Luận văn Giáo dục đạo đức môi trường tự nhiên cho học sinh trung học phổ thông ở huyện Vĩnh Bảo, Thành phố Hải Phòng trong điều kiện biến đổi khí hậu toàn cầu

1. Lý do chọn đề tài Ngày nay hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đang phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm MTTN, biến đổi khí hậu. Thực tiễn về công tác BVMT ở các nước thời gian qua đã chứng minh rằng: sẽ không có một đạo luật hoặc mức thuế nào có thể bắt buộc được các công dân phải tôn trọng MT, vì sự tôn trọng tự nguyện chỉ có thể được truyền thụ qua giáo dục.Năm 1987, tại Hội nghị về MT ở Moscow do UNEP (Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc) và UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc) đồng tổ chức, đã đưa ra kết luận về tầm quan trọng của GDMT: Nếu không nâng cao được sự hiểu biết của công chúng về những mối quan hệ mật thiết giữa chất lượng MT với quá trình cung ứng liên tục các nhu cầu ngày càng tăng của họ, thì sau này sẽ khó làm giảm bớt được những mối nguy cơ về MT ở các địa phương cũng như trên toàn thế giới. Bởi vì, hành động của con người tùy thuộc vào động cơ của họ và động cơ này lại tùy thuộc vào chính nhận thức và trình độ hiểu biết của họ. Do đó, GDMT là một phương tiện không thể thiếu để giúp mọi người hiểu biết về MT. Giáo dục môi trường, vì vậy, đã trở thành nhu cầu cấp bách, thường xuyên và lâu dài trong chiến lược phát triển và trong kế hoạch hành động của các quốc gia.

pdf121 trang | Chia sẻ: Việt Cường | Ngày: 15/04/2025 | Lượt xem: 16 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giáo dục đạo đức môi trường tự nhiên cho học sinh trung học phổ thông ở huyện Vĩnh Bảo, Thành phố Hải Phòng trong điều kiện biến đổi khí hậu toàn cầu, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THỊ LIÊN GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở HUYỆN VĨNH BẢO, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TOÀN CẦU LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2018 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGUYỄN THỊ LIÊN GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở HUYỆN VĨNH BẢO, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TOÀN CẦU Ngành: LL&PPDH Bộ môn Lý luận chính trị Mã số: 8.14.01.11 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THỊ KHƯƠNG THÁI NGUYÊN - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận văn này do bản thân tôi thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Nguyễn Thị Khương - giảng viên Khoa Giáo dục Chính trị - Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên. Các số liệu, kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Mọi thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã được chỉ rõ nguồn gốc. Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Liên i LỜI CẢM ƠN Luận văn này hoàn thành là nhờ sự nỗ lực, cố gắng của bản thân dưới sự hướng dẫn khoa học của TS Nguyễn Thị Khương và sự động viên giúp đỡ của gia đình, người thân, đồng nghiệp và bạn bè. Trước hết, em xin được bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến cô giáo - TS Nguyễn Thị Khương đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em về tri thức, phương pháp và kinh nghiệm nghiên cứu trong suốt quá trình thực hiện luận văn. Em cũng xin chân thành cảm ơn các nhà khoa học trong Hội đồng đánh giá luận văn đã có nhiều góp ý về mặt khoa học để em hoàn thiện luận văn được tốt hơn; Ban Giám hiệu, Phòng Đào tạo - Bộ phận sau đại học cùng các thầy cô giáo khoa Giáo dục Chính trị, trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên đã tạo điều kiện thuận lợi cho em trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu tại trường. Cuối cùng, xin được chân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp và người thân đã động viên, giúp đỡ tôi hoàn thành tốt khoá học này. Thái Nguyên, tháng 4 năm 2018 Tác giả luận văn Nguyễn Thị Liên ii MỤC LỤC Lời cam đoan ........................................................................................................ i Lời cảm ơn ........................................................................................................... ii Mục lục ............................................................................................................... iii Danh mục các từ viết tắt ..................................................................................... iv Danh mục các bảng .............................................................................................. v MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Mục đích nghiên ức u của đề tài ....................................................................... 3 3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài ...................................................................... 3 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu của đề tài ................................................ 4 5. Phạm vi nghiên cứu ......................................................................................... 4 6. Phương pháp nghiên cứu của đề tài ................................................................. 4 7. Giả thuyết khoa học ......................................................................................... 5 8. Những đóng gópớ m i của đề tài ...................................................................... 5 9. Kết cấu của đề tài ............................................................................................. 5 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở HUYỆN VĨNH BẢO, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG .................................. 6 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài .................................. 6 1.1.1. Một số công trình nghiên cứu nước ngoài ................................................. 6 1.1.2. Các công trình nghiên cứu trong nước .................................................... 10 1.1.3. Những nội dung luận văn tiếp tục nghiên cứu ........................................ 15 1.2. Khái niệm và những nội dung giáo dục đạo đức môi trường tự nhiên cho học sinh Trung học phổ thông trong điều kiện biến đổi khí hậu toàn cầu .............. 15 1.2.1. Khái niệm đạo đức và đạo đức môi trường ............................................. 15 1.2.2. Biến đổi khí hậu toàn cầu ........................................................................ 22 1.2.3. Những nội dung giáo dục đạo đức môi trường tự nhiên cho học sinh THPT trong điều kiện biến đổi khí hậu ............................................................. 24 iii 1.3. Những yếu tố tác động đến giáo dục đạo đức môi trường tự nhiên và sự cần thiết phải giáo dục đạo đức môi trường tự nhiên cho học sinh THPT trong điều kiện biến đổi khí hậu ........................................................................ 34 1.3.1. Những yếu tố tác động đến giáo dục đạo đức môi trường tự nhiên cho học sinh THPT trong điều kiện biến đổi khí hậu ........................................ 34 1.3.2. Tính tất yếu của việc giáo dục đạo đức môi trường tự nhiên cho học sinh trung học phổ thông ................................................................................... 39 Kết luận chương 1 .............................................................................................. 44 Chương 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở HUYỆN VĨNH BẢO, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TOÀN CẦU ..................................................... 45 2.1. Khái quát về môi trường tự nhiên và đặc điểm học sinh trung học phổ thông ở huyện Vĩnh Bảo, Thành phố Hải Phòng .............................................. 45 2.1.1. Khái quát về môi trường tự nhiên ở huyện Vĩnh Bảo, Thành phố Hải Phòng .......................................................................................................... 45 2.1.2. Đặc điểm của nhà trường và học sinh THPT huyện Vĩnh Bảo, Thành phố Hải Phòng ................................................................................................... 49 2.2. Thực trạng giáo dục chuẩn mực, ý thức, hành vi và quan hệ đạo đức môi trường tự nhiên cho học sinh THPT huyện Vĩnh Bảo, Thành phố Hải Phòng ......... 54 2.2.1. Thực trạng giáo dục chuẩn mực và ý thức đạo đức môi trường tự nhiên cho học sinh THPT huyện Vĩnh Bảo, Thành phố Hải Phòng trong điều kiện biến đổi khí hậu toàn cầu ................................................................... 54 2.2.2. Thực trạng giáo dục hành vi và quan hệ đạo đức môi trường tự nhiên cho học sinh THPT huyện Vĩnh Bảo, Thành phố Hải Phòng trong điều kiện biến đổi khí hậu toàn cầu ................................................................................... 60 2.3. Những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân trong giáo dục đạo đức môi trường tự nhiên cho học sinh THPT huyện Vĩnh Bảo, Thành phố Hải Phòng trong điều kiện biến đổi khí hậu toàn cầu .............................................. 64 2.3.1. Thành tựu và hạn chế trong giáo dục đạo đức môi trường tự nhiên cho học sinh THPT huyện Vĩnh Bảo, Thành phố Hải Phòng ........................... 64 iv 2.3.2. Nguyên nhân của những thành tựu và hạn chế trong giáo dục đạo đức môi trường tự nhiên cho học sinh THPT huyện Vĩnh Bảo - Thành phố Hải Phòng .................................................................................................. 68 Kết luận chương 2 .............................................................................................. 70 Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ở HUYỆN VĨNH BẢO, THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG TRONG ĐIỀU KIỆN BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU TOÀN CẦU .......................... 71 3.1. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức môi trường tự nhiên cho học sinh THPT huyện Vĩnh Bảo, Thành phố Hải Phòng trong điều kiện biến đổi khí hậu toàn cầu ................................................................... 71 3.1.1. Nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của Ban Giám hiệu, các tổ chức đoàn thể và giáo viên trong nhà trường về giáo dục đạo đức môi trường tự nhiên cho học sinh ............................................................................. 71 3.1.2. Đa dạng hoá các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học, giáo dục đạo đức môi trường tự nhiên cho học sinh ........................................................ 75 3.1.3. Phối hợp giữa nhà trường, gia đình và các lực lượng xã hội trong giáo dục đạo đức môi trường tự nhiên cho học sinh ......................................... 79 3.1.4. Phát huy vai trò tự giác, sáng tạo của học sinh trong học tập, nghiên cứu đạo đức môi trường tự nhiên ...................................................................... 81 3.2. Thực nghiệm mức độ cần thiết và khả thi của giải pháp 3.1.2 ................... 83 3.2.1. Mục đích và giả thuyết thực nghiệm ....................................................... 83 3.2.2. Nội dung thực nghiệm ............................................................................. 83 3.2.3. Đánh giáế k t quả sau thực nghiệm .......................................................... 84 Kết luận chương 3 .............................................................................................. 87 PHẦN KẾT LUẬN CHUNG VÀ KHUYẾN NGHỊ ..................................... 88 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN VĂN .. 90 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................... 91 PHỤ LỤC v DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BVMT Bảo vệ môi trường ĐĐMT Đạo đức môi trường GDMT Giáo dục môi trường GDĐĐMT Giáo dục đạo đức môi trường GDĐĐMTTN Giáo dục đạo đức môi trường tự nhiên GV Giáo viên HS Học sinh HS THPT Học sinh trung học phổ thông MT Môi trường MTTN Môi trường tự nhiên NXB Nhà xuất bản PP Phương pháp PPDH Phương pháp dạy học QTDH Quá trình dạy học THPT Trung học phổ thông TTGDTX Trung tâm giáo dục thường xuyên iv DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Số lượng HS và GV các trường THPT huyện Vĩnh Bảo .................. 50 Bảng 2.2. Tổng hợp kết quả học lực của HS các trường THPT trên địa bàn huyện Vĩnh Bảo - Hải Phòng ............................................................ 51 Bảng 2.3. Tổng hợp xếp loại hạnh kiểm của HS các trường THPT trên địa bàn huyện Vĩnh Bảo – Hải Phòng ..................................................... 52 Bảng 3.1. Kết quả kiểm tra nhận thức của học sinh .......................................... 84 Bảng 3.2. Kết quả kiểm tra nhận thức của học sinh .......................................... 85 Bảng 3.3. Kết quả kiểm tra nhận thức của học sinh .......................................... 85 v MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ngày nay hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đang phải đối mặt với vấn đề ô nhiễm MTTN, biến đổi khí hậu. Thực tiễn về công tác BVMT ở các nước thời gian qua đã chứng minh rằng: sẽ không có một đạo luật hoặc mức thuế nào có thể bắt buộc được các công dân phải tôn trọng MT, vì sự tôn trọng tự nguyện chỉ có thể được truyền thụ qua giáo dục. Năm 1987, tại Hội nghị về MT ở Moscow do UNEP (Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc) và UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc) đồng tổ chức, đã đưa ra kết luận về tầm quan trọng của GDMT: Nếu không nâng cao được sự hiểu biết của công chúng về những mối quan hệ mật thiết giữa chất lượng MT với quá trình cung ứng liên tục các nhu cầu ngày càng tăng của họ, thì sau này sẽ khó làm giảm bớt được những mối nguy cơ về MT ở các địa phương cũng như trên toàn thế giới. Bởi vì, hành động của con người tùy thuộc vào động cơ của họ và động cơ này lại tùy thuộc vào chính nhận thức và trình độ hiểu biết của họ. Do đó, GDMT là một phương tiện không thể thiếu để giúp mọi người hiểu biết về MT. Giáo dục môi trường, vì vậy, đã trở thành nhu cầu cấp bách, thường xuyên và lâu dài trong chiến lược phát triển và trong kế hoạch hành động của các quốc gia. Ở Việt Nam, ô nhiễm MT từ lâu đã được coi là vấn nạn trong tiến trình phát triển đất nước. Ô nhiễm MT là nguyên nhân trực tiếp gây nên những bất bình, bức xúc, những phản ứng từ đơn giản đến gay gắt, thậm chí đấu tranh quyết liệt của người dân Việt Nam thời gian qua trên phạm vi cả nước với tần suất ngày một tăng. Để hạn chế vấn nạn ô nhiễm MT, Việt Nam đã sử dụng nhiều biện pháp, trong đó có biện pháp đưa giáo dục BVMT vào trong hệ thống giáo dục quốc dân. Có thể thấy, trường học là môi trường tốt nhất cho việc GDMT. Nếu HS ngay từ những ngày đầu cắp sách đến trường đã có ý thức về BVMT thì sẽ tạo sức lan tỏa cho toàn cộng đồng cùng tham gia BVMT. Mục 1
Tài liệu liên quan