Luận văn Giao thông vận tải tỉnh Bắc Thái trong kháng chiến chống mĩ cứu nước những năm 1965 - 1975

Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước kết thúc thắng lợi, với đỉnh cao là Đại thắng mùa Xuân năm 1975, đã chấm dứt tình trạng chiến tranh kéo dài 30 năm trên đất nước ta. Lần đầu tiên sau 117 nă m, đất nước ta sạch bóng quâ n xâm lược. Bắc - Nam được sum họp một nhà; non sông nối liền một dải. Thắng lợi này "mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỉ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc".[34, tr.5-6]. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước là thắng lợi của đường lối chính trị - quân sự đúng đắn và phương pháp cách mạng khoa học, sáng tạo của Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, là thắng lợi của truyền thống yêu nước, đoàn kết, bất khuất của dân tộc Việt Nam. Góp vào trang sử vinh quang của dân tộc, mặt trận giao thông vận tải là một thiên anh hùng ca xuyên suốt lịch sử với biết bao kì tích chiến đấu và xây dựng đáng được ghi lại cho các thế hệ hôm nay và mai sau noi gương học tập. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm đến tất cả các ngành , các giới. Giao thông vận tải là một trong những n gành được người quan tâm đặc biệt. Theo Người: "Bất kì ai muốn sống thì phải có 4 điều ăn, mặc, ở, đi lại" [67, tr.20].

pdf117 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1686 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Giao thông vận tải tỉnh Bắc Thái trong kháng chiến chống mĩ cứu nước những năm 1965 - 1975, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM ---------------------------- NGUYỄN VĂN BẮC GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH BẮC THÁI TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ CỨU NƯỚC NHỮNG NĂM 1965 - 1975 Chuyên ngành: LỊCH SỬ VIỆT NAM Mã số: 60.22.54 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: T.S NGUYỄN XUÂN MINH THÁI NGUYÊN - 2009 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM --------------------------------------- NGUYỄN VĂN BẮC GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH BẮC THÁI TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MĨ CỨU NƯỚC NHỮNG NĂM 1965 - 1975 LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ THÁI NGUYÊN - 2008 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài ......................................................................................... 1 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. ......................................................................... 3 3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài. ................................. 5 4. Nguồn tư liệu và phương pháp nghiên cứu. ................................................ 6 5. Đóng góp của Luận văn. ............................................................................. 7 6. Bố cục của Luận văn. ................................................................................. 7 CHƯƠNG 1. GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH BẮC KẠN - THÁI NGUYÊN TRƯỚC THÁNG 8 NĂM 1965. .......................... 8 1.1. Khái quát giao thông vận tải hai tỉnh Bắc Kạn - Thái Nguyên thời Pháp thuộc. ............................................................................................ 8 1.2. Giao thông vận tải hai tỉnh Bắc Kạn - Thái Nguyên từ sau Cách mạng tháng Tám đến trước khi có chiến tranh phá hoại (1945 - 9/1965). ..... 14 CHƯƠNG 2. GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH BẮC THÁI TRONG THỜI GIAN TỪ 9/1965 - 3/1968. ....................................... 30 2.1. Đế quốc Mĩ leo thang mở rộng chiến tranh xâm lược. Chủ trương của Đảng và những yêu cầu mới đối với ngành giao thông vận tải. ............ 30 2.2. Giữ vững mạch máu giao thông, đảm bảo nhu cầu sản xuất và trực tiếp chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ nhất của đế quốc Mĩ, chi viện chiến trường. .................................................................... 35 CHƯƠNG 3. GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH BẮC THÁI TRONG THỜI GIAN TỪ 4/1968 - 1975. .......................................... 65 3.1. Sửa chữa, mở rộng, và xây dựng thêm mạng lưới giao thông vận tải, đáp ứng nhu cầu khôi phục kinh tế phục vụ chiến đấu chống chiến tranh phá hoại lần thứ hai của đế quốc Mĩ. .......................................... 65 3.2. Giao thông vận tải tỉnh Bắc Thái phục vụ chi viện chiến trường, góp phần giải phóng miền Nam, thống nhất Tổ quốc (1973 - 1975). .......... 81 KẾT LUẬN ................................................................................................ 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 93 PHỤ LỤC Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 MỞ ĐẦU 1. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước kết thúc thắng lợi, với đỉnh cao là Đại thắng mùa Xuân năm 1975, đã chấm dứt tình trạng chiến tranh kéo dài 30 năm trên đất nước ta. Lần đầu tiên sau 117 năm, đất nước ta sạch bóng quân xâm lược. Bắc - Nam được sum họp một nhà; non sông nối liền một dải. Thắng lợi này "mãi mãi được ghi vào lịch sử dân tộc ta một trong những trang chói lọi nhất, một biểu tượng sáng ngời về sự toàn thắng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng và trí tuệ con người và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỉ XX, một sự kiện có tầm quan trọng quốc tế to lớn và có tính thời đại sâu sắc".[34, tr.5-6]. Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước là thắng lợi của đường lối chính trị - quân sự đúng đắn và phương pháp cách mạng khoa học, sáng tạo của Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, là thắng lợi của truyền thống yêu nước, đoàn kết, bất khuất của dân tộc Việt Nam. Góp vào trang sử vinh quang của dân tộc, mặt trận giao thông vận tải là một thiên anh hùng ca xuyên suốt lịch sử với biết bao kì tích chiến đấu và xây dựng đáng được ghi lại cho các thế hệ hôm nay và mai sau noi gương học tập. Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh quan tâm đến tất cả các ngành, các giới. Giao thông vận tải là một trong những ngành được người quan tâm đặc biệt. Theo Người: "Bất kì ai muốn sống thì phải có 4 điều ăn, mặc, ở, đi lại" [67, tr.20]. "Giao thông vận tải là mạch máu của mọi công việc Giao thông tắc thì việc gì cũng khó Giao thông tốt thì việc gì cũng dễ dàng"[58, tr.17]. Tại Đại hội thi đua đảm bảo giao thông vận tải quyết tâm đánh thắng giặc Mĩ xâm lược ngày 24/3/1966, Hồ Chủ tịch đã nói: "Giao thông vận tải là Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 một mặt trận...Phải quyết tâm làm cho giao thông vận tải thắng lợi. Giao thông vận tải thắng lợi tức là chiến tranh đã thắng lợi phần lớn rồi" [53, tr.319]. Trong kháng chiến chống Mĩ, với sự kết hợp nhịp nhàng và tổ chức khoa học ở cả hậu phương và tiền tuyến, đặc biệt là trên tuyến giao thông chiến lược, chúng ta đã đảm bảo thông suốt trong điều kiện địch phong toả và phá hoại. Giao thông vận tải đã hoàn thành nhiệm vụ tiếp nhận chi viện của quốc tế, vận chuyển khối lượng lớn vật chất, trang bị kĩ thuật và cơ động lực lượng tới chiến trường, đảm bảo ngày càng lớn cho tác chiến ở chiến trường, cho tổng tiến công và nổi dậy toàn thắng. Các tuyến giao thông vận tải như là những mạch máu đưa sức của hậu phương miền Bắc, của thời đại cho cuộc kháng chiến chống Mĩ trên cả hai miền, tạo điều kiện để tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn. Góp chung vào thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, giao thông vận tải miền Bắc nói chung, giao thông vận tải tỉnh Bắc Thái nói riêng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Trong những năm trực tiếp chiến đấu chống hai cuộc chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ, hàng viện trợ của các nước anh em cho cách mạng nước ta từ Cao Bằng và Lạng Sơn theo các trục đường giao thông chiến lược, gồm Quốc lộ 3, Quốc lộ 1B, Đường sắt Quán Triều - Hà Nội, đường sắt Kép - Lưu Xá được trung chuyển qua địa bàn tỉnh Bắc Thái về Hà Nội rồi toả đi chi viện cho các chiến trường. Việc nghiên cứu về giao thông vận tải tỉnh Bắc Thái trong kháng chiến chống Mĩ, cứu nước, những năm 1965 - 1975, không chỉ tái hiện bức tranh về những năm tháng chiến đấu hào hùng của dân tộc, mà còn góp phần gìn giữ và phát huy những truyền thống tốt đẹp để xây dựng ngành giao thông vận tải hai tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên ngày càng lớn mạnh. Từ đó, chúng ta cũng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm quý báu trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ giao thông vận tải. Vì vậy, việc nghiên cứu về giao thông vận tải tỉnh Bắc Thái trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước, những năm 1965 - 1975, không chỉ có ý nghĩa về khoa học, mà cả về thực tiễn. Đây là nhiệm vụ của nhiều ngành khoa học, trong đó có khoa học Lịch sử Thông qua đề tài này, chúng tôi hi vọng góp phần bổ sung, cung cấp thêm tư liệu phục vụ cho học tập, giảng dạy và nghiên cứu lịch sử địa phương, đồng thời góp phần giáo dục truyền thống lịch sử cho các thế hệ cán bộ, công nhân viên ngành giao thông vận tải và nhân dân trong tỉnh. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn vấn đề: "Giao thông vận tải tỉnh Bắc Thái trong kháng chiến chống Mĩ, cứu nước (Những năm 1965 - 1975)", làm đề tài Luận văn Thạc sĩ Sử học. 2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ Giao thông vận tải miền Bắc nước ta nói chung và tỉnh Bắc Thái trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước nói riêng là một đề tài thu hút nhiều nhà khoa học nghiên cứu dưới những góc độ khác nhau. Cuốn "Giao thông vận tải Việt Nam" (1955 - 1965) (Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội, 1994), tác giả Phan Văn Liên, đã đi sâu phân tích sự hình thành và phát triển mạng lưới giao thông vận tải ở cả hai miền Nam - Bắc Việt Nam trong những năm 1955 - 1965. Từ đó, tác giả rút ra những đặc điểm và những nhận xét về tình hình giao thông vận tải Việt Nam trong thời kì này. Cuốn "Lịch sử giao thông vận tải Việt Nam" (Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội, 2002) đã trình bày tương đối đầy đủ về sự hình thành và phát triển của giao thông vận tải Việt Nam từ buổi hoang sơ cho đến năm 2000. Đồng thời, cuốn sách cũng nêu bật những đóng góp to lớn của ngành giao thông vận tải Bắc Thái trong những năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 Cuốn "Bắc Thái lịch sử kháng chiến chống Mĩ cứu nước 1954 - 1975" (Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bắc Thái, 1992) đã ghi lại một cách trung thực những chiến công hiển hách của Đảng bộ, quân và dân Bắc Thái trong 21 năm kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Đồng thời, cuốn sách cũng nêu bật những đóng góp to lớn của Bắc Thái trên lĩnh vực giao thông vận tải. Cuốn "Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên tập II 1965 - 2000" ( Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên, 2005), được biên soạn công phu, nghiêm túc, dựng lại một cách trung thực, khách quan quá trình 35 năm xây dựng và trưởng thành của Đảng bộ tỉnh. Cuốn sách ghi lại những thành tựu to lớn của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã đạt được trong 35 năm trên tất cả các lĩnh vực trong đó, có giao thông vận tải thời kì kháng chiến chống Mĩ cứu nước. Cuốn "Truyền thống giao thông vận tải Bắc Thái" (Nxb Giao thông vận tải, Hà Nội, 1992) trình bày khái quát quá trình hình thành và phát triển của ngành giao thông vận tải tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên từ năm 1945 đến năm 1992; rút ra những thành quả về giao thông vận tải của nhân dân các dân tộc Bắc Kạn, Thái Nguyên. Cuốn "60 năm truyền thống giao thông vận tải Thái Nguyên" (Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên, Sở Giao thông vận tải, 2005) trình bày quá trình hình thành, phát triển, đồng thời nêu bật những thành tựu mà các thế hệ Ngành Giao thông vận tải tỉnh Thái Nguyên đạt được trong cuộc kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ và thời kì cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội. Cuốn "Lịch sử thanh niên xung phong tỉnh Thái Nguyên 1950 - 1975" (Nxb Thanh niên) trình bày một cách sinh động về quá trình ra đời của lực lượng thanh niên xung phong tỉnh Thái Nguyên, cũng như những đóng góp của họ trên mặt trận giao thông vận tải trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 Luận văn Thạc sĩ "Giao thông vận tải đường bộ miền Bắc Việt Nam trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước 1954 - 1975" (Trường Đại học Sư phạm, Thái Nguyên, 2007) tác giả Kim Ngọc Thu Trang không chỉ nêu rõ tầm quan trọng của giao thông vận tải trong sản xuất và chiến đấu, mà còn làm rõ cách tổ chức, chỉ đạo đảm bảo giao thông vận tải đường bộ trong các giai đoạn phát triển của cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, đồng thời đi sâu tìm hiểu các tuyến đường giao thông chiến lược, nhất là tuyến đường vận tải chiến lược Bắc - Nam Cuốn lịch sử Đảng bộ, lịch sử quân sự của các huyện, thành cũng đều đề cập ít nhiều đến mặt trận giao thông vận tải trong những năm có chiến tranh phá hoại. Tuy nhiên, theo chúng tôi được biết, cho đến nay chưa có một tài liệu nào đề cập riêng mang tính chất chuyên khảo về giao thông vận tải tỉnh Bắc Thái trong kháng chiến chống Mĩ, cứu nước. Mặc dù vậy, những công trình đã được công bố nói trên đều là những tài liệu quan trọng giúp tôi tiếp tục đi sâu nghiên cứu và hoàn thành Luận văn. 3. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI 3.1. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là: Giao thông vận tải tỉnh Bắc Thái trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước, những năm 1965 - 1975. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: Hệ thống giao thông vận tải tỉnh Bắc Thái - Về thời gian: Những năm 1965 - 1975. Đương nhiên, để làm rõ yêu cầu của đề tài, Luận văn cũng đề cập đến tình hình giao thông vận tải hai tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên trong những năm trước. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 3.3. Nhiệm vụ của đề tài - Khái quát hệ thống giao thông vận tải hai tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên trước năm 1965. - Dựng lại bức tranh sinh động về giao thông vận tải tỉnh Bắc Thái trong hai lần chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ và sự chi viện của nhân dân tỉnh Bắc Thái trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước. - Đánh giá vai trò của giao thông vận tải tỉnh Bắc Thái trong chiến đấu và xây dựng, những năm 1965 - 1975. 4. NGUỒN TÀI LIỆU VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 4.1. Nguồn tài liệu Để đạt được mục đích của đề tài chúng tôi sử dụng: - Các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh bàn về giao thông vận tải làm cơ sở lí luận nghiên cứu. - Các văn kiện chủ yếu của Đảng Cộng sản Việt Nam. - Các chỉ thị về giao thông vận tải của Phủ Thủ tướng và Bộ Giao thông vận tải trong thời kì kháng chiến chống Mĩ. - Các chỉ thị, nghị quyết, báo cáo tổng kết của Đảng bộ, Uỷ ban hành chính tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên, Bắc Thái khi hợp nhất và Khu Tự trị Việt Bắc, được lưu tại Phòng Lịch sử Đảng Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ và Trung tâm Lưu trữ tỉnh Thái Nguyên. - Các tác phẩm, công trình nghiên cứu, bài viết của các tác giả về giao thông vận tải trong kháng chiến chống Mĩ, cứu nước. - Các tài liệu tham khảo liên quan đến nội dung đề tài như sách, báo, tạp chí, báo cáo tổng kết, báo cáo chuyên đề, tài liệu viết tay về giao thông vận tải của cả nước nói chung, tỉnh Bắc Thái nói riêng. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng phương pháp lịch sử, kết hợp với phương pháp lôgíc là chủ yếu. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, đánh giá để hiểu sâu sắc hơn vai trò của giao thông vận tải tỉnh Bắc Thái trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước, những năm 1965 - 1975. 5. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN VĂN - Tập hợp, hệ thống các nguồn tư liệu về giao thông vận tải tỉnh Bắc Thái (cũ) trong những năm trực tiếp kháng chiến chống Mĩ. - Làm rõ vị trí, vai trò của giao thông vận tải tỉnh Bắc Thái trong chiến đấu và xây dựng. Trên cơ sở đó rút ra những bài học kinh nghiệm xây dựng Ngành Giao thông vận tải tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên ngày càng lớn mạnh, đáp ứng lòng mong đợi của nhân dân các dân tộc trong tỉnh. - Dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác giảng dạy, học tập trong các nhà trường và phục vụ công tác giáo dục truyền thống. 6. BỐ CỤC LUẬN VĂN Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận văn được xây dựng thành 3 chương: Chƣơng 1: Giao thông vận tải tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên trước tháng 9 năm 1965. Chƣơng 2. Giao thông vận tải tỉnh Bắc Thái từ tháng 9 năm 1965 đến tháng 3 năm 1968. Chƣơng 3. Giao thông vận tải tỉnh Bắc Thái từ tháng 4 năm 1968 đến năm 1975. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 CHƢƠNG 1 GIAO THÔNG VẬN TẢI TỈNH BẮC KẠN, THÁI NGUYÊN TRƢỚC THÁNG 9 NĂM 1965 1.1. Khái quát giao thông vận tải hai tỉnh Bắc Kạn, Thái Nguyên trong thời Pháp thuộc Tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Bắc Kạn là những tỉnh miền núi, trung du thuộc Bắc Bộ, gồm nhiều thành phần dân tộc định cư lâu đời, có bề dày truyền thống yêu nước, đoàn kết, thuỷ chung. Thời các vua Hùng, vùng đất Thái Nguyên và Bắc Kạn thuộc bộ Vũ Định. Dưới thời đô hộ của nhà Triệu (phong kiến phương Bắc), Thái Nguyên nằm trong quận Giao Chỉ. Đời nhà Hán, Thái Nguyên nằm trong huyện Long Biên thuộc quận Giao Chỉ. Đến đời Đường (thế kỉ VIII, IX, X), Thái Nguyên là đất châu Long và châu Vũ Nga, thuộc An Nam đô hộ phủ. Dưới các triều đại Đinh, Tiền Lê, Lý, vùng đất này thuộc châu Thái Nguyên, rồi châu Vũ Lặc. Năm 1397, nhà Trần đổi châu Thái Nguyên thành trấn Thái Nguyên. Dưới thời Lê, năm Quang Thuận thứ bẩy (1466), Lê Thánh Tông định lại bản đồ cả nước, từ 5 đạo được chia làm 12 đạo thừa tuyên, Thái Nguyên là một trong 12 đạo thừa tuyên và được gọi là Thái Nguyên thừa tuyên. Năm 1467, nhà Lê tiến hành điều tra địa hình, địa giới của các thừa tuyên, hoàn thành việc lập bản đồ Quốc gia Đại Việt vào năm 1469, khẳng định chặt chẽ hơn lãnh thổ và biên giới đất nước, đổi Thái Nguyên thừa tuyên thành Ninh Sóc thừa tuyên, gồm 3 phủ Phú Bình, Thông Hoá, Cao Bằng. Đến đời Hồng Đức (1483), Ninh Sóc thừa tuyên được đổi thành xứ Thái Nguyên; năm 1533, xứ Thái Nguyên được đổi thành trấn Thái Nguyên. Từ thời Lê Trung hưng đến hết thời Nguyễn Gia Long, Thái Nguyên vẫn gọi là trấn. Năm Vĩnh Trị thứ hai (1677), phủ Cao Bằng được tách khỏi trấn Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9 Thái Nguyên đặt tên riêng là trấn Cao Bằng. Từ đó, trấn Thái Nguyên còn có 2 phủ Phú Bình và Thông Hoá. Dưới thời Nguyễn Gia Long, Thái Nguyên thuộc tổng trấn Bắc Thành. Năm 1831, 1832, Minh Mạng chia cả nước làm 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên. Trấn Thái Nguyên được đổi thành tỉnh Thái Nguyên, sau đó đất Thái Nguyên có nhiều biến động. Năm 1835, Minh Mạng tách một số vùng đất thuộc phủ Phú Bình để lập phủ Tòng Hoá gồm châu Định Hoá, các huyện Phú Lương, Đại Từ và Văn Lãng; phủ Phú Bình (còn lại) có châu Võ Nhai, các huyện Đồng Hỷ, Tư Nông (nay là Phú Bình), Phổ Yên và Bình Tuyền (nay thuộc Vĩnh Phúc); phủ Thông Hoá là vùng đất thuộc tỉnh Bắc Kạn ngày nay, gồm có châu Bạch Thông (nay là đất huyện Bạch Thông, Chợ Đồn, Chợ Rã tức Ba Bể (trước năm 2003), huyện Cảm Hoá (nay là đất huyện Na Rì, Phủ Thông và Ngân Sơn). Ngày 11/4/1900, Toàn quyền Đông Dương ra nghị định thành lập tỉnh Bắc Kạn trên cơ sở toàn bộ phủ Thông Hoá của Thái Nguyên. Để mở rộng địa giới tỉnh Bắc Kạn, ngày 25/6/1901, Pháp cắt tổng Yên Đĩnh khỏi huyện Phú Lương, phủ Tòng Hoá (Thái Nguyên), sáp nhập về châu Bạch Thông (Bắc Kạn). Năm 1913, Pháp cắt tiếp tổng Nghĩa Tá khỏi châu Định Hoá nhập về huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn) và cắt hai xã Phúc Lâm, Tự Lập khỏi tổng Định Biên Thượng, châu Định Hoá (Thái Nguyên) sáp nhập về huyện Sơn Dương (Tuyên Quang). Thực hiện Nghị quyết ngày 21/4/1965 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, từ ngày 1/7/1965, tỉnh Thái Nguyên hợp nhất với tỉnh Bắc Kạn thành tỉnh Bắc Thái, gồm 13 đơn vị hành chính, huyện, thành, thị trực thuộc. Ngày 29/12/1978, Quốc hội khoá VI nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam ra nghị quyết tách 2 huyện Ngân Sơn và Chợ Rã sáp Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10 nhập vào tỉnh Cao Bằng, tên huyện Chợ Rã được đổi thành huyện Ba Bể. Bắc Thái còn 11 đơn vị hành chính trực thuộc với diện tích 6.500 km2. Năm 1997, theo sự phê chuẩn của Quốc hội, tỉnh Bắc Kạn tách khỏi Thái Nguyên, hai huyện Ngân Sơn và Ba Bể trở về địa giới tỉnh Bắc Kạn. Lúc mới tái lập năm 1997, tỉnh Bắc Kạn gồm 5 huyện: Bạch Thông, Chợ Đồn, Ngân Sơn, Na Rì và Ba Bể, đến tháng 8/1998, tách vùng đất Nam Bạch Thông thành lập huyện Chợ Mới, năm 2003, Bắc Kạn lại tách vùng đất phía Bắc để thành lập huyện Pắc Nặm. Tỉnh Thái Nguyên nằm ở vùng thấp hơn so với tỉnh Bắc Kạn, gồm có thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công và các huyện: Phú Bình, Phổ Yên, Đại Từ, Định Hoá, Phú Lương và Võ Nhai. Tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên có nhiều sông, suối quanh năm có nước, như sông Cầu, sông Công, sông Chu, sông Na Rì..., rất thuận lợi cho việc canh tác trên các đồng ruộng phân tán và đảm bảo cho đời sống sinh hoạt để xây dựng các khu căn cứ an toàn, bí mật trong chiến tranh. Sông Cầu là dòng chảy chính của sông Thái Bình, bắt nguồn từ huyện Chợ Đồn (Bắc Kạn) ở độ cao trên 1.200m. Sông Cầu chảy qua thị xã Bắc Kạn, thành phố Thái Nguyên, thị xã Bắc Ninh, thị trấn Phả Lại rồi chảy ra cửa biển Thái Bình thuộc tỉnh Thái Bình. Ở thượng lưu, từ nguồn đến Chợ Mới (Bắc Kạn) sông Cầu chảy theo hướng bắc nam giữ