Luận văn Hiện tượng nói ngược trong tác phẩm Hồ Chí Minh toàn tập

Điểm nổi bật của bài viết này là tác giả đưa ra khái niệm nói ngược trong đồng dao: Nói ngược trong đồng dao là lối nói không xuôi, không thuận như bình thường, đó là đánh tráo đặc điểm, hay hoạt động, tính chất giữa hai sự vật, sự việc nêu sóng kèm nhau, khiến chúng tréo hèo. Mỗi đơn vị nói ngược gồm hai hình ảnh tréo nhau ấy. Đặc biệt, tác giả đã phân loại nói ngược trong đồng dao một cách khá kỹ dựa vào các tiêu chí là số lượng dòng thơ mà đơn vị nói ngược thể hiện, dựa vào mô hình cấu trúc mà các đơn vị nói ngược sử dụng. Cuối cùng, tác giả nhận xét vai trò của nói ngược trong đồng dao: nó đề cập đến các sự vật hiện tượng tự nhiên, chú ý đến con người qua hoạt động để sinh tồn, nó quan tâm đến con người xã hội,.

pdf139 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2003 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hiện tượng nói ngược trong tác phẩm Hồ Chí Minh toàn tập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ---------------------- ĐÀO THỊ THU HƢỜNG HIỆN TƢỢNG NÓI NGƢỢC TRONG TÁC PHẨM HỒ CHÍ MINH TOÀN TẬP LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC THÁI NGUYÊN - 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 2 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM ---------------------- ĐÀO THỊ THU HƢỜNG HIỆN TƢỢNG NÓI NGƢỢC TRONG TÁC PHẨM HỒ CHÍ MINH TOÀN TẬP Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 60 22 01 LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Lộc THÁI NGUYÊN - 2010 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 3 MỤC LỤC Trang A- MỞ ĐẦU 1 1. Lí do chọn đề tài 4 2. Đối tượng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu 4 3. Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu 5 4. Lịch sử vấn đề 5 5. Các phương pháp nghiên cứu 8 6. Cấu trúc của luận văn 9 B - NỘI DUNG CHÍNH 10 CHƢƠNG 1: Cơ sở lí thuyết 10 1.1. Một số vấn đề lý thuyết về tu từ học 7 1.2. Một số vấn đề lí thuyết về ngữ dụng học 22 1.3. Một số vấn đề lý thuyết về từ, cụm từ tiếng việt 39 1.4. Kết luận chương 40 CHƢƠNG 2: Hiện tƣợng nói ngƣợc trong tác phẩm Hồ Chí Minh toàn tập nhìn từ góc độ phƣơng tiện biểu đạt 42 2.1. Phương tiện biểu đạt của hiện tượng nói ngược có cấu tạo là từ 60 2.2. Phương tiện biểu đạt của hiện tượng nói ngược có cấu tạo là cụm từ 54 2.3. Kết luận chương 64 CHƢƠNG 3: Hiện tƣợng nói ngƣợc trong tác phẩm Hồ Chí Minh toàn tập nhìn từ góc độ ngữ dụng học 65 3.1. Phương thức nói ngược trong tác phẩm Hồ Chí Minh toàn tập 65 3.2. Hiện tượng nói ngược xét về phương diện hành vi ngôn ngữ (hành vi ngôn ngữ thể hiện nói ngược) 74 3.3. Hiện tượng nói ngược xét theo lí thuyết hội thoại 104 3.4. Vai trò của hiện tượng nói ngược trong tác phẩm Hồ Chí Minh toàn tập 11 3.5. Kết luận chương 130 C. KẾT LUẬN 134 TÀI LIỆU THAM KHẢO 136 Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 4 A- MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Nói ngược là một biện pháp nghệ thuật được sử dụng thường xuyên trong nói năng hàng ngày cũng như trong tác phẩm văn chương và đem lại hiệu quả diễn đạt cao. 1.2. Trong sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Hồ Chí Minh, sáng tác văn học không phải là hoạt động chủ yếu. Người không có ý định xây dựng và tạo cho mình một sự nghiệp văn chương như công việc quen thuộc của người nghệ sĩ nhưng Người đã để lại cho dân tộc ta nhiều tác phẩm văn thơ có giá trị lớn về tư tưởng nghệ thuật, như tập thơ Nhật kí trong tù, Truyện và kí và nhiều áng văn chính luận... Những tác phẩm của Người có sức hấp dẫn bởi chất trí tuệ sắc sảo, kiến thức uyên bác, tình cảm mạnh mẽ, thiết tha... Đặc biệt, Người là một bậc thầy về việc lựa chọn và sử dụng ngôn từ nói chung và biện pháp nói ngược nói riêng. 1.3. Đến nay chưa thấy có một công trình nghiên cứu nào tìm hiểu hiện tượng nói ngược trong tác phẩm Hồ Chí Minh toàn tập một cách tỉ mỉ, toàn diện. Vì vậy đối tượng nghiên cứu này vẫn còn là vấn đề mang tính thời sự. Với những lí do chủ yếu vừa nói, chúng tôi chọn đề tài Hiện tượng nói ngược trong tác phẩm Hồ Chí Minh toàn tập để nghiên cứu nhằm mục đích làm rõ thêm về biện pháp nghệ thuật nói ngược và Hồ Chí Minh đã sử dụng biện pháp nghệ thuật này như thế nào, biện pháp nghệ thuật này đã đem lại những giá trị gì cho các tác phẩm của Người. Hy vọng kết quả nghiên cứu và nguồn ngữ liệu thống kê sẽ là tài liệu tham khảo cho những ai muốn tìm hiểu hiện tượng nói ngược trong giao tiếp hàng ngày và trong văn học. 2. Đối tƣợng nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hiện tượng nói ngược được Hồ Chí Minh sử dụng trong các tác phẩm của Người. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 5 2.2. Phạm vi nghiên cứu - Về đối tượng khảo sát: Đối tượng khảo sát là cuốn Hồ Chí Minh toàn tập, nhà xuất bản Chính trị quốc gia, năm 2002. - Về nội dung nghiên cứu: Luận văn này nghiên cứu hiện tượng nói ngược được thể hiện trong Hồ Chí Minh toàn tập về ba phương diện: + Phương tiện ngôn ngữ được dùng (cấu tạo hình thức, ngữ nghĩa) + Cơ chế của hiện tượng nói ngược (phương thức, cách thức nói ngược) + Hiệu quả diễn đạt của hiện tượng nói ngược. 3. Mục đích nghiên cứu, nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu - Làm rõ thêm về biện pháp nghệ thuật nói ngược về ba phương diện đã trình bày ở mục 2.2 - Tìm hiểu thêm về cách sử dụng ngôn ngữ của Hồ Chí Minh - Làm tư liệu tham khảo cho những ai nghiên cứu hiện tượng nói ngược và giảng dạy văn thơ Hồ Chí Minh. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu nói trên, người viết phải đặt ra các nhiệm vụ chính sau đây: - Nghiên cứu những vấn đề, lí thuyết liên quan đến việc xử lí đề tài; - Khảo sát tư liệu, phân loại tư liệu; - Miêu tả tư liệu, tổng kết tư liệu; - Kết luận nội dung, kết quả nghiên cứu. 4. Lịch sử vấn đề Có thể nói, nói ngược là một trong những biện pháp tu từ được các nhà văn, nhà thơ, nhà báo sử dụng phổ biến trong các sáng tác của mình. Bằng thủ pháp nghệ thuật này, các tác giả đã tạo ra được một cách viết sáng tạo và đầy sức lôi cuốn người đọc với hình thức đả kích, châm biếm sâu cay nhưng dí dỏm và luôn mới mẻ, bất ngờ. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 6 Nói ngược cũng đã ít nhiều được các nhà khoa học quan tâm xem xét. Ở từng công trình nghiên cứu, tùy từng mục đích nghiên cứu, các tác giả đã tìm hiểu hiện tượng nói ngược ở những phương diện và cấp độ khác nhau. Luận văn này chia những công trình nghiên cứu về nói ngược thành hai nhóm theo nội dung của chúng. Nhóm thứ nhất là những công trình chuyên trình bày khái niệm, cấu tạo của nói ngược. Nhóm thứ hai là những công trình nghiên cứu về nói ngược trong một tác phẩm cụ thể. 4.1. Về nhóm các công trình đưa ra khái niệm về nói ngược, đã có một số nhà nghiên cứu đưa ra những ý kiến riêng của mình về hiện tượng nói ngược. Dưới đây là một số công trình tiêu biểu và những quan niệm của tác giả: + Đinh Trọng Lạc trong 99 biện pháp và phương tiện tu từ tiếng Việt, Nxb Giáo dục, năm 2000 đã nêu: Nói mỉa là một phương thức chuyển tên gọi từ một sự vật này sang một sự vật khác, dựa vào sự đối lập giữa cách đánh giá tốt được diễn đạt một cách hiển minh với cách đánh giá ngụ ý xấu theo nghĩa hàm ẩn đối với sự vật [19, tr.8]. + Cuốn Phong cách học tiếng Việt (Đinh Trọng Lạc – Nguyễn Thái Hòa - Nxb Giáo dục) cũng đã đưa ra một khái niệm về nói ngược nhưng các tác giả gọi hiện tượng ngôn ngữ này là phản ngữ: Phản ngữ không phải là phép đối hay đối lập mà chính là phép nghịch ngữ, hay tương phản tức là phương thức dùng nghĩa trái ngược để chỉ ra một sự thật chứa đựng mâu thuẫn [20, tr.217]. Ngoài ra, trong cuốn sách trên, các tác giả cho rằng: kiểu nói nghịch ngữ không chỉ vui đùa mà có thể diễn tả một ý kín đáo, một sự phê phán hoặc phản ánh một nghịch lí xã hội. Như vậy, hầu hết khi nghiên cứu về hiện tượng nói ngược các tác giả đều bước đầu đưa ra được khái niệm về nói ngược nhưng chưa phân tích, chỉ rõ cấu tạo của hiện tượng này trong văn cảnh hoặc đặt trong chức năng giao tiếp để từ Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 7 đó giúp chúng ta hiểu rõ tác dụng của hiện tượng này cũng như góp phần khẳng định những giá trị của tác phẩm có sử dụng thủ pháp nghệ thuật này. 4.2. Về nhóm các công trình nghiên cứu về nói ngược trong một tác phẩm cụ thể. Dưới đây là một số các công trình tiêu biểu: + Bµi “Giải mã hiện tượng nói ngược trong đồng dao” cña TriÒu Nguyªn in trên Tạp chí nghiên cứu văn hóa dân gian Thừa thiên Huế, số 12 năm 2008. Điểm nổi bật của bài viết này là tác giả đưa ra khái niệm nói ngược trong đồng dao: Nói ngược trong đồng dao là lối nói không xuôi, không thuận như bình thường, đó là đánh tráo đặc điểm, hay hoạt động, tính chất giữa hai sự vật, sự việc nêu sóng kèm nhau, khiến chúng tréo hèo. Mỗi đơn vị nói ngược gồm hai hình ảnh tréo nhau ấy. Đặc biệt, tác giả đã phân loại nói ngược trong đồng dao một cách khá kỹ dựa vào các tiêu chí là số lượng dòng thơ mà đơn vị nói ngược thể hiện, dựa vào mô hình cấu trúc mà các đơn vị nói ngược sử dụng. Cuối cùng, tác giả nhận xét vai trò của nói ngược trong đồng dao: nó đề cập đến các sự vật hiện tượng tự nhiên, chú ý đến con người qua hoạt động để sinh tồn, nó quan tâm đến con người xã hội,... + Bµi “Con cò mà đi ăn đêm: nói ngược - ngụ ngôn - trữ tình” cña NguyÔn Hïng VÜ được in trên trang http:/ khoa van học- ush.edu.vn. Trong bài viết này, tác giả không đưa ra khái niệm về nói ngược, các kiểu cấu tạo của nói ngược về nội dung và hình thức. Điểm nổi bật của bài viết này là tác giả đã phân tích, chỉ rõ cho người đọc thấy được trong bài ca dao Con cò có 6 câu thì cả 6 câu đều chứa đựng những yếu tố nói ngược dù kín đáo hay rõ ràng, tác giả cho rằng cho dù được che lấp bởi các thao tác miêu tả thì vẫn không dấu được các yếu tố nói ngược khi đặt nó vào kinh nghiệm dân gian truyền thống. Đồng thời, sau khi phân tích rất kỹ lưỡng các yếu tố nói ngược trong các câu ca dao, tác giả đã đánh giá công dụng của lối nói ngược trong ca dao nói chung và trong bài ca dao Con cò nói riêng. Tác giả cho rằng ca dao nói ngược có nhiều công dụng để nhận thức tồn tại khách quan (miêu tả) và biểu hiện tâm trạng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 8 nhân dân (trữ tình) và lối nói ngược trong bài ca dao Con cò có tác dụng rút ra bài học nhận thức cho mọi người về niềm khao khát hạnh phúc. + Bµi “VÌ nãi ng•îc - mét kiÓu ®ång dao ®éc ®¸o” cña NguyÔn §Þnh Trung, in trªn T¹p chÝ v¨n hãa d©n gian sè 1, n¨m 1997, trang 80-84: Nguyễn Định Trung đã đưa ra nhận định của mình về những bài đồng dao nói ngược “ là những câu vàn vè ứng tác giúp đám trẻ hát vui, dí dỏm, ngộ nghĩnh, thích thú nên cứ thế được truyền khẩu và sống mãi trong cuộc đời dân dã, việc giáo dục trẻ thơ chỉ là mục đích song hành nhẹ nhàng”. + LuËn v¨n tèt nghiÖp “Tìm hiểu thủ pháp nói ngược của Nguyễn ái Quốc trong Bản án chế độ thực dân pháp truyện và kí” cña Phïng ThÞ Thanh, luận văn tốt nghiệp trường Đại học sư Phạm Thái Nguyên. Trong công trình này, tác giả đã đưa ra khái niệm về nói ngược, phân loại nói ngược về nội dung và hình thức và nêu tác dụng của nói ngược trong tác phẩm B¶n ¸n chÕ ®é thùc d©n Ph¸p. Hạn chế của công trình này là tác giả chưa nghiên cứu hiện tượng nói ngược xét về phương diện ngữ dụng học. Tóm lại, các công trình nghiên cứu dẫn trên cho thấy, các nhà khoa học đã tập trung thống kê, tìm hiểu về một số nội dung của hiện tượng nói ngược. Song chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện về hiện tượng nói ngược trong tác phẩm Hồ Chí Minh toàn tập. Tuy nhiên, những công trình nghiên cứu đã có về hiện tượng nói ngược là những gợi mở có giá trị, là tiền đề khoa học cho việc nghiên cứu về hiện tượng nói ngược của luận văn này. 5. Các phƣơng pháp nghiên cứu Thực hiện đề tài này, luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu sau đây: 5.1. Phương pháp thống kê - phân loại Các phương pháp nghiên cứu này được dùng để thống kê và phân loại tư liệu theo các tiêu chí đã định trước. 5.2. Phương pháp phân tích - tổng hợp Các phương pháp nghiên cứu này được dùng để miêu tả nguồn ngữ liệu thống kê theo các nhóm đã phân loại và tổng kết các kết quả nghiên cứu. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 9 5.3. Phương pháp so sánh, đối chiếu Phương pháp nghiên cứu này được dùng để so sánh hiệu quả diễn đạt của biện pháp nói ngược với hiệu quả diễn đạt của một vài biện pháp tu từ khác, góp phần khẳng định thêm về giá trị của biện pháp nói ngược. 6. Cấu trúc của luận văn Ngoài các phần Mở đầu, Kết luận và Tư liệu tham khảo, luận văn gồm ba chương: Chƣơng 1: Cơ sở lí luận Chương 2: Hiện tượng nói ngược trong t¸c phÈm Hồ Chí Minh toàn tập nhìn từ góc độ phương tiện biểu đạt. Chƣơng 3: Hiện tượng nói ngược trong t¸c phÈm Hồ Chí Minh toàn tập dưới góc nhìn của ngữ dụng học. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 10 B - NỘI DUNG CHÍNH CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÍ THUYẾT 1.1.MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ THUYẾT VỀ TU TỪ HỌC 1.1.1. Khái niệm biện pháp tu từ Biện pháp tu từ là những cách phối hợp sử dụng trong hoạt động lời nói các phương tiện ngôn ngữ không kể là có màu sắc tu từ hay không trong một ngữ cảnh rộng để tạo ra hiệu quả tu từ (tức tác dụng gây ấn tượng về hình ảnh, cảm xúc, thái độ, hoàn cảnh). Biện pháp tu từ là những cách kết hợp ngôn ngữ đặc biệt trong một hoàn cảnh cụ thể, nhằm một mục đích tu từ nhất định. Nó đối lập với biện pháp sử dụng ngôn ngữ thông thường trong mọi hoàn cảnh, nhằm mục đích diễn đạt lí trí. 1.1.2. Sơ lƣợc về biện pháp tu từ, phân biệt biện pháp tu từ và phƣơng tiện tu từ trong tiếng Việt 1.1.2.1. Một số biện pháp tu từ thƣờng gặp trong tiếng Việt a. Biện pháp đối lập - tƣơng phản * Khái niệm biện pháp đối lập - tương phản Biện pháp đối lập tương phản là biện pháp sử dụng các phương tiện ngôn ngữ trái nghĩa. Chúng có thể là các từ ngữ trái nghĩa từ vựng hoặc các từ ngữ trái nghĩa ngữ cảnh. Những từ trái nghĩa là biểu hiện cực đoan của quan hệ đối lập về ý nghĩa các từ cùng nằm trong một trường nghĩa. Biện pháp đối lập tương phản là các đơn vị trong một ngôn ngữ có ý nghĩa đối lập nhau. * Các biện pháp đối lập - tương phản Biện pháp đối lập tương phản được một số nhà ngôn ngữ học chia thành hai loại: đối lập tương phản là trái nghĩa từ vựng và đối lập tương phản là trái nghĩa ngữ cảnh - Trái nghĩa từ vựng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 11 + Khái niệm trái nghĩa từ vựng Theo Hoàng Phê, trái nghĩa từ vựng là những từ có nghĩa trái ngược nhau Theo Vũ Đức Nghiệu và Nguyễn Thiện Giáp: . “ Từ trái nghĩa là những từ có nghĩa trái ngược nhau trong mối quan hệ tương liên. Chúng khác nhau về ngữ âm và phản ánh những khái niệm tương phản về lôgic‟‟ [27, tr.199]. .“Từ trái nghĩa là những từ khác nhau về ngữ âm, đối lập về ý nghĩa, biểu hiện khái niệm tương phản về logic, nhưng tương liên lẫn nhau‟‟ [14, tr.205]. Hai định nghĩa vừa dẫn tương đối toàn diện vì định nghĩa không chỉ chú ý đến các nét nghĩa của từ mà còn chú ý đến nhiều mặt của từ trái nghĩa. Từ trái nghĩa phần lớn là tính từ, tiếp đó là động từ và danh từ. Trong mỗi trường nghĩa thường xuất hiện các từ đồng nghĩa và trái nghĩa nhau tạo sự phong phú cho ngôn ngữ. Ví dụ: .Từ trái nghĩa là tính từ như: Cao- thấp To- nhỏ Xấu - đẹp Xa - gần . Từ trái nghĩa là động từ: Ra - vào Lên - xuống Cười - khóc .Từ trái nghĩa là danh từ như: Trời - đất Nam - Bắc + Phân loại trái nghĩa từ vựng Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 12 Tùy theo các nhà nghiên cứu hiểu về các từ trái nghĩa mà có cách phân loại khác nhau. Có thể phân loại từ trái nghĩa dựa vào tính chất, mức độ đối lập của nó. Theo tiêu chí này có thể chia hiện tượng trái nghĩa từ vựng thành hai kiểu: từ trái nghĩa loại trừ lẫn nhau và từ trái nghĩa biểu thị trạng thái tính chất đối lập nhau nhưng có thể có điểm trung gian. Ở loại thứ nhất, hai từ trái nghĩa nhau nằm ở hai thái cực đối lập không có từ nào mang tính chất trung gian giữa chúng. Ý nghĩa đối lập, mang tính chất tuyệt đối, loại trừ lẫn nhau. Hai yếu tố đó không bao giờ cùng tồn tại trong cùng một sự vật, sự việc hoặc hiện tượng. Sống- chết Nô lệ- tự do Bẩn thỉu- sạch sẽ Còn ở loại thứ hai thì giữa hai từ trái nghĩa nhau còn có yếu tố trung gian mang tính chất trung hòa. Giỏi- trung bình- dốt To- nhỡ- nhỏ + Đặc điểm của trái nghĩa từ vựng Trong trái nghĩa từ vựng, ý nghĩa đối lập là ý nghĩa tự thân ở các từ, nó không phụ thuộc vào hoàn cảnh nói năng, giao tiếp, không phụ thuộc vào ngữ cảnh. Nó có thể xảy ra giữa từ với từ hoặc cụn từ mang ý nghĩa phủ định. . Từ với từ: Gầy - béo Xấu - đẹp Thuận lợi- khó khăn .Từ với cụm từ: Yêu- không yêu Chính nghĩa- phi nghĩa Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 13 Từ trái nghĩa là cơ sở để tạo ra phép đối lập trong thơ văn. Nó có sức biểu cảm lớn giúp ta hiểu sâu thêm ý nghĩa của từ. - Trái nghĩa ngữ cảnh + Khái niệm trái nghĩa ngữ cảnh Trái nghĩa ngữ cảnh là kiểu trái nghĩa mà bản thân các từ ngữ vốn không hề có ý nghĩa đối lập nhau nhưng khi đặt chúng trong một số ngữ cảnh nhất định nào đó thì chúng lại trở thành trái nghĩa với nhau. Ví dụ (1). Đầu voi đuôi chuột Lên voi xuống chó Ở đây, các từ voi- chuột và các từ voi- chó thực ra không hề trái nghĩa với nhau nhưng khi đặt trong câu thành ngữ này thì chúng lại trở thành đối lập trái nghĩa với nhau. Nghĩa là chỉ ở trong ngữ cảnh này thì các từ voi - chuột và các từ voi - chó mới trái nghĩa với nhau còn tách khỏi ngữ cảnh này thì chúng không hề có ý nghĩa hoặc đặc tính đối lập. Như vậy, trái nghĩa ngữ cảnh muốn hiểu được thường phải thông qua ý nghĩa gián tiếp có thể là có cả hai yếu tố hoặc một yếu tố tìm thấy nghĩa gốc, qua đó suy ra nghĩa của yếu tố còn lại. b. Nghịch ngữ (còn gọi là nghịch dụ) * Khái niệm Theo §inh Träng L¹c: “Nghịch ngữ là một biện pháp tu từ ngữ nghĩa cốt ở việc kết hợp liền nhau hoặc gần nhau những đơn vị cú pháp đối lập nhau về nghĩa trong mối quan hệ ngữ pháp chính phụ, để tạo nên một sự khẳng định, đôi khi rất bất ngờ nhưng lại rất tự nhiên, thuận lí, biện chứng”[6, tr.168]. * Cấu trúc của nghịch ngữ rất đa dạng: Những thành tố được kết hợp có thể nằm trong những quan hệ cú pháp định ngữ, trạng ngữ ... Nghịch ngữ bao giờ cũng được diễn đạt bằng cụm từ chứ không phải bằng câu. Ví dụ (2). Công việc khai hóa người Marốc bằng đại bác vẫn tiếp diễn[7, tr.170]. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 14 1.1.2.2. Phân biệt biện pháp tu từ và phƣơng tiện tu từ a. Khái niệm phƣơng tiện tu từ Phương tiện tu từ là những phương tiện ngôn ngữ mà ngoài ý nghĩa cơ bản (ý nghĩa sự vật logic ra) chúng còn có ý nghĩa bổ sung còn gọi là màu sắc tu từ. b. Phân biệt biện pháp tu từ và phƣơng tiện tu từ Theo Đinh Trọng Lạc trong 99 biện pháp và phƣơng tiện tu từ tiếng Việt, Nxb Giáo dục, năm 2000, các biện pháp tu từ cần được phân biệt với các phương tiện tu từ ở những đặc trưng sau: Thứ nhất: Biện pháp tu từ là những cách phối hợp sử dụng các đơn vị lời nói trong giới hạn của một đơn vị thuộc bậc cao hơn. Còn phương tiện tu từ là những yếu tố ngôn ngữ thuộc các cấp độ khác nhau, được đánh dấu về tu từ học trong giới hạn nào đó của một ngôn ngữ. Thứ hai: Ý nghĩa Tu từ học của biện pháp tu từ này sinh ra trong ngữ cảnh của một đơn vị lời nói nào đó. Còn ý nghĩa Tu từ học của phương tiện tu từ được củng cố ở ngay phương tiện đó. Thứ ba: Ý nghĩa Tu từ học của biện pháp tu từ bị quy định bởi những quan hệ cú đoạn giữa các đơn vị của một bậc hay của các bậc khác nhau. Còn ý nghĩa Tu từ học của phương tiện tu từ bị quy định bởi những quan hệ hệ hình của những yếu tố cùng bậc. Tuy rằng giữa các biện pháp tu từ và các phương tiện tu từ có những sự khác biệt rõ rệt như vậy nhưng giữa chúng vẫn có mối quan hệ biện chứng. Một mặt, việc sử dụng các phương tiện tu từ sẽ tạo ra các biện pháp tu từ, mặt khác việc sử dụng một biện pháp tu từ nào đó trong lời nói cũng có thể chuyển hóa nó thành một phương tiện tu từ, đây chính là trường hợp của những cái gọi là so sánh, phóng đại đã mòn đi trong thời gian. 1.1.3. Khái quát về hiện tƣợng nói ngƣợc 1.1.3.1. Khái niệm về hiện tƣợng nói ngƣợc Có thể gọi nói ngược là phản ngữ - một biện pháp tu từ ngữ nghĩa mang tính nghệ thuật sử dụng ngôn từ mà trong văn cảnh, nội dung ý nghĩa của các Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên 15 phương tiện ngôn ngữ được hiểu theo nghĩa ngược lại với nghĩa vốn có. Đó là sự diễn đạt hiển minh với cách đánh giá tốt (xấu) được hiểu theo nghĩa đối lập là cách đánh giá ngụ ý xấu (tốt)