Chào hỏi, cũng như những hành động nói năng khác, thể hiện đặc
trưng văn hóa của mỗi dân tộc. Mặc dù ở tất cả các ngôn ngữ, chức năng cơ
bản nhất của chào hỏi là để xác nhận việc nhận biết sự có mặt của đối tượng
giao tiếp, thể hiện sự quan tâm và khẳng định hoặc xác nhận mối quan hệ
hoặc vị thế của những người giao tiếp hoặc nhóm người giao tiếp với nhau;
song ở những ngôn ngữ khác nhau, cách thức cụ thể trong chào hỏi lại không
như nhau. Do đó, mỗi dân tộc khác nhau sẽ có những cách chào hỏi rất khác
nhau, và người Việt cũng vậy.
Văn hoá chào hỏi (VHCH) là lĩnh vực quan trọng trong đời sống tinh
thần của mỗi dân tộc. Đặc biệt đối với người Việt nó còn đóng vai trò đánh
giá con người. Người Việt từ xưa đã nói “Lời chào cao hơn mâm cỗ”, điều đó
càng chứng tỏ lời chào có vị trí quan trọng đối với người Việt.
Hành vi chào hỏi (HVCH) được thể hiện dưới nhiều hình thức nhằm duy trì,
củng cố có hiệu quả mối quan hệ giữa những người tham gia giao tiếp, là sợi dây
tình cả m để gắn kết những con người trong xã hội với nhau. Đây cũng là một hành
vi (HV) thuộc lĩnh vực nhạy cảm về phép lịch sự trong quan hệ của loài người.
Hiện nay, trong xu thế hội thoại và phát triển toàn cầu, trong sự giao thoa
văn hoá giữa các cộng đồng, việc tìm hiểu các HV ngôn ngữ (HVNN), trong
đó có HVCH là cần thiết.
HVCH được sử dụng trong mọi cuộc giao tiếp, là nghi thức đầu tiên mà
các nhân vật giao tiếp tham gia hội thoại phải dùng đến, nó không phải là mục
đích chính của cuộc giao tiếp, nhưng nếu chúng ta phạm sai lầm trong HV này
thì có thể cuộc giao tiếp không còn diễn ra như mong muốn nữa, thậm chí kết
thúc. S.A. Amonasvili có nói “Sắc thái đặc biệt của lời chào dễ mến, đôn hậu,
kích thích tinh thần, niềm vui học tập, hạnh phúc của sự tiếp xúc – chẳng lẽ
không xứng đáng để xem xét nó như một biện pháp giáo dục tình yêu, lòng tin
cậy giữa con người với con người và niềm hy vọng vào con người hay sao?
Bạn hãy chào một người bằng một giọng khinh thường hoặc bằng giọng biểu
thị niềm vui sướng gặp gỡ thì bạn sẽ thấy, cũng chỉ những từ ấy thôi được phát
âm theo những cách khác nhau, nó sẽ thay đổi quan hệ của người ta với bạn.”
[26; 28]. Vì vậy, việc đi vào nghiên cứu HV này là điều cấp thiết.
173 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 4292 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hành vi chào hỏi của người việt và hệ thống bài tập dạy hành vi chào hỏi cho học sinh tiểu học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
VÕ THỊ NGỌC TRÂM
HAØNH VI CHAØO HOÛI CUÛA NGÖÔØI VIEÄT
VAØ HEÄ THOÁNG BAØI TAÄP DAÏY HAØNH VI CHAØO HOÛI
CHO HOÏC SINH TIEÅU HOÏC
Chuyên ngành: GIÁO DỤC HỌC (GIÁO DỤC TIỂU HỌC)
Mã số: 60.14.01
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
PGS. TS NGUYỄN TRÍ
HÀ NỘI, NĂM 2009
2
LÔØI CAÛM ÔN
Táaùc giaû xin chaân thaønh caûm ôn caùc thaày giaùo, coâ giaùo trong khoa
Giaùo duïc Tieåu hoïc ñaõ nhieät tình giaûng daïy, giuùp ñôõ taùc giaû trong quaù
trìöh hoaøn thaønh luaän vaên.
Taùc giaû cuõng xin chaân thaønh caûm ôn Ban giaùm hieäu, caùc thaày coâ
giaùo vaø caùc em hoïc sinh caùc tröôøng tieåu hoïc ñaõ giuùp ñôõ trong quaù trình
ñieàu tra khaûo saùt thöïc traïng, cuõng nhö thöïc nghieäm sö phaïm.
Ñaëc bieät, taùc giaû xin chaân thaønh caûm ôn PGS. TS. Nguyeãn Trí,
ngöôøi ñaõ tröïc tieáp höôùng daãn taùc giaû thöïc hieän luaän vaên naøy.
Cuoái cuøng, taùc giaû xin caûm ôn baïn beø vaø gia ñình ñaõ ñoäng vieân
vaø giuùp ñôõ taùc giaû trong suoát quaù trình hoaøn thaønh luaän vaên.
* Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn, mặc dù đã cố gắng
nhưng luận văn vẫn không thể tránh khỏi những thiếu sót, hạn chế. Tác giả rất
mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các bạn đồng nghiệp để
đề tài được hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn.
Haø Noäi, thaùng 10 naêm 2009
Taùc giaû
Voõ Thò Ngoïc Traâm
3
DANH MUÏC CAÙC TÖØ VIEÁT TAÉT TRONG LUAÄN VAÊN
HVCH : Hành vi chào hỏi
HVNN : hành vi ngôn ngữ
SKLN : Sự kiện lời nói
SKLNCH : Sự kiện lời nói chào hỏi
NTLN : Nghi thức lời nói
NTCH : Nghi thức chào hỏi
ĐTNV : Động từ ngữ vi
BTNV : Biểu thức ngữ vi
PNNV : Phát ngôn ngữ vi
HVOL : Hành vi ở lời
HVTT : Hành vi trung tâm
TTTDN : Tham thoại tiền dẫn nhập
TTDNTT : Tham thoại dẫn nhập trung tâm
TTHĐ : Tham thoại hồi đáp
HVCHHĐ : Hành vi chào hỏi hồi đáp
VHCH : Văn hoá chào hỏi
THGT : Tình huống giao tiếp
HV : Hành vi
TTTT : Tham thoại trung tâm
SGK : Sách giáo khoa
HS : Học sinh
HSTH : Học sinh tiểu học
4
MUÏC LUÏC
PHẦN MỞ ĐẦU ............................................................................................... 1
PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................... 8
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI ................... 8
A. CƠ SỞ LÍ LUẬN ......................................................................................... 8
I. HÀNH VI NGÔN NGỮ............................................................................... 8
1. HVNN – Động từ ngữ vi (ĐTNV), biểu thức ngữ vi (BTNV) và phát ngôn
ngữ vi (PNNV) ................................................................................................... 8
1.1 HVNN .......................................................................................................... 8
1.2 ĐTNV, BTNV và PNNV ............................................................................. 9
2. HVNN ở lời trực tiếp và HVNN ở lời gián tiếp ........................................ 10
2.1 HVNN ở lời trực tiếp ................................................................................. 10
2.2 HVNN gián tiếp ......................................................................................... 12
II. SỰ KIỆN LỜI NÓI .................................................................................... 14
1. Tham thoại.................................................................................................. 14
2. Cặp thoại (cặp trao đáp) ............................................................................. 14
3. Sự kiện lời nói ............................................................................................ 15
1. HV, NGHI THỨC VÀ SKLN CHÀO HỎI TRONG HỘI THOẠI. ......... 16
1. HVCH ......................................................................................................... 16
1.1 HVCH ......................................................................................................... 16
1.2 Hành vi đáp lời chào (hành vi chào hỏi hồi đáp) ....................................... 17
1.3 HVCH trong hội thoại và phép lịch sự trong giao tiếp .............................. 17
2. Nghi thức chào hỏi (NTCH) ...................................................................... 19
2.1 NTCH ......................................................................................................... 19
2.2 NTCH trong hội thoại ................................................................................ 20
3. SKLN chào hỏi (SKLNCH) ....................................................................... 21
B. CƠ SỞ THỰC TIỄN .................................................................................. 21
I. ĐẶC ĐIỂM TÂM SINH LÍ CỦA HS TIỂU HỌC .................................... 21
1. Đặc điểm nhận thức.................................................................................... 22
1.1 Đặc điểm nhận thức cảm tính ..................................................................... 22
1.2 Đặc điểm nhận thức lí tính ........................................................................ 22
2. Đặc điểm ngôn ngữ .................................................................................... 22
o CHƯƠNG TRÌNH TIẾNG VIỆT TIỂU HỌC VÀ VIỆC DẠY HỘI
THOẠI ............................................................................................................. 23 23
5
1. Mục tiêu – Nội dung chương trình Tiếng Việt tiểu học ............................. 23
1.1 Mục tiêu chương trình Tiếng Việt tiểu học ................................................ 23
1.2 Nội dung chương trình Tiếng Việt tiểu học ............................................... 23
2. Hội thoại và hành vi chào hỏi trong chương trình Tiếng Việt tiểu học ..... 25
2.1 Hội thoại trong chương trình Tiếng Việt tiểu học ..................................... 25
2.2 Hành vi chào hỏi trong chương trình tiểu học ........................................... 29
3. Bài tập dạy hành vi chào hỏi ở tiểu học ..................................................... 30
II. THỰC TRẠNG DẠY VÀ HỌC HỘI THOẠI, DẠY HVCH CHO HS
TIỂU HỌC HIỆN NAY ................................................................................... 32
1. Thực trạng dạy hội thoại ở trường tiểu học ............................................... 32
2. Thực trạng học HVCH ở trường tiểu học .................................................. 34
Tiểu kết chương I ............................................................................................. 35
Chương II: HVCH CỦA NGƯỜI VIỆT VÀ HỆ THỐNG BÀI TẬP DẠY
HVCH CHO HỌC SINH TIỂU HỌC .......................................................... 36
A. HVCH VÀ VĂN HOÁ CHÀO HỎI (VHCH) CỦA NGƯỜI VIỆT ........ 36
I. HVCH CỦA NGƯỜI VIỆT ..................................................................... 36
1. Mở đầu cuộc giao tiếp ............................................................................... 36
1.1 HVCH trực tiếp và HVCHHĐ ................................................................. 36
1.1.1 Kiểu 1: HVCH có chứa động từ “thưa” .................................................. 36
1.1.2 Kiểu 2: HVCH có chứa động từ “chào” ................................................. 38
1.1.2.1 Chỉ có hành động chào ......................................................................... 38
1.1.2.2 Hành động chào kết hợp với HĐNN khác .......................................... 44
1.1.3 Kiểu 3: HVCH có chứa động từ “kính chào” ......................................... 46
1.1.4. Kiểu 4: HVCH có chứa động từ “chào mừng, chào đón” ..................... 48
1.1.5 Kiểu 5: HVCH có chứa cụm động từ “((xin) cho phép) Sp1 được gửi
đến (tới) Sp2 lời chào…” ................................................................................. 49
1.2 HVCH gián tiếp và HVCHHĐ ................................................................. 49
1.2.1 Dùng lời hô gọi để chào .......................................................................... 50
1.2.2 Hỏi để chào......... .................................................................................... 55
1.2.3 Khen để chào ........................................................................................... 60
1.2.4 Chê để chào ............................................................................................. 61
1.2.5 Tự giới thiệu để chào .............................................................................. 62
1.2.6 Mời để chào ........ .................................................................................... 63
1.2.7 Chúc mừng để chào ................................................................................. 64
6
1.2.8 Thông báo để chào .................................................................................. 65
1.2.9 Trách móc để chào .......................................................................... 66
1.2.10 Xin lỗi để chào ...................................................................................... 68
1.2.11 Xin phép để chào ................................................................................... 68
1.2.12 Chửi để chào .......................................................................................... 69
2. Kết thúc cuộc giao tiếp .............................................................................. 70
2.1 HVCH trực tiếp và HVCHHĐ ................................................................... 70
2.1.1 Kiểu 1: HVCH có chứa động từ thưa. ..................................................... 71
2.1.2 Kiểu 2: HVCH có chứa động từ (xin) chào. ........................................... 71
2.1.3 Kiểu 3: HVCH có chứa ĐTNV (xin) kính chào ..................................... 72
2.1.4 Kiểu 4: HVCH có chứa ĐTNV tạm biệt ................................................. 72
2.2 HVNN gián tiếp và HVCHHĐ ................................................................. 73
2.2.1 Kiểu 1: Hứa hẹn để chào ......................................................................... 73
2.2.2 Kiểu 2: Thông báo để chào ..................................................................... 74
2.2.3 Kiểu 3: Mời để chào ................................................................................ 74
2.2.4 Kiểu 4: Chúc để chào .............................................................................. 75
2.2.5 Kiểu 5: Đề nghị để chào .......................................................................... 76
2.2.6 Kiểu 6: Xin phép để chào ........................................................................ 76
3. Các yếu tố phi ngôn ngữ trong chào hỏi ...................................................... 76
II. NTCH CỦA NGƯỜI VIỆT....................................................................... 78
III. SKLNCH CỦA NGƯỜI VIỆT ................................................................ 78
1. Một số đặc điểm khái quát của SKLNCH.................................................... 79
2. Cấu trúc của SKLNCH ................................................................................ 79
2.1 SKLNCH mở đầu cuộc giao tiếp .............................................................. 79
2.2 SKLNCH kết thúc cuộc giao tiếp ............................................................. 81
IV. VHCH CỦA NGƯỜI VIỆT....................................................................... 84
1. Đặc điểm lời chào của người Việt............................................................... 84
1.1 Mang tính lịch sử....................................................................................... 84
1.2. Chịu sự chi phối bởi mối quan hệ liên cá nhân, tình huống giao tiếp ...... 85
1.3 Có sự khác biệt giữa các vùng, miền, thành thị và nông thôn ................... 86
1.4 HVCH có thể được thực hiện gián tiếp thông qua các HVNN khác ......... 87
2. Sự ảnh hưởng của văn hoá nước ngoài trong lời chào của người Việt ........ 88
Tiểu kết phần A – Chương II ................................................................... 89
B. HỆ THỐNG BÀI TẬP DẠY HVCH CHO HSTH ............................. 91
7
I. CÁC NGUYÊN TẮC XÂY DỰNG BÀI TẬP .................................... 91
1. Đảm bảo tính khoa học ................................................................................ 91
2. Đảm bảo tính sư phạm ................................................................................. 92
3. Gợi nhu cầu, hứng thú của HS khi thực hiện bài tập ................................... 92
II. GIỚI THIỆU TỔNG THỂ HỆ THỐNG BÀI TẬP ........................... 92
1. Giới thiệu tổng thể hệ thống bài tập ........................................................... 92
2. Mục đích xây dựng bài tập ......................................................................... 93
III. MÔ TẢ HỆ THỐNG BÀI TẬP ................................................................ 97
IV. SỬ DỤNG HỆ THỐNG BÀI TẬP ......................................................... 118
Tiểu kết phần B – Chương II ......................................................................... 118
CHƯƠNG III: THỬ NGHIỆM SƯ PHẠM ............................................... 119
I. KHÁI QUÁT CHUNG ............................................................................ 119
1. Mục đích thực nghiệm ............................................................................. 119
2. Đối tượng thử nghiệm .............................................................................. 119
3. Nội dung thử nghiệm ............................................................................... 119
4. Thời gian thử nghiệm ............................................................................... 120
II. TỔ CHỨC THỬ NGHIỆM ....................................................................... 120
1. Chuẩn bị thử nghiệm ................................................................................ 120
2. Tiến hành thử nghiệm .............................................................................. 120
3. Kết quả thử nghiệm .................................................................................. 120
III. KẾT QUẢ RÚT RA TỪ THỬ NGHIỆM SƯ PHẠM ............................. 123
PHẦN KẾT LUẬN ....................................................................................... 125
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
8
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1 Chào hỏi, cũng như những hành động nói năng khác, thể hiện đặc
trưng văn hóa của mỗi dân tộc. Mặc dù ở tất cả các ngôn ngữ, chức năng cơ
bản nhất của chào hỏi là để xác nhận việc nhận biết sự có mặt của đối tượng
giao tiếp, thể hiện sự quan tâm và khẳng định hoặc xác nhận mối quan hệ
hoặc vị thế của những người giao tiếp hoặc nhóm người giao tiếp với nhau;
song ở những ngôn ngữ khác nhau, cách thức cụ thể trong chào hỏi lại không
như nhau. Do đó, mỗi dân tộc khác nhau sẽ có những cách chào hỏi rất khác
nhau, và người Việt cũng vậy.
Văn hoá chào hỏi (VHCH) là lĩnh vực quan trọng trong đời sống tinh
thần của mỗi dân tộc. Đặc biệt đối với người Việt nó còn đóng vai trò đánh
giá con người. Người Việt từ xưa đã nói “Lời chào cao hơn mâm cỗ”, điều đó
càng chứng tỏ lời chào có vị trí quan trọng đối với người Việt.
Hành vi chào hỏi (HVCH) được thể hiện dưới nhiều hình thức nhằm duy trì,
củng cố có hiệu quả mối quan hệ giữa những người tham gia giao tiếp, là sợi dây
tình cảm để gắn kết những con người trong xã hội với nhau. Đây cũng là một hành
vi (HV) thuộc lĩnh vực nhạy cảm về phép lịch sự trong quan hệ của loài người.
Hiện nay, trong xu thế hội thoại và phát triển toàn cầu, trong sự giao thoa
văn hoá giữa các cộng đồng, việc tìm hiểu các HV ngôn ngữ (HVNN), trong
đó có HVCH là cần thiết.
HVCH được sử dụng trong mọi cuộc giao tiếp, là nghi thức đầu tiên mà
các nhân vật giao tiếp tham gia hội thoại phải dùng đến, nó không phải là mục
đích chính của cuộc giao tiếp, nhưng nếu chúng ta phạm sai lầm trong HV này
thì có thể cuộc giao tiếp không còn diễn ra như mong muốn nữa, thậm chí kết
thúc. S.A. Amonasvili có nói “Sắc thái đặc biệt của lời chào dễ mến, đôn hậu,
kích thích tinh thần, niềm vui học tập, hạnh phúc của sự tiếp xúc – chẳng lẽ
không xứng đáng để xem xét nó như một biện pháp giáo dục tình yêu, lòng tin
cậy giữa con người với con người và niềm hy vọng vào con người hay sao?
Bạn hãy chào một người bằng một giọng khinh thường hoặc bằng giọng biểu
thị niềm vui sướng gặp gỡ thì bạn sẽ thấy, cũng chỉ những từ ấy thôi được phát
âm theo những cách khác nhau, nó sẽ thay đổi quan hệ của người ta với bạn.”
[26; 28]. Vì vậy, việc đi vào nghiên cứu HV này là điều cấp thiết.
9
1.2 Sách giáo khoa (SGK) hiện nay đã dạy lời chào cho học sinh (HS)
từ lớp 1 và chính thức dạy ở lớp 2. HS được học Nói và đáp lời chào hỏi với
những nhân vật giao tiếp, tình huống giao tiếp (THGT) khác nhau: bố mẹ,
thầy cô, bạn bè,….
Việc đưa HVCH vào dạy trong nhà trường tiểu học là một bước tiến
trong lịch sử dạy học. Bởi lẽ đây là lần đầu tiên có một cuốn sách đã chú ý
đến việc dạy HVCH, đã xây dựng được một số bài tập theo hướng thực hành
giao tiếp để dạy HV này.
Tuy nhiên, khi dạy HVCH, SGK lại tách một sự kiện lời nói (SKLN),
một cặp thoại thành hai hoạt động riêng lẻ, tách rời nhau (HV chào và HV đáp
lời chào). Mặt khác, SGK cũng chưa chú ý đến các biểu hiện khác nhau cũng
như những đặc trưng VHCH của người Việt.
HVCH còn được dạy ở các lớp 3, 4 và 5, nhưng chủ yếu dạy trong các
THGT chính thức (viết thư, báo cáo, họp tổ, thuyết trình, tranh luận, trao đổi
ý kiến với người thân,…). Chương trình cũng chưa triển khai dạy HVCH
trong THGT không chính thức, trong đời sống sinh hoạt hằng ngày.
cần nghiên cứu HVCH của người Việt để làm cơ sở cho các kiến nghị
về hệ thống bài tập dạy HVCH ở tiểu học.
Với những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “Hành vi chào hỏi
của người Việt và hệ thống bài tập dạy hành vi chào hỏi cho học sinh tiểu học”
2. Lịch sử đề tài nghiên cứu
Vận dụng lý thuyết Dụng học vào nghiên cứu các HVNN trong khoảng
thời gian gần đây được chú ý và tiến hành rầm rộ.
1989, luận văn sau đại học của Nguyễn Văn Lập “Bước đầu tìm hiểu
nghi thức lời nói tiếng Việt” đã khái quát những tiêu chí nhận diện phát ngôn
nghi thức lời nói (NTLN) tiếng Việt và đi sâu vào phân loại, miêu tả NTLN
theo phạm vi giao tiếp. Tác giả đã tách HVCH thành hai HVNN: HVCH và
hành vi từ biệt, hai HV này đã được tác giả khái quát thành những công thức
cụ thể. Luận văn là sự vận dụng thành công lý thuyết HVNN và lý thuyết
NTLN, tác giả đã tìm hiểu những công thức chào tiêu biểu lặp đi lặp lại trong
giao tiếp với tần số cao.
Năm 1994 Nguyễn Thị Đan nghiên cứu Bước đầu tìm hiểu cấu trúc hội
thoại: Cuộc thoại - Đoạn thoại (trên cơ sở tìm hiểu một số cuộc thoại mua
bán ngày nay và thời bao cấp trước kia), trên cơ sở nghiên cứu hoạt động
10
phát ngôn trong hội thoại của người mua và người bán, từ đó tìm hiểu cấu trúc
cuộc thoại mua bán gồm 3 phần: mở thoại, thân thoại, kết thoại, đi sâu nghiên
cứu từng loại đoạn thoại này để so sánh với cuộc thoại thời bao cấp.
Luận án PTS của Phạm Thị Thành (năm 1995), “Nghi thức lời nói tiếng
Việt qua các phát ngôn: chào, cám ơn, xin lỗi”, tác giả đã chia phát ngôn
chào thành hai loại: chào một cách tường minh – phát ngôn có động từ “chào”
(5 cấu trúc), chào một cách hàm ẩn – phát ngôn không có động từ “chào” (7
cấu trúc). Thành công của luận án là tác giả đã xây dựng được cấu trúc của lời
chào và nêu đặc điểm của phát ngôn này về mặt ngữ nghĩa và cấu trúc; lý giải
sự hình thành của các phát ngôn nghi thức, tường minh, hàm ẩn; phân tích
những ảnh hưởng của các yếu tố xã hội, dân tộc, tâm lý đến nộ