Toàn cầu hóa kinh tế đang phát triển mạnh mẽ và trở thành một xu hướng tất yếu. Mở cửa kinh tế, xóa bỏ những rào cản trong thương mại quốc tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài đã trở thành “một mệnh lệnh” mà tất cả các quốc gia đều quyết tâm theo đuổi. Việt Nam là một nước đang phát triển và cũng không thể nằm ngoài xu thế này. Trong những năm vừa qua, Việt Nam đã đón nhận nhiều làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài đến từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau như: Nhật Bản, Singapore, Đài Loan Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã có nhiều tác động tích cực lên nhiều khía cạnh khác nhau của đời sống kinh tế - xã hội của Việt Nam.
Hòa nhịp cùng không khí hội nhập sôi động của cả nước, thành phố Hải Phòng đã chủ động đổi mới và thu hút vốn đầu tư nước ngoài để phát triển nền kinh tế xã hội theo hướng hiện đại. Vốn FDI vào Hải Phòng đã và đang là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội, đóng góp vào ngân sách, tăng năng lực xuất khẩu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động
Với hơn 240 dự án đầu tư và 2,5 tỷ USD vốn đăng kí , Hải Phòng là một trong những địa phương có sức hấp dẫn khá lớn đối với nhà đầu tư nước ngoài. Trong thời gian qua, Hải Phòng liên tục đứng trong nhóm những địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Vốn FDI đăng kí của Hải Phòng chiếm 3,62 % tổng vốn đăng kí của cả nước; số dự án đầu tư chiếm 3,2 %; vốn pháp định chiếm 3,51 %; vốn đầu tư thực hiện chiếm 4,34% vốn đầu tư của cả nước. Như vậy, Hải Phòng là địa phương đứng thứ sáu cả nước và thứ hai khu vực miền Bắc trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tuy vậy, tình hình thu hút FDI của Hải Phòng còn tồn tại nhiều bất cập như: Quy mô vốn FDI còn thấp, chưa xứng đáng với tiềm năng và thế mạnh của thành phố; hình thức đầu tư chưa phong phú; khả năng góp vốn của phía Việt Nam trong dự án còn thấp; công tác quy hoạch thu hút FDI còn hạn chế gây ra những bất hợp lý về cơ cấu đầu tư; chưa thu hút được những đối tác đầu tư có công nghệ hiện đại, công nghệ nguồn
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng như hiện nay, đặc biệt là việc Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO, thu hút FDI đã được các địa phương trong cả nước xác định như một mục tiêu lớn trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trước sức ép cạnh tranh trong thu hút FDI với các tỉnh, thành phố trong đó đặc biệt phải kể đến những địa phương lân cận như Hà Nội, Hải Dương, Bắc Ninh , Hải Phòng đã xác định cải thiện môi trường đầu tư và tìm ra những giải pháp thu hút FDI vào thành phố là một trong những nhiệm vụ hàng đầu.
Chính vì tầm quan trọng như trên của việc thu hút vốn FDI vào thành phố Hải Phòng, đề tài “Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
Hải Phòng” đã được lựa chọn để nghiên cứu
104 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1210 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Phòng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 5
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU VÀ ĐỒ THỊ 6
MỞ ĐẦU 8
MỤC LỤC
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt
Từ khóa tiếng Anh
Từ khóa tiếng Việt Nam
AFTA
ASEAN Free Trade Area
Khu vực Mậu dịch tự do Asean
ASEAN
Association of the Sourtheast Asia Nation
Hiệp hội các nước Đông Nam Á
BOT
Build Operation Transfer
Xây dựng - Kinh doanh - Chuyển giao
BT
Build Transfer
Xây dựng - Chuyển giao
BTO
Build Transfer Operation
Xây dựng - Chuyển giao - Kinh doanh
EU
European Union
Liên minh Châu Âu
FDI
Foreign Direct Investment
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
GDP
Gross Domestic Product
Tổng sản phẩm quốc nội
GNP
Gross National Product
Tổng sản phẩm quốc gia
ODA
Official Development Assistance
Hỗ trợ phát triển chính thức
OECD
Organization for Economic Co-operation and Development
Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế
UNCTAD
United Nations Conference on Trade and Development
Tổ chức Thương mại và Phát triển của Liên hợp quốc
USD
United Stated Dollar
Đồng đô la Mỹ
WB
World Bank
Ngân hàng thế giới
WIR
World Investment Report
Báo cáo đầu tư thế giới
WTO
World Trade Organization
Tổ chức Thương mại Thế giới
ĐỒ THỊ
Đồ thị 1.1 Vòng luẩn quẩn của các nước đang phát triể 14
Đồ thị 1.2 Mô hình lý thuyết về năng suất biên của vốn đầu tư 20
Đồ thị 1.3 Môi trường đầu tư trực tiếp nước ngoài - nước tiếp nhận đầu tư 29
Đồ thị 1.4 Dòng vốn FDI trên thế giới giai đoạn 1980 - 2005 ( tỷ USD) 31
Đồ thị 2.1 So sánh tốc độ tăng GDP của Hải Phòng và bình quân cả nước 40
Đồ thị 2.2 So sánh một số chỉ tiêu về chi phí thành lập và hoạt động của doanh nghiệp giữa Hải Phòng và một số địa phương lân cận 41
Đồ thị 2.3 So sánh môi trường cạnh tranh của Hải Phòng và một số địa phương - sự ưu đãi đối với DNNN 42
Đồ thị 2.4 So sánh giữa Hải Phòng và một số địa phương khác về chính sách phát triển khu vực kinh tế tư nhân 43
Đồ thị 2.5 So sánh chất lượng đào tạo lao động của Hải Phòng và một số địa phương khác 48
Đồ thị 2.6 So sánh tính năng động và tiên phong của lãnh đạo thành phố Hải Phòng và một số địa phương khác 52
Đồ thị 2.7 Kết quả thu hút FDI vào Hải Phòng giai đoạn 1995 - 2006 55
Đồ thị 2.8 Cơ cấu FDI vào Hải Phòng phân theo đối tác 57
Đồ thị 2.9 So sánh cơ cấu FDI vào Hải Phòng theo ngành nghề giai đoạn1988 - 2006 58
Đồ thị 2.10 Phân loại FDI đăng kí vào Hải Phòng theo hình thức đầu tư 59
Đồ thị 2.11 So sánh cơ cấu FDI vào Hải Phòng theo hình thức đầu tư qua hai giai đoạn 1991- 1996 và 2001- 2006 60
Đồ thị 2.12 Đóng góp của khu vực FDI vào GDI của Hải Phòng qua các năm 2000 - 2006 63
Đồ thị 2.13 Tỷ lệ đóng góp vốn FDI trong tổng vốn đầu tư phát triển của Hải Phòng giai đoạn 1995 - 2006 64
Đồ thị 2.14 Đóng góp của FDI vào giá trị sản xuất công nghiệp của Hải Phòng giai đoan 1995 - 2006 66
Đồ thị 2.15 Đóng góp của khu vực FDI vào giá trị xuất khẩu toàn thành phố 67
Đồ thị 2.16 So sánh tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của khu vực FDI và toàn thành phố 68
BẢNG
Bảng 1.1 Những địa điểm kinh doanh hấp dẫn nhất tại Châu Á – Thái Bình Dương giai đoạn 2005 – 2006................................................................................ 33
Bảng 1.2 Các chỉ tiêu đánh giá kết quả thu hút và sử dụng vốn FDI 38
Bảng 2.1 Các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp đối với nhà đầu tư nước ngoài tại Hải Phòng 45
Bảng 2.2 Cơ cấu FDI vào Hải Phòng theo những lĩnh vực chủ yếu 57
Bảng 2.3 So sánh cơ cấu FDI của Hải Phòng và cả nước giai đoạn 1988 – 2006 58
Bảng 2.4 Vốn FDI vào Hải Phòng phân theo hình thức đầu tư 59
Bảng 2.5 Đóng góp của khu vực FDI vào tổng vốn đầu tư phát triển của Hải Phòng 64
Bảng 2.6 Giá trị công nghiệp của khu vực có vốn FDI tại Hải Phòng giai đoạn 1995 - 2006 65
Bảng 2.7 Đóng góp của khu vực FDI vào tổng kim ngạch xuất khẩu theo năm 1996- 2006 của Hải Phòng 67
Bảng 2.8 So sánh kết quả thu hút đầu tư của Hà Nội và Hải Phòng giai đoạn 1988 - 2006 71
Bảng 2.9 So sánh năng lực cạnh tranh trong thu hút FDI của các quốc gia thuộc ASEAN +1 75
Bảng 3.1 Đánh giá những lợi thế só sánh của Hải Phòng 83
Bảng 3.2 Dự báo xu hướng hợp tác giữa Việt Nam và thế giới và ảnh hưởng của sự hợp tác này đến sự phát triển kinh tế - xã hội của Hải Phòng 84
LỜI MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài
Toàn cầu hóa kinh tế đang phát triển mạnh mẽ và trở thành một xu hướng tất yếu. Mở cửa kinh tế, xóa bỏ những rào cản trong thương mại quốc tế và đầu tư trực tiếp nước ngoài đã trở thành “một mệnh lệnh” mà tất cả các quốc gia đều quyết tâm theo đuổi. Việt Nam là một nước đang phát triển và cũng không thể nằm ngoài xu thế này. Trong những năm vừa qua, Việt Nam đã đón nhận nhiều làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài đến từ nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau như: Nhật Bản, Singapore, Đài Loan…Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đã có nhiều tác động tích cực lên nhiều khía cạnh khác nhau của đời sống kinh tế - xã hội của Việt Nam.
Hòa nhịp cùng không khí hội nhập sôi động của cả nước, thành phố Hải Phòng đã chủ động đổi mới và thu hút vốn đầu tư nước ngoài để phát triển nền kinh tế xã hội theo hướng hiện đại. Vốn FDI vào Hải Phòng đã và đang là nguồn vốn bổ sung quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội, đóng góp vào ngân sách, tăng năng lực xuất khẩu, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động…
Với hơn 240 dự án đầu tư và 2,5 tỷ USD vốn đăng kí Tính đến thời điểm hết Quý I năm 2007.
, Hải Phòng là một trong những địa phương có sức hấp dẫn khá lớn đối với nhà đầu tư nước ngoài. Trong thời gian qua, Hải Phòng liên tục đứng trong nhóm những địa phương dẫn đầu cả nước về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Vốn FDI đăng kí của Hải Phòng chiếm 3,62 % tổng vốn đăng kí của cả nước; số dự án đầu tư chiếm 3,2 %; vốn pháp định chiếm 3,51 %; vốn đầu tư thực hiện chiếm 4,34% vốn đầu tư của cả nước. Như vậy, Hải Phòng là địa phương đứng thứ sáu cả nước và thứ hai khu vực miền Bắc trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài. Tuy vậy, tình hình thu hút FDI của Hải Phòng còn tồn tại nhiều bất cập như: Quy mô vốn FDI còn thấp, chưa xứng đáng với tiềm năng và thế mạnh của thành phố; hình thức đầu tư chưa phong phú; khả năng góp vốn của phía Việt Nam trong dự án còn thấp; công tác quy hoạch thu hút FDI còn hạn chế gây ra những bất hợp lý về cơ cấu đầu tư; chưa thu hút được những đối tác đầu tư có công nghệ hiện đại, công nghệ nguồn…
Trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng như hiện nay, đặc biệt là việc Việt Nam đã trở thành thành viên chính thức của WTO, thu hút FDI đã được các địa phương trong cả nước xác định như một mục tiêu lớn trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trước sức ép cạnh tranh trong thu hút FDI với các tỉnh, thành phố trong đó đặc biệt phải kể đến những địa phương lân cận như Hà Nội, Hải Dương, Bắc Ninh…, Hải Phòng đã xác định cải thiện môi trường đầu tư và tìm ra những giải pháp thu hút FDI vào thành phố là một trong những nhiệm vụ hàng đầu.
Chính vì tầm quan trọng như trên của việc thu hút vốn FDI vào thành phố Hải Phòng, đề tài “Giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào
Hải Phòng” đã được lựa chọn để nghiên cứu.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu và vận dụng những lý luận cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài; phân tích và đánh giá kết quả thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Phòng trong thời gian qua; từ đó đưa ra những giải pháp nhằm tăng cường thu hút vốn FDI vào Hải Phòng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Phòng trong phạm vi thời gian từ năm 1988 đến nay.
4. Phương pháp nghiên cứu:
Sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích và so sánh; thu thập các số liệu và các nghiên cứu từ các tài liệu, đài báo, báo cáo, sách, tạp chí có liên quan đến chủ đề nghiên cứu.
5. Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung đề tài được trình bày theo 3 chương:
Chương 1: Lý luận cơ bản về đầu tư trực tiếp nước ngoài.
Chương 2: Thực trạng thu hút và sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hải Phòng
Chương 3: Phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường thu hút và sử dụng có hiệu quả vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Hải Phòng trong điều kiện Việt Nam hội nhập WTO.
PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1
LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI
1.1 KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ CỦA FDI
1.1.1 Khái niệm
Đầu tư trực tiếp nước ngoài ( Foreign Direct Investment – FDI ) ngày càng có vai trò quan trọng đối với nước đầu tư cũng như nước tiếp nhận đầu tư và có vị trí quan trọng trong đời sống kinh tế quốc tế. Chính vì vai trò quan trọng này mà có rất nhiều quan điểm của các nhà kinh tế học định nghĩa về FDI. Để có cái nhìn tổng quát và cụ thể về đầu tư trực tiếp nước ngoài, ta cần bắt đầu bằng một số khái niệm cơ bản sau:
Đầu tư là tập hợp các hoạt động bỏ vốn và sử dụng vốn theo chương trình đã được hoạch định trong một thời gian tương đối dài nhằm thu được lợi ích lớn hơn cho các nhà đầu tư, cho xã hội và cộng đồng.
Vốn đầu tư có thể là những sản phẩm hữu hình như tiền vốn, đất đai, nhà cửa, máy móc thiết bị hoặc tài sản vô hình như bằng sáng chế, phát minh, nhãn hiệu hàng hoá, bí quyết kĩ thuật, uy tín kinh doanh…Các doanh nghiệp còn có thể đầu tư bằng cổ phiếu, trái phiếu, các quyền về sở hữu tài sản khác như thế chấp, cầm cố hoặc các quyền có giá trị về kinh tế như thăm dò khai thác thiên nhiên…
Một chương trình đầu tư được cụ thể hoá bằng một dự án gọi là dự án đầu tư. Dự án đầu tư được hiểu là tổng thể các giải pháp về kinh tế - tài chính, xây dựng - kiến trúc, kỹ thuật – công nghệ, tổ chức - quản lý để sử dụng hợp lý tài nguyên có giới hạn nhằm đạt được những mục tiêu kinh tế - xã hội trong tương lai.
Đầu tư quốc tế (còn gọi là đầu tư nước ngoài ) là việc nhà đầu tư quốc gia này bỏ vốn vào quốc gia khác theo một chương trình đã được hoạch định trong một thời gian dài nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường và đem lại lợi ích lớn hơn cho nhà đầu tư. Về bản chất, đầu tư quốc tế là một hình thức xuất khẩu tư bản, và là một hình thức cao hơn của xuất khẩu hàng hoá.
Đầu tư nước ngoài bao gồm hai hình thức: đầu tư gián tiếp và đầu tư trực tiếp.Có thể hiểu đơn giản : Đầu tư gián tiếp nước ngoài là hình thức di chuyển vốn giữa các quốc gia trong đó người sở hữu vốn không trực tiếp quản lý và điều hành vốn. Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hình thức di chuyển vốn giữa các quốc gia trong đó người sở hữu vốn đồng thời là người quản lý và điều hành vốn.
Gần đây, khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI ) đã được nhiều tổ chức kinh tế quốc tế đưa ra nhằm hoạch định chính sách kinh tế vĩ mô về FDI, tạo điều kiện thúc đẩy tự do hoá thương mại và đầu tư quốc tế và phân loại, sử dụng phương pháp thống kê quốc tế. Quỹ tiền tệ thế giới ( International Moneytary Fund - IMF) trong Báo cáo cán cân thanh toán hàng năm đã đưa ra định nghĩa về FDI Balance of payments, fifth edition, Washington, DC, IMF 1993, page 235.
:
“Đầu tư trực tiếp nước ngoài là đầu tư có lợi ích lâu dài của một doanh nghiệp tại một nước khác ( nước tiếp nhận đầu tư – hosting country ), không phải tại nước mà doanh nghiệp đang hoạt động ( nước đi đầu tư – source country ) với mục đích quản lý có hiệu quả doanh nghiệp.”
Khái niệm này nhấn mạnh ba yếu tố: Tính lâu dài của hoạt động đầu tư, chủ thể đầu tư phải có yếu tố nước ngoài, động cơ đầu tư là dành quyền kiểm soát trực tiếp hoạt động quản lý doanh nghiệp – Đây là sự phân biệt giữa FDI và đầu tư gián tiếp trên thị trường vốn trong nền kinh tế hiện đại.
Tổ chức hợp tác và phát triển quốc tế (Organisation for Economic Cooperation and development – OECD ) cũng đưa ra định nghĩa về đầu tư trực tiếp nước ngoài tương tự như IMF. Tuy vậy, OECD có quan điểm rộng về nhà đầu tư nước ngoài. Theo quan điểm của OECD, nhà đầu tư là các cá nhân hay tổ chức có thể thuộc hay không thuộc cơ quan Chính phủ đầu tư tại nước ngoài. OECD Benchmark Definition of FDI, page 56.
Uỷ ban thương mại và phát triển của Liên hợp quốc (UNCTAD ), trong Báo cáo đầu tư thế giới năm 1996 World Investment Report 1996 – United Nation – 1996, page 219
đã đưa ra định nghĩa về đầu tư trực tiếp nước ngoài như sau:
“Đầu tư trực tiếp nước ngoài là đầu tư có mối liên hệ lợi ích và sự kiểm soát lâu dài của một pháp nhân hoặc thể nhân ( nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài hoặc công ty mẹ ) đối với một doanh nghiệp ở nền kinh tế khác ( doanh nghiệp FDI hoặc chi nhánh nước ngoài hoặc chi nhánh doanh nghiệp”.
Hoa Kỳ, một trong những nước tiếp nhận đầu tư và tiến hành đầu tư lớn nhất thế giới cũng đưa ra khái niệm về FDI như sau:
“ FDI là bất cứ dòng vốn nào thuộc sở hữu đa phần của công dân hoặc công ty nước đi đầu tư có được từ việc cho vay hoặc dùng để mua sở hữu của doanh nghiệp nước ngoài.” Và Hoa Kỳ coi sở hữu đa phần là sở hữu chiếm 10% giá trị của doanh nghiệp nước ngoài.
Quan điểm của các nhà kinh tế học Trung Quốc thì cho rằng: FDI là việc người sở hữu tư bản tại nước này mua hoặc kiểm soát một thực thể kinh tế của nước khác. Theo đó, nếu khoản tiền mà nhà đầu tư trả cho thực thể kinh tế này của nước ngoài có “ ảnh hưởng quyết định” đối với thực thể kinh tế ấy hoặc tăng thêm “ quyền cầm cái” trong thực thể kinh tế mà nó có ảnh hưởng ấy, thì đó là hoạt động FDI.
Quyền kiểm soát mà các nhà lý luận Trung Quốc đề cập ở trên là tỷ lệ chiếm hữu cổ phần. Khi cổ phần đạt tới tỷ lệ nào đó thì người này có quyền kiểm soát xí nghiệp và quyền này là vấn đề cốt lõi của FDI.
Ở đây, quan điểm của Trung Quốc nhấn mạnh khía cạnh sở hữu hay kiểm soát trực tiếp của chủ đầu tư đối với các hoạt động bằng vốn đầu tư của mình.
Theo Luật đầu tư nước ngoài của Việt Nam ban hành năm 2000 cũng như Luật đầu tư của Việt Nam được chính thức thông qua ngày 12/12/2005 và bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/7/2006, khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài được hiểu là:
“Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà đầu tư trực tiếp bỏ vốn và tham gia quản lý hoạt động đầu tư”
Như vậy, có thể hiểu một cách tổng quát: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hoạt động đầu tư do các cá nhân và tổ chức kinh tế nước ngoài tự mình hoặc cùng các tổ chức kinh tế của nước sở tại bỏ vốn vào một đối tượng nhất định, trực tiếp quản lý và điều hành để thu lợi trong kinh doanh. Hoạt động đầu tư nước ngoài thường được thực hiện thông qua các dự án - gọi là dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài.
1.1.2 Vai trò của Đầu tư trực tiếp nước ngoài
Đầu tư trực tiếp nước ngoài có vai trò quan trọng đối với cả quốc gia đi đầu tư và quốc gia tiếp nhận đầu tư. Nhưng FDI có tác động hai mặt: tác động tích cực và tác động tiêu cực. Bài viết này chủ yếu đề cập đến vai trò của FDI đối với nước đang phát triển ở vị trí nước tiếp nhận đầu tư và các nước phát triển cũng như nước đang phát triển ở vị trí nước đi đầu tư
1.1.2.1 Đối với nước đi đầu tư
a. Tác động tích cực
Thứ nhất, FDI là hình thức đầu tư đảm bảo hiệu quả vốn đầu tư cao cho nước tiếp nhận đầu tư do nhà đầu tư nước ngoài ở một mức độ nhất định ( phụ thuộc vào tỷ lệ góp vốn ) tham gia vào điều hành hoạt động của doanh nghiệp và quản lý vốn nên họ có trách nhiệm cao, thường đưa ra những quyết định có lợi nhất cho vốn đầu tư mà họ bỏ ra. Nếu môi trường đầu tư ổn định, nhà đầu tư thường thích bỏ 100% vốn đầu tư.
Thứ hai, nước đi đầu tư có thể khai thác được lợi thế so sánh của nước tiếp nhận đầu tư như: tài nguyên thiên nhiên dồi dào, lao động rẻ, thị trường tiêu thụ rộng lớn, có thể mở rộng được quy mô, khai thác lợi thế kinh tế của quy mô, từ đó nâng cao năng suất, giảm giá thành sản phẩm, tăng cường cạnh tranh, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Các nhà đầu tư tiến hành đầu tư ra nước ngoài thường vì mục đích tìm kiếm nguồn nguyên nhiên liệu phục vụ cho việc sản xuất kinh doanh của chủ đầu tư như thăm dò khai thác dầu khí, khoáng sản, tài nguyên rừng, nguyên liệu công nghiệp… Đây là nguồn tài nguyên có sẵn nhưng những nước đang phát triển lại không có khả năng về vốn và công nghệ để khai thác, do đó nhà đầu tư vào lĩnh vực này sẽ đạt hiệu quả cao.
Mặt khác, do sự phát triển không đều về trình độ sản xuất, mức sống, mức thu nhập… nên tạo sự chênh lệch và điều kiện các yếu tố đầu vào của sản xuất. Do đó, FDI cho phép nhà đầu tư nước ngoài lợi dụng chênh lệch này để giảm chi phí sản xuất, qua đó có thể tăng lợi nhuận.
Thứ ba, thông qua FDI, nhà đầu tư dễ chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguyên liệu , công nghệ và thiết bị của nước mà họ đầu tư cũng như trên trường quốc tế ổn định với mức giá phải chăng. Phần lớn các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là các chi nhánh của các công ty mẹ, công ty đa quốc gia. Việc xây dựng các nhà máy sản xuất, chế tạo hay lắp ráp ở nước ngoài sẽ giúp nhà đầu tư nước ngoài tiếp cận thị trường tiêu thụ sản phẩm, máy móc công nghệ cần đổi mới tại khu vực này.
Thứ tư, FDI giúp các nước phát triển chuyển máy móc ở giai đoạn “ lão hóa”, có nguy cơ bị hao mòn vô hình nhanh sang các nước kém phát triển để kéo dài chu kì sống của sản phẩm hay để mau khấu hao, phát triển sản xuất tiêu thị, giúp thu hồi vốn và tăng lợi nhuận ( Theo lý thuyết chu kì sống của sản phẩm ).
Thứ năm, thông qua FDI, nhà đầu tư có thể tránh được hàng rào bảo hộ mậu dịch và phi mậu dịch của nước tiếp nhận đầu tư, nhờ việc xây dựng các doanh nghiệp của mình trong lòng nước tiếp nhận đầu tư.
- Lợi dụng cơ chế quản lý thuế đối với hoạt động đầu tư ở các nước khác nhau, mà các nhà đầu tư mở các công ty con ở các nước khác nhau để thực hiện “ chuyển gia” nhằm tối đa hoá lợi nhuận.
- Giúp nước đầu tư nâng cao sức mạnh kinh tế, uy tín trên trường quốc tế: FDI tạo khả năng cho các nước đầu tư kiểm soát và thâm nhập vững chắc thị trường nước tiếp nhận đầu tư hoặc từ đó mở rộng thị trường của họ sang nước thứ ba và khu vực.
b. Tác động tiêu cực
- Khi doanh nghiệp thực hiện đầu tư ra nước ngoài thì trong nước sẽ mất đi khoản vốn đầu tư, gây khó khăn trong việc tìm nguồn vốn phát triển và giải quyết việc làm. Do đó, hoạt động kinh tế trong nước có thể bị ảnh hưởng.
- Khi đầu tư ra nước ngoài, các doanh nghiệp có thể sẽ đối mặt với nhiều rủi ro hơn trong môi trường đầu tư như: Rủi ro về chính trị, xung đột vũ trang, tranh chấp nội bộ quốc gia, sự thay đổi chính sách pháp luật của quốc gia tiếp nhận vốn đầu tư…Những rủi ro đó có thể làm doanh nghiệp lâm vào tình trạng mất tài sản, cơ sở hạ tầng, dễ bị mất vốn.
1.1.2.2 Đối với nước tiếp nhận vốn đầu tư
FDI có tác động lớn đến nước tiếp nhận vốn đầu tư, bao gồm nước công nghiệp phát triển và nước đang phát triển
a. Đối với nước công nghiệp phát triển
+ Tác động tích cực
Tác động làm tăng cường cơ sở vật chất của nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất và tăng trưởng kinh tế, mở rộng thu ngân sách, giải quyết việc làm và kiềm chế lạm phát…
b. Đối với nước đang phát triển
* Tác động tích cực
- Nhờ vào nguồn vốn FDI mà các nước này có điều kiện khai thác tốt nhất những lợi thế vốn có của mình về tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, nguồn nhân lực, mặt đất, mặt nước… Bởi các nước đang phát triển thường có nhiều tài nguyên có giá trị song lại không có điều kiện về công nghệ, vốn để tiến hành khai thác.
- Giúp tăng cường thu hút vốn của bên ngoài do hình thức FDI không quy định vốn góp tối đa mà chỉ quy định vốn góp tối thiểu cho nhà đầu tư nước ngoài. Đây là nguồn vốn quan trọng giúp các nước đang phát triển phát triển kinh tế. Thực tế, tăng trưởng cao gắn với tỷ lệ đầu tư cao. Vốn đầu tư cho phát triển kinh tế được huy động từ hai nguồn chủ yếu là vốn trong nước và vốn ngoài nước.Vốn trong nước được hình thành thôngqua tiết kiệm và đầu tư. Vốn nước ngoài có được nhờ hoạt động thương mại, đầu tư gián tiếp và đầu tư trực tiếp. Đối với các nước đang phát triển và kém phát triển, vốn và một yếu tố quan trọng đối với phát triển kinh tế. Nhưng các nước này luôn lâm vào tình trạng thiếu vốn đầu tư. Khi nghiên cứu về nền kinh tế của các nước đang phát triển và kém phát triển, Paul A. Samuelsom ví hoạt động sản xuất đầu tư của họ như một vòng nghèo đói luẩn quẩn (Verciuos- Poverty- Cycle) Paul Samuelson and William D. Nordhaus, Economics ( fourteen Edition ), McGraw- Hill, page 435
Hình 1.1 Vòng luẩn quẩn của các nước đang phát triển
Tiết kiệm và
đầu tư thấp
Thu nhập bình quân