Trong di sản văn hoá của các dân tộc Việt Nam, kho tàng văn hoá của
các dận tộc thiểu số rất phong phú và đa dạng. Mỗi dân tộc đều có những nét
văn hoá, phong tục, tập quán riêng tạo nên sự khác biệt, đặc trƣng của mỗi
vùng, miền. Riêng vùng Việt Bắc từ xƣa tới nay, có rất nhiều di sản văn hoá
khác nhau, trong đó phải kể đến những làn điệu trữ tình mƣợt mà làm đắm say
không biết bao nhiêu tâm hồn chàng trai cô gái nhƣ Hát Then, Sli, Lƣợn cọi,
Khắp Cọi, Hát Iếu của dân tộc Tày ở Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Tuyên
Quang, Hà Giang, Yên Bái. Hát Iếu là hình thức sinh hoạt văn hoá đặc trƣng
vốn có của ngƣời Tày ở huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang. Hát Iếu còn ít ngƣời
biết tới. Do vậy, việc Sƣu tầm, nghiên cứu, bảo tồn, kế thừa và phát huy những
giá trị của Hát Iếu là sự trăn trở của nhiều ngƣời có tâm huyết với việc giữ gìn
bản sắc văn hoá dân tộc.
Thực tế từ trƣớc tới nay, Hát Iếu của ngƣời Tày Bắc Quang đã đƣợc một
số ngƣời sƣu tầm và dịch với số lƣợng còn rất hạn chế, chƣa có sự quan tâm,
nghiên cứu, tìm hiểu một cách khoa học về mặt giá trị nội dung và nghệ thuật.
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã tiến hành điền dã và sƣu tầm
những bài Hát Iếu lƣu truyền trong dân gian với số lƣợng đáng kể.
166 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1780 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hát iếu ở Bắc Quang Hà Giang - Những đặc điểm nội dung và nghệ thuật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
-------
HOÀNG MINH NGUYỆT
HÁT IẾU Ở BẮC QUANG HÀ GIANG - NHỮNG ĐẶC
ĐIỂM NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
THÁI NGUYÊN - 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
-------
HOÀNG MINH NGUYỆT
HÁT IẾU CỦA NGƢỜI TÀY Ở BẮC QUANG HÀ GIANG -
NHỮNG ĐẶC ĐIỂM NỘI DUNG VÀ NGHỆ THUẬT
Chuyên ngành: VĂN HỌC VIỆT NAM
Mã số : 60 22 34
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
Ngƣời hƣớng dẫn:
TS. NGUYỄN HẰNG PHƢƠNG
THÁI NGUYÊN - 2009
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới TS. Nguyễn
Hằng Phƣơng là ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo, dìu dắt và giúp đỡ tôi
trong suốt thời gian tôi thực hiện và hoàn thành luận văn này.
Tôi xin đƣợc bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới các thầy, cô giáo giảng dạy
lớp cao học văn K15 và khoa Sau đại học, trƣờng Đại học Sƣ phạm Thái
Nguyên đã hƣớng dẫn, truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt quá trình học tập
và nghiên cứu.
Tôi xin trân trọng cảm ơn sâu sắc tới ông Hoàng Văn Chữ, ngƣời đã
giúp tôi trong quá trình sƣu tầm tƣ liệu để hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng vô cùng cảm ơn những tình cảm tốt đẹp của những ngƣời thân
trong gia đình, đồng nghiệp và bạn bè đã luôn dành cho tôi, động viên và tạo
mọi điều kiện tốt nhất cho tôi trong suốt thời gian học tập, nghiên cứu.
Thái Nguyên, ngày 25 tháng 09 năm 2009
Tác giả
Hoàng Minh Nguuyệt
1
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 3
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 3
2. Lịch sử vấn đề. ............................................................................................... 4
3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 8
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................................... 8
5. Đối tƣợng nghiên cứu .................................................................................... 8
6. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 8
7. Phƣơng pháp nghiên cứu. ............................................................................... 9
NỘI DUNG ..................................................................................................... 11
Chương 1. Một số vấn đề lý luận và thực tế - Cơ sở tìm hiểu hát Iếu ở
Bắc Quang - Hà Giang. .................................................................................. 11
1.1 Tổng quan về tộc ngƣời Tày ở Bắc Quang - Hà Giang. .............................. 11
1.1.1. Vài nét về cộng đồng ngƣời Tày ở Hà Giang. ........................................ 11
1.1.2. Điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội và đời sống văn hoá của
ngƣời Tày ở Bắc Quang - Hà Giang. ................................................................ 12
1.2 Khái quát về Lƣợn .................................................................................... 20
1.2.1 Khái niệm “Lƣợn”: ................................................................................. 20
1.2.2. Khái niệm Hát Iếu .................................................................................. 22
1.2.3. Nguồn gốc của Hát Iếu ........................................................................... 23
1.3. Hát Iếu ở Bắc Quang - Hà Giang. ............................................................. 27
1.3.1. Hát Iếu trong đời sống văn hoá của ngƣời Tày ở Bắc Quang - Hà Giang. ..... 27
1.3.2. Khảo sát, phân loại ................................................................................. 28
1.3.3. Hình thức diễn xƣớng trong Hát Iếu. ...................................................... 33
Tiểu kết. .......................................................................................................... 46
Chương 2. Nội dung cơ bản của hát Iếu ở Bắc Quang - Hà Giang .............. 47
2.1. Hát Iếu là những lời bày tỏ tình yêu trong buổi đầu gặp gỡ. ...................... 47
2
2.1.1. Hát Iếu là những lời tỏ tình thiết tha, chân thành, nồng thắm. ................ 47
2.1.2. Hát Iếu là những lời giao ƣớc, kết duyên tình cảm sâu nặng. .................. 53
2.1.3. Hát Iếu là những lời chia tay xót xa, day dứt giữa những ngƣời yêu nhau. . 58
2.2. Hát Iếu là những lời bày tỏ cách ứng xử trong tình yêu, ca ngợi cuộc sống. .... 62
2.2.1. Hát Iếu là những lời trách móc bạn tình nhẹ nhàng, thâm thuý. .............. 62
2.2.2. Hát Iếu là những lời đối đáp nhanh trí, thông minh và dí dỏm. ............... 65
2.2.3. Hát Iếu là những lời ca ngợi cuộc sống, thiên nhiên gần gũi giàu đẹp......... 70
2.3. Hát Iếu là những lời ca ngợi Đảng, Bác và cuộc sống mới. ....................... 74
2.3.1. Hát Iếu là những lời ca ngợi, bày tỏ niềm vui từ khi có Đảng và Bác Hồ.... 75
2.3.2. Hát Iếu là những lời ca ngợi cuộc sống hòa bình, xây dựng chủ nghĩa
xã hội. .............................................................................................................. 80
Tiểu kết ........................................................................................................... 84
Chương 3. Những đặc điểm nghệ thuật tiêu biểu của hát Iếu ở Bắc Quang
- Hà Giang ...................................................................................................... 86
3.1. Thể thơ trong Hát Iếu. ............................................................................... 86
3.1.1. Thể thơ tự do .......................................................................................... 86
3.1.2. Thể thơ thất ngôn. .................................................................................. 90
3.2. Các biện pháp tu từ sử dụng trong Hát Iếu. ............................................... 93
3.2.1. Biện pháp tu từ so sánh .......................................................................... 93
3.2.2. Biện pháp điệp ngữ tu từ (công thức trùng điệp) .................................. 101
3.3. Thời gian và không gian nghệ thuật trong Hát Iếu. .................................. 106
3.3.1. Thời gian nghệ thuật ............................................................................ 106
3.3.2. Không gian nghệ thuật ......................................................................... 113
Tiểu kết:........................................................................................................ 123
KẾT LUẬN .................................................................................................. 125
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................... 128
PHỤ LỤC .....................................................................................................
3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1 Về phương diện khoa học
Trong di sản văn hoá của các dân tộc Việt Nam, kho tàng văn hoá của
các dận tộc thiểu số rất phong phú và đa dạng. Mỗi dân tộc đều có những nét
văn hoá, phong tục, tập quán riêng tạo nên sự khác biệt, đặc trƣng của mỗi
vùng, miền. Riêng vùng Việt Bắc từ xƣa tới nay, có rất nhiều di sản văn hoá
khác nhau, trong đó phải kể đến những làn điệu trữ tình mƣợt mà làm đắm say
không biết bao nhiêu tâm hồn chàng trai cô gái nhƣ Hát Then, Sli, Lƣợn cọi,
Khắp Cọi, Hát Iếu… của dân tộc Tày ở Cao Bằng, Bắc Cạn, Lạng Sơn, Tuyên
Quang, Hà Giang, Yên Bái... Hát Iếu là hình thức sinh hoạt văn hoá đặc trƣng
vốn có của ngƣời Tày ở huyện Bắc Quang tỉnh Hà Giang. Hát Iếu còn ít ngƣời
biết tới. Do vậy, việc Sƣu tầm, nghiên cứu, bảo tồn, kế thừa và phát huy những
giá trị của Hát Iếu là sự trăn trở của nhiều ngƣời có tâm huyết với việc giữ gìn
bản sắc văn hoá dân tộc.
Thực tế từ trƣớc tới nay, Hát Iếu của ngƣời Tày Bắc Quang đã đƣợc một
số ngƣời sƣu tầm và dịch với số lƣợng còn rất hạn chế, chƣa có sự quan tâm,
nghiên cứu, tìm hiểu một cách khoa học về mặt giá trị nội dung và nghệ thuật.
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi đã tiến hành điền dã và sƣu tầm
những bài Hát Iếu lƣu truyền trong dân gian với số lƣợng đáng kể.
1.2. Về phương diện thực tiễn
Hát Iếu là một loại hình dân ca độc đáo của ngƣời Tày ở Bắc Quang - Hà
Giang trong sinh hoạt văn hoá, văn nghệ quần chúng, gắn bó sâu sắc với đời
sống của làng quê nơi đây từ xƣa tới nay. Nghiên cứu những nét cơ bản về giá
trị nội dung và nghệ thuật của Hát Iếu trong đời sống văn hoá dân gian của
ngƣời Tày ở địa phƣơng Bắc Quang - Hà Giang sẽ góp phần khẳng định, gìn
giữ, bảo lƣu và phát huy nét đẹp truyền thống vốn có của dân tộc Tày ở Bắc
4
Quang - Hà Giang nói riêng, các dân tộc thiểu số của Việt Nam nói chung trên
con đƣờng tìm về với bản sắc cội nguồn dân tộc.
Xuất phát từ phƣơng diện khoa học, thực tiễn nêu trên chúng tôi tiến
hành tìm hiểu “Hát Iếu của người Tày ở Bắc Quang - Hà Giang - Những đặc
điểm nội dung và nghệ thuật” trong đề tài luận văn nghiên cứu của mình.
Hoàn thành công trình này còn là nguyện vọng của chúng tôi, ngƣời con của
tộc ngƣời Tày mong muốn đƣợc khám phá, tôn vinh những giá trị văn hoá có
sức sống bền bỉ của dân tộc mình.
2. Lịch sử vấn đề.
2.1. Những công trình sưu tầm, nghiên cứu, giới thiệu về dân ca Tày Nùng.
Nhắc đến những giá trị văn hoá - nghệ thuật của các dân tộc trên đất
nƣớc ta, trƣớc hết phải nói đến những giá trị to lớn của vốn văn học dân gian cổ
truyền của mỗi dân tộc. Trong đó dân tộc Tày đã có những đóng góp cho nền
văn hoá nghệ thuật thêm phong phú, đa dạng, đặc sắc qua các thể loại khác
nhau. Chúng ta có thể kể đến thể loại dân ca nhƣ Hát then, Hát Quan làng,
Lƣợn Cọi, Lƣợn Slƣơng, Lƣợn Nàng ới, Hát Iếu… Qua quá trình lao động sản
xuất, chiến đấu, ngƣời Tày đã sáng tạo nên một kho tàng vô cùng giàu có về hát
Lƣợn. Tuy vậy, trƣớc Cách mạng tháng Tám, cũng nhƣ nhiều dân tộc khác,
ngƣời Tày không có kho lƣu trữ, thƣ viện, nhà xuất bản. Văn học chủ yếu đƣợc
lƣu chuyển thông qua hình thức truyền miệng. Cũng do ƣu thế của thể loại mà
những bài hát Iếu đƣợc truyền cho các thế hệ nối tiếp nhau trong những dịp lễ
hội, trong sinh hoạt cộng đồng,…trong tâm hồn, trí tuệ và tình cảm của những
ngƣời yêu mến thơ ca dân gian của dân tộc.
Từ sau Cách mạng tháng Tám thành công, nhờ chính sách bảo tồn văn
hoá các dân tộc của Đảng, nhà nƣớc thì việc sƣu tầm, nghiên cứu và phát huy
những giá trị truyền thống nhƣ hát lƣợn nói chung đƣợc quan tâm, chú ý. Song
do nhiều lý do khác nhau nhƣ: trình độ ngƣời nghiên cứu, hoàn cảnh đất nƣớc
có chiến tranh, do nhận thức, quan niệm…mà công việc lƣu giữ và bảo tồn
5
những giá trị văn hoá bị mai một, chƣa đạt đƣợc hiệu quả cao. Trƣớc những
năm 1960, những công trình nghiên cứu, sƣu tầm về Lƣợn của ngƣời Tày nói
chung hầu nhƣ không có, hoặc đƣợc giới thiệu rất sơ lƣợc, khái quát. Tuy nhiên
qua một số công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, dân ca dân gian nói
chung của dân tộc Tày còn đƣợc phát hiện ở những khía cạnh sâu sắc hơn nhƣ
nhận định của nhà nghiên cứu văn hoá dân gian Vũ Ngọc Phan: “Folkclore
hình thành không phải với tính cách là sự phản ánh trực tiếp đời sống. Nhiều
tầng văn hoá đã lắng đọng trong Floklore, và sau một quá trình nhào nặn, biến
đổi lâu dài, đã tạo nên một truyền thống nhất định có nội dung tƣ tƣởng sâu
sắc bền vững qua thời gian và không gian” [43. Tr. 59].
Chính vì vậy, những giá trị nằm trong tầng sâu của nền văn hoá dân ca
dân gian Tày trở thành vấn đề thu hút, sự quan tâm của các nhà nghiên cứu lâu
nay. Theo trình tự thời gian và từng mảng nghiên cứu, một số công trình sƣu
tầm, khảo cứu có liên quan đến đề tài xuất hiện nhƣ:
- Năm 1974 Sở văn hoá thông tin Việt Bắc xuất bản cuốn: Bƣớc đầu tìm
hiểu vốn văn nghệ Việt Bắc tập hợp nhiều bài viết của các nhà nghiên cứu,
trong đó có một số bài viết về đời sống văn hoá, tinh thần, nội dung, hình thức
những giá trị trong bƣớc đầu khảo cứu vốn thơ ca dân gian dân tộc Tày, Nùng.
Đáng chú ý có đoạn viết của Vi Quốc Bảo khẳng định: “Thật khó có thể thống
kê đƣợc hết các thể loại dân ca miền núi vô cùng phong phú và đa dạng. Mỗi
loại dân ca có cái hay, cái đẹp riêng. Hay về làn điệu, đẹp về lời thơ. Song có
một cái chung nhất cho tất cả mọi thể loại dân ca miền núi là tính chất trữ tình
rất đằm thắm, rất độc đáo mà ta có thể dễ dàng tìm thấy trong bất kỳ thể loại
nào”. [57] Ngoài ra trong cuốn sách này còn một số bài viết của tác giả Vi
Hồng nêu lên: “Vài ý nghĩ nhỏ bƣớc đầu về thơ ca dân tộc Tày - Nùng” và “
Thử tìm hiểu về nội dung của Lƣợn”[57. Tr.109, 176].
- Tạp chí dân tộc học số 1- 1976 có bài viết: “Vài suy nghĩ về hát Quan
lang, phong Slƣ, Lƣợn” của nhà văn Vi Hồng. Trong bài viết của mình tác giả
6
có giới thiệu những nội dung tổ chức, hình thức lề lối cơ bản, khái quát về loại
hình dân ca phổ biến của dân tộc Tày, Nùng. [18]. Tuy nhiên, tác giả mới giới
thiệu khái quát về các loại dân ca Tày, Nùng.
- Cuốn Sli Lƣợn dân ca trữ tình Tày - Nùng cũng của tác giả Vi Hồng in
năm 1979 có giới thiệu về đời sống văn hóa, tinh thần của hai dân tộc Tày,
Nùng qua làn điệu dân ca Sli, Lƣợn cùng với đề tài, nội dung tƣ tƣởng, ý nghĩa
thẩm mỹ cũng nhƣ cung cách xây dựng hình tƣợng của Sli, Lƣợn. Tác giả nhấn
mạnh:“Các lớp đề tài của sli, lƣợn và mỗi một hình tƣợng của mỗi lớp đề tài
đều bắt nguồn từ những quan niệm xa xƣa của dân tộc Tày Nùng, đồng thời nó
phát triển một cách gắn bó với dân tộc, với xã hội với từng con ngƣời Tày,
Nùng. Vì thế các lớp đề tài , mỗi hình tƣợng, hình ảnh của sli, lƣợn đều rất gần
gũi gắn bó với đời sống tình cảm, với tâm hồn ngƣời Tày ngƣời
Nùng”.[19.Tr.59]. Cuốn sách đã có những gợi ý cho tác giả đề tài tìm hiểu về
Hát Iếu ở Bắc Quang - Hà Giang.
- Năm 1983, trong giáo trình “Văn học dân gian các dân tộc ít ngƣời ở
Việt Nam”, tác giả Võ Quang Nhơn đã khái quát những đặc điểm xã hội - văn
hoá, quá trình lịch sử của ngành nghiên cứu văn hoá dân gian các dân tộc ít
ngƣời và tổng quát về các thể loại văn học dân gian của các dân tộc nhƣ: Thần
thoại, Truyện cổ tích, Thơ ca dân gian, Sử thi anh hùng…Trong thể loại thơ ca
dân gian, nhà nghiên cứu Võ Quang Nhơn có sự tổng hợp, so sánh nghiên cứu
về thơ ca dân gian các dân tộc, trong đó có loại hình dân ca Lƣợn của dân tộc
Tày. Có đoạn tác giả viết: “Thơ ca dân gian các dân tộc, với những nét đặc sắc
trong kết cấu ngôn ngữ, trong cách sử dụng hình tƣợng, trong nhạc điệu (và có
khi cả điệu hát múa nữa) đi kèm theo lời ca, lại thiên về thể hiện tính độc đáo
dân tộc; chính nhờ những yếu tố đó mà thơ ca dân gian mang đậm dấu ấn của
phong cách, màu sắc đa dạng của văn hoá dân tộc”. Tác giả mƣợn hai câu thơ
của nhà thơ Hoàng Văn Thụ để nói lên tính độc đáo của thơ ca các dân tộc Tày,
Nùng:
7
Từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau
"Si” ca nhiều tiếng áo nhiều màu. [41.Tr,198].
Cuốn “Tổng tập văn học các dân tộc ít ngƣời ở Việt Nam” do Đặng
Nghiêm Vạn chủ biên xuất bản gồm nhiều tập, [66]. Đây là cuốn tổng hợp về
công tác sƣu tầm văn học các dân tộc thiểu số, trong đó có giới thiệu một số bài
Lƣợn của dân tộc Tày.
Từ những góc nhìn khác nhau, các tác giả đã đề cập đến Lƣợn nói chung
của dân tộc Tày - Nùng . Trong đó các nhà nghiên cứu giới thiệu về cách thức,
tổ chức, hệ thống của lƣợn, cũng nhƣ giá trị của thể loại dân ca trữ tình này
trong đời sống văn hoá của dân tộc Tày.
Ngoài ra còn có một số công trình sƣu tầm, giới thiệu và dịch của một số
tác giả cũng đề cập tới dân ca của dân tộc Tày – Nùng nhƣ: [32], [43], [50]…
Nhƣ vậy, công tác sƣu tầm, nghiên cứu về Lƣợn còn rất khiêm tốn so với
bề dày nền văn hoá Sli Lƣợn của dân tộc Tày - Nùng. Trong các công trình
khoa học của những nhà nghiên cứu tuy chƣa khám phá hết những giá trị của
loại hình dân ca Lƣợn; Nhƣng các công trình trên là những gợi mở, là tiền đề
khoa học có giá trị to lớn cho việc nghiên cứu đề tài trên.
2.2. Tình hình sưu tầm, nghiên cứu Hát Iếu ở huyện Bắc Quang tỉnh
Hà Giang.
Đối với dân tộc Tày ở Bắc Quang Hát Iếu là một loại hình sinh hoạt văn
hoá tập thể, ngƣời Tày vốn có truyền thống văn hoá tốt đẹp đƣợc kết tinh trong
đời sống lao động, sản xuất, trong giao tiếp và ứng xử. Vì vậy mà Hát Iếu đƣợc
lƣu truyền ở nhiều bản làng của ngƣời Tày, trở thành nét sinh hoạt độc đáo
riêng của ngƣời Tày nơi đây. Dù đã đƣợc biết đến, nhƣng Hát Iếu của dân tộc
Tày ở Bắc Quang vẫn còn là mảnh đất nguyên sơ chƣa đƣợc nhiều ngƣời quan
tâm nghiên cứu.
Hiện nay, tƣ liệu Hát Iếu chủ yếu là bản sƣu tầm và dịch của ông Hoàng
Văn Chữ, một ngƣời Tày ở Bắc Quang chƣa đƣợc in thành sách. Và hai tập thơ
8
Tày “Chồm bióoc Mạ” và “ Ra mắt bố mẹ” của Hoàng Thị Cấp sƣu tầm và
dịch.[4,5]. Do vậy, việc tìm hiểu về Hát Iếu ở địa phƣơng Bắc Quang nói riêng,
dân ca của các dân tộc nói chung là việc làm thiết thực trong đời sống hiện nay,
góp phần bảo tồn gìn giữ và phát huy nền văn học văn nghệ vô cùng quý giá
của cả dân tộc.
3. Mục đích nghiên cứu
- Nghiên Cứu “Hát Iếu của ngƣời Tày ở Bắc Quang - Hà Giang - những
đặc điểm nội dung và nghệ thuật”, Qua đó nhận diện, phân tích, so sánh để thấy
đƣợc nét độc đáo, giàu bản sắc văn hoá Tày ở một địa phƣơng cụ thể.
- Bƣớc đầu cố gắng lí giải cội nguồn của nét văn hoá dân ca Iếu trên cơ
sở tổng quan văn hoá của dân tộc Tày ở Bắc Quang - Hà Giang.
- Đề xuất những giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy những giá trị tốt đẹp
vốn có của Hát Iếu.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khảo sát, thống kê, phân tích, lý giải lời Hát Iếu và một số vấn đề có
liên quan đến giá trị nội dung, nghệ thuật của Hát Iếu.
- Sƣu tầm, tìm hiểu thêm lời Hát Iếu với một số loại hình văn hoá nghệ
thuật, tín ngƣỡng có liên quan thiết thực đến đề tài từ các góc độ nhìn nhận.
- Bƣớc đầu nêu một số suy nghĩ về bảo tồn, phát huy những giá trị văn
hóa của Hát Iếu trong đời sống đƣơng đại.
5. Đối tƣợng nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu chủ yếu của luận văn là những lời Hát Iếu đã
đƣợc sƣu tầm và xuất bản thành sách.
- Những tƣ liệu sƣu tầm chƣa xuất bản của một số nghệ nhân và tác giả
đề tài.
6. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi tƣ liệu nghiên cứu:
+ Hoàng Thị Cấp,(2005), Chồm bióoc Mạ, Nxb văn hoá dân tộc
Hà Nội.
9
+ Hoàng Thị Cấp (2007), Ra mắt bố mẹ, Hội văn học nghệ thuật
tỉnh Hà Giang.
+ Những tƣ liệu chƣa xuất bản:
. Iếu dân ca dân tộc Tày do Hoàng văn Chữ sƣu tầm và dịch.
. Iếu hát thơ then dân ca dân tộc Tày của tác giả Hoàng
Văn Chữ.
. Văn bản của chính tác giả sƣu tầm qua các nghệ nhân.
. Mạng Intrenet.
- Phạm vi vấn đề nghiên cứu:
Trong khuôn khổ luận văn thạc sĩ, chúng tôi chỉ tìm hiểu một số đặc điểm
nội dung và nghệ thuật tiêu biểu của Hát Iếu ở Bắc Quang - Hà Giang.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu.
- Trên bình diện phƣơng pháp luận là tiếp cận chủ yếu theo quan điểm ngữ
văn học, tức là dựa vào thành tố ngôn từ, cụ thể ở đây là lời Hát Iếu để phân tích.
Tuy nhiên Hát Iếu là một loại hình dân ca vì thế nó không thể tách rời đời sống
văn hoá của dân tộc Tày. Do đó tiếp cận vấn đề nghiên cứu theo quan điểm văn
hoá học là cần thiết, song cần phải nghiên cứu theo quan điểm tiếp cận liên ngành,
xem xét đối tƣợng từ nhiều góc độ, ngành khoa học khác nhau.
- Trên bình diện phƣơng pháp cụ thể, chúng tôi sử dụng :
+ Phƣơng pháp tiếp cận hệ thống.
+ Phƣơng pháp khảo sát thống kê.
+ Phƣơng pháp điền dã văn học.
+ Phƣơng pháp phân tích tổng hợp.
+ Phƣơng pháp đối chiếu so sánh.
8. Những đóng góp của luận văn
Nghiên cứu Hát Iếu trong đời sống văn hoá dân gian của ngƣời Tày ở
Bắc Quang - Hà Giang, nhằm giới thiệu một nét văn hoá đặc trƣng vốn có trong
dân gian nhƣng chƣa có nhiều công trình nghiên cứu về nó. Luận văn là công
10
trình đầu tiên nghiên cứu