“Giải pháp thúc đẩy hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam” hiện nay là một đề tài mang tính cấp thiết nhưng còn khá mới mẻ tại Việt Nam. Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài, tôi đã gặp không ít khó khăn về mặt kiến thức và tài liệu. Tuy vậy, đề tài đãđạt một số kết quả cóý nghĩa lý luận và thực tiễn. Cóđược kết quảđó là nhờ vào sựđộng viên, giúp đỡ to lớn của gia đình, thầy cô và bạn bè.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Khoa Ngân hàng-Tài chính đã tạo điều kiện về mặt thời gian cho tôi hoàn thành luận văn; GS-TS Nguyễn Văn Nam, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế quốc dân đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài.
Bên cạnh đó, tôi đã nhận được những ý kiến đóng góp vô cùng quý báu của các chuyên gia về chứng khoán. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới TS Nguyễn Sơn-Vụ phó Vụ Phát triển thị trường, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cùng toàn thể các cán bộ của Vụ.
Cuối cùng, tôi xin được gửi những tình cảm sâu sắc nhất tới gia đình, bạn bèđã luôn là nguồn động viên, khích lệ, tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi vượt qua khó khăn để hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Do hạn chế về thời gian và kiến thức, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Với tinh thần cầu thị trong học tập và nghiên cứu, tôi kính mong nhận được những nhận xét, góp ý hơn nữa từ phía thầy cô cùng bạn đọc.
122 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1161 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp thúc đẩy hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜICẢMƠN
“Giải pháp thúc đẩy hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam” hiện nay là một đề tài mang tính cấp thiết nhưng còn khá mới mẻ tại Việt Nam. Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành đề tài, tôi đã gặp không ít khó khăn về mặt kiến thức và tài liệu. Tuy vậy, đề tài đãđạt một số kết quả cóý nghĩa lý luận và thực tiễn. Cóđược kết quảđó là nhờ vào sựđộng viên, giúp đỡ to lớn của gia đình, thầy cô và bạn bè.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc tới Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Khoa Ngân hàng-Tài chính đã tạo điều kiện về mặt thời gian cho tôi hoàn thành luận văn; GS-TS Nguyễn Văn Nam, Phó Hiệu trưởng trường Đại học Kinh tế quốc dân đã tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài.
Bên cạnh đó, tôi đã nhận được những ý kiến đóng góp vô cùng quý báu của các chuyên gia về chứng khoán. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới TS Nguyễn Sơn-Vụ phó Vụ Phát triển thị trường, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cùng toàn thể các cán bộ của Vụ.
Cuối cùng, tôi xin được gửi những tình cảm sâu sắc nhất tới gia đình, bạn bèđã luôn là nguồn động viên, khích lệ, tạo mọi điều kiện giúp đỡ tôi vượt qua khó khăn để hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Do hạn chế về thời gian và kiến thức, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót. Với tinh thần cầu thị trong học tập và nghiên cứu, tôi kính mong nhận được những nhận xét, góp ý hơn nữa từ phía thầy cô cùng bạn đọc.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, tháng 6 năm 2004
Người thực hiện
MỤCLỤC
LỜIMỞĐẦU
1. Lý do lựa chọn đề tài
Việt Nam đang trong thời kỳ công nghiệp hóa - hiện đại hoáđòi hỏi phải có một nền tảng tài chính ổn định, phát triển. Với tư cách là ngành dẫn dắt, hệ thống tài chính tiền tệ quốc gia đã vàđang có những bước phát triển, cải cách và hoàn thiện đểđáp ứng yêu cầu và thúc đẩy quá trình đi lên của đất nước. Việc ra đời thị trường chứng khoán Việt Nam vào tháng 7 năm 2000 được coi như một mốc phát triển quan trọng và tất yếu của hệ thống tài chính hiện đại.
Bên cạnh đó, hoà chung với quá trình hội nhập kinh tế khu vực và thế giới, đẩy mạnh hợp tác kinh tế quốc tế, thị trường chứng khoán Việt Nam đang nhận được sự quan tâm của nhiều tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước. Mặc dùđãđạt một số kết quảđáng mừng sau hơn 3 năm hoạt động nhưng thực tế cho thấy TTCK Việt Nam vẫn còn nhỏ bé, manh mún và chưa có tính chuyên nghiệp. Nhằm phát triển thị trường thành một kênh dẫn vốn hiệu quả cho nền kinh tế, tận dụng nguồn lực quan trọng bên ngoài, việc thu hút các nhàđầu tư nước ngoài tham gia vào thị trường chứng khoán đang trở thành một yêu cầu vừa mang tính cấp thiết, vừa mang tính chiến lược.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
Đề tài “Giải pháp thúc đẩy hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam” được lựa chọn xuất phát từđòi hỏi của thực tiễn khách quan. Nhận thức được vai trò to lớn của đầu tư nước ngoài đối với nền kinh tế nói chung và TTCK nói riêng, trên cơ sở nghiên cứu học tập kinh nghiệm của các quốc gia trên thế giới, đề tài sẽ xâu chuỗi thực trạng hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian qua, tổng kết, đánh giá các thành tựu đạt được, các hạn chế và bất cập cần tháo gỡ. Từđó, tìm ra một số giải pháp có tính khả thi cao, phù hợp với thực tiễn thị trường và nền kinh tế. Một số kiến nghị nhằm hỗ trợ thực thi giải pháp cũng sẽđược đề cập trong phần nghiên cứu của đề tài.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu trong đề tài là các hoạt động ĐTNN thực hiện trên thị trường chứng khoán Việt Nam thời gian qua. Mặc dù thị trường chứng khoán tập trung mới đi vào vận hành trong hơn 3 năm, song thị trường chứng khoán sơ khai tự phát tại Việt Nam đã xuất hiện từ những năm đầu thập kỷ 90’ khi bắt đầu công cuộc cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước. Vì vậy, phạm vi nghiên cứu của đề tài ngoài tập trung chủ yếu vào hoạt động ĐTNN đang diễn ra khá mạnh mẽ trên TTGDCK TP HCM, còn đề cập tới mảng thị trường sơ cấp, nơi nhàĐTNN mua cổ phiếu lần đầu của các DNNN cổ phần hoá. Do sự hạn chế về việc tiếp cận thông tin trên thị trường chứng khoán tự do thứ cấp đối với các công ty cổ phần, DNNN cổ phần hoá nên luận văn sẽ không nghiên cứu mảng thực trạng này.
Lĩnh vực nghiên cứu còn khá mới mẻ với nhiều nội dung phức tạp, liên quan tới các lĩnh vực kinh tế – chính trị – xã hội khác nhau của đất nước. Trong khuôn khổ luận văn tốt nghiệp, đề tài chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu các lý luận chung, cơ sở pháp lý cho hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Từđóđánh giá thực trạng và tìm một số giải pháp để tạo môi trường thông thoáng nhất, hấp dẫn nhất đối nhàđầu tư nước ngoài. Các vấn đề phân tích mang tính nghiệp vụ, đánh giá bằng chỉ số kinh tế sẽ không được bàn tới trong đề tài.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài đã sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khác nhau thường áp dụng cho khối ngành kinh tế: phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, phương pháp phỏng vấn, thu thập, tổng hợp, phân tích dữ liệu trên cơ sởđịnh lượng vàđịnh tính, phương pháp trích dẫn,…
5. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mởđầu, kết luận, mục lục, phụ lục, danh mục từ ngữ viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn tập trung vào một số nội dung chính sau:
Chương 1: Lý luận chung về hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam
Chương 2: Thực trạng hoạt động đầu tư nước ngoài trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay
Chương 3: Giải pháp thúc đẩy hoạt động đầu tư nước ngoài trên Thị trường chứng khoán Việt Nam
Trên đây đã khái quát toàn bộ những vấn đềđược đề cập tới trong luận văn. Nội dung cụ thể xin cùng thầy cô và bạn đọc theo dõi trong các phần tiếp sau.
DANHMỤCCÁCTỪVIẾTTẮT
Bộ KH&ĐT
Bộ Kế hoạch vàĐầu tư
C K
Chứng khoán
CPH
Cổ phần hoá
CTCP
Công ty cổ phần
Công ty TNHH
Công ty Trách nhiệm hữu hạn
DNNN
Doanh nghiệp Nhà nước
DNV&N
Doanh nghiệp vừa và nhỏ
ĐTNN
Đầu tư nước ngoài
FDI
Đầu tư trực tiếp nước ngoài
KBNN
Kho bạc Nhà nước
LD
Liên doanh
NHNN
Ngân hàng Nhà nước
NHTM
Ngân hàng thương mại
NN
Vốn nước ngoài
ODA
Hỗ trợ phát triển chính thức
Phòng ĐK-TTBT-LKCK
Phòng Đăng ký – Thanh toán bù trừ- Lưu ký chứng khoán
TNDN
Thu nhập doanh nghiệp
TPCP
Trái phiếu Chính phủ
TTCK
Thị trường chứng khoán
TTGDCK
Trung tâm Giao dịch Chứng khoán
UBCKNN
Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước
XHCN
Xã hội chủ nghĩa
LÝLUẬNCHUNGVỀHOẠTĐỘNGĐẦUTƯNƯỚCNGOÀITRÊNTHỊTRƯỜNGCHỨNGKHOÁN VIỆT NAM
TÍNHTẤTYẾUCỦAHOẠTĐỘNGĐẦUTƯNƯỚCNGOÀITRÊNTHỊTRƯỜNGCHỨNGKHOÁN VIỆT NAM
Định hướng của Đảng và Nhà nước
Nhận thức rõ tầm quan trọng của hoạt động ĐTNN đối với sự phát triển của kinh tế Việt Nam, ngay từ những năm cuối thập kỷ 80, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI quan điểm mở cửa đãđược đưa ra nhằm phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá, phát triển kinh tế quốc dân trên cơ sở khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của đất nước. Trên cơ sởđó, Đảng và Nhà nước đãđề ra các chính sách, nhiệm vụ và giải pháp cụ thể nhằm thu hút vốn ĐTNN, mở rộng quan hệ kinh tếđối ngoại trên mọi mặt của đời sống kinh tế.
Gần đây nhất, Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX đã chỉ rõ: “Chủđộng và khẩn trương hơn trong hội nhập kinh tế quốc tế, …, tạo môi trường đầu tư, kinh doanh bình đẳng, minh bạch, ổn định, thông thoáng, có tính cạnh tranh cao so với khu vực; tăng nhanh xuất khẩu và thu hút mạnh ĐTNN…” NghÞ quyÕt Héi nghÞ lÇn thø chÝn Ban chÊp hµnh Trung ¦¬ng §¶ng kho¸ IX
“Thúc đẩy sự hình thành phát triển và từng bước hoàn thiện các loại thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đặc biệt quan tâm các thị trường quan trọng nhưng hiện chưa có hoặc còn sơ khai như: thị trường lao động, thị trường chứng khoán…” V¨n kiÖn §¹i héi §¶ng toµn quèc lÇn thø IX
.
Trên tinh thần đó, Quốc hội đã ban hành Luật đầu tư nước ngoài năm 1987, Luật khuyến khích đầu tư nước ngoài cùng các văn bản hướng dẫn, văn bản dưới luật có liên quan nhằm tạo môi trường đầu tư hấp dẫn. Các văn bản pháp luật này luôn được quan tâm nghiên cứu về tính hiệu quảđối với các đối tượng được điều chỉnh, từđó kịp thời sửa đổi, hoàn thiện nhằm đáp ứng nhu cầu và tình hình thực tế của nền kinh tế. Một lần nữa, quan điểm về hội nhập kinh tế, mở cửa thu hút ĐTNN được khẳng định qua nhiệm vụ, mục tiêu chủ yếu của giai đoạn 2001-2005: “Tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Nâng cao rõ rệt hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Mở rộng kinh tếđối ngoại…” NghÞ quyÕt cña Quèc héi sè 55/2001/QH10
.
Định hướng trên của Đảng và Nhà nước đã mở ra cho mọi lĩnh vực, mọi ngành nghề trong nền kinh tế con đường tiếp cận với các nguồn lực bên ngoài từ vốn, công nghệ kỹ thuật đến công nghệ quản lý. Lĩnh vực ngân hàng tài chính, thị trường chứng khoán cũng không nằm ngoài xu thế chung đó. Sự phát triển ngày càng sâu mạnh của hoạt động ĐTNN trên thị trường chứng khoán là một hệ quả tất yếu.
Thực trạng nguồn vốn nước ngoài chảy vào Việt Nam
Thị trường chứng khoán Việt Nam được xây dựng vàđưa vào hoạt động trong bối cảnh nền kinh tếđất nước đãđạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ sau hơn 10 năm đổi mới. Tỷ lệ tăng trưởng GDP bình quân trong giai đoạn này là 7,4%. Lạm phát giảm từ mức độ 3 con số trong những năm 80’ xuống còn 1 con số trong gần hết các năm thập kỷ 90’. Cuộc sống của người dân được cải thiện đáng kể. Luật Đầu tư nước ngoài ban hành năm 1987 làđánh dấu bước ngoặt cho hoạt động kinh tếđối ngoại của Việt Nam. Tuy nhiên dòng vốn nước ngoài thực sựđổ mạnh vào Việt Nam chỉ từđầu những năm 1990 nhưng với mức độ không ổn định. Đặc biệt sau cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu Á, lượng vốn này đã giảm mạnh và hồi phục chậm chạp. Mặc dù vậy, không thể phủ nhận sựđóng góp vô cùng to lớn của ĐTNN đối với kinh tế Việt Nam, thểhiện ở tỷ trọng đóng góp của khu vực có vốn ĐTNN vào GDP tăng hàng năm như trong biểu đồ 1:
Nguồn: Tổng cục Thống kê và World Bank
Về cơ cầu luồng vốn vào Việt Nam, hiện có bốn nguồn chính: đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), hỗ trợ phát triển chính thức (ODA), vay thương mại và dòng vốn vào dưới hình thức đầu tư danh mục chứng khoán (FPI).
Đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI
Đây là bộ phận quan trọng nhất và cóý nghĩa lớn nhất trong tổng luồng vốn vào tại Việt nam do tính chất dài hạn, không gây ra nghĩa vụ nợ nước ngoài đối với bên nhận vốn, đi trực tiếp đến khu vực sản xuất và thường đi kèm với chuyển giao công nghệ và kỹ năng quản lý. Tuy FDI cũng có một sốảnh hưởng bất lợi nhất định như chất lượng vốn đầu tư trực tiếp, cản trở dòng đầu tư trong nước, kiểm soát thị trường trong nước của người nước ngoài, gây ô nhiễm môi trường, khai thác cạn kiệt tài nguyên… nhưng trên thực tế các nguồn lợi do đầu tư trực tiếp nước ngoài mang lại vẫn được đánh giá cao hơn và cóảnh hưởng lớn hơn trong công tác hoạch định chính sách thu hút ĐTNN.
Tính đến hết năm 2003, cả nước đã cấp giấy phép đầu tư cho 5.424 dựán ĐTNN với tổng vốn đăng ký 54,8 tỷ USD, trong đó có 4.376 dựán FDI còn hiệu lực với tổng vốn đầu tưđăng ký 41 tỷ USD. Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng chiếm tỷ trọng lớn nhất 66,9% về số dựán và 57,2% tổng vốn đầu tưđăng ký. Tiếp theo là lĩnh vực dịch vụ và cuối cùng là lĩnh vực nông, lâm ngư nghiệp chiếm 13,6% tổng số dựán và 7% về vốn đầu tưđăng ký.
Nguồn: Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư
Trong số 64 nước và vùng lãnh thổ có dựán đầu tư tại Việt Nam, Singapore là nước có số lượng dựán và tổng vốn đầu tưđăng ký lớn nhất, tiếp theo làĐài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông.
Các thành phố lớn, cóđiều kiện kinh tế xã hội thuận lợi vẫn là những địa phương dẫn đầu thu hút ĐTNN như thành phố Hồ Chí Minh chiếm 26% tổng vốn đăng ký, Hà Nội chiếm 11,1% tổng vốn đăng ký. Bình Dương, Đồng Nai cũng được một lượng lớn vốn ĐTNN đổ vào.
Về doanh thu đạt được, tính hết năm 2003, các dựán ĐTNN đãđạt tổng doanh thu gần 70 tỷ USD (không kể dầu khí). Trong đó, riêng ba năm 2001-2003 đạt khoảng 38,8 tỷ USD. Xuất khẩu của khu vực doanh nghiệp có vốn ĐTNN tăng nhanh, bình quân trên 20%/năm, đã làm cho tỷ trọng của khu vực kinh tế này trong tổng giá trị xuất khẩu của cả nước tăng liên tục qua các năm: năm 2001 là 24,4%, năm 2002 là 27,5 % và năm 2003 là 31,4%.
Đạt được kết quả tích cực như trên cho thấy sựđúng đắn của đường lối đổi mới kinh tế, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ kinh tếđối ngoại, chủđộng hội nhập kinh tế quốc tế, tạo sức hấp dẫn đối với các nhàđầu tư. Đây là tiền đề tích cực cho các luồng vốn bên ngoài di chuyển vào Việt Nam trong thời gian tới, trong đó có luồng vốn nước ngoài qua kênh thị trường chứng khoán.
Hỗ trợ phát triển chính thức (ODA)
Cùng với việc mở cửa thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, các nước đang phát triển còn nhận được luồng vốn quan trọng hỗ trợ phát triển chính thức (ODA). Hình thức này luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của các quốc gia do tính chất cho không hoặc cho vay ưu đãi, thời gian ân hạn vàđáo hạn dài. Thêm vào đó, các khoản vốn ODA thường đi kèm với chuyển giao công nghệ và kỹ năng quản lý. Tuy vậy, vốn ODA cũng tạo nhiều áp lực cho các quốc gia nhận vốn do các điều kiện ràng buộc từ phía nhà tài trợ; việc giải ngân phụ thuộc vào tính hiệu quả của dựán do bên nhận vốn thực hiện; có nhiều tiêu cực vận động hành lang tìm vốn và Chính phủ nước nhận vốn phải đảm bảo lượng vốn đối ứng.
Đối với Việt Nam, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA đãđóng vai trò quan trọng, góp phần giúp Việt Nam đạt được tăng trưởng kinh tế cao, xoáđói giảm nghèo và cải thiện đời sống nhân dân. Trong giai đoạn 1993 đến nay, Việt Nam đã phát triển mạnh mẽ quan hệ hợp tác phát triển với 25 nhà tài trợ song phương, 19 đối tác đa phương và hơn 350 tổ chức phi Chính phủ nước ngoài. Việt Nam đã tổ chức thành công 9 Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ vàđược cộng đồng tài trợ cam kết hỗ trợ nguồn vốn ODA trị giá 19,94 tỷ USD.
Nhằm đưa lượng vốn cam kết này vào thực hiện, Việt Nam đã tiến hành ký kết các Điều ước quốc tế cụ thể với các nhà tài trợ. Tình hình thực hiện ODA được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 1: Tình hình thực hiện vốn ODA tại Việt Nam
Năm
Cam kết ODA (triệu USD)
Thực hiện ODA (triệu USD)
1995
2.260
737
1996
2.430
900
1997
2.400
1.000
1998
2.200
1.242
1999
2.210
1.350
2000
2.400
1.650
2001
2.400
1.500
2002
2.470
1.600
2003
2.500
1.600
Tổng số
21.270
11.579
Nguồn: World Bank; Bộ Kế hoạch vàĐầu tư
Tình hình thực hiện ODA đã có bước tiến triển khá, năm sau cao hơn năm trước, và thực hiện tốt kế hoạch giải ngân hàng năm. Từ năm 1993 đến hết năm 2001, vốn ODA giải ngân khoảng 9,5 tỷ USD, tương đương 47,91% tổng nguồn vốn ODA đã cam kết.
Nguồn vốn ODA đãđược tập trung hỗ trợ cho các lĩnh vực phát triển kinh tế, xã hội, ưu tiên của Chính phủ bao gồm ngành giao thông (27,5%), năng lượng điện (24%), phát triển nông nghiệp, nông thôn (12,74%), các ngành y tế- xã hội, giáo dục vàđào tạo, khoa học – công nghệ – môi trường (11,78%), ngành cấp thoát nước (7,8%).
Qua kết quả thu hút và sử dụng nguồn vốn ODA từ năm 1993 tới nay cho thấy những đóng góp không nhỏ của nguồn ngoại lực này đối với quá trình phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam. Đạt được thành quả này là nhờ sự phối kết hợp chặt chẽ giữa ban ngành của Chính phủ Việt Nam trong việc tạo sự gắn kết và uy tín đối với các nhà tài trợ cũng như trong công tác chỉđạo, giám sát và thực hiện ODA. Có thể nói những kinh nghiệm trong việc huy động, sử dụng và quản lý nguồn vốn ODA sẽ giúp ích trong công tác thu hút các nguồn vốn nước ngoài khác của Chính phủ, trong đó có nguồn vốn vào qua TTCK.
Vay thương mại
Khác với hai hình thức tài trợ quốc tế trên, vay thương mại là hình thức cung ứng vốn của cá nhân, tổ chức, chính phủ nước này với đối tác của mình trên thế giới trên nguyên tắc thương mại thuần tuý có trả cả gốc và lãi theo thời hạn xác định. Các nguyên tắc trong vay thương mại được thực hiện không ưu đãi theo thông lệ quốc tế về lãi vay thương mại LIBOR hoặc SIBOR, thời hạn, phương thức hoàn trả tiền vay hay cách thức xử lý nợ vay. Nhiều năm qua, hình thức tài trợ này đã tạo ra dòng vốn lớn chảy vào các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia đang phát triển và các quốc gia có nền kinh tế chuyển đổi. Tuy người đi vay theo phương thức này có thể toàn quyền quyết định việc sử dụng tiền vay, nhưng nhiều nguy cơ tiềm tàng có thể xảy ra như việc gia tăng nhanh chóng các khoản nợ lãi và gốc, tạo áp lực lạm phát,…
Ở Việt Nam, vay thương mại đã phát triển từ khá sớm song phát triển với tốc độ không cao. Các khoản vay thương mại thường phải chịu lãi suất thương mại và các điều kiện thuần thương mại nên phía Việt Nam khóđáp ứng đủ. Vay thương mại đã trở thành một bộ phận làm tăng tổng nợ nước ngoài hàng năm của Việt Nam từ 10,7 tỷ USD năm 1999 lên 12,6 tỷ USD năm 2001 và 15,1 tỷ USD năm 2003 B¸o c¸o Quèc gia th¸ng 1 n¨m 2004, C«ng ty The Economist Intelligence Unit Limited
.
Vốn đầu tư qua thị trường chứng khoán (FPI)
Là bộ phận cuối cùng trong tổng thể các nguồn vốn vào của một quốc gia, vốn nước ngoài đầu tư vào thị trường chứng khoán đang đóng một vai trò ngày càng quan trọng đối với hầu khắp các nền kinh tế. Do tính lỏng khá cao nên khi điều kiện kinh tế trong nước thay đổi sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đối với các dòng vốn vào và ra thông qua kênh này.
Thị trường chứng khoán Việt Nam trong gần bốn năm đầu phát triển đã chứng kiến sự có mặt của nguồn vốn này. Tuy số lượng khiêm tốn, nhưng với các tiền đề về kinh tế xã hội ngày càng vững mạnh, các chính sách khuyến khích, ưu đãi của Chính phủ, FPI đang tăng dần và tiềm năng trở thành một cấu phần vốn vào quan trọng của quốc gia. Các phần tiếp theo sẽ trình bày cụ thể hơn về luồng vốn này trên các khía cạnh: các hình thức vốn đầu tư, thuận lợi nguồn vốn tạo ra cho nền kinh tế, các nguy cơ khi luồng vốn này biến động, thực trạng và giải pháp nhằm huy động và sử dụng nguồn vốn này có hiệu quả.
Như vậy là, cùng với định hướng và sự khuyến khích của Đảng và Nhà nước, kết quả các luồng vốn nước ngoài chảy vào Việt Nam trong thời gian qua, đặc biệt trong giai đoạn mở cửa nền kinh tế vàđưa thị trường chứng khoán vào hoạt động đã tạo một tiền đề cơ bản, mở ra triển vọng phát triển nhanh kênh thu hút vốn cho nền kinh tế qua ĐTNN trên thị trường chứng khoán. Có thể khẳng định đây là xu hướng tất yếu khi kinh tế Việt Nam tiến vào hội nhập khu vực và quốc tế, đẩy nhanh hiệu quả quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoáđất nước.
ĐẦUTƯNƯỚCNGOÀITRÊNTHỊTRƯỜNGCHỨNGKHOÁN
Các hình thức tham gia của nhàđầu tư nước ngoài vào thị trường chứng khoán
Tại thị trường chứng khoán các quốc gia trên thế giới
Thị trường chứng khoán manh nha phát triển từ thế kỷ thứ 15. Sau nhiều thăng trầm biến động, tại nhiều quốc gia trên thế giới đã có các thị trường phát triển sôi động với nhiều hình thức tham gia của các đối tượng đầu tư khác nhau. Đối với đối tượng là nhàđầu tư nước ngoài, thông thường có các hình thức sau:
Hình thức đầu tư trực tiếp
Đây là hình thức đầu tư trong đó phía nước ngoài tham gia thành lập các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹđầu tư, quỹđầu tư chứng khoán, các tổ chức lưu ký, thanh toán bù trừ chứng khoán, tổ chức định mức tín nhiệm… Các tổ chức kinh tế này là pháp nhân tại quốc gia đó, mua bán chứng khoán cho mình – dịch vụ tự doanh, cung cấp các dịch vụ liên quan tới chứng khoán, công ty niêm yết, công ty cổ phần và nhàđầu tư.
Nhìn chung, hình thức đầu tư này mang tính tổ chức cao, thường được sựđầu tư từ các nhàđầu tư có tổ chức nước ngoài. Tiềm lực về tài chính, nhân lực, công nghệ kỹ thuật, trình độ quản trị của loại hình đầu tư này rất cao, dẫn đến khả năng ảnh hưởng tới thị trường chứng khoán trong nước khá mạnh. Vì thế cơ quan quản lý thị trường, đặc biệt tại các thị trường mới đi vào hoạt động luôn chúý và có cơ chế giám sát chặt chẽ tới các nhàđầu tư theo hình thức này nhằm một mặt tạo điều kiện tận dụng các thế mạnh của họ, mặt khác hạn chế khả năng bị nước ngoài chi phối thị trường, kiểm soát được các biến động khó lường trước.
Với hình thức đầu tư trực tiếp, nhàđầu tư có thể liên doanh với đối tác trong nước hoặc thành lập các tổ chức kinh doanh độc lập 100% vốn nước ngoài. Tuỳ chính sách từng quốc gia và mức độ phát triển của thị trường, các tổ chức kinh doanh chứng khoán có vốn ĐTNN