Việt Nam, Lào là hai nước láng giềng, nằm trên bán đảo Đông Dương có truyền thống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau lâu đời. Trên tinh thần “quan hệ đặc biệt và hợp tác toàn diện, quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác, bền vững lâu dài", trong nhiều năm qua, mặc dù kinh tế Việt Nam còn hạn chế nhưng luôn dành cho Lào một nguồn lực vật chất dưới hình thức viện trợ không hoàn lại để thực hiện những nhiệm vụ hợp tác đã thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ Lào vì sự nghiệp ổn định và phát triển của hai nước.
64 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1474 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Việt Nam – Lào trong những năm tới, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI: “Giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Việt Nam – Lào trong những năm tới”
MỤC LỤC
LỜ MỞ ĐẦU………………………………………………………….…………....1
CHƯƠNG I: VÀI NÉT VỀ QUAN HỆ VIỆT NAM – LÀO.................................3
1.1 TỔNG QUAN VỀ VIỆT NAM – LÀO……………………………………….3
1.1.1 Tổng quan về Việt Nam……………………………………………………...3
1.1.1.1 Điều kiện tự nhiên – xã hội………………………………………………….3
Điều kiện xã hội……………………………………………………………...3
1.1.1.2 Chính sách đối ngoại………………………………………………………...3
1.1.1.3 Tình hình kinh tế…………………………………………………………….5
1.1.2 Tổng quan về Lào…………………………………………………………….7
1.1.2.1. Điều kiện tự nhiên…………………………………………………………..7
Vị trí địa lý…………………………………………………………………...7
1.1.2.2. Chính sách đối ngoại của Lào………………………………………………7
1.1.2.3. Tình hình kinh tế……………………………………………………………8
1.2. QUAN HỆ VIỆT NAM – LÀO……………………………………………….9
1.2.1. Quan hệ ngoại giao………………………………………………………….9
1.2.2 Quan hệ hợp tác kinh tế - thương mại.........................................................10
* Về xuất khẩu…………………………………………………………….........11
* Về nhập khẩu....................................................................................................12
1.2.3 Quan hệ hợp tác đầu tư.................................................................................12
Đầu tư của Việt Nam tại Lào.........................................................................12
Đầu tư của Lào tại Việt Nam.........................................................................14
1.2.4 Các lĩnh vực khác như giáo dục , đào tạo v.v…..........................................14
1.3. SỰ CẦN THIẾT PHẢI PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – LÀO............................................................................................................15
1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – LÀO............................................................................................................17
1.4.1. Các nhân tố tích cực......................................................................................17
Về Phía Việt Nam……………………………………………………..........18
Về Phía Lào....................................................................................................18
1.4.2. Các nhân tố tiêu cực......................................................................................18
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – LÀO..........................................................................................................................20
2.1. TỔNG QUAN VỀ SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – LÀO.....................................................................20
2.1.1 Sự phát triển quan hệ kinh tế thương mại Việt Nam – Lào.......................20
2.1.1.1 Giai đoạn từ năm 1961 đến năm 1975..........................................................20
2.1.1.2 Giai đoạn từ năm 1976 đến năm 1991………….…………………….........20
2.1.1.3 Giai đoạn từ năm 1991 đến nay………………………………………........21
2.2. CHÍNH SÁCH THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – LÀO…………………........22
2.2.1 Một số chính sách thương mại chủ yếu của Việt Nam……………............22
2.2.1.1 Chính sách thuế nhập khẩu và miễn giảm thuế nhập khẩu…………...........22
A. Chính sách thuế nhập khẩu…………………………………………….......22
B. Các chính sách miễn giảm thuế nhập khẩu…………………………….......22
2.2.1.2 Hạn ngạch và giấy phép……………………………………………….......23
2.2.1.3 Chiến lược hướng mạnh vào xuất khẩu……………………………….......24
2.2.1.4 Các chính sách và biện pháp khuyến khích xuất khẩu…………...….........24
2.2.2 Một số chính sách thương mại chủ yếu của Lào…………………….........25
2.2.2.1 Chính sách thuế nhập khẩu và miễn giảm thuế nhập khẩu…………….......25
A. Chính sách thuế nhập khẩu…………………………………………..........25
B. Các chính sách miễn giảm thuế nhập khẩu…………………………..........25
2.2.2.2 Hạn ngạch và giấy phép………………………………………………........25
2.2.2.3 Chiến lược hướng mạnh vào xuất khẩu………………………………........28
2.2.2.4 Các chính sách và biện pháp khuyến khích xuất khẩu………………..........28
2.3. THỰC TRẠNG XUẤT NHẬP KHẨU GIỮA VIỆT NAM – LÀO…........28
2.3.1. Thực trạng xuất khẩu Chính ngạch Việt Nam – Lào………………........29
2.3.1.1. Kim ngạch xuất khẩu chính ngạch …………………………………..........29
2.3.1.2 Cán cân thương mại………………………………………………..…........31
2.3.1.3 Mặt hàng xuất khẩu chính ngạch……………………………………........31
Hình thức xuất khẩu chính ngạch……………………………………........33
2.3.2 Thực trạng nhập khẩu chính ngạch Việt Nam – Lào……………….........33
2.3.2.1 Kim ngạch nhập khẩu chính ngạch…………………………………….......33
2.3.2.2 Mặt hàng nhập khẩu…………………………………………..………........36
2.3.3 Thực trạng xuất nhập khẩu tiểu ngạch Việt Nam – Lào……………........36
2.3.3.1 Kim ngạch xuất nhập khẩu…………………………………………............37
2.3.3.2 Mặt hàng xuất nhập khẩu.............................................................................38
2.4 Đánh giá chung về quan hệ thương mại Việt Nam – Lào…………….........38
2.4.1 Ưu điểm đạt được……………………………………………………..........38
Những tồn tài và nguyên nhân……………………………….……...........39
2.4.2.1 Những tồn tại………………………………………………………….........39
Nguyên nhân………………………………………………………….........41
Nguyên nhân khách quan……………………………………………….........41
Nguyên nhân chủ quan…………………………………………………........43
CHƯƠNG III : GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐÂY QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – LÀO TRONG NHỮNG NĂM TÓI…………………...................44
3.1 TRIỂN VỌNG VÀ NHỮNG CƠ HỘI – THÁCH THỨC TRONG QUAN HỆ THƯƠNG MẠI VIỆT NAM – LÀO……………………………...................44
3.1.1 Triển vọng quan hệ thương mại Việt Nam – Lào…………………..........44
3.1.2 Cơ hội và thách thức đối với quan hệ thương mại Việt Nam – Lào……………………………………………………………………………........45
3.1.2.1 Cơ hội đối với quan hệ thương mại Việt Nam – Lào……………...….......45
3.1.2.2 Thách thức đối với quan hệ thương mại Việt Nam – Lào………..…….....46
Những giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại Việt Nam – Lào………………………………………………………………………..........47
Giải pháp chung cho cả hai nước…………………………………..........47
Về cơ chế quản lí, chính sách, tăng cường quản lí và nguồn nhân lực…………………………………………………………………………...47
Về chính sách vốn…………………………………………………………48
Chính sách thuế……………………………………………………………48
Về việc nghiên cứu chính sách đối với các sản phẩm hàng hóa do các doanh nghiệp sản xuất tại Lào hoặc Lào sản xuất tại Việt Nam….…......................49
Về cơ chế hợp tác địa phương hai nước……………………..…………….49
3.2.2 Giải pháp riêng cho Lào……………………………………………………..50
3.2.3 Giải pháp riêng cho Việt Nam………………………………………..........52
3.2.3.1 Đối với Nhà nươc…………………………………………………………..52
3.2.3.2 Đối với doanh nghiệp………………………………………………………55
Giải pháp đa dạng hóa mặt hàng xuất nhập khẩu……………………..........55
Các giải pháp nâng cao hiẹu quả kinh doanh xuất nhập khẩu……………...55
KẾT LUÂN…………………………………………………………………..........57
MỞ ĐẦU
Ngày nay, quốc tế hóa , toàn cầu hóa đang là xu thế chung của nhân loại, không một quốc gia nào thực hiên chính sách đóng cửa mà vẫn có thể phồn vinh được. Trong đó, Thương mại quốc tế là một lĩnh vực hoạt động đóng vai trò mũi nhọn thúc đẩy nền kinh tế trong nước với kinh tế thế giới, phát huy những lợi thế so sánh của đất nước, tận dụng tiềm năng về vốn, khoa học kỹ thuật, kỹ năng quản lý, phát triển và duy trì văn hóa dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại.
Việt Nam, Lào là hai nước láng giềng, nằm trên bán đảo Đông Dương có truyền thống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau lâu đời. Trên tinh thần “quan hệ đặc biệt và hợp tác toàn diện, quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác, bền vững lâu dài", trong nhiều năm qua, mặc dù kinh tế Việt Nam còn hạn chế nhưng luôn dành cho Lào một nguồn lực vật chất dưới hình thức viện trợ không hoàn lại để thực hiện những nhiệm vụ hợp tác đã thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ Lào vì sự nghiệp ổn định và phát triển của hai nước.
Quan hệ thương mại Việt Nam – Lào gần 40 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao đã đạt được những thành tựu hết sức quan trọng và đang hướng tới mục tiêu giá trị trao đổi thương mại hai nước lên 2 tỷ USD vào năm 2015. Tiềm năng hợp tác kinh tế thương mại giữa Việt Nam – Lào là rất lớn và cần nhanh chóng tạo môi trường thuận lợi nhằm biến tiềm năng này thành động năng thực sự đem lại hiệu quả kinh tế. Chính vì vậy luận văn tốt nghiệp “Giải pháp thúc đẩy quan hệ thương mại giữa Việt Nam – Lào trong những nănm tới” sẽ trình bày một cách tổng quát thực trạng quan hệ thương mại giữa hai nước trong thời gian qua, những thuận lợi và vướng mắc còn tồn tại cản trở sự phát triển thương mại giữa hai nước, để từ đó đưa ra các giải pháp cụ thể, đối với Nhà nước, các doanh nghiệp nhằm thúc đẩy quan hệ thương mại giữa hai nước ngày càng tốt đẹp hơn.
Đề tài được nghiên cứu trên cơ sở thực tiễn quá trình hợp tác và các văn bản cam kết giữa Chính phủ Việt Nam với Chính phủ Lào; các Nghị định, Hiệp định, Biên bản, Quy chế và các Thông tư có liên quan về hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ thuật giữa Việt Nam với Lào; Những số liệu, số liệu thống kê và các số liệu công bố của các bộ, ngành liên quan của hai nước.
Với quan điểm gắn thực tế với lý luận về quan hệ đặc biệt và hợp tác láng giềng, kết hợp giữa phương pháp phân tích và tư duy, Đề tài nhằm đưa ra những giaỉ pháp thúc đẩy quan hệ thương mại giữa hai nước trong thời gian tới.
Nội dung nghiên cứu gồm ba phần chính, mở đầu và kết luận.
CHƯƠNG I: Vài nét về quan hệ Việt Nam – Lào.
CHƯƠNG II: Thực trạng quan hệ thương mại Việt Nam – Lào.
CHƯƠNG III: Những giải pháp nhằm thúc đẩy quan hệ Việt Nam – Lào trong những năm tới.
Do thời gian có hạn, kiến thức còn hạn chế và trình độ chuyên môn chưa cao nói chung và do em là lưu học sinh Lào trình độ ngôn ngữ chưa được tốt, kinh nghiệm hiểu biết còn ít và do sự hạn chế của tài liệu thu thập được nói riêng. Vì vậy, trong bài viết của em còn có nhiều sai sót và hạn chế, em rất mong nhận được sự chỉ bảo, hướng dẫn của các thầy cô, cũng như sự hướng dẫn tận tình của giáo viên hướng dẫn.
Em xin chân thành cảm ơn ThS. Nguyễn Thị Liên Hương đã hướng dẫn tận tình em và xin cảm ơn các cán bộ trong phòng đọc tài liệu Viện nghiên cứu Kinh tế Chính trị thế giới đã tạo mọi điều kiện cho em hoàn thành chuyên đề thực tập cuối khóa này.
CHƯƠNG I: VÀI NÉT VỀ QUAN HỆ VIỆT NAM – LÀO
1.1 Tổn quan chung về Việt Nam và Lào
1.1.1 Tổng quan về Việt Nam
1.1.1.1 Điều kiện tự nhiên – xã hội
Việt Nam là một nước có hình chữ S, thuộc bán đảo Đông Dương; phía Đông,Nam và Tây Nam đều giáp biển, phí bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Lào và Campuchia trong đó đường biên giới chung với Lào dài 2067km. Việt Nam có diện tích tự nhiên là 330.091 km2 đất liền và vùng biển rộng bao la. Vùng lãnh hảI Việt Nam rộng 12 hải lý và vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý với diện tích khoảng 1 triệu km2 . Việt Nam có khí hậu nhiệt đới gió mùa thuận lợi trong việc phát triển nông nghiệp đặc biệt là có lợi thế cho trồng cây nhiệt đới như lúa , cao su, cà phê…và chăn nuôI các loại gia súc, gia cầm.
Về điều kiện xã hội:
Việt Nam là nước đông dân thứ ba trong các nước Asean, sau Indinexia, Philippin với khoảng 88 triệu dân và mức tăng dân số là 1,7%. Việt Nam là quốc gia đa sắc tộc trên toàn lãnh thổ có 54 dân tộc khác nhau cùng sinh sống, chủ yếu là dân tộc Kinh, chiếm 86,83% dân số cả nước. Bên cạnh đó là người Thái , người Mường….
1.1.1.2 Chính sách đối ngoại:
Để phát huy những thành tựu to lớn đã đạt được trong gần hai thập kỷ tiến hành công cuộc đổi mới và vươn tới mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, Đảng và Nhà nước Việt Nam tiếp tục kiên trì thực hiện đường lối đối ngoại độc lập tự chủ hội nhập quốc tế với phương châm “ Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác tin cậy của tất cả các nước trong cộng đồng thế giới phấn đấu vì hoà bình, độc lập và phát triển .”
Trong cơ sở đường lối đối ngoại đó, Việt Nam chủ trương mở rộng quan hệ hợp tác nhiều mặt, song phương và đa phương với các nước và vùng lãnh thổ, trong đó ưu tiên việc phát triển quan hệ với các nước láng giềng và khu vực, với các nước và trung tâm chính trị, kinh tế quốc tế lớn, các tổ chức quốc tế và khu vực trên cơ sở những nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên Hợp Quốc. Trong những năm qua Việt Nam đã chủ động đàm phán và ký kết với nhiều nước trong trong và ngoài khu vực những khuôn khổ quan hệ hữu nghị và hợp tác toàn diện cho thế kỷ 21. Nhiều Hiệp định thoả thuận quan trong đã được ký kết như Hiệp định Thương mại song phương Việt Nam – Hoa Kỳ, Hiệp định về biên giới trên bộ,Hiệp định về phân định Vịnh Bắc Bộ và Hiệp định nghề cá với Trung Quốc, Hiệp định về phân định thềm lục địa với In-đô-nê-xia…Các mối quan hệ đa phương và song phương đó đã đóng góp phần không nhỏ vào việc không ngừng củng cố môi trương hoà bình, ổn định và tạo mọi điều kiện quốc tế thuận lợi cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc.
Việt Nam đã tham gia sâu rộng và ngày càng hiệu quả ở các tổ chức khu vực ASEAN, Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu á - Thái Bình Dương (APEC), Diễn đàn á- Âu (ASEM) và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Những đóng góp vào các hoạt động của các tổ chức, diễn đàn quốc tế và đã góp phần từng bước nâng cao vị thế và uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế. Sự tham gia và hoạt động tích cực ở Liên Hiệp Quốc cũng được các nước đánh giá tích cực và đó cũng là cơ sở để Việt Nam là Uỷ viên không thườg trực Hội đồng Bảo An Liên Hợp quốc nhiệm kỳ 2008-2009.
Với nhận thức sâu sắc rằng thế giới đang phải đối phó với những vấn đề toàn cầu và không một nước nào có thể tự đứng ra giải quyế được, Việt Nam đã và đang hợp tác chặt chẽ với các nước, các tổ chức quốc tế để cùng nhau giải quyết những thách thức chung như dịch bệnh chuyển nhiễm, đói nghèo, tội phạm xuyên quốc gia, ô nhiễm môi trường, buôn lậu ma tuý…Đặc biệt từ sau sự kiện 1/9/2001, Việt Nam đã tích cực tham gia vào nỗ lực chung của các nước tăng cường hợp tác chống khủng bố trên cơ sở song phương và đa phương nhằm loại trừ tận gốc nguy cơ của khủng bố đối với an ninh của các quốc gia.
Những nỗ lực này của Việt Nam thể hiện rõ tinh thần trách nhiệm của mình đối với bạn bè ở khu vực và quôc tế, góp phần vào sự nghiệp chung của nhân dân thế giới vì hoà bình và an ninh,ổn định và phát triển.
1.1.1.3 Tình hình kinh tế:
Việt Nam đã chính thức khởi xướng công cuộc đổi mới nền kinh tế từ năm 1986. Từ đó, Việt Nam đã có nhiều thay đổi to lớn, trước hết là sự ổn định về tư duy kinh tế, chuyển đổi từ cơ chế kế hoạch hoá tập trung, bao cấp, sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, đa dạng hoá và đa phương hoá các quan hệ kinh tế đối ngoại, thực hiện mở cửa, hội nhập quốc tế. Nhờ vậy, Việt Nam giảm nhanh được tình trạng nghèo đói, bước đầu xây dung nền kinh tế công nghiệp hóa, đạt được tăng trưởng kinh tế cao đi đôi với sự công bằng tương đối xã hội.
Cùng với việc xây dựng luật, các thể chế thị trường ở Việt Nam cũng từng bước được hình thành. Chính phủ đã chủ trương xóa bỏ cơ chế tập trung, bao cấp, nhấn mạnh quan hệ hàng hóa – tiền tệ, tập trung vào các biện pháp quản lý kinh tế, thành lập hàng loạt các tổ choc tài chính, ngân hàng, hinh thành các thị trường cơ bản như thị trường tiền tệ , thị trường lao động, thị trường hàng hóa , thị trường đất đai…Cải cách hành chính được thúc đẩy nhằm nâng cao tính cạnh tranh của nền kinh tế, tao môi trường thuận lợi và đầy đủ hơn cho hoạt động kinh doanh, phát huy mọi nguồn lực cho tăng trưởng kinh tế. Chiến lược cải cách hành chính giai đoạn 2001-1010 là một quyết tâm của Chính phủ Việt Nam, trong đó nhấn mạnh việc sửa đổi các thủ tục hành chính, luật pháp, cơ chế quản lý kinh tế…để tạo ra một thể chế năng động, đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới.
Nhìn chung, những cải cách mạnh mẽ trong gần 2 thập kỷ vừa qua đã mang lại cho Việt Nam những thành quả rất đáng phấn khởi. Việt Nam đã tạo ra một môi trường kinh tế thị trường có tính cạnh tranh và năng động hơn bao giờ hết. Các quan hệ kinh tế đối ngoại đã trở nên thông thoáng hơn, thu hút được ngày càng nhiều các nguồn vốn đầu tư ngoài, mở rộng thị trường cho hàng hóa xuất khẩu và phát triển thêm một số lĩnh vực hoạt động tạo ra nguồn thu ngoại tệ ngày càng lớn như du lịch, xuất khẩu lao động, tiếp nhận kiều hối…
Cùng với tốc độ tăng cao của GDP, cơ cấu kinh tế trong nước đã có sự thay đổi đáng kể. Từ năm 1990 đến năm 2005, khu vực nông nghiệp đã giảm từ 38,7% xuống 20,89% GDP, nhường chỗ cho lĩnh vực công nghiệp và xây dựng từ 22,7% lên 41,03%, còn khu vực du lịch duy trì ở mức gần như không thay đổi như 28,6% năm 1990 và 38,1% năm 2005. Thủy sản có tỷ trọng ngày càng tăng, tỷ trọng của ngàng công nghiệp chế biến đã tăng từ 12,3% 1990 lên 20,8% năm 2003 đi với chất lượng sản phẩm ngày càng được nâng cao. Cơ cấu của ngành dịch vụ có hướng tăng nhanh với chất lượng cao như: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, du lịch…
Nhờ những nỗ lực cải cách kinh tế của Đảng và Nhà nước nên nền kinh tế Việt Nam trong những năm qua liên tục tăng trưởng, đặc biệt là xuất nhập khẩu, đầu tư trực tiếp nước ngoài. Năm 2008, xuất khẩu của Việt Nam đạt 64.8 tỷ USD, trong đó khoảng 32,1% giá trị xuất khẩu là hàng công nghiệp nặng và khoáng sản, 45.2% là hàng công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp, 23.5% là hàng nông, lâm, thủy sản. Trong khi đó thì giá trị nhập khẩu là 60,8 tỷ USD, trong đó khoảng 30.2% giá trị nhập khẩu là máy móc, thiết bị, dụng cụ các loại, 63.7% là nguyên vật liệu, chỉ có 6.1% là hàng tiêu dùng.
Đầu tư trực tiếp nước ngoài đóng góp ngày càng tích cực cho tăng trưởng kinh tế của Việt Nam. Tuy nhiên, giá trị đầu tư thực tế và giá trị giải nhân thấp hơn nhiều so với giá trị đăng ký. Tính theo giá trị lũy kế từ năm 1988 đến hết năm 2007, công nghiệp và xây dựng là lĩnh vực thu hút được nhiêu vốn đầu tư FDI nhất - 67% số dự án và 60% tổng giá trị FDI đăng ký. Sau đó đên lĩnh vực dịch vụ 22,3% về số dự án và 34,3% về giá trị. Trong 82 quốc gia và lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam, các nước đầu tư nhiều nhất tính theo giá trị FDI thực hiện thì Nhật Bản giữ vị trí số một. Việt Nam cũng đầu tư ra nước ngoài tới 37 quốc gia và lãnh thổ, nhiều nhất là đầu tư vào Lào. Tính đến hết năm 2007, còn 265 dự án đầu tư ra nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký khoảng 2 tỷ USD và vốn thực hiện khoảng 800 triệu USD. Trong đó, đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chiếm phần lớn, tiếp theo là nông, lâm nghiệp.
Việt Nam đã sử dụng một cách hiệu quả các thàng tựu kinh tế vào mục tiêu phát triển xã hội như phân chia một cach tương đối đồng đều các lợi ích của đổi mới cho đại đa số dân chúng; gắn kết tăng trưởng kinh tế với nâng cao chất lượng cuộc sống, phát triển y tê, giáo dục; nâng chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam từ vị trí thứ 120/174 nước năm 1994 lên vị trí thứ 108/177 nước trên thế giới năm 2005; tăng tuổi thọ trung bình của người dân từ 50 tuổi những năm 1960 lên 72 tuổi năm 2005, giảm tỷ lệ số hộ đói nghèo từ trên 70% đầu những năm 1980 xuống dưới 7% năm 2005
1.1.2 Tổng quan về Lào
1.1.2.1. Điều kiện tự nhiên:
Vị trí địa lí:
Lào nằm trong khu vực Đông Nam Á, tại trung tâm bán đảo Đông Dương; Phía Bắc giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Myanmar, Tây Nam giáp Thái Lan, phía Nam giáp Campuchia và phía Đông giáp Việt Nam. Lào là quốc gia không có biển , diện tích 236.800km2 (3/4 là núi và cao nguyên, được chia thành 16 tỉnh, 1 thành phố và một đặc khu).Lào có khí hậu lục địa , chia làm hai mùa : khô(từ tháng11-tháng6) và mùa mưa(từ tháng 6-11). Lào là một nước có dân số ít với 6.8 triệu người (năm 2009). Trong đó có 64 bộ tộc chia làm 3 hệ chính là Lào Lùm chiếm 65% dân số, Lào Thâng chiếm 22% và Lào Xủng chiếm 13% dân số. Tôn giáo Đạo Phật chiếm 85% dân số
1.1.2.2. Chính sách đối ngoại của Lào
Đại hội Đảng VII (3-2001) nêu chủ trương kiên định đường lối đối ngoại độc lập, hữu nghị và hợp tác; Chính sách hợp tác đa phương, đa dạng; tăng cường hợp tác mọi mặt với các nước bạn chiến lược XHCN trong đó nhấn mạnh : thắt chặt truyền thống đoàn kế