Thuếlà một công cụ điều tiết vĩmô nền kinh tếcủa Nhà nước.Việc
thực thi pháp luật thuếcho đến nay đã thu được nhiều thành tựu to lớn. Nguồn
thu từthuế đã góp phần phát triển kinh tếxã hội. Bên cạnh đó cũng tồn tại
nhiều bất cập do hạn chếtừchính sách thuế, việc quản lý của cơquan thuếvà
từviệc tuân thủpháp luật của các doanh nghiệp và người dân.
Kếtoán doanh nghiệp là một công cụquan trọng không những phục vụ
cho hoạt động quản lý doanh nghiệp mà còn phục vụcho việc quản lý nhà
nước, trong đó có cơquan thuế. Chất lượng của thông tin kếtoán ảnh hưởng
lớn và trực tiếp đến chất lượng và hiệu quảcủa việc quản lý và hành thu thuế.
Đểnâng cao hiệu quảquản lý và hành thu thuế, bên cạnh việc cải cách chính
sách thuếthì vấn đềhoàn thiện hệthống kếtoán doanh nghiệp cũng không
kém phần quan trọng.
Xuất phát từvấn đềtrên, luận văn "hoàn thiện hệthống kếtoán doanh
nghiệp đểnâng cao hiệu quảcông tác quản lý và hành thu thuế" được thực
hiện nhằm góp chút công sức nhỏbé vào việc xây dựng và hoàn thiện chính
sách pháp luật phục vụcho mục tiêu phát triển kinh tếxã hội.
Vấn đềhoàn thiện hệthống kếtoán là rất rộng và đòi hỏi có sựnghiên
cứu sâu sắc trên phương diện vĩmô và vi mô. Vì vậy, phạm vi luận văn chỉ đề
cập đến một sốvấn đềthấy được qua quá trình học tập lý thuyết, vận dụng lý
thuyết vào thực tiễn và qua tác nghiệp trong công tác cũng nhưtìm hiểu thực
tếtại các doanh nghiệp ởtỉnh Bình Dương và Cục thuếtỉnh Bình Dương. Từ
đó, luận văn chỉ đưa ra một sốthực trạng, giải pháp có thểthực hiện được và
một sốhướng đểtiếp tục nghiên cứu.
97 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1266 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện hệ thống kế toán doanh nghiệp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý và hành thu thuế, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Phụ lục - Trang 1
MỤC LỤC
Lời mở đầu. Trang
I. Lý luận cơ bản về kế toán, thuế - Mối quan hệ giữa kế toán và thuế.. 1
I.1. Khái niệm, nhiệm vụ của kế toán .............................................................. 1
I.1.1. Sơ lược về lịch sử kế toán Việt Nam...................................................... 1
I.1.2. Khái niệm kế toán................................................................................... 4
I.1.3. Nhiệm vụ của kế toán ............................................................................. 5
I.1.4. Yêu cầu kế toán ...................................................................................... 5
I.2. Khái niệm, đặc điểm, chức năng của thuế ................................................ 6
I.2.1. Sơ lược về quá trình phát triển của hệ thống thuế Việt Nam ................. 6
I.2.2. Đặc điểm của thuế.................................................................................. 7
I.2.3. Chức năng của thuế................................................................................ 8
I.3. Mối quan hệ giữa kế toán và thuế ............................................................. 8
I.3.1. Kế toán là công cụ của thuế.................................................................... 8
I.3.2. Luật thuế chi phối đến hệ thống kế toán .............................................. 16
I.3.3. Sự khác biệt trong việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế theo
chế độ kế toán và theo Luật thuế ................................................................... 16
Kết luận chương I........................................................................................... 21
II. Thực trạng hệ thống kế toán doanh nghiệp và công tác quản
lý, hành thu thuế hiện nay ........................................................................... 22
II.1. Thực trạng hệ thống kế toán trong việc cung cấp thông tin
cho việc quản lý và hành thu thuế hiện nay................................................... 22
II.1.1. Việc chấp hành pháp luật ................................................................... 22
II.1.2. Tổ chức bộ máy kế toán...................................................................... 23
II.1.3. Chứng từ ............................................................................................. 24
II.1.4.Tài khoản ............................................................................................. 36
Phụ lục - Trang 2
II.1.5. Sổ sách ................................................................................................ 38
II.1.6. Báo cáo ............................................................................................... 39
II.1.7. Phương pháp hạch toán ...................................................................... 40
II.2. Thực trạng công tác quản lý và hành thu thuế hiện nay ........................ 42
Kết luận chương II ......................................................................................... 46
III. Hoàn thiện hệ thống kế toán để nâng cao hiệu quả
quản lý và hành thu thuế ............................................................................ 47
III.1. Yêu cầu cơ bản của việc hoàn thiện ..................................................... 47
III.2. Giải pháp hoàn thiện............................................................................. 48
III.2.1. Giải pháp vĩ mô.................................................................................. 48
III.2.2. Giải pháp vi mô.................................................................................. 51
Kết luận chương III ........................................................................................ 66
Phụ lục
Tài liệu tham khảo
Phụ lục - Trang 3
LỜI MỞ ĐẦU
Thuế là một công cụ điều tiết vĩ mô nền kinh tế của Nhà nước.Việc
thực thi pháp luật thuế cho đến nay đã thu được nhiều thành tựu to lớn. Nguồn
thu từ thuế đã góp phần phát triển kinh tế xã hội. Bên cạnh đó cũng tồn tại
nhiều bất cập do hạn chế từ chính sách thuế, việc quản lý của cơ quan thuế và
từ việc tuân thủ pháp luật của các doanh nghiệp và người dân.
Kế toán doanh nghiệp là một công cụ quan trọng không những phục vụ
cho hoạt động quản lý doanh nghiệp mà còn phục vụ cho việc quản lý nhà
nước, trong đó có cơ quan thuế. Chất lượng của thông tin kế toán ảnh hưởng
lớn và trực tiếp đến chất lượng và hiệu quả của việc quản lý và hành thu thuế.
Để nâng cao hiệu quả quản lý và hành thu thuế, bên cạnh việc cải cách chính
sách thuế thì vấn đề hoàn thiện hệ thống kế toán doanh nghiệp cũng không
kém phần quan trọng.
Xuất phát từ vấn đề trên, luận văn " hoàn thiện hệ thống kế toán doanh
nghiệp để nâng cao hiệu quả công tác quản lý và hành thu thuế" được thực
hiện nhằm góp chút công sức nhỏ bé vào việc xây dựng và hoàn thiện chính
sách pháp luật phục vụ cho mục tiêu phát triển kinh tế xã hội.
Vấn đề hoàn thiện hệ thống kế toán là rất rộng và đòi hỏi có sự nghiên
cứu sâu sắc trên phương diện vĩ mô và vi mô. Vì vậy, phạm vi luận văn chỉ đề
cập đến một số vấn đề thấy được qua quá trình học tập lý thuyết, vận dụng lý
thuyết vào thực tiễn và qua tác nghiệp trong công tác cũng như tìm hiểu thực
tế tại các doanh nghiệp ở tỉnh Bình Dương và Cục thuế tỉnh Bình Dương. Từ
đó, luận văn chỉ đưa ra một số thực trạng, giải pháp có thể thực hiện được và
một số hướng để tiếp tục nghiên cứu.
Phụ lục - Trang 4
CHƯƠNG I. LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN, THUẾ - MỐI QUAN
HỆ GIỮA KẾ TOÁN VÀ THUẾ
I.1. Khái niệm, nhiệm vụ của kế toán.
I.1.1. Sơ lược về lịch sử kế toán Việt Nam.
a. Giai đoạn từ 1945 đến 1953.
Đây là giai đoạn đất nước ta đi vào khắc phục hậu quả chiến tranh, xây
dựng đất nước và tiếp tục cuộc kháng chiến chống thực dân. Kế toán sử dụng
chủ yếu trong các xí nghiệp quốc phòng, áp dụng hình thức kế toán đơn.
b. Giai đoạn từ 1954 đến 1974.
Năm 1954, hòa bình lập lại. Miền Bắc chuyển sang việc xây dựng nền
kinh tế Xã Hội Chủ Nghĩa. Kế toán giai đoạn này được sử dụng như là một
công cụ giám đốc các hoạt động sản xuất kinh doanh và việc sử dụng vốn của
Nhà nước trong các ngành kinh tế quốc doanh.
Năm 1957, Nhà nước ban hành chế độ kế toán kép áp dụng thống nhất
thí điểm trong tất cả các xí nghiệp thuộc các ngành công nghiệp và xây dựng.
Năm 1961, Chính phủ ban hành điều lệ tổ chức kế toán nhà nước.
Năm 1962, Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị định 27/CP ngày
22/02/1962 quy định các nguyên tắc lập và ban hành các chế độ biểu mẫu và
phương án điều tra thống kê.
Năm 1964, Nhà nước ban hành Thông tư số 07 TC/CĐKT ngày
21/12/1964 hướng dẫn cụ thể về việc vận dụng các hình thức và sổ sách kế
toán.
Năm 1967, Liên bộ Tổng Cục thống kê - Tài chính ban hành chế độ ghi
chép ban đầu theo Quyết định số 583/LB ngày 01/09/1967.
Phụ lục - Trang 5
Năm 1970, Bộ Tài chính ban hành hệ thống tài khoản kế toán áp dụng
thống nhất cho tất cả các ngành trong cả nước theo Quyết định số 425
TC/CĐKT ngày 14/12/1970.
Năm 1971, Hội đồng Chính phủ ban hành Nghị quyết 02/CP ngày
02/01/1971 tổ chức lại hệ thống thông tin kinh tế. Thủ tướng ban hành Quyết
định 299/TTg ngày 27/10/1971 về chế độ báo cáo thống kê, kế toán định kỳ
chính thức của các đơn vị kinh tế thuộc ngành nội thương và Quyết định
233/CP ngày 01/12/1970 đưa ra chế độ báo cáo thống kê, kế toán định kỳ
chính thức của các xí nghiệp công nghiệp. Tổng Cục thống kê cũng ban hành
Quyết định số 212-TCKT ngày 03/11/1971 quy định cụ thể nội dung chế độ
báo cáo thống kê kế toán định kỳ chính thức đối với các đơn vị công ty, cửa
hàng, thương nghiệp đã hạch toán kinh tế độc lập.
c. Giai đoạn từ 1975 đến 1989.
Giai đoạn này Nhà nước bắt đầu tiến hành đổi mới công tác kế toán để
phục vụ cho yêu cầu xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, xây dựng cơ
chế mới về quản lý kinh tế nhằm phát huy tính chủ động của cơ sở kinh
doanh.
Năm 1983, Tổng Cục Thống kê ban hành Quyết định 200-TCTK/PPCĐ
ngày 24/03/1983 sửa đổi bổ sung hệ thống chứng từ ghi chép ban đầu đã ban
hành trước đó (theo Quyết định 583/LB ngày 01/09/1967).
Năm 1986, Tổng Cục thống kê ban hành danh mục báo cáo thống kê -
kế toán định kỳ áp dụng cho các đơn vị hạch toán độc lập thuộc ngành công
nghiệp theo Quyết định 13/TCTK/PPCĐ ngày 13/01/1986.
Năm 1988, Nhà nước ban hành Pháp lệnh kế toán thống kê áp dụng
thống nhất trong cả nước và là văn bản có tính pháp lý cao nhất về kế toán -
thống kê.
Phụ lục - Trang 6
Năm 1989, Bộ Tài chính ban hành hệ thống tài khoản kế toán áp dụng
thống nhất cho tất cả các ngành trong cả nước theo Quyết định số 212
TC/CĐKT ngày 15/12/1989.
d. Giai đoạn từ năm 1990 đến năm 1994.
Năm 1994, Hệ thống tài khoản được sửa đổi theo Quyết định 1205
TC/CĐKT ngày 14/02/1994 do Bộ tài chính ban hành.
Năm 1990, Bộ Tài chính ban hành chế độ báo cáo kế toán định kỳ theo
Quyết định 224TC/CĐKT ngày 18/04/1990, sau đó được sửa đổi bổ sung
theo Quyết định 1206-TC/CĐKT ngày 14/12/1994.
e. Giai đoạn từ năm 1995 đến nay.
Giai đoạn từ năm 1995 đến nay có sự phát triển mạnh của các thành
phần kinh tế về số lượng và chất lượng. Thị trường chứng khoán hình thành
và từng bước phát triển, đáp ứng yêu cầu huy động vốn cho nền kinh tế. Đồng
thời, xu hướng toàn cầu hóa ngày càng diễn ra mạnh mẽ yêu cầu Việt Nam
phải hòa nhập vào nền kinh tế quốc tế.
Năm 1995, Bộ Tài chính ban hành chế độ kế toán doanh nghiệp theo
Quyết định 1141/TC/QĐ/CĐKT ngày 01/11/1995. Chế độ kế toán doanh
nghiệp được áp dụng thống nhất trong cả nước cho tất cả các doanh nghiệp
thuộc mọi lĩnh vực, mọi thành phần kinh tế. Chế độ này thay thế các văn bản
về hệ thống tài khoản, chế độ báo cáo kế toán, chế độ kế toán sản xuất kinh
doanh ngoài quốc doanh, chế độ sổ sách, chứng từ kế toán ban hành trong
khoảng thời gian trước đó (Phụ lục 1, 2, 3 - trang 1-9).
Năm 1999, thuế doanh thu được thay thế bằng thuế giá trị gia tăng
thông qua việc Quốc hội ban hành Luật thuế GTGT số 02/1997/QH9 ngày
10/05/1997. Các tài khoản, sổ sách, báo cáo tương ứng với thuế doanh thu
được thay thế, sửa đổi bằng thuế giá trị gia tăng.
Phụ lục - Trang 7
Năm 2000, Bộ Tài chính ban hành Quyết định 167/2000/QĐ-BTC ngày
25/10/2000 về việc áp dụng chế độ báo cáo tài chính thống nhất cho tất cả các
doanh nghiệp thuộc mọi lĩnh vực, thành phần kinh tế.
Nhằm đưa ra những nguyên tắc kế toán và phương pháp kế toán cơ bản
để ghi sổ kế toán và lập báo cáo tài chính, đồng thời hòa nhập với hệ thống kế
toán quốc tế. Bộ tài chính đã lần lượt ban hành 22 chuẩn mực kế toán Việt
Nam dựa trên chuẩn mực kế toán quốc tế theo các Quyết định 149/2001/QĐ-
BTC ngày 31/12/2001, Quyết định 165/2002/QĐ-BTC ngày 31/12/2002,
Quyết định 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003, Quyết định 12/2005/QĐ-
BTC ngày 15/02/2005.
Ngày 17/06/2003, Quốc hội ban hành Luật kế toán số 03/2003/QH11
có hiệu lực thi hành bắt đầu từ tháng 01/2004, thay thế Pháp lệnh kế toán
thống kê năm 1988.
I.1.2. Khái niệm kế toán.
Kế toán là việc thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông
tin kinh tế, tài chính dưới hình thức giá trị, hiện vật và thời gian lao động.
Kế toán gồm có kế toán tài chính và kế toán quản trị. Kế toán tài chính
phục vụ cho đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin của đơn vị kế toán. Kế
toán quản trị phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong
nội bộ đơn vị.
Đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin kế toán tài chính gồm có:
- Đối tượng bên trong đơn vị: lãnh đạo, hội đồng quản trị, cấp trên ...
- Đối tượng bên ngoài đơn vị:
+ Cơ quan nhà nước: cơ quan thuế, cơ quan thống kê, cơ quan
đăng ký kinh doanh, cơ quan tài chính. Trong đó, cơ quan thuế là đối
tượng mà đơn vị có nghĩa vụ cung cấp thông tin một cách thường
Phụ lục - Trang 8
xuyên, liên tục theo tháng, quý, năm theo quy định của Luật thuế và
chế độ kế toán.
+ Đối tượng có lợi ích trực tiếp với đơn vị: Ngân hàng, chủ nợ,
khách hàng, cổ đông, ...
I.1.3. Nhiệm vụ của kế toán.
Luật kế toán quy định kế toán có 4 nhiệm vụ cơ bản:
Một là, thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội
dung công việc kế toán, theo chuẩn mực và chế độ kế toán.
Hai là, kiểm tra, giám sát các khoản thu, chi tài chính, các nghĩa vụ thu,
nộp, thanh toán nợ; kiểm tra việc quản lý, sử dụng tài sản và nguồn hình
thành tài sản; phát hiện và ngăn ngừa các hành vi vi phạm pháp luật về tài
chính, kế toán.
Ba là, Phân tích thông tin, số liệu kế toán; tham mưu, đề xuất các giải
pháp phục vụ yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính của đơn vị kế
toán.
Bốn là, cung cấp thông tin, số liệu kế toán theo quy định của pháp luật.
I.1.4. Yêu cầu kế toán.
Kế toán có 6 yêu cầu cơ bản:
Thứ nhất, phản ánh đầy đủ nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh vào
chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính.
Thứ hai, phản ánh kịp thời thông tin và số liệu kế toán.
Thứ ba, phản ánh rõ ràng, dễ hiểu và chính xác số liệu kế toán.
Thứ tư, phản ánh trung thực hiện trạng, bản chất sự việc, nội dung và
giá trị của nghiệp vụ kinh tế, tài chính.
Thứ năm là thông tin, số liệu kế toán phải được phản ánh liên tục từ
khi phát sinh đến khi kết thúc hoạt động kinh tế, tài chính, từ khi thành lập
Phụ lục - Trang 9
Thứ sáu là phân loại, sắp xếp thông tin, số liệu kế toán theo trình tự, có
hệ thống và có thể so sánh được.
I.2. Khái niệm, đặc điểm, chức năng của thuế.
I.2.1. Sơ lược về quá trình phát triển của hệ thống thuế Việt Nam.
a. Giai đoạn từ 1945 đến 1953.
Thời kỳ này Nhà nước bãi bỏ một số sắc thuế cũ, lạc hậu, xây dựng hệ
thống thuế mới bao gồm 07 sắc thuế: thuế nông nghiệp, thuế công thương
nghiệp, thuế hàng hóa, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế sát sinh, thuế
trước bạ, thuế tem.
b. Giai đoạn từ 1954 đến 1974.
Từ năm 1954 đến 1957, Chính phủ ban hành nhiều loại thuế mới trên
cơ sở sửa đổi, bổ sung các loại thuế cũ đã áp dụng trong vùng tự do cũ.
Từ năm 1958 đến 1960, thuế công thương nghiệp được áp dụng trên
nhiều khâu của quá trình sản xuất và lưu thông.
Từ năm 1961 đến 1965, Nhà nước áp dụng thí điểm chế độ thu mới là
thu quốc doanh. Ngoài ra, các doanh nghiệp phải trích nộp một phần lợi
nhuận nộp Nhà nước theo "chế độ trích nộp và sử dụng lợi nhuận của các xí
nghiệp".
Từ năm 1966 đến 1975, Nhà nước bổ sung thêm hình thức thu mới là
thu khấu hao cơ bản thông qua việc ban hành chế độ nộp khấu hao cơ bản.
c. Giai đoạn từ 1975 đến 1989.
Từ năm 1975 đến năm 1980, miền Bắc và miền Nam áp dụng 02 hệ
thống thuế khác nhau. Miền Bắc vẫn sử dụng các sắc thuế đã ban hành trước
đó và có sửa đổi bổ sung. Miền Nam áp dụng một số sắc thuế trên cơ sở hệ
Phụ lục - Trang 10
, có bãi bỏ một số loại phản tiến bộ và
sửa đổi bổ sung phù hợp.
Từ năm 1980 đến năm 1989, hệ thống thu và thuế được áp dụng thống
nhất trong cả nước.
d. Giai đoạn từ năm 1990 đến nay.
Từ năm 1990 đến 1998, hệ thống thuế đã được xây dựng tương đối
hoàn chỉnh, gồm các sắc thuế: Thuế nông nghiệp, thuế doanh thu, thuế tiêu
thụ đặc biệt, thuế lợi tức, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu, thuế nhà đất, thuế
tài nguyên, thuế vốn, ngoài ra còn có các loại phí và lệ phí.
Từ năm 1999 đến nay, Nhà nước đã đưa vào áp dụng các sắc thuế tiên
tiến trên thế giới. Thuế giá trị gia tăng thay thế thuế doanh thu, thuế thu nhập
doanh nghiệp thay thế thuế lợi tức.
I.2.2. Đặc điểm của thuế.
Thuế là hình thức đóng góp theo nghĩa vụ do luật quy định cho các cá
nhân, doanh nghiệp và các thành phần kinh tế trong xã hội bằng một phần thu
nhập của mình vào Ngân sách Nhà nước.
Thuế có các đặc điểm cơ bản:
Một là, thuế có tính bắt buộc. Người tiêu dùng, người sản xuất, người
có thu nhập cao có nghĩa vụ phải đóng góp một phần thu nhập vào Ngân sách
Nhà nước theo quy định của các sắc thuế do Nhà nước ban hành.
Hai là, thuế không hoàn trả trực tiếp. Người nộp thuế vào Ngân sách
Nhà nước không có quyền đòi hỏi Nhà nước phải cung cấp một cách trực tiếp
hàng hóa, dịch vụ công cộng cho mình. Nhà nước cung cấp chung cho cả
cộng đồng và giá trị hàng hóa dịch vụ công cộng cung cấp cho người nộp thuế
không nhất thiết phải bằng với khoản thuế mà họ đã nộp.
Ba là, thuế có tính cố định. Luật thuế ban hành một mức thu cố định
cho đối tượng chịu thuế (hàng hóa, dịch vụ, người có thu nhập cao, ...). Nhờ
Phụ lục - Trang 11
đó Nhà nước có thể ước tính trước mức thu ngân sách và người nộp thuế cũng
có thể tính trước được số tiền phải nộp vào ngân sách.
I.2.3. Chức năng của thuế.
Thuế có các chức năng cơ bản sau:
Một là, chức năng huy động nguồn lực tài chính. Thuế huy động và tập
trung nguồn lực tài chính vào quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước. Nhờ vậy,
Nhà nước thực hiện quá trình phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã
hội và thu nhập quốc dân trong xã hội.
Hai là, chức năng điều chỉnh: Thuế được quy định các hình thức thu
khác nhau, xác định đúng đối tượng chịu thuế và đối tượng nộp thuế, mức
thuế phải nộp được xây dựng có tính đến khả năng của người nộp thuế. Trên
cơ sở đó, Nhà nước điều tiết các hoạt động kinh tế theo định hướng chung và
kích thích sự phát triển của các thành phần kinh tế.
I.3. Mối quan hệ giữa kế toán và thuế.
I.3.1. Kế toán là công cụ của thuế.
Kế toán là công cụ để xác định đúng số thuế phải nộp, cung cấp thông
tin cho việc quản lý thuế của Nhà nước và xác lập các căn cứ pháp lý thể hiện
mức độ chấp hành pháp luật của các tổ chức, cơ sở, cá nhân sản xuất kinh
doanh, thể hiện qua chứng từ kế toán, tài khoản, sổ sách, báo cáo, phương
pháp hạch toán và các ước tính kế toán.
I.3.1.1. Chứng từ kế toán.
Chứng từ kế toán là những giấy tờ phản ánh nghiệp vụ kinh tế, tài chính
phát sinh và đã hoàn thành trong đơn vị, làm căn cứ ghi chép vào sổ sách kế
toán. Chứng từ kế toán gồm có chứng từ gốc và chứng từ ghi chép ban đầu.
Chứng từ gốc thể hiện bản chất của nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Chứng từ ghi
chép ban đầu thể hiện thêm thông tin về nghiệp vụ và phân loại thông tin kế
Phụ lục - Trang 12
theo đối tượng kế toán để ghi chép vào sổ sách
kế toán.
Chứng từ kế toán là căn cứ pháp lý quan trọng giúp cho nhà quản lý
trong tổ chức, cá nhân sản xuất kinh doanh (gọi chung là đơn vị) và cơ quan
nhà nước kiểm tra kế toán. Chứng từ kế toán là cơ sở chứng minh việc chấp
hành pháp luật của đơn vị. Chứng từ là căn cứ xác định các hành vi gian lận,
biển thủ tài sản, trốn thuế của cá nhân trong đơn vị và của bản thân đơn vị
trước pháp luật.
Chứng từ kế toán là cơ sở pháp lý giúp cho cơ quan thuế xác định
phạm vi áp dụng, căn cứ tính thuế; từ đó xác định đúng, đủ số thuế phải nộp,
số thuế được miễn, giảm; thuế được hoàn lại từ ngân sách nhà nước; đánh giá
mức độ chấp hành pháp luật của đơn vị. Phạm vi áp dụng thuế là phạm vi xác
định đối tượng nộp thuế (tổ chức, cá nhân); đối tượng chịu thuế và đối tượng
không chịu thuế (hàng hóa, dịch vụ). Căn cứ tính thuế là giá tính thuế (hoặc
thu nhập chịu thuế) và thuế suất tương ứng. Cụ thể:
+ Với thuế giá trị gia tăng, đối với các đơn vị kê khai thuế theo hình
thức khấu trừ, chứng từ gốc là căn cứ xác định chính xác thuế giá trị gia tăng
đầu vào, thuế giá trị gia tăng đầu ra mà đơn vị phải nộp cho nhà nước, thể
hiện qua hóa đơn giá trị gia tăng đầu vào, hóa đơn đầu ra, chứng từ nộp thuế
giá trị gia tăng hàng nhập khẩu, chứng từ thanh toán qua ngân hàng của hàng
hóa xuất khẩu. Đối với đơn vị áp dụng theo phương pháp tính trực tiếp trên
giá trị gia tăng, chứng từ giúp xác định được giá trị gia tăng và thuế suất
tương ứng để tính toán được thuế giá trị gia tăng phải nộp.
+ Đối với thuế thu nhập doanh nghiệp, thông qua chứng từ là hóa đơn
(đầu vào, đầu ra); hợp đồng kinh tế cung cấp hàng hóa dịch vụ (mua, bán), tờ
khai hải quan xuất khẩu, nhập khẩu; hợp đồng lao động; bảng thanh toán
lương; bảng tính khấu hao; biên lai thu phí và lệ phí; biên bản kiểm kê tài
Phụ lục - Tran