Giao tiếp là hoạt động đặc trưng của con người, là cách thức đểcác cá nhân trong cộng
đồng gắn kết và phát triển. Trong xã hội hiện đại, giao tiếp ngày càng đóng vai trò quan trọng. Cùng
với sựphát triển không ngừng của các liên ngành và một sốphân ngành ngôn ngữhọc nhưNgôn
ngữhọc tâm lý, Ngôn ngữhọc xã hội, Ngôn ngữhọc tri nhận, Ngữdụng học v.v , việc nghiên cứu
những vấn đềliên quan đến giao tiếp trởthành một yêu cầu cấp thiết không chỉcủa lý thuyết các
ngành khoa học mà còn của nhu cầu thực tế. Hành động bác bỏlà một trong những hành động giao
tiếp phổbiến và thông dụng của con người. Nó thúc đẩy tính hiệu quảvà chuyển tải mong muốn đạt
được một nhu cầu nào đó trong giao tiếp. Do đó, nghiên cứu loại hành động này sẽcó nhiều ý nghĩa
thực tiễn và lý luận hữu ích đểnghiên cứu các vấn đềkhác có liên quan của hoạt động giao tiếp.
Mặt khác, xã hội càng phát triển, các mối quan hệgiao tiếp liên nhân ngày càng trởnên
phong phú vềnội dung, phức tạp vềcấu trúc, đa dạng vềhành vi, đòi hỏi mỗi một cá nhân cần phải
biết cách vận dụng đểxửlý khéo léo các nguồn thông tin được tiếp nhận. Bên cạnh hành động chấp
thuận, đồng tình được sửdụng một cách dễdàng, tựnhiên, hành động bác bỏlại chứa đựng nhiều
yếu tốtinh tế, phức tạp. Đây là hành động giao tiếp cần thiết trong các cuộc hội thoại; nắm vững và
sửdụng nhuần nhuyễn những hành động ngôn từnày sẽgiúp người giao tiếp đạt được hiệu quảgiao
tiếp cao hơn.
Vấn đềnghiên cứu hành động bác bỏthực ra không còn quá mới mẻ. Đã có một sốcông
trình nghiên cứu đềcập đến vấn đềnày. Tuy nhiên, các nghiên cứu còn mang tính chất riêng lẻ, chỉ
xuất hiện rải rác trong những công trình nghiên cứu vềngữpháp học, ngữdụng học. Trên cơsởsự
quan tâm sẵn có đối với đềtài, thực trạng nghiên cứu hiện nay chưa có một công trình nghiên cứu
toàn diện vềvấn đềnày, chúng tôi đã chọn hành động bác bỏtiếng Việt làm đềtài cho luận văn cao
học.
111 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1820 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hành động bác bỏ trong tiếng việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
Vũ Thị Kỳ Hương
HÀNH ĐỘNG BÁC BỎ
TRONG TIẾNG VIỆT
Chuyên ngành : Ngôn ngữ học
Mã số : 66 22 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. DƯ NGỌC NGÂN
Thành phố Hồ Chí Minh - 2010
DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
Giao tiếp là hoạt động đặc trưng của con người, là cách thức để các cá nhân trong cộng
đồng gắn kết và phát triển. Trong xã hội hiện đại, giao tiếp ngày càng đóng vai trò quan trọng. Cùng
với sự phát triển không ngừng của các liên ngành và một số phân ngành ngôn ngữ học như Ngôn
ngữ học tâm lý, Ngôn ngữ học xã hội, Ngôn ngữ học tri nhận, Ngữ dụng học v.v…, việc nghiên cứu
những vấn đề liên quan đến giao tiếp trở thành một yêu cầu cấp thiết không chỉ của lý thuyết các
ngành khoa học mà còn của nhu cầu thực tế. Hành động bác bỏ là một trong những hành động giao
tiếp phổ biến và thông dụng của con người. Nó thúc đẩy tính hiệu quả và chuyển tải mong muốn đạt
được một nhu cầu nào đó trong giao tiếp. Do đó, nghiên cứu loại hành động này sẽ có nhiều ý nghĩa
thực tiễn và lý luận hữu ích để nghiên cứu các vấn đề khác có liên quan của hoạt động giao tiếp.
Mặt khác, xã hội càng phát triển, các mối quan hệ giao tiếp liên nhân ngày càng trở nên
phong phú về nội dung, phức tạp về cấu trúc, đa dạng về hành vi, đòi hỏi mỗi một cá nhân cần phải
biết cách vận dụng để xử lý khéo léo các nguồn thông tin được tiếp nhận. Bên cạnh hành động chấp
thuận, đồng tình được sử dụng một cách dễ dàng, tự nhiên, hành động bác bỏ lại chứa đựng nhiều
yếu tố tinh tế, phức tạp. Đây là hành động giao tiếp cần thiết trong các cuộc hội thoại; nắm vững và
sử dụng nhuần nhuyễn những hành động ngôn từ này sẽ giúp người giao tiếp đạt được hiệu quả giao
tiếp cao hơn.
Vấn đề nghiên cứu hành động bác bỏ thực ra không còn quá mới mẻ. Đã có một số công
trình nghiên cứu đề cập đến vấn đề này. Tuy nhiên, các nghiên cứu còn mang tính chất riêng lẻ, chỉ
xuất hiện rải rác trong những công trình nghiên cứu về ngữ pháp học, ngữ dụng học. Trên cơ sở sự
quan tâm sẵn có đối với đề tài, thực trạng nghiên cứu hiện nay chưa có một công trình nghiên cứu
toàn diện về vấn đề này, chúng tôi đã chọn hành động bác bỏ tiếng Việt làm đề tài cho luận văn cao
học.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chủ yếu của chúng tôi là những hành động bác bỏ được sử dụng trong
môi trường giao tiếp bằng ngôn ngữ, trong hội thoại giữa người và người. Để củng cố thêm những
nhận định và tính xác thực, chúng tôi sử dụng hệ thống dữ liệu trong các văn bản hội thoại hiện đại,
các tác phẩm truyện ngắn, truyện dài của một số tác giả trong và ngoài nước. Tuy nhiên, môi trường
giao tiếp không chỉ đơn thuần liên quan tới yếu tố ngôn ngữ, mà còn có thể xuất hiện một số yếu tố
phi ngôn ngữ khác như điệu bộ, cử chỉ, hành động nên những hành động thể hiện nhận định hoặc
hành động bác bỏ phi lời cũng là đối tượng nghiên cứu bổ sung của chúng tôi.
Do giới hạn của đề tài, chúng tôi không đi sâu vào việc đi tìm đặc trưng văn hóa trong hành
động bác bỏ, hay đối chiếu hành động bác bỏ giữa các cộng đồng ngôn ngữ khác nhau mà chỉ tập
trung chủ yếu vào việc nghiên cứu, tìm hiểu những phương thức, phương tiện bác bỏ đặc trưng
được sử dụng phổ biến trong tiếng Việt. Ngoài ra, chúng tôi cũng cố gắng đi tìm một quan niệm
thống nhất về hành động bác bỏ vốn đang ít nhiều gây tranh cãi trong giới ngôn ngữ học ngày nay.
3. Lịch sử vấn đề
Trước khi đi vào tìm hiểu lịch sử nghiên cứu vấn đề hành động bác bỏ, chúng tôi không thể
không đề cập đến lịch sử nghiên cứu hành động ngôn ngữ - tiền đề lý thuyết quan trọng nhất của đối
tượng nghiên cứu.
Lý thuyết hành động ngôn từ, hay còn gọi là lý thuyết hành động lời nói được đánh cột mốc
ra đời kể từ công trình nghiên cứu “Những cơ sở lý thuyết của ký hiệu” (1938) của nhà ký hiệu học
Mỹ Charles W. Morris. Lần đầu tiên ông đã xem xét ký hiệu trên ba bình diện: Kết học, Nghĩa học
và Dụng học (tức Ngữ dụng học). Tuy nhiên, Ngữ dụng học chỉ phát triển rực rỡ trong vòng ba thập
niên gần đây. Sự phát triển của nó kéo theo sự phát triển của các lý thuyết mới như Lý thuyết hành
động ngôn từ.
Nếu Morris là người khởi xướng những tiền đề nghiên cứu thì chính John L.Austin là người
đã xây dựng nền móng cho lý thuyết hành động ngôn từ với công trình được công bố sau khi ông
qua đời hai năm “How to do things with words”. Tên gọi của công trình đã hé mở cho chúng ta thấy
lý thuyết hành động ngôn từ chính là lý thuyết về các hoạt động ngôn ngữ, trong đó, tác giả đã điều
chỉnh lại một cách sâu sắc mối quan hệ giữa ngôn ngữ và lời nói vốn được tách bạch từ thời của
Ferdinand de Saussure.
Hành động bác bỏ được Austin xếp vào lớp lớn thứ năm trong năm lớp lớn: 1. Phán xét; 2.
Hành xử; 3. Cam kết; 4. Ứng xử; 5. Bày tỏ. Ông coi bác bỏ, cũng như khẳng định, phủ định, giải
thích, minh họa, báo cáo, luận điểm…là những hành động dùng để trình bày các quan niệm, dẫn dắt
các lập luận, giải thích từ ngữ, đảm bảo sự quy dẫn. Sự phân loại này, ngay chính Austin cũng cảm
thấy còn có những điều không thỏa mãn, có chỗ chồng chéo, có chỗ mơ hồ không rõ ràng. Searle
bằng cách bổ sung thêm tiêu chí về nội dung, lại phân chia hành động bác bỏ này vào lớp thứ ba
được gọi là lớp chi phối, song song với các hành động như mệnh lệnh, thách thức, hỏi, yêu cầu, đề
nghị v.v…
Từ thời Aristotle, hành động phủ định, bác bỏ đã được chú ý nghiên cứu, nhưng dưới góc
nhìn của của Triết học và Logic học. Phải đến những năm 70 của thế kỷ XX trở lại đây, hành động
bác bỏ mới được xem như một trong những đối tượng nghiên cứu của Ngữ dụng học- một phân
ngành của Ngôn ngữ học và dần được đề cập trong các công trình nghiên cứu độc lập.
Panfilov trong công trình Grammar and Logic đã tiến hành khảo sát hành động phủ định
theo hướng logic-cú pháp và nhận định sự phủ định như một hiện tượng ngôn ngữ phổ quát. A. M.
Peshkovsij là người đầu tiên đưa ra thuật ngữ câu phủ định toàn bộ và phủ định bộ phận. Ông cho
rằng câu phủ định toàn bộ là câu mà vị ngữ bị phủ định, câu phủ định bộ phận là câu mà những bộ
phận khác bị phủ định.
Tại Việt Nam, trước đó trong ngôn ngữ học truyền thống, câu biểu thị hành động bác bỏ
được xem như một dạng câu song song bên cạnh những dạng như miêu tả, khẳng định, trần thuật…,
đôi khi nó được đồng nhất với câu phủ định. Lúc bấy giờ, câu chỉ được đánh giá là đúng hay sai về
mặt ngữ nghĩa theo tiêu chuẩn logic, và được phân tích chủ yếu dựa trên cơ sở cấu trúc hoặc những
khái niệm về chủ ngữ, vị ngữ, bổ ngữ, trạng ngữ v.v… Những trợ từ, tiểu từ bị xem nhẹ và được coi
là những từ hư. Vì thế, những dạng câu như:
- Con ở nhà.
- Con ở nhà chứ bộ.
- Con ở nhà mà.
đều được coi là đồng nhất về cấu trúc và ngữ nghĩa. Do đó, các công trình nghiên cứu về hành động
bác bỏ theo quan điểm này hầu không có nhiều ý nghĩa, vì phần đông các câu có hành động bác bỏ,
hoặc bị đồng nhất vào những kiểu cấu trúc nhất định, hoặc không được nghiên cứu đến. Sau này,
khi đối tượng nghiên cứu được tiếp cận dưới những nền tảng lý thuyết mới của logic học, ngữ dụng
học, hành động bác bỏ dần được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, tìm hiểu.
Hầu hết các công trình ngữ pháp, ngữ nghĩa trong giới Việt ngữ học đều đề cập ít nhiều đến
một đối tượng rất gần gũi và có khi thống nhất với hành động bác bỏ là câu phủ định. Từ Trần
Trọng Kim, Lê Văn Lý, Hoàng Tuệ, Nguyễn Đức Dân, Trương Văn Chình, Nguyễn Hiến Lê… tới
Hoàng Trọng Phiến, Nguyễn Đức Dân, Nguyễn Thị Hai… đều đề cập đến đối tượng nghiên cứu
này.
Công trình nghiên cứu có ý nghĩa lý thuyết quan trọng phải kể đến là bài viết “Phủ định và
bác bỏ” của Nguyễn Đức Dân đăng trên tạp chí Ngôn ngữ số 1-1983 và sau này được đề cập hoàn
chỉnh hơn trong công trình Logic- Ngữ nghĩa- Cú pháp. Tác giả là người đầu tiên có xu hướng xác
định ranh giới giữa phủ định và bác bỏ, phần nào phá bỏ thế nhập nhằng trước đây về hai loại hành
động này. Các tác giả khác, với những cách tiếp cận khác nhau, ít nhiều đề cập đến những mặt đa
diện về phương thức và cách thức của loại hành động này. Tiêu biểu có Hành động từ chối trong
tiếng Việt hiện đại của Nguyễn Thị Hai, Cách biểu hiện hành động từ chối lời cầu khiến bằng các
phát ngôn lảng tránh của Trần Chi Mai. Một số khác lại chú trọng vào việc nghiên cứu chiến lược
dùng trong giao tiếp như Một số chiến lược phản bác thường dùng trong tiếng Việt của Nguyễn
Quang Ngoạn, Một số kiểu hồi đáp tích cực của hành vi chê của Nguyễn Thị Hoàng Yến. Đi theo
con đường đối chiếu có các tác giả như Dương Bạch Nhật, Siriwong Hongsawan. Nếu Dương Bạch
Nhật chỉ tiến hành đối chiếu một khía cạnh nhỏ của hành động bác bỏ (khía cạnh lịch sự trong từ
chối lời mời) thì Siriwong Hongsawan trong bài báo “Đối chiếu hành động bác bỏ gián tiếp thông
qua hàm ý trong giao tiếp tiếng Thái và tiếng Việt” đã chủ trương đi sâu nghiên cứu phương thức
bác bỏ bằng hàm ý, cụ thể ở đây là đối chiếu giữa tiếng Thái và tiếng Việt.
Vấn đề của lập luận và lịch sự cũng được khá đông các nhà nghiên cứu quan tâm như
Nguyễn Đức Dân, Lê Thị Kim Đính, Lê Tô Thúy Quỳnh, Dương Bạch Nhật, Nguyễn Như Ý,
Nguyễn Thị Hoàng Yến… Ngoài các công trình dưới dạng sách, báo, tạp chí, một số luận án, luận
văn cao học viết về bác bỏ, lập luận, lịch sự cũng đã xuất hiện.
Nhìn chung, chúng tôi nhận thấy, hành động bác bỏ không phải là một đề tài mới mà đã
được nhiều nhà nghiên cứu nhìn nhận ở các góc độ cụ thể khác nhau. Tuy nhiên, chưa có một công
trình nào xem xét hành động này một cách toàn diện dưới góc độ Ngữ dụng học, và tìm hiểu đầy đủ
những phương thức và phương tiện biểu hiện hành động này. Đó cũng chính là cơ sở để chúng tôi
quyết định bắt tay vào thực hiện đề tài.
4. Các phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài, ngoài những thủ pháp, phương pháp nghiên cứu khoa học chung như
thu thập ngữ liệu, phân loại ngữ liệu…, luận văn sử dụng chủ yếu các phương pháp nghiên cứu sau.
- Phương pháp phân tích ngữ dụng học. Trên cơ sở nguồn dữ liệu đã thu thập, chúng tôi tiến
hành thao tác phân tích từng cơ sở dữ liệu về các mặt như mục đích phát ngôn, hành động
ngôn từ, hình thức biểu hiện, ngữ cảnh v.v… nhằm đem lại những nhận định có tính xác thực
và khái quát nhất của từng vấn đề. Đây cũng là cơ sở giúp chúng tôi tiến hành xây dựng các
biểu thức bác bỏ thông qua hệ thống dữ liệu thu thập được.
- Phương pháp miêu tả. Vì đối tượng nghiên cứu là dạng hành động ngôn từ phổ biến và tồn
tại trong giao tiếp, do đó trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi phải tiến hành mô tả các dạng
hành động bác bỏ từ hiện tượng tới bản chất, những nội dung rút ra từ miêu tả sẽ là cơ sở để
chúng tôi xây dựng các tiêu chí phân loại cũng đồng thời giúp chúng tôi giải thích, minh họa
cho các nhận định của mình.
- Phương pháp so sánh - đối chiếu. Chúng tôi tiến hành so sánh - đối chiếu trên cơ sở dữ liệu
và giữa các quan điểm nghiên cứu. Đối với dữ liệu, chúng tôi tiến hành đối chiếu từng dữ
liệu với nhau, hoặc giữa nhóm dữ liệu này với nhóm dữ liệu khác, từ đó tìm ra những điểm
khác biệt hoặc tương đồng về hình thức hoặc nội dung, trên cơ sở đó có thể rút ra các nhận
định cần thiết. Việc đối chiếu bổ sung với một số hành động bác bỏ của các nền văn hóa khác
cũng là một cách thức để chúng tôi đi tìm bản sắc riêng trong hành động bác bỏ của tiếng
Việt.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
a) Ý nghĩa khoa học
- Vận dụng những thành tựu về lý thuyết ngữ dụng học nói chung và lý thuyết hành động ngôn
từ, lý thuyết hội thoại, lý thuyết lập luận nói riêng vào việc khảo sát một hành động ngôn từ
cụ thể là hành động bác bỏ trong tiếng Việt.
- Xác định rõ khái niệm bác bỏ, phân biệt với các hành động ngôn từ khác trong giao tiếp.
- Kết quả của luận văn có thể góp phần làm rõ hơn một số vấn đề lý thuyết như phương thức
bác bỏ, mối quan hệ giữa hành động bác bỏ với vấn đề lập luận, vấn đề lịch sự.
b) Ý nghĩa thực tiễn
- Luận văn có thể là tài liệu hỗ trợ cho quá trình học và dạy tiếng Việt trong nhà trường.
- Luận văn có thể là tài liệu tham khảo về các chiến thuật trong giao tiếp, về hành động bác bỏ.
- Hệ thống cứ liệu, tuy không đồ sộ về quy mô, nhưng đã được chọn kỹ lưỡng để người đọc có
thể hình dung về các phương thức, cách bác bỏ khác nhau trong tiếng Việt.
- Tư liệu và nội dung của luận văn này, có thể là tài liệu tham khảo cho các công trình khác
liên quan về ngữ dụng học, đặc biệt là các công trình có liên quan tới hành động bác bỏ.
6. Bố cục của luận văn
Luận văn bao gồm 133 trang chính văn, một danh mục các tài liệu tham khảo và tài liệu
trích dẫn, một phụ lục gồm 70 trang. Phần nội dung chính của luận văn bao gồm 3 chương.
Chương Một có tiêu đề Những cơ sở lý thuyết. Trong chương này, luận văn trình bày ba
vấn đề lớn: lý thuyết hành động ngôn từ; lý thuyết hội thoại; tổng quan về hành động bác bỏ bao
gồm các tiêu chí phân biệt bác bỏ và phủ định, khái niệm, mục đích của hành động bác bỏ.
Chương Hai có tiêu đề Hành động bác bỏ trong tiếng Việt và vấn đề lịch sự, vấn đề lập
luận. Chương này nghiên cứu về mối quan hệ qua lại giữa bác bỏ và lịch sự, bác bỏ và lập luận,
cách thức để tăng hiệu quả và thể hiện sự lập luận cũng như lịch sự trong bác bỏ.
Chương Ba có tiêu đề Phương thức, phương tiện biểu hiện của hành động bác bỏ trong
tiếng Việt. Chương này nghiên cứu về những phương thức thực hiện hành động bác bỏ, và các
phương tiện hình thức và biểu thức được sử dụng để bác bỏ.
Chương 1:
NHỮNG CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. LÝ THUYẾT HÀNH ĐỘNG NGÔN TỪ
1.1.1. Khái niệm hành động ngôn từ
Hoạt động giao tiếp là hoạt động có tính chất liên nhân diễn ra hai chiều: liên hệ xuôi từ
người phát tới người nhận, và liên hệ ngược từ người nhận đến người phát. Nếu chỉ có một nửa quá
trình thì sẽ không tạo thành hoạt động giao tiếp. Ngôn ngữ phục vụ cho việc giao tiếp như một cách
thức chuyển tải thông điệp và tạo hành động, do đó nó luôn chịu ảnh hưởng của người khác ngoài
chủ thể giao tiếp, đồng thời cũng mang tính quy ước xã hội sâu sắc.
Mối liên hệ giữa hành động ngôn từ và hành động của con người mang tính hiển nhiên,
không thể bỏ qua và là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học liên quan, đặc biệt trong
ngữ dụng học, vấn đề này là một đối tượng nghiên cứu quan trọng.
Người ta cho rằng người đặt tiền đề, đi tiên phong cho lý thuyết này là nhà triết học người
Áo L.Wittgenstein với quan niệm đồng nhất hoạt động giao tiếp với hoạt động xã hội và coi việc sử
dụng ngôn từ như một loại hành động. Nếu L.Wittgenstein là người đặt tiền đề thì chính J. Austin
và J. Searle là người đã đặt nền móng vững chắc cho đối tượng nghiên cứu này. Các ông tin rằng
ngôn ngữ không chỉ được dùng để thông báo hay miêu tả cái gì đó mà nó thường được dùng để
“làm cái gì đó”, để thực hiện hành động. Với công trình nghiên cứu “How to do thing with words”,
J. Austin đã bày tỏ quan điểm “To say is to do something”, (nói là làm). Ông cho rằng để thực hiện
một hành động ngôn từ thì việc nói ra điều đó phải đi với việc làm một điều gì đó, tức phải tác động
một điều gì đó vào thực tế. Từ luận điểm trên, lý thuyết về hành động ngôn từ đã dần được xây
dựng. Khi chúng ta nói một câu, nghĩa là chúng ta thực hiện một hành động nào đó, chẳng hạn như
cầu khiến, van xin, bác bỏ, chúc mừng, tuyên bố… Chúng được xem là những hành động ngôn từ
và được thực hiện bằng ngôn từ.
Ví dụ 1
- Con chào mẹ ạ.
- Tôi tuyên bố khai mạc hội nghị.
- Tôi chúc anh sớm khỏi bệnh.
Dễ dàng nhận ra đây là những câu chào, câu tuyên bố, câu chúc phổ biến. Chính những
động từ như “chào, tuyên bố, khuyên” đã thể hiện lần lượt các hành động trên. Người ta gọi những
động từ này là động từ ngữ vi (hay ngôn hành).
J. Austin đã coi hành động ngôn từ là một thể thống nhất của ba loại hành động: hành động
tạo lời; hành động tại lời; hành động mượn lời, hay còn gọi là hành động sau lời.
Cái khó trong lý thuyết hành động ngôn từ là một phát ngôn thường không chỉ thực hiện
một hành động mà thực hiện hai hoặc ba hành động và không phải bao giờ cũng dễ dàng quyết định
được là phát ngôn ấy thực hiện hành động nào hoặc những hành động nào bởi vì nội dung của hành
động có khi không phụ thuộc vào bản thân nội dung phát ngôn mà còn tùy thuộc vào văn cảnh nơi
phát ngôn nảy sinh.
Ví dụ 2
Đứa con mới đi học về:
- Thưa mẹ, con mới về ạ.
Hình thức là một câu thông báo sự tình, tuy nhiên, mục đích của phát ngôn trên không chỉ
là đưa ra một thông báo, mà đó là một lời chào lễ phép của người nhỏ tuổi so với người lớn tuổi.
1.1.2. Các hành động ngôn từ
Phân tích cụ thể hơn, hành động ngôn từ bao gồm những hành động cụ thể như sau.
(1) Hành động tạo lời
Đây là hành động sử dụng các chất liệu vật chất tạo nên ngôn ngữ như ngữ âm, từ vựng,
ngữ pháp… để tạo nên một câu nói. Đây là một hành động thuần tính vật chất.
(2) Hành động tại lời
Hành động tại lời, hay còn được gọi là hành động ngôn trung là những hành động phát ra
một câu với nghĩa và sở chỉ xác định. Thực hiện hành động này tức là nói một điều gì đó và thực
hiện nó. Nó có thể tạo ra một lời tuyên bố, một lời chào, lời hứa… khi phát ra một câu nhờ hiệu lực
của những quy ước liên quan tới nó.
J. R. Searle khi nghiên cứu về hành động ngôn từ lại đặc biệt quan tâm đến người nói và
điều được nói. Dựa trên quan điểm và khắc phục những hạn chế trong lý thuyết của J. Austin, ông
đưa ra khái niệm hành động ngôn từ gián tiếp. Ông cho rằng: “Một hành động ngôn từ gián tiếp là
hành động ngôn từ được thực hiện bằng hình thức của một hành động ngôn từ khác”. Nói cách
khác, một hành động tại lời được thực hiện gián tiếp phải thông qua một hành động tại lời khác với
hai đặc điểm như sau.
- Một hành động ngôn từ gián tiếp được thực hiện thông qua những hành động tại lời khác
nhau.
- Cùng một hành động tại lời có thể tạo ra những hành động gián tiếp khác nhau.
Ví dụ 3
- Bố tôi sắp về rồi. Anh làm ơn đi ngay được không?
Ở ví dụ trên, hành động tại lời là hỏi, nhưng mục đích chính là để đề nghị, yêu cầu: Anh hãy
đi ngay đi.
J. R. Searle đưa ra 12 tiêu chí phân loại hành động ngôn từ, trong đó có 3 tiêu chí quan
trọng nhất như sau.
- Mục đích của hành động tại lời.
- Hướng thích nghi giữa lời lẽ và hiện thực.
- Trạng thái tâm lý được biểu hiện.
Dựa theo đó, ông đã phân chia hành động ngôn từ ra làm 5 loại.
a) Khẳng định
- Mục đích của hành động tại lời: người nói phải chịu trách nhiệm về những giá trị chân lý của
mệnh đề được biểu đạt.
- Hướng thích nghi: từ hiện thực tới lời lẽ.
- Trạng thái tâm lý: tin tưởng vào tính đúng đắn, giá trị chân lý của điều được nói ra.
b) Cầu khiến
- Mục đích của hành động tại lời: nhằm để người tiếp nhận làm một việc gì đó.
- Hướng thích nghi: lời lẽ có trước, hiện thực thay đổi theo lời lẽ, do người tiếp nhận thực
hiện.
- Trạng thái tâm lý: người nói mong muốn điều mình cầu khiến sẽ được thực hiện.
c) Hứa hẹn
- Mục đích của hành động tại lời: người nói tự gán trách nhiệm cho mình là phải thực hiện một
hành động nào đó đã cam kết trước đó.
- Hướng thích nghi: từ lời nói tới hiện thực đều do người nói thực hiện.
- Trạng thái tâm lý: khi hứa hẹn trạng thái tâm lý không xác định, phụ thuộc vào từng hành
động hứa cụ thể.
d) Bày tỏ
- Mục đích của hành động tại lời: bày tỏ một trạng thái tâm lý nào đó.
- Hướng thích nghi: người nói làm cho lời lẽ thích nghi với hiện thực. Hiện thực xảy ra trước,
lời lẽ làm cho thích nghi.
- Trạng thái tâm lý: không xác định, phụ thuộc vào hành động ngôn từ.
e) Tuyên bố
- Mục đích của hành động tại lời: gây ra một sự thay đổi nào đó bằng lời tuyên bố.
- Hướng thích nghi: từ lời lẽ tới hiện thực, hiện thực xảy ra ngay sau khi hành động ngôn từ
được thực hiện.
- Trạng thái tâm lý: không xác định được nhưng các yếu tố của thể chế làm cho hành động
ngôn từ của người nói có giá trị.
(3) Hành động mượn lời
Hành động mượn lời là hành động thôn