Luận văn Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân của tổng cục thuế

Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là loại thuế trực thu phổ biến và cơ bản trong các nền kinh tế thị trường. Hiện nay, hơn 180 nước trên thế giới đã áp dụng Luật Thuế TNCN, tỷ trọng thuế thu nhập chiếm khoảng 13-40% tổng số thu ngân sách tùy theo quan điểm đánh thuế của từng nước. Chẳng hạn như ở Mỹ, Nhật Bản, Anh, Pháp, Đứclà 30-40%; Các nước trong khối ASEAN như Thái Lan, Malaysia, Philippines. chiếm khoảng 13-14%. Thực tế ở nước ta, vấn đề thuế thu nhập cá nhân chỉ mới được đặt ra trong quá trình đổi mới nền kinh tế, chuyển từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường. Nhà nước chủ trương tính hết các nhu cầu cơ bản v ề vật chất của mỗi người vào thu nhập và chỉ quy định mức thu nhập tối thiểu. Mặt khác, các loại hình doanh nghiệp được đa dạng hóa và có sự cạnh tranh lẫn nhau trên mọi mặt nên thu nhập đã có sự phân hóa ngày càng rõ. Đồng thời, nền kinh tế tăng trưởng cao và khá ổn định đã tạo điều kiện cải thiện đời sống của cả xã hội nói chung, đặc biệt là nhóm cộng đồng, những người có trình độ, kiến thức. Đó chính là lý do nhà nước cần phải hoàn thiện chính sách thuế thu nhập cá nhân vừa để đảm bảo phân phối thu nhập công bằng trong xã hội, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước; vừa là để hoàn thiện hệ thống pháp luật, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN.

pdf23 trang | Chia sẻ: hongden | Lượt xem: 3751 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân của tổng cục thuế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ --------------------- TRẦN THỊ TUYẾT HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN CỦA TỔNG CỤC THUẾ Chuyên ngành: Quản lý kinh tế Mã số: 60 34 04 10 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ CHƢƠNG TRÌNH ĐỊNH HƢỚNG THỰC HÀNH NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. LÊ VĂN CHIẾN Hà Nội - 2014 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) là loại thuế trực thu phổ biến và cơ bản trong các nền kinh tế thị trường. Hiện nay, hơn 180 nước trên thế giới đã áp dụng Luật Thuế TNCN, tỷ trọng thuế thu nhập chiếm khoảng 13-40% tổng số thu ngân sách tùy theo quan điểm đánh thuế của từng nước. Chẳng hạn như ở Mỹ, Nhật Bản, Anh, Pháp, Đứclà 30-40%; Các nước trong khối ASEAN như Thái Lan, Malaysia, Philippines... chiếm khoảng 13-14%. Thực tế ở nước ta, vấn đề thuế thu nhập cá nhân chỉ mới được đặt ra trong quá trình đổi mới nền kinh tế, chuyển từ nền kinh tế tập trung sang nền kinh tế thị trường. Nhà nước chủ trương tính hết các nhu cầu cơ bản về vật chất của mỗi người vào thu nhập và chỉ quy định mức thu nhập tối thiểu. Mặt khác, các loại hình doanh nghiệp được đa dạng hóa và có sự cạnh tranh lẫn nhau trên mọi mặt nên thu nhập đã có sự phân hóa ngày càng rõ. Đồng thời, nền kinh tế tăng trưởng cao và khá ổn định đã tạo điều kiện cải thiện đời sống của cả xã hội nói chung, đặc biệt là nhóm cộng đồng, những người có trình độ, kiến thức. Đó chính là lý do nhà nước cần phải hoàn thiện chính sách thuế thu nhập cá nhân vừa để đảm bảo phân phối thu nhập công bằng trong xã hội, thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, tăng nguồn thu cho ngân sách Nhà nước; vừa là để hoàn thiện hệ thống pháp luật, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN. Để điều chỉnh và quản l ý nguồn thuế thu nhập cá nhân Quốc hội đã ban hành Luật thuế thu nhập cá nhân có hiệu lực thi hành từ 01/07/2009. Sau 3 năm đi vào cuộc sống, Luật Thuế TNCN đã bộc lộ một số bất cập và chưa theo kịp diễn biến phức tạp của thị trường, tạo tâm lý không thoải mái đối với một bộ phận người nộp thuế. Vì thế ngày 22/11/2012, Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII đã sửa đổi bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân số 26/2012/QH13 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01/07/2013. Qua gần 5 năm thực hiện triển khai Luật thuế thu nhập cá nhân và hai lần sửa 2 đổi bổ sung luật công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân đã đạt được những kết quả nhất định như mở rộng được đối tượng chịu thuế, từng bước góp phần đảm bảo công bằng trong điều tiết thu nhập của các tầng lớp dân cư trong xã hội; đóng góp trong tổng thu ngân sách nhà nước từ thuế thu nhập cá nhân ước tính trong năm 2013 đạt 47.000 tỷ đồng. Tuy nhiên, để Luật thuế thu nhập cá nhân thực sự phát huy được vai trò là công cụ phân phối thu nhập, đảm bảo tính công bằng xã hội khi áp dụng vào thực tiễn thì vấn đề về công tác quản lý thuế cần được xem xét xử lý kỹ lưỡng, hiện nay công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân cũng đã bộc lộ một số các hạn chế tồn tại, bất cập như việc ban hành chính sách còn chồng chéo, tổ chức thực hiện chính sách kém hiệu quả, bộ máy quản lý cồng kềnh và kiểm soát thực hiện chính sách, tuyên truyền chính sách thuế thu nhập cá nhân đến các cá nhân, tổ chức trong xã hội là chưa đạt hiệu quả cao, công tác tin học hóa trong quản lý thuế thu nhập cá nhân cũng chưa được nâng cao dẫn đến việc gây phiền nhiễu cho người dân trong việc thực hiện nghĩa vụ thuế, làm giảm hiệu quả của chính sách thuế thu nhập cá nhân trong xã hội. Nhận thức được tính cấp thiết của đề tài, tác giả muốn đi sâu vào nghiên cứu công tác quản lý thuế tại Tổng cục thuế từ khâu ban hành chính sách, tổ chức thực hiện, kiểm soát thực hiện chính sách thuế thu nhập cá nhân. Đó là lý do tác giả lựa chọn đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý Thuế Thu nhập cá nhân của Tổng cục Thuế” làm luận văn tốt nghiệp của mình. 2. Tình hình nghiên cứu Thuế là công cụ quan trọng của Nhà nước góp phần quản lý, điều tiết, ổn định kinh tế vĩ mô, là nguồn thu chủ yếu của NSNN, phục vụ cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội, góp phần đảm bảo công bằng xã hội. Do vậy, đây là lĩnh vực mà các quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam luôn quan tâm nghiên cứu cả về lý thuyết và thực tiễn triển khai, hoàn thiện chính sách thuế và quản lý thuế. Ở Việt Nam, trong thời gian qua đã có nhiều nghiên cứu liên quan đến chủ đề thuế thu nhập cá nhân như một số nghiên cứu, đánh giá việc quản lý thuế thu nhập cá nhân hiện nay tại Việt Nam với các góc độ nghiên cứu, đối tượng nghiên Comment [p1]: Câu? 3 cứu khác nhau, có thể khái quát lại như sau: Trước khi có Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 đã có một số công trình nghiên cứu liên quan đến Thuế thu nhập cá nhân như: - Đề tài “Hoàn thiện chính sách Thuế thu nhập góp phần phát triển kinh tế Việt Nam trong thời kỳ hội nhập WTO”, luận văn thạc sỹ kinh tế của Nguyễn Thị Liên, năm 2007. Luận văn đã hệ thống hóa được quá trình thu thuế, thực trạng và đề xuất một số giải pháp để hoàn thiện chính sách thuế thu nhập. - Đề tài “Chính sách Thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế”, luận văn thạc sỹ kinh tế của Mai Thị Mai Hoa, năm 2004. Luận văn đã làm rõ lý luận, thực trạng có tham khảo việc áp dụng thuế thu nhập cá nhân ở một số nước và từ đó đưa ra những vấn đề cần hoàn thiện và xây dựng hoàn thiện chính sách thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam. Các đề tài trên đều nghiên cứu trước khi Luật thuế thu nhập cá nhân được ban hành năm 2007 và đều tập trung một số giải pháp để hoàn thiện Chính sách thuế mà chưa nghiên cứu công tác quản lý thuế TNCN. Sau khi Luật thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 ngày 21/11/2007 một số đề tài tập trung nghiên cứu như sau: - Đề tài “Hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam hiện nay” của nhóm sinh viên tham gia “giải thưởng sinh viên nghiên cứu khoa học năm 2009. - Đỗ Tuyết Minh - Thanh tra, kiểm tra Thuế TNCN ở Chi cục Thuế quận Ba Đình, Luận văn Thạc sỹ Kinh tế, năm 2009; - Nguyễn Ngọc Tú - Quản lý thu thuế Thu nhập cá nhân ở Việt Nam, Luận văn Thạc sỹ kinh doanh và quản lý, trường Đại học Thương Mại, năm 2009. - Đề tài “Vai trò thuế thu nhập cá nhân trong phân phối thu nhập ở nước ta hiện nay” – Thạc sỹ Nguyễn Thị Thùy Linh– Chuyên viên Vụ quản lý thuế thu nhập cá nhân – Tổng cục thuế, trường Đại học Kinh tế quốc dân, năm 2010. Tuy nhiên, các đề tài nghiên cứu trên tập trung nghiên cứu những biện pháp và định hướng hoàn thiện chính sách thuế thu nhập cá nhân ở Việt Nam nhằm nâng cao vai trò của thuế thu nhập cá nhân, hoặc nghiên cứu về công tác quản lý thuế nhưng còn Comment [p2]: Nên tìm thêm một số công trình nghiên cứu mới nữa 4 chung chung, số liệu cũ hay các đề tài mới chỉ mang tính chất định hướng chứ không thật cụ thể và rõ ràng trong việc tổ chức, quản lý thuế thu nhập cá nhân tại Việt Nam, đặc biệt chưa có đề tài nào nghiên cứu, đánh giá vai trò Tổng cục thuế (đơn vị với vai trò là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ tài chính quản lý nhà nước đối với nhiều sắc thuế trong đó có thuế thu nhập cá nhân) trong công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân. Vì vậy, tác giả đã lựa chọn đề tài luận văn của mình trên cơ sở sử dụng một số các lý thuyết đã được nghiên cứu ở trên và một số mô hình lý thuyết liên quan để thực hiện đề tài nghiên cứu của mình, mang tính cụ thể và thực tiễn về công tác tổ chức quản lý thuế thu nhập cá nhân tại Tổng cục thuế và từ đó đưa ra kiến nghị, giải pháp nhằm để hoàn thiện, nâng cao vai trò của Tổng cục thuế trong công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân đến năm 2015. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu Trên cơ sở phân tích thực trạng công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại Tổng cục thuế, Luận văn chỉ ra hạn chế còn tồn tại và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện, nâng cao hiệu quả của công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân trong những năm tới của Tổng cục thuế. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu trên, Luận văn hướng tới giải quyết một số nhiệm vụ cụ thể sau đây: - Chọn lọc, tiếp thu và lý giải một số vấn đề lý luận cơ bản về Thuế TNCN, vai trò của Tổng cục thuế trong công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân. - Đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân của Tổng cục Thuế. - Đề xuất các giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân của Tổng cục thuế. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng Luận văn đi sâu vào nghiên cứu công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân của Tổng cục thuế. 5 4.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Nghiên cứu công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân tại Tổng cục thuế, tập trung nghiên cứu công tác tổ chức thực hiện chính sách Thuế Thu nhập cá nhân, kiểm soát thực hiện chính sách Thuế Thu nhập cá nhân. - Về Không gian: Công tác quản lý Thuế Thu nhập cá nhân của đối tượng nộp Thuế TNCN trong cả nước. - Về Thời gian tập trung vào giai đoạn 2008 – 2013 và tầm nhìn cho đến 2015. 5. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp phân tích: Nghiên cứu các mô hình lý thuyết về vai trò Tổng cục Thuế trong trong công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân, phân tích các tồn tại, vướng mắc, những nội dung cần xử lý trong việc quản lý chính sách thuế thu nhập cá nhân của Tổng cục Thuế trong giai đoạn 2008-2013, từ đó đưa ra các giải pháp cơ bản để nâng cao vai trò Tổng cục thuế trong công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân trong giai đoạn tới. Những giải pháp này sẽ góp phần đạt được mục tiêu chiến lược trong công tác thuế nói chung của ngành thuế và công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân nói riêng đến năm 2015. - Phương pháp tổng hợp: Tiến hành thu thập, thống kê các số liệu, xây dựng được báo số liệu, báo cáo đánh giá về công quản lý thuế thu nhập cá nhân của Tổng cục thuế trong giai đoạn kể từ lúc luật thuế thu nhập cá nhân có hiệu lực đến nay. - Phương pháp so sánh: Thực hiện việc so sánh, đánh giá công tác quán lý thuế thu nhập cá tại Tổng cục thuế trong giai đoạn kể từ luật thuế thu nhập cá nhân có hiệu lực đến nay. Kết quả đánh giá vai trò Tổng cục thuế trong công tác quán lý thuế thu nhập cá nhân cho phép xác định những vướng mắc, tồn tại, những vấn đề quan trọng Tổng cục thuế cần tập trung giải quyết trong thời gian tới nhằm nâng cao việc quản lý thuế thu nhập cá nhân tốt hơn trong những năm tiếp theo. 6. Kết cấu của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận văn được chia thành 3 chương: 6 Chƣơng 1: Cơ sở lý luận công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân của Tổng cục Thuế. Chƣơng 2: Thực trạng công tác quản lý thuế Thu nhập cá nhân của Tổng cục Thuế Chƣơng 3: Giải pháp hoàn thiện công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân của Tổng cục thuế 7 CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN CỦA TỔNG CỤC THUẾ 1.1. Thuế thu nhập cá nhân và chính sách thuế thu nhập cá nhân 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và vai trò của Thuế thu nhập cá nhân 1.1.1.1. Khái niệm Thuế thu nhập cá nhân Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế trực thu đánh vào thu nhập của mỗi cá nhân trong xã hội trong khoảng thời gian nhất định (thường là một năm). Về nguyên tắc, bất kỳ một cá nhân nào khi nhận được thu nhập dưới bất cứ hình thái nào (hiện vật hay giá trị) và bất kể từ nguồn nào (do lao động, hay đầu tư...) đều phải trích một phần từ thu nhập đó để nộp cho nhà nước dưới dạng thuế thu nhập. 1.1.1.2. Đặc điểm của thuế thu nhập cá nhân - Thuế thu nhập cá nhân là sắc thuế rất khó quản lý. - Quản lý và tính toán thuế thu nhập cá nhân phức tạp. - Chi phí hành thu của thuế TNCN thường rất cao. 1.1.1.3. Vai trò của Thuế Thu nhập cá nhân - Thuế TNCN là một công cụ phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội. - Thuế TNCN là một công cụ đảm bảo nguồn thu quan trọng và ổn định cho NSNN. - Thuế TNCN góp phần điều tiết vĩ mô nền kinh tế. - Thuế TNCN góp phần quản lý thu nhập dân cư. 1.1.2. Chính sách Thuế Thu nhập cá nhân 1.1.2.1. Khái niệm chính sách Thuế Thu nhập cá nhân Chính sách Thuế thu nhập cá nhân là một nội dung của chính sách tài chính quốc gia, là tổng thể quan các quan điểm tư tưởng, các giả pháp và công cụ mà nhà nước đề ra quyết định về thu nhập của các cá nhân trong xã hội nhằm đảm bảo nguồn thu ngân sách nhà nước. 1.1.2.2. Mục tiêu của chính sách Thuế Thu nhập cá nhân 8 Thứ nhất, đảm bảo công bằng trong điều tiết thu nhập của các tầng lớp dân cư trong xã hội. - Thứ hai, đảm bảo động viên một cách hợp lý thu nhập dân cư, khuyến khích mọi cá nhân ra sức lao động, sản xuất kinh doanh, gia tăng thu nhập làm giàu chính đáng. - Thứ ba, ban hành và áp dụng Thuế thu nhập cá nhân có tính đến những bước đi phù hợp với tình hình nước ta và thông lệ quốc tế; kế thừa có chọn lọc những quy định trong chính sách thuế hiện hành. - Thứ tư, đảm bảo huy động nguồn lực để nhà nước giải quyết tốt hơn các vấn đề xã hội. 1.2. Nội dung công tác quản lý Thuế TNCN 1.2.1. Khái niệm công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân Quản lý Thuế TNCN là sự tác động có chủ đích của cơ quan chức năng trong bộ máy nhà nước đối với quá trình tính và thu Thuế TNCN để thay đổi quá trình này nhằm tạo nguồn thu cho ngân sách và đạt được các mục tiêu nhà nước đặt ra. 1.2.2. Nội dung công tác quản lý Thuế TNCN 1.2.2.1 Tổ chức thực hiện chính sách thuế thu nhập cá nhân của Tổng cục Thuế a. Khái niệm tổ chức thực hiện chính sách Thuế thu nhập cá nhân b. Công tác chuẩn bị triển khai chính sách Thuế thu nhập cá nhân của Tổng cục Thuế c. Công tác chỉ đạo thực hiện chính sách Thuế thu nhập cá nhân của Tổng cục Thuế 1.2.2.2. Kiểm soát thực hiện chính sách thuế thu nhập cá nhân của Tổng cục Thuế - Giám sát và thu thập thông tin phản hồi về việc thực hiện chính sách Thuế thu nhập cá nhân. - Đánh giá thực hiện chính sáchThuế thu nhập cá nhân. - Tham gia, tư vấn điều chỉnh chính sáchThuế thu nhập cá nhân. - Tổng kết việc thực thi chính sáchThuế thu nhập cá nhân. 1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân của Tổng cục Thuế 1.3.1. Các nhân tố chủ quan 1.3.1.1. Trình độ và phẩm chất đạo đức của đội ngũ lãnh đạo, cán bộ 9 1.3.1.2. Cơ sở vật chất của ngành thuế 1.3.2. Các nhân tố khách quan 1.3.2.1. Chính sách Thuế thu nhập cá nhân 1.3.2.2. Tình hình kinh tế và mức sống của người dân 1.3.2.3. Thể chế, chế tài của nhà nước 1.3.2.4. Ý thức chấp hành pháp luật thuế của đối tượng nộp thuế 10 CHƢƠNG 2 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN CỦA TỔNG CỤC THUẾ 2.1. Khái quát chung về Tổng cục thuế Tổng cục Thuế là cơ quan quản lý nhà nước và trực tiếp tiến hành thu thuế trực thuộc Bộ Tài chính . Chức năng, nhiêṃ vu,̣ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Thuế được quy định tại Quyết định số 115/2009/QĐ-TTg ngày 28 tháng 09 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ. Theo đó, Tổng cục Thuế là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Tài chính quản lý nhà nước về các khoản thu nội địa trong phạm vi cả nước, bao gồm: thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của NSNN (sau đây gọi chung là thuế); tổ chức quản lý thuế theo quy định của pháp luật. Tổng cục Thuế có tư cách pháp nhân, con dấu có hình quốc huy, tài khoản riêng tại kho bạc nhà nước và trụ sở tại thành phố Hà Nội. Tổng cục Thuế được tổ chức thành hệ thống dọc từ Trung ương đến địa phương theo đơn vị hành chính, bảo đảm nguyên tắc tập trung thống nhất. 2.2. Thực trạng công tác quản lý thuế thu nhập cá nhân của Tổng cục thuế 2.2.1. Thực trạng công tác tổ chức thực hiện chính sách Thuế TNCN của Tổng cục Thuế 2.2.2.1. Chuẩn bị triển khai chính sách Thuế thu nhập cá nhân a. Xây dựng chương trình triển khai chính sách thuế thu nhập cá nhân Tổng cục Thuế đã tham mưu cho Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 22/2008/CT-TTg ngày 15/7/2008 về việc triển khai Luật thuế TNCN trong cả nước. Căn cứ trên Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo Trung Ương triển khai thực hiện Luật thuế TNCN đã xây dựng chương trình triển khai chính sách thuế Thu nhập trên toàn quốc, trong đó có quy định rõ trách nhiệm của các Bộ, đơn vị trong công tác triển khai chính sách Thuế thu nhập cá nhân trên toàn quốc giai đoạn 2008 – 2010. Comment [p3]: ??? 11 b. Xây dựng cơ cấu tổ chức thực hiện và đảm bảo nguồn lực triển khai chính sách thuế Thu nhập cá nhân c. Ban hành văn bản hướng dẫn thực hiện chính sách thuế Thu nhập cá nhân Tổng cục Thuế với vai trò là đơn vị chủ chốt trong việc triển khai sắc Thuế thu nhập cá nhân cũng đã thực hiện việc ban hành rất nhiều các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo các cơ quan thuế các cấp trong việc triển khai sắc Thuế thu nhập cá nhân và các công văn trả lời vướng mắc của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong việc thực hiện nghĩa vụ Thuế thu nhập cá nhân. Trong đó, văn bản của Vụ quản lý Thuế thu nhập cá nhân ban hành là 196 văn bản; Vụ quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế ban hành là 68 văn bản; Vụ Kê khai và kế toán thuế văn bản là 102 văn bản; Vụ Tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế văn bản là 68; Cục Công nghệ thông tin là 46 văn bản; các văn bản chỉ đạo ban hành khác là 132 văn bản. d. Tổ chức tập huấn chính sách thuế Thu nhập cá nhân 100% cán bộ, công chức làm công tác quản lý thuế của 63 Cục thuế và các Chi cục Thuế đã được phổ biến những nội dung cơ bản của Dự luật thuế TNCN. 63/63 Cục thuế đã tổ chức các buổi tập huấn cho đại diện các doanh nghiệp, hộ kinh doanh trên địa bàn. Cho đến nay Tổng cục Thuế đã tổ chức tập huấn thuế TNCN với hơn với 20 lớp tập huấn tập trung tại 2 thành phố Hà Nội, Hồ Chí Minh với số lượng cán bộ tham gia gia là hơn 800 cán bộ. 2.2.2.2. Chỉ đạo thực hiện chính sách Thuế thu nhập cá nhân a. Tuyên truyền chính sách Thuế thu nhập cá nhân. b. Tư vấn thực hiện chính sách Thuế thu nhập cá nhân Tổng cục Thuế đã có 1 trang website riêng cung cấp và tiếp nhận thông tin về thuế TNCN tncnonline.com.vn nhằm hướng dẫn, hỗ trợ người nộp thuế trong việc thực hiện nghĩa vụ Thuế thu nhập cá nhân.Thống kê đến nay, Cổng thông tin điện tử tncnonline.com.vn đã tiếp nhận và xử lý đến khoảng 12.000 thắc mắc liên quan đến chính sắc Thuế thu nhập cá nhân. Tổ chức đường dây nóng từ Tổng cục Thuế đến các Cục Thuế, Chi cục Thuế Comment [p4]: Không chỉ đơn thuần nêu các văn bản đã ban hành mà cấn đánh giá chất lượng các văn bản thông qua quá trình thực hiện. 12 để tiếp nhận và giải đáp kịp thời những vướng mắc của người nộp thuế. Riêng ở Tổng cục Thuế ngoài việc giải đáp hàng nghìn vướng mắc qua điện thoại, theo báo cáo tổng kết thi hành luật thuế TNCN trong gần 3 năm (2009-2011) đã trả lời bằng khoảng 891 công văn (năm 2009: 351 công văn; năm 2010: 323 công văn; năm 2011: 207 công văn). Trong năm 2012 trả lời 219 công văn, trong năm 2013 trả lời 283 công văn. c. Triển khai các giải pháp phục vụ việc thực hiện chính sách Thuế thu nhập cá nhân Để xác định đối tượng nộp thuế, người phụ thuộc ngay từ cuối năm 2008 Tổng cục Thuế đã tổ chức triển khai việc đăng ký thuế, cấp mã số thuế, kê khai người phụ thuộc. Kết quả là đến hết năm 2011 đã cấp mã số thuế cho 15.894.719 cá nhân (trong đó có: trên 12.647.286 cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công và từ thu nhập khác; 3.247.433 mã số thuế hộ gia đình, cá nhân kinh doanh). Năm 2013 đã cấp mã số thuế cho khoảng 18.235.921 cá nhân. d. Phối hợp với các cơ quan ban ngành trong công tác triển khai thực hiện chính sách Thuế thu nhập cá nhân Trong công tác quản lý thuế TNCN của Tổng cục Thuế, một trong những nội dung cơ bản đảm bảo thành công cho việc triển khai chính là sự phối hợp chặt chẽ, cụ thể giữa Tổng cục Thuế và các cơ quan, ban ngành trên toàn quốc như phối hợp với cơ quan truyền thông báo đài, báo viết để tuyên truyền về chính sách Thuế TNCN; phối hợp với Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ C
Tài liệu liên quan