ và phân tích để chỉ ra các khó khăn, trở ngại trong việc hoạch định các chính sách làm cơ sở để đề suất các giải pháp tháo gỡ, góp phần thúc đẩy phát triển khu vực phi nông nghiệp có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Chính vì vậy, với luận văn tốt nghiệp em xin trình bày đề tài: Giải pháp phát triển khu vực phi nông nghiệp ở tỉnh Hà Nam trong giai đoạn 2003-2010. Để phát triển khu vực phi nông nghiệp là rất rộng lớn và luôn gắn với các điều kiện tự nhiên, xã hội với những tiềm năng và thế mạnh của vùng, địa phương có sự khác biệt nhất định. Cộng với những kiến thức và kinh nghiệm còn hạn chế của bản thân nên em chọn tỉnh Hà Nam là nơi để em nghiên cứu thực tiễn. Hà Nam là tỉnh thuộc châu thổ sông Hồng, với diện tích tự nhiên nhỏ hẹp tỉnh có 91% dân số là lao động nông nghiệp nông thôn. Trong thời kỳ đổi mới tuy đã có nhiều thành công trong việc phát triển kinh tế xã hội, nhưng đến nay nông nghiệp vẫn là chủ yếu, thu nhập bình quân đầu người còn thấp hơn mức trung bình toàn xã hội. Sự phát triển của khu vực phi nông nghiệp còn rất nhỏ hẹp và chưa phát triển. Số lượng các doanh nghiệp phi nông nghiệp còn ít và chủ yếu là các cơ sở vừa và nhỏ. Đến nay các tiềm năng của tỉnh chưa được khai thác. Việc thúc đẩy các cơ sở sản xuất kinh doanh công nghiệp để khai thác các tiềm năng tại chỗ, góp phần phát triển kinh tế của tỉnh đang là trăn trở của các nhà lãnh đạo và nhân dân toàn tỉnh. Để giải quyết các vấn đề này đòi hỏi sự nỗ lực bên trong tỉnh , đồng thời kết hợp với sự trợ giúp của Chính phủ và các tổ chức bên ngoài. Mục đích nghiên cứu của đề tài: Trên cơ sở nghiên cứu tình hình phát triển khu vực phi nông nghiệp hiện nay và tình hình thực hiện các chính sách phát triển khu vực phi nông nghiệp đặc biệt là đối với tỉnh Hà Nam để đề ra các giải pháp phát triển hiệu quả hơn nữa khu vực phi nông nghiệp nhằm tạo công ăn việc làm cho người lao động và phát triển hơn nữa hiệu quả kinh tế-xã hội. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu là địa bàn tỉnh Hà Nam. Và nghiên cứu thực trạng phát triển các cơ sở sản xuất kinh doanh công nghiệp và mang tính công nghiệp, dịch vụ thương mại và các yếu tố ảnh hưởng tới sự phát triển của khu vực phi nông nghiệp. Phương pháp nghiên cứu: Thu thập thông tin, mô tả và phân tích số liệu, tổng hợp so sánh và hệ thống hoá các chủ trương, đường lối, chính sách và những khó khăn, trở ngại hiện nay trong các chính sách phát triển công nghiệp nông thôn và một số phương pháp khác. Nội dung đề tài gồm 3 chương: ChươngI: Vai trò của phi nông nghiệp đối với phát triển kinh tế nông nghiệp nông thôn. ChươngII: Thực trạng phát triển khu vực phi nông nghiệp tỉnh Hà Nam. ChươngIII: Các giải pháp chủ yếu thúc đẩy phát triển của khu vực phi nông nghiệp tỉnh Hà Nam đến năm 2010. Em xin trân thành cảm ơn thầy giáo Ths LÊ QUANG CẢNH và cô Ts DƯƠNG THỊ NGUYỆT và các cô chú trong viện chiến lược phát triển kinh tế xã hội thuộc Bộ Kế hoạch Đầu tư đã giúp đỡ em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.

doc96 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1211 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp phát triển khu vực phi nông nghiệp ở tỉnh Hà Nam trong giai đoạn 2003-2010, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu liên quan