Luận văn Giáo dục kiến thức về chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia trong dạy học Địa lí lớp 12 - Trung học phổ thông

1. Lý do chọn đề tài Lãnh thổ quốc gia Việt Nam là nơi sinh ra và lưu giữ, phát triển con người và những giá trị của dân tộc Việt Nam. Trải qua mấy ngàn năm dựng nước và giữ nước, các thế hệ cha ông đã phải đổ biết bao mồ hôi và xương máu để xây dựng, giữ gìn và bảo vệ được lãnh thổ quốc gia toàn vẹn, thống nhất và tươi đẹp như ngày nay. Chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia là kết quả đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam suốt chiều dài hàng ngàn năm lịch sử. Từ thưở Hùng Vương dựng nước đến thời đại Hồ Chí Minh, đứng trước những kẻ thù to lớn và hung bạo, dân tộc Việt Nam luôn có ý thức và quyết tâm bảo vệ nền độc lập và thống nhất của tổ quốc, luôn nêu cao hào khí anh hùng, lòng tự hào và tự tôn dân tộc.Chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia Việt Nam là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm của dân tộc Việt Nam. Luật biên giới quốc gia của Việt Nam đã khẳng định: “Biên giới quốc gia nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Xây dựng, quản lí, bảo vệ biên giới quốc gia có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với sự toàn vẹn lãnh thổ, chủ quyền quốc gia, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường quốc phòng và an ninh của đất nước” [27]. Bảo vệ vững chắc chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia Việt Nam là trách nhiệm thiêng liêng của mỗi công dân Việt Nam đối với lịch sử và dân tộc, là nhân tố quan trọng bảo đảm cho dân tộc ta phát triển bền vững. Đó là ý chí sắt đá, quyết tâm không gì lay chuyển được của dân tộc Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng.

pdf162 trang | Chia sẻ: Việt Cường | Ngày: 15/04/2025 | Lượt xem: 14 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giáo dục kiến thức về chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia trong dạy học Địa lí lớp 12 - Trung học phổ thông, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM –––––––––––––––––––––––––– NGUYỄN BÁ ĐOÀN GIÁO DỤC KIẾN THỨC VỀ CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ, BIÊN GIỚI QUỐC GIA TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 12 - TRUNG HỌC PHỔ THÔNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC THÁI NGUYÊN - 2018 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM –––––––––––––––––––––– NGUYỄN BÁ ĐOÀN GIÁO DỤC KIẾN THỨC VỀ CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ, BIÊN GIỚI QUỐC GIA TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 12 - TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Ngành: Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Địa lí Mã số: 8.14.01.11 LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Xuân Trường THÁI NGUYÊN - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tác giả luận văn xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu độc lập của tác giả. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kì công trình nào khác. Các thông tin, số liệu trích dẫn trong quá trình nghiên cứu đều được ghi rõ nguồn gốc. Tác giả luận văn Nguyễn Bá Đoàn i LỜI CẢM ƠN Trước hết, tác giả luận văn xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đến PGS.TS. Nguyễn Xuân Trường, người đã tận tình chỉ bảo và hướng dẫn tác giả trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài luận văn này. Tác giả luận văn xin chân thành cảm ơn các thầy, cô giáo trong khoa Địa lí, Trường Đại học Sư phạm - Đại học Thái Nguyên; phòng Đào tạo, thư viện Nhà trường đã tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp tác giả hoàn thành luận văn này. Tác giả xin chuyển lời cảm ơn đến Ban giám hiệu, các thầy, cô giáo các trường THPT trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh: Trường THPT Thuận Thành số 3, trường THPT Hàn Thuyên và trường THPT Quế Võ số 1 đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả thực nghiệm sư phạm và hoàn thành luận văn. Cuối cùng, tác giả xin bày tỏ lòng biết ơn gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã chia sẻ những khó khăn, cổ vũ, động viên và tạo những điều kiện thuận lợi nhất cho tác giả hoàn thành luận văn. Thái Nguyên, tháng 6 năm 2018 Tác giả luận văn Nguyễn Bá Đoàn ii MỤC LỤC Lời cam đoan ........................................................................................................ i Lời cảm ơn ........................................................................................................... ii Mục lục ............................................................................................................... iii Danh mục các chữ viết tắt .................................................................................. iv Danh mục các bảng .............................................................................................. v Danh mục các hình ............................................................................................. vi MỞ ĐẦU ............................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài ....................................................................................... 1 2. Mục tiêu, nhiệm vụ, giới hạn và phạm vi nghiên cứu .............................. 3 3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................ 4 4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu ................................................. 15 5. Dự kiến kết quả nghiên cứu .................................................................... 20 6. Cấu trúc của luận văn .............................................................................. 20 NỘI DUNG ....................................................................................................... 21 Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC GIÁO DỤC KIẾN THỨC VỀ CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ, BIÊN GIỚI QUỐC GIA ......... 21 1.1. Cơ sở lí luận ......................................................................................... 21 1.1.1. Các khái niệm và nội dung cơ bản về chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia ................................................................................................ 21 1.1.2. Các khái niệm và nội dung liên quan đến dạy học tích hợp ............. 36 1.2. Cơ sở thực tiễn ..................................................................................... 39 1.2.1. Sự cần thiết phải giáo dục cho thế hệ trẻ những kiến thức về chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia .............................................................. 39 1.2.2. Mục tiêu, nội dung và cấu trúc chương trình Địa lí lớp 12 - Trung học phổ thông .............................................................................................. 42 iii 1.2.3. Sự phù hợp của việc lựa chọn Địa lí lớp 12 để giáo dục kiến thức về chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia ................................................... 44 1.2.4. Khảo sát thực tế dạy học nội dung kiến thức về chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia trong dạy học Địa lí ở trường trung học phổ thông ............ 45 1.2.5. Đặc điểm tâm, sinh lí và trình độ nhận thức của học sinh lớp 12 - Trung học phổ thông và định hướng lựa chọn mức độ tích hợp ................. 50 Tiểu kết chương 1 .............................................................................................. 52 Chương 2: TÍCH HỢP, LỒNG GHÉP NỘI DUNG KIẾN THỨC VỀ CHỦ QUYỀN LÃNH THỔ, BIÊN GIỚI QUỐC GIA TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÍ LỚP 12 - TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ................................................... 53 2.1. Nguyên tắc của việc đề ra phương pháp và biện pháp thực hiện tích hợp, lồng ghép kiến thức về chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia trong dạy học Địa lí lớp 12 - Trung học phổ thông .................................... 53 2.1.1. Xác định đúng những kiến thức cơ bản cần giáo dục ....................... 53 2.1.2. Đảm bảo tính khoa học, chính xác và tính sư phạm .......................... 53 2.1.3. Phát huy tính tích cực của học sinh ................................................... 55 2.2. Xác định bài học và nội dung có thể tích hợp kiến thức về chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia trong chương trình Địa lí lớp 12 - Trung học phổ thông ................................................................................... 55 2.2.1. Các nguyên tắc tích hợp .................................................................... 55 2.2.2. Các phương thức tích hợp ................................................................. 56 2.2.3. Những nội dung có thể tích hợp giáo dục kiến thức về chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia trong chương trình Địa lí lớp12 - Trung học phổ thông ...................................................................................................... 57 2.3. Một số phương pháp dạy học tích hợp giáo dục kiến thức về chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia .............................................................. 64 iii 2.3.1. Phương pháp đàm thoại gợi mở ........................................................ 64 2.3.2. Phương pháp thảo luận ...................................................................... 65 2.3.3. Phương pháp nêu vấn đề ................................................................... 67 2.3.4. Phương pháp hướng dẫn học sinh khai thác tri thức từ bản đồ......... 68 2.3.5. Phương pháp đóng vai ....................................................................... 69 2.3.6. Phương pháp động não ...................................................................... 69 2.4. Các hình thức dạy học tích hợp nội dung kiến thức về chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia ......................................................................... 70 2.4.1. Dạy học nội khóa ............................................................................... 70 2.4.2. Dạy học ngoại khóa ........................................................................... 71 2.5. Một số giáo án tích hợp nội dung kiến thức về chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia trong dạy học Địa lí lớp 12 - Trung học phổ thông............ ................................................................................................ 77 Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 77 Chương 3: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM ...................................................... 78 3.1. Mục đích, nhiệm vụ thực nghiệm ........................................................ 78 3.1.1. Mục đích thực nghiệm ....................................................................... 78 3.1.2. Nhiệm vụ thực nghiệm ...................................................................... 78 3.2. Nguyên tắc thực nghiệm ...................................................................... 79 3.3. Quy trình thực nghiệm ......................................................................... 79 3.3.1. Nội dung thực nghiệm ....................................................................... 79 3.3.2. Chọn trường thực nghiệm ................................................................. 80 3.3.3. Chọn lớp thực nghiệm ....................................................................... 80 3.3.4. Chọn giáo viên thực nghiệm ............................................................. 81 3.3.5. Phương pháp thực nghiệm ................................................................ 82 3.3.6. Tổ chức thực nghiệm ......................................................................... 82 3.4. Kết quả thực nghiệm ............................................................................ 82 3.4.1. Bài thực nghiệm số 1 ......................................................................... 82 iii 3.4.2. Bài thực nghiệm số 2 ......................................................................... 84 3.5. Đánh giá kết quả thực nghiệm ............................................................. 86 3.5.1. Đánh giá về mặt định lượng .............................................................. 86 3.5.2. Đánh giá về mặt định tính ................................................................. 86 Tiểu kết chương 3 .............................................................................................. 87 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ................................................................. 88 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 90 PHỤ LỤC iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Stt Chữ viết tắt Cụm từ đầy đủ 1 ĐC Đối chứng 2 GD&ĐT Giáo dục và đào tạo 3 GV Giáo viên 4 HS Học sinh 5 KT - XH Kinh tế - xã hội 6 NXB Nhà xuất bản 7 PPDH Phương pháp dạy học 8 SGK Sách giáo khoa 9 SL Số lượng 10 TN Thực nghiệm 11 TB Trung bình 12 THPT Trung học phổ thông iv DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU Bảng 3.1. Danh mục các bài thực nghiệm ......................................................... 80 Bảng 3.2. Danh sách các lớp tham gia thực nghiệm ......................................... 81 Bảng 3.3. Danh sách giáo viên Địa lí dạy thực nghiệm .................................... 81 Bảng 3.4. Kết quả kiểm tra bài thực nghiệm số 1 ............................................. 83 Bảng 3.5. Tỉ lệ xếp loại kết quả kiểm tra bài thực nghiệm số 1 ........................ 83 Bảng 3.6. Kết quả kiểm tra bài thực nghiệm số 2 ............................................. 85 Bảng 3.7. Tỉ lệ xếp loại kết quả kiểm tra bài thực nghiệm số 2 ........................ 85 v
Tài liệu liên quan