Luận văn Hoàn thiện chính sách cạnh tranh đối với sản phẩm bảo hiểm xe cơ giới tại chi nhánh bảo hiểm AAA Miền Trung

Hiện nay, cuộc sống và nhu cầu của con người ngày càng gia tăng. Xu thế hội nhập kinh tế đang làm cho nền kinh tế năng động và cạnh tranh trở nên gay gắt hơn. Sự kiện Việt Nam chính thức là của tổ chức thương mại thế giới WTO đã đem lại nhiều cơ hội và thách thức cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thì nhiều công ty đã và đang nỗ lực tạo dựng cho mình một hàng rào chắn an toàn. Đó chính là phương thức hữu hiệu nhất để tự bảo vệ mình và tìm kiếm cơ hội tăng tiến. Tuy nhiên đây không phải là một phương án tối ưu nhất cho các doanh nghiệp. Vươn mình và đón đầu mọi cơ hội, đối diện và nhận thức được những tiềm năng vốn có của mình để từng bước giữ vững vị trí và phát triển trên thị trường mới là điều cần phải làm. Trong bối cảnh sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trường hiện nay đang rất mạnh mẽ, thì vấn đề xác định được đối thủ cạnh tranh và các nhân tố ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh của chính bản thân doanh nghiệp mình là điều hết sức quan trọng cho hầu hết mọi công ty. Với ngành bảo hiểm hiện nay thì nhiều công ty bảo hiểm nước ngoài đã và đang cạnh tranh gay gắt với các công ty trong nước. Sự cạnh tranh giành được các hợp đồng bảo hiểm và quan trọng hơn đó là thị phần trong ngành của các công ty đang là vấn đề hết sức nóng bỏng và cần thiết phải quan tâm. Chính vì lý do đó mà em đã chọn đề tài: “Hoàn thiện chính sách cạnh tranh đối với sản phẩm bảo hiểm xe cơ giới tại chi nhánh bảo hiểm AAA Miền Trung” làm đề tài thực tập tốt nghiệp của mình.

doc59 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1313 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện chính sách cạnh tranh đối với sản phẩm bảo hiểm xe cơ giới tại chi nhánh bảo hiểm AAA Miền Trung, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phần I MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH CẠNH TRANH I. Những vấn đề cơ bản về cạnh tranh 1. Khái niệm, phân loại, mục tiêu và công cụ cạnh tranh: 1.1 Khái niệm: Trong các học thuyết kinh tế thị trường, dù trường phái nào cũng đều thừa nhận rằng: Cạnh tranh chỉ xuất hiện và tồn tại trong nền kinh tế thị trường, cung cầu và giá cả hàng hóa là những nhân tố cơ bản của thị trường. Cạnh tranh là linh hồn sống của thị trường. Cạnh tranh là một hiện tượng kinh tế xã hội phức tạp. Theo Các Mác: “Cạnh tranh là sự ganh đua, sự đấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản để giành giật những điều kiện thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch”. Còn trong Từ Điển Bách Khoa của Việt Nam thì: “Cạnh tranh (trong kinh doanh) là hoạt động ganh đua giữa những người sản xuất hàng hóa, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối bởi quan hệ cung cầu nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ và thị trường có lợi nhất. Từ những vấn đề trên có thể hiểu khái niệm cạnh tranh: Cạnh tranh là quan hệ kinh tế mà ở đó các chủ thể kinh tế ganh đua nhau tìm mọi biện pháp, cả nghệ thuật lẫn thủ đoạn để đạt mục tiêu kinh tế của mình, thông thường là chiếm lĩnh thị trường, giành lấy khách hàng, cũng như các điều kiện sản xuất, thị trường có lợi nhất. Mục đích cuối cùng của các chủ thể kinh tế trong quá trình cạnh trạnh là tối đa hóa lợi ích. Đối với người sản xuất kinh doanh là lợi nhuận, đối với người tiêu dùng là là lợi ích tiêu dùng và sự tiện lợi. 1.2 Phân loại cạnh tranh: Xét dưới góc độ của các chủ thể kinh tế tham gia trên thị trường thì có cạnh tranh giữa những người sản xuất (người bán)với nhau, giữa những người mua và người bán, người sản xuất và người tiêu dùng, và giữa những người tiêu dùng với nhau. Xét theo quy mô của cạnh tranh có: Cạnh tranh của sản phẩm, cạnh tranh của doanh nghiệp, cạnh tranh của quốc gia. Theo tính chất của phương thức cạnh tranh: Cạnh tranh hợp pháp hay cạnh tranh lành mạnh (là biện pháp cạnh tranh phù hợp với luật pháp, tập quán, đạo đức kinh doanh) và cạnh tranh bất hợp pháp hay cạnh tranh không lành mạnh (biện pháp cạnh tranh bằng những thủ đoạn chứ không phải vươn lên bằng chính sự nỗ lực của mình). Theo hình thái của cạnh tranh có: Cạnh tranh hoàn hảo hay thuần túy (mức giá của một loại hàng hóa là không thay đổi trong toàn bộ thị trường) và cạnh tranh không hoàn hảo (trong đó người bán hay sản xuất có đủ sức mạnh và thế lực có thể chi phối được giá cả sản phẩm). Xét dưới góc độ mục tiêu kinh tế của các chủ thể tham gia cạnh tranh có cạnh tranh trong nội bộ ngành và cạnh tranh giữa các ngành. Đây là cách phân loại cạnh tranh của Các Mác dựa trên cơ sở khoa học của các phạm trù giá trị thị trường, giá cả sản xuất và lợi nhuận bình quân. 1.3 Mục tiêu và công cụ của chính sách cạnh tranh Mục tiêu: Mỗi một nước đặt ra cho chính sách cạnh tranh những mục tiêu khác nhau. Tuy nhiên mục tiêu cơ bản của chính sách cạnh tranh là tăng cường sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên thị trường bằng cách hạn chế những thất bại của thị trường mang tính phản cạnh tranh của tư nhân, cũng như những hoạt động làm bóp méo thị trường của chính phủ, nhằm đẩy mạnh hiệu quả kinh tế, nâng cao lợi ích của người tiêu dùng, thu hút đầu tư trong và ngoài nước, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Công cụ: Để thực hiện được các mục tiêu của chính sách cạnh tranh. Các doanh nghiệp luôn định hướng cho mình một công cụ chính. Trong nhiều doanh nghiệp việc đưa ra cho mình chính sách cạnh tranh đúng đắn đều dựa trên hai công cụ chính đó là: Về mặt pháp lý: các doanh nghiệp sẽ dựa trên các quy định và luật lệ cạnh tranh của chính phủ mà đề ra cho mình một chính sách phù hợp nhất. Về mặt kinh tế: Đây là công cụ thông qua những biện pháp kinh tế nhằm khuyến khích cạnh tranh và kiểm soát độc quyền trong kinh doanh. Chẳng hạn như chính sách thuế chống độc quyền, chính sách can thiệp trực tiếp trong định giá hàng hóa độc quyền; giảm can thiệp, bảo hộ trong nền kinh tế, gia nhập các tổ chức thương mại thế giới và khu vực, thực hiện tự do thuế quan, tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước… Bên cạnh đó nội dung của chính sách cạnh tranh là loại bỏ các rào cản và các hạn chế khác đối với cạnh tranh như rào cản gia nhập thi trường, tiếp cận các nguồn lực sản xuất, kinh doanh… mục tiêu cuối cùng là nâng cao vị thế của tổ chức mình trên thị trường. 2. Các nhân tố ảnh hưởng đến chính sách cạnh tranh của doanh nghiệp 2.1.Các nhân tố trong nước: 2.1.1. Các nhân tố về kinh tế: Đây là nhóm các nhân tố và điều kiện ràng buộc rất phong phú và có ảnh hưởng quan trọng đến thách thức, và cũng là nguồn khai thác cơ hội hấp dẫn. Các nhân tố tác động đến chính sách cạnh tranh của doanh nghiệp như: Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao làm cho mức thu nhập của người dân tăng và khả năng thanh toán cao; Lãi suất của các ngân hàng cũng ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh, khi lãi suất cao sẽ làm cho chi phí của các doanh nghiệp tăng cao do phải trả lãi tiền vay lớn khi đó sức cạnh tranh của họ sẽ kém đi; Tỷ giá hối đoái và giá trị của đồng tiền trong nước; Mức lạm phát làm giảm tỷ lệ tăng trưởng kinh tế, lãi suất tăng và gây ra nhiều biến động về tỷ giá hối đoái. 2.1.2. Các nhân tố về chính trị pháp luật: Một thể chế chính trị, pháp luật rõ ràng và ổn định sẽ đảm bảo sự thuận lợi và bình đẳng cho các doanh nghiệp tham gia cạnh tranh và cạnh tranh có hiệu quả. Các chính sách của nhà nước về thuế và các phương thức xuất nhập khẩu sẽ đảm bảo sự cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần và trên mọi lĩnh vực. 2.1.3. Trình độ khoa học công nghệ: Trình độ về khoa học công nghệ có ảnh hưởng quyết định đến hai yếu tố cơ bản nhất tạo nên lợi thế cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường đó là chất lượng và giá bán. Chính khoa học công nghệ tác động đến chi phí cá biệt của doanh nghiệp từ đó tạo nên sức cạnh tranh của doanh nghiệp. 2.1.4. Nhân khẩu học: Đây là nhân tố tạo lập quy mô thị trường trên các khía cạnh: Quy mô và tốc độ tăng trưởng dân số; Những thay đổi trong gia đình và di chuyển nơi cư trú; Sự thay đổi trong phân phối lại thu nhập; Trình độ học vấn của các tầng lớp dân cư. 2.1.5.Các nhân tố về văn hóa, tâm lý - xã hội: Nhóm các nhân tố này hình thành nên nhân cách và lối sống của người tiêu dùng. Đây cũng chính là cơ sở để cho các nhà quản lý lựa chọn và điều chỉnh các quyết định kinh doanh. Ngày nay cuộc sống càng tiện nghi và nhu cầu cần được bảo đảm cần thiết hơn, chính sự thay đổi của thời gian và môi trường sống cũng ảnh hưởng tới quyết định mua sản phẩm. 2.1.6. Các nhân tố của môi trường ngành: Hình 1.1. Mô hình 5 lực lượng cạnh tranh của Michael Poter Nguy cơ đe dọa từ các sản phẩm thay thế Các đối thủ cạnh tranh trong ngành Cuộc cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại CÁC ĐỐI THỦ TIỀM NĂNG NGƯỜI MUA NGƯỜI CUNG ỨNG SẢN PHẨM THAY THẾ Nguy cơ đe dọa từ những người mới vào cuộc. Quyền lực thương lượng Quyền lực thương lượng 2.2. Các nhân tố nước ngoài: Toàn cầu hóa nền kinh tế là xu thế tất yếu của thời đại, do đó cạnh tranh không chỉ bó hẹp trong một nước mà vượt ra phạm vi quốc tế. Do vậy môi trường quốc tế, áp lực cạnh tranh trong quá trình hội nhập là điều kiện để các doanh nghiệp nói riêng và cả nước nói chung tiến tới thúc đẩy cạnh tranh nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và sản phẩm của doanh nghiệp mình. 2.2.1. Các nhân tố về chính trị: Mối quan hệ giữa các nước với nhau là nhân tố quyết định đến việc tạo điều kiện thuận lợi cho chính sách cạnh tranh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước với nhau. Bên cạnh đó các tổ chức quốc tế cũng hỗ trợ và đóng một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển và vận dụng chính biểu lộ nguyện vọng chính trị của các quốc gia thành viên. 2.2.2. Xu hướng phát triển và hội nhập kinh tế: Hiện nay xu hướng hội nhập kinh tế vùng, khu vực có ảnh hưởng quan trọng tới các Công ty đang hoạt động trong các thị trường khu vực. Hội nhập kinh tế diễn ra theo nhiều hình thức nhưng chung quy lại đều nhằm mục đích tập trung vào vấn đề hợp tác kinh tế đưa ra các thỏa thuận và thống nhất để giảm bớt các hàng rào thương mại giữa các nước thành viên tham gia. 2.2.3. Các đối thủ cạnh tranh quốc tế: Nền kinh tế hiện nay đang trên đà phát triển, sự bành trướng của các tập đoàn đa quốc gia đang là mối đe dọa đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ ở các nước đang phát triển như nước ta. Hầu hết họ là những doanh nghiệp có lợi thế về vốn, kỹ thuật và kinh nghiệm tổ chức sản xuất – kinh doanh, kinh nghiệm cạnh tranh trên thương trường sẽ có nhiều ưu thế trong cạnh tranh. II. Đối thủ cạnh tranh: 1. Khái niệm: Đối thủ cạnh tranh là một tổ chức nào đó cung ứng (hay trong tương lai có thể cung ứng) những sản phẩm và dịch vụ có mức độ lợi ích tương tự hay ưu việt cho khách hàng. Yếu tố cạnh tranh là yếu tố do khách hàng quyết định. Do đó việc nhận diện đối thủ cạnh tranh phải từ góc độ khách hàng chứ không phải từ nhà cung ứng. 2. Quy trình phân tích đối thủ cạnh tranh: Hình 1.2. Khung phân tích đối thủ cạnh tranh và chiến lược Nhận diện Mô tả Đánh giá Dự báo Quản lý Khi phân tích đối thủ cạnh tranh cần biết : Đối thủ cạnh tranh của chúng ta là ai? Trong tương lai họ là ai? Năng lực và khó khăn của đối thủ cạnh tranh làm gì? Phương án chiến lược của đối thủ cạnh tranh làm gì ? Chúng ta dự đoán các đối thủ cạnh tranh sẽ làm gì ? Làm thế nào để các đối thủ cạnh tranh làm những điều mà ta mong muốn họ làm ? 3. Nhận diện các đối thủ cạnh tranh: 3.1 Đối thủ cạnh tranh truyền thống: Các đối thủ thường cạnh tranh trực tiếp, cạnh tranh theo những quy tắc được thiết lập, cuộc cạnh tranh lâu dài và khó phân thắng bại. Với những đối thủ cạnh tranh truyền thống thì ít có đối thủ chuyển sang ngành khác do nhiều lý do như các hợp đồng cung ứng dài hạn và những mối đe dọa về kiện tụng. 3.2 Thay đổi sở hữu trong các đối thủ cạnh tranh truyền thống Bao gồm có các hình thức như sau: Tiếp quản là một phương pháp phổ biến được áp dụng nhằm mục đích tăng trưởng nhanh trong phạm vi quốc gia cũng như phương tiện mở rộng thị trường ra nước ngoài. Việc tiếp quản thường được nhận xét là dễ dàng thành công. Chia tách. Đơn vị chia tách để trở thành một thực thể độc lập thường thiếu nguồn lực của tổ chức nhưng bù lại họ không còn bị trói buộc bởi tổ chức nữa, họ có thể phát huy tính năng động và trở thành đối thủ cạnh tranh gan góc hơn. Sáp nhập. Là sự liên kết hai thực thể lại như một đối tác bình đẳng. Trong đó họ sẽ phối hợp được các điểm mạnh và loại trừ bớt các điểm yếu, thông thường thì sau khi sáp nhập đơn vị trở thành đối thủ cạnh tranh mạnh hơn. Thay đổi cơ cấu. Cổ phần hóa, tư nhân hóa các doanh nghiệp nhà nước. Chuyển từ hình thức hỗ tương sang Công ty cổ phần. Chuyển từ hình thức kinh doanh hộ gia đình sang hình thức hợp danh hay Công ty. Việc thay đổi cơ cấu dẫn đến thay đổi chiến lược của Công ty. Những doanh nghiệp mới thực hiện nhập ngành: Đó là sự ra đời của một doanh nghiệp mới cùng ngành. Sự mở rộng về địa lý của các đối thủ cạnh tranh hiện hữu. Việc mở rộng có thể xảy ra ở trong nước và toàn thế giới. Đương đầu với loại cạnh tranh này hết sức khó khăn vì các Công ty đa quốc gia có ưu thế về kinh nghiệm vốn và ưu việt chi phí. Tuy nhiên họ cũng có những khó khăn như thiếu hiểu biết về thị trường, chưa có mối quan hệ khách hàng. Khởi sự mới. Hình thức này có ưu điểm là không vướng bận gì vì các trang thiết bị kỹ thuật cũ và nhân sự già nên dễ dàng linh hoạt. Tuy nhiên cũng có nhược điểm là chưa có khách hàng thiếu kinh nghiệm. Các kênh phân phối. Một khi đối thủ cạnh tranh tạo ra một kênh phân phối mới của những sản phẩm tương tự là mối đe dọa lớn. Liên minh chiến lược. Sự liên minh chiến lược này được thực hiện khi các đối thủ muốn vào một lĩnh vực mới nhưng lại thiếu vốn, kỹ năng công nghệ, tiếp cận thị trường hay không muốn chịu rủi ro một mình. Các mối liên minh chiến lược này thường đem lại sự đe dọa rất lớn về rủi ro. 3.3 Các đối thủ cạnh tranh gián tiếp Các đối thủ cạnh tranh gián tiếp là những doanh nghiệp cung ứng những lợi ích tương tự như sản phẩm của Công ty nhưng theo một cách khác biệt đáng kể. Thông thường thì phương thức hành động của họ rất khó dự đoán. Hậu quả của mối đe dọa này thường bị bỏ qua tạo nên lợi thế cho các doanh nghiệp cạnh tranh gián tiếp. 3.4 Các đơn vị kinh doanh trực thuộc Công ty Khi Công ty có nhiều đơn vị trực thuộc và cung ứng cho khách hàng nhiều sản phẩm giống nhau nếu không quản lý tốt sẽ xảy ra tình hình cạnh tranh nội bộ. Các Công ty thường quy định và thiết kế sản phẩm để hạn chế tới mức tối thiểu tình trạng nhàn rỗi của các nguồn lực. Việc cạnh tranh nội bộ thường không quản lý sẽ dẫn đến hậu quả xấu, nội bộ lủng củng, khách hàng mất lòng tin. 3.5. Hội nhập ngược của khách hàng Mối đe dọa này xảy ra khi khách hàng của doanh nghiệp quyết định phối hợp những hoạt động mà doanh nghiệp đang thực hiện vào những hoạt động riêng của họ. 3.6 Hội nhập xuôi của nhà cung ứng Đây là mối cạnh tranh xảy ra trong trường hợp các nhà cung ứng của doanh nghiệp quyết định phối hợp những hoạt động mà doanh nghiệp đang thực hiện vào những hoạt động riêng của họ. Sự khác biệt giữa hội nhập ngược và hội nhập xuôi là trong hội nhập xuôi nhà cung cấp thường không có qua hệ hợp đồng với khách hàng của doanh nghiệp. Tuy nhiên họ có thể tiếp xúc thường xuyên với khách hàng do những hành động kích cầu sản phẩm hoặc do cung ứng dịch vụ và có thể họ được người tiêu dùng khuyến khích. 3.7 Đối thủ cạnh tranh như những nhân tố tích cực Sự cạnh tranh độc quyền đem lại lợi nhuận cho doanh nghiệp trong ngắn hạn nhưng có thể không được lợi trong dài hạn. Cạnh tranh độc quyền có xu hướng quan liêu, cứng nhắc và chậm chạp khiến doanh nghiệp không sẵn sàng đối phó với sự cạnh tranh tất yếu sẽ đến. Để phát triển một sản phẩm mới các đối thủ cạnh tranh có thể phải hợp tác với nhau như thống nhất với nhau các tiêu chuẩn kỹ thuật Xu hướng hạn chế cạnh tranh của doanh nghiệp: Chính trị : Tìm kiếm sự trợ giúp của chính phủ để hạn chế sự tham gia của các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp nước ngoài. Pháp luật : Kiện tụng ngăn chặn sự nhập ngành. Qui định: Đưa ra các quy định gây khó khăn cho các đối thủ cạnh tranh. III Những yếu tố cấu thành lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp 1. Vị thế chiến lược của Công ty: 1.1. Phân tích ma trận SWOT: Phân tích SWOT là đặt các cơ hội và nguy cơ, điểm mạnh và điểm yếu ảnh hưởng đến vị thế hiện tại và tương lai của doanh nghiệp trong mối quan hệ tương tác lẫn nhau, sau đó phân tích xác định vị thế chiến lược của mỗi quan hệ. Mặt mạnh (Strengths) Mặt yếu (Weaknesses) Cơ hội (Opportunities) Chiến lược kết hợp SO Chiến lược kết hợp WO Nguy cơ (Threats) Chiến lược kết hợp ST Chiến lược kết hợp WT Theo như chính cơ cấu của ma trận này thì trong đó: Chiến lược SO- chiến lược “phát triển”: kết hợp yếu tố cơ hội và điểm mạnh của Công ty để thực hiện bành trướng rộng và phát triển đa dạng hoá. Chiến lược WO: các mặt yếu nhiều hơn hẳn mặt mạnh nhưng bên ngoài có các cơ hội đang chiếm ưu thế, tương ứng với tên gọi “cạnh tranh”. Chiến lược ST: đây là tình huống Công ty dùng điều kiện mạnh mẽ bên trong để chống lại các điều kiện cản trở bên ngoài. Chiến lược này được gọi là chiến lược “chống đối”. Chiến lược WT- “Phòng thủ”: Công ty không còn đối phó được với các nguy cơ bên ngoài, bị tước khả năng phát triển. Tình huống này Công ty chỉ có 2 hướng là phá sản hay liên kết với Công ty khác. 1.2. Ma trận chiến lược chính Theo như sơ đồ ma trận chiến lược chính thì trong đó : Phát triển thị trường: Đưa các sản phẩm hiện có vào khu vực mới. còn hình thức thâm nhập thị trường là việc tăng thị phần cho những sản phẩm hiện tại ở những thị trường hiện tại qua những nỗ lực tiếp thị. Cùng với đó phát triển sản phẩm sẽ làm tăng doanh số cho Công ty bằng các cải tiến những sản phẩm sẵn có. Công ty có thể thực hiện hành động kết hợp về phía trước bằng cách tăng sự kiểm soát hay quyền sở hữu đối với các nhà phân phối và bán lẻ. Hoặc kết hợp theo chiều ngang với việc tìm cách kiểm soát hay sở hữu đối với các đối thủ cạnh tranh. Cũng có thể đa dạng hóa tập trung bằng cách thêm vào sản phẩm mới nhưng có liên hệ với các sản phẩm cũ, hay loại bớt với hình thức bán đi một phần hoặc chi nhánh Công ty, cũng có thể thanh lý: Bán tất cả từng phần với giá trị hữu hình. Đa dạng hóa theo chiều ngang là hình thức thêm vào thị trường những loại sản phẩm hay dịch vụ với sự liên hệ với khách hàng hiện có. Còn cách đa dạng hóa liên kết với cách làm thêm vào những sản phẩm hoặc dịch vụ không có liên hệ. Cũng có hình thức khác hiệu quả như là liên doanh (Đây là hình thức mà hai hay nhiều Công ty đỡ đầu hình thành một Công ty độc lập vì những mục đích hợp tác.) Hình 1.3. Mô tả ma trận chiến lược chính VỊ TRÍ CẠNH TRANH YẾU GÓC TƯ I - Phát triển thị trường - Thâm nhập thị trường - Phát triển sản phẩm - Kết hợp về phía trước - Kết hợp về phía sau - Kết hợp theo chiều ngang - Đa dạng hóa sản phẩm GÓC TƯ II - Phát triển thị trường - Thâm nhập thị trường - Kết hợp theo chiều ngang - Loại bỏ boét - Thanh lý GÓC TƯ IV -Đa dạng hóa tập trung - Đa dạng hóa theo chiều ngang - Đa dạng hóa lien kết - Liên doanh GÓC TƯ III - Giảm bớt chi tiêu - Đa dạng hóa chiều ngang - Đa dạng hóa tập trung - Đa dạng hóa liên kết - Thanh lý - Loại bớt SỰ TĂNG TRƯỞNG CHẬM CHẠP CỦA THỊ TRƯỜNG VỊ TRÍ CẠNH TRANH YẾU 2. Các khối cơ bản của lợi thế cạnh tranh: 2.1. Hiệu quả: Hiệu quả là cách đo lường được những gì doanh nghiệp làm trên cơ sở đầu vào và đầu ra. Một yếu tố đo lường đơn giản nhất của hiệu quả đó là việc lấy số lượng đầu ra chia cho các đầu vào. Một khi doanh nghiệp hoạt động hiệu quả, và tính hiệu quả này càng cao khi doanh nghiệp đó sử dụng càng ít đầu vào để sản xuất đầu ra nhất định nào đó. Hình 1.4. Khối cơ bản của lợi thế cạnh tranh Chất lượng vượt trội Đáp ứng khách hàng vượt trội Cải tiến vượt trội Hiệu quả vượt trội Lợi thế cạnh tranh Chi phí thấp Khác biệt SỰ TĂNG TRƯỞNG NHANH CHÓNG CỦA THỊ TRƯỜNG 2.2. Chất lượng: Công tranh cao của một Công ty cần đánh giá được khả năng đáp ứng khách hàng của Công ty đó. Một Công ty đáp ứng khách hàng tốt phải có khả năng nhận diện và thỏa mãn nhu cầu khách hàng tốt hơn so với đối thủ cạnh tranh. Chính điều đó sẽ làm cho Công ty tăng được giá trị cảm nhận của khách hàng về sản phẩm của mình, từ đó sẽ tạo dựng lợi thế cạnh tranh trên cơ sở sự khác biệt. 3. Nguồn gốc của lợi thế cạnh tranh bền vững: Các nguồn lực và khả năng tiềm tàng Bất kỳ một doanh nghiệp nào cũng tạo dựng đước sự khác biệt cho tổ chức mình dựa trên 2 yếu tố cơ bản là nguồn lực và khả năng tiềm tàng . Các nguồn lực theo nghĩa rộng bao gồm một loạt các yếu tố tổ chức, kỹ thuật, nhân sự, vật chất, tài chính của Công ty. Các nguồn lực có thể chia làm hai loại : Nguồn lực hữu hình và nguồn lực vô hình Thứ nhất, các nguồn lực hữu hình. Bao gồm các nguồn lực về tài chính (như khả năng vay nợ và khả năng tự tài trợ của Công ty), các nguồn lực về tổ chức (đó là các cấu trúc quan hệ báo cáo chính thức, hệ thống hoạch định kiểm soát phối hợp của các đơn vị cá nhân trong tổ chức), nguồn lực về vật chất (tính phức tạp và sự phân bố nhà xưởng máy móc thiết bị…), và cuối cùng là nguồn lực về kỹ thuật (những dự trữ về kỹ thuật như: bản quyền, nhãn hiệu thương mại, bằng sang chế, bí mật kinh doanh..). Thứ hai, đó là các nguồn lực vô hình: khác với nguồn lực hữu hình, nguồn lực này thể hiện sự lớn mạnh về nhân sự (những kiến thức, tin cậy, các khả năng quản trị, và thói quen tổ chức), hay các nguồn sang kiến (bao gồm các ý tưởng , khả năng khoa học hay khả năng cải tiến…), và đặc biệt là các nguồn danh tiếng thể hiện qua nhãn hiệu của Công ty, danh tiếng với khách hàng, các nhận thức về độ bền, chất điểm khách hàng, và độc đáo không thể bắt chước nếu đứng trên quan điểm các đối thủ cạnh tranh. PHẦN II TÌNH HÌNH KINH DOANH VÀ THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH CẠNH TRANH ĐỐI VỚI SẢN PHẨM BẢO HIỂM XE CƠ GIỚI TẠI CHI NHÁNH BẢO HIỂM AAA MIỀN TRUNG A. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH I. Giới thiệu sơ lược về Công ty cổ phần bảo hiểm AAA và ch

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docLUAN VAN.DOC.doc
  • docLMD.doc
  • docMUC LUC.doc