Luận văn Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sản xuất công nghiệp tại công ty cổ phần bia Sài Gòn - Hà Nam

Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn- Hà Nam tiền thân là khách sạn chuyên gia Phủ Lý, thành lập năm 1973. Giai đoạn 1973 -1985 với nhiệm vụ chủ yếu là Nhà khách của tỉnh phục vụ chuyên gia và khách của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh. Giai đoạn 1986-1994, cùng với sự phát triển của đất nước chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường Công ty cũng đã có những chuyển biến đáng kể. Từ một Nhà khách không có sản xuất, Công ty đã mạnh dạn đầu tư một dây chuyền sản xuất bia với công suất 1 triệu lít/ năm. Nhờ đó đã giải quyết được việc làm cho người lao động trong tỉnh, giảm tỷ lệ thất nghiệp đồng thời từng bước khắc phục tình trạng lỗ trong thời kỳ bao cấp. Giai đoạn 1995- 2003 Công ty đã liên tục phát triển đổi mới và mở rộng sản xuất, ngành nghề, đầu tư mới một dây chuyền sản xuất bia công nghệ Đức, công suất 6 triệu lít/ năm. Ngoài ra Công ty còn xây dựng mới khách sạn và mở rộng thêm hoạt động lữ hành. Tháng 9/2002 Công ty đã xây dung hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 và được tổ chức BMTRADA( Anh Quốc) cấp chứng nhận vào ngày 10/6/2003 trong lĩnh vực sản xuất Bia- Nứơc giải khát.

doc63 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1396 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm sản xuất công nghiệp tại công ty cổ phần bia Sài Gòn - Hà Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN BIA SÀI GÒN- HÀ NAM Tên Công ty : Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn- Hà Nam Tên giao dich: Saigon- Ha Nam BEER JOINT STOCK COMPANY Tên viết tắt : SAHABECO Địa chỉ : 104 Trần Phú- Thị xã Phủ Lý- Hà Nam Email : Sahabeco@yahoo.com.vn Người liên hệ: Ông Đinh Quang Hải- Giám đốc Công ty A.TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY I. Lịch sử hình thành và phát triển Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn- Hà Nam tiền thân là khách sạn chuyên gia Phủ Lý, thành lập năm 1973. Giai đoạn 1973 -1985 với nhiệm vụ chủ yếu là Nhà khách của tỉnh phục vụ chuyên gia và khách của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh. Giai đoạn 1986-1994, cùng với sự phát triển của đất nước chuyển từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang nền kinh tế thị trường Công ty cũng đã có những chuyển biến đáng kể. Từ một Nhà khách không có sản xuất, Công ty đã mạnh dạn đầu tư một dây chuyền sản xuất bia với công suất 1 triệu lít/ năm. Nhờ đó đã giải quyết được việc làm cho người lao động trong tỉnh, giảm tỷ lệ thất nghiệp đồng thời từng bước khắc phục tình trạng lỗ trong thời kỳ bao cấp. Giai đoạn 1995- 2003 Công ty đã liên tục phát triển đổi mới và mở rộng sản xuất, ngành nghề, đầu tư mới một dây chuyền sản xuất bia công nghệ Đức, công suất 6 triệu lít/ năm. Ngoài ra Công ty còn xây dựng mới khách sạn và mở rộng thêm hoạt động lữ hành. Tháng 9/2002 Công ty đã xây dung hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000 và được tổ chức BMTRADA( Anh Quốc) cấp chứng nhận vào ngày 10/6/2003 trong lĩnh vực sản xuất Bia- Nứơc giải khát. Năm 2004 Công ty đã liên doanh với Tổng công ty Rượu – Bia Sài Gòn nâng dây chuyền sản xuất bia Nager 12 triệu lít/ năm. Liên tục trong các năm 2004, 2005, 2006 chuyên gia của tổ chức BMTRADA đã đến Công ty thực hiện đánh giá giám sát định kỳ hàng năm. Công ty đã được Bộ Khoa Học và Công Nghệ cấp cúp vàng ISO và huy chương vàng triển lãm ISO chìa khoá hội nhập. Hiện nay Công ty vẫn duy trì thường xuyên hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2000, đồng thời đang triển khai thực hiện hệ thống quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO1400 : 2004 và an toàn vệ sinh thực phẩm theo tiêu chuẩn ISO 22000 (HACCP), hệ thống đã đem lại hiệu quả kinh tế rất lớn cho công ty trong lĩnh vực Bia, Nứơc giải khát. Qua 34 năm hoạt động Công ty đã đạt được nhiều thành tựu to lớn và dần khẳng định mình trên thị trường. Đất nước hội nhập vào nền kinh tế thế giới đòi hỏi các cá thể trong nền kinh tế cũng phải hội nhập và thích ứng thì nền kinh tế mới tồn tại và phát triển được. Hiểu rõ điều đó ngày 01/ 05/ 2007 Công ty đã tiến hành cổ phần hoá và sát nhập vào Tổng công ty Rượu Bia- Nước giải khát Sài Gòn theo mô hình Công ty mẹ và Công ty con. “Chất lượng sản phẩm là sự sống còn và phát triển không ngừng của công ty”. Slogan này cho thấy lãnh đạo Công ty luôn coi trọng, đề cao vấn đề chất lượng sản phẩm. Vì thế lãnh đạo Công ty luôn tạo điều kiện nâng cao kiến thức, tay nghề cho cán bộ công nhân viên bằng cách tổ chức đào tạo tại chỗ hoặc gửi đi các trường chuyên nghiệp…Thái độ làm việc công bằng, thân thiện, quan tâm với bầu không khí làm việc thoải mái nhưng đầy nghiêm túc đã đưa công ty lên những bậc thang cao hơn trong lòng khách hàng, đối tác và các bên liên quan. Khái quát chung tình hình Công ty: Mẫu số B01-DN BẢNG CÂN ĐỐI KẾ TOÁN NGÀY 31/12/2006 TÀI SẢN  Thuyết minh  Số cuối năm  Số đầu năm   A. Tài sản ngắn hạn     79.499.080.684  575.435   I.Tiền và khoản tương đương tiền     49.282.074.851  34.533.887.716   1. Tiền     49.282.074.851  34.533.887.716   II. Các khoản đầu tư ngắn hạn     -  60.000.000   1.Đầu tư ngắn hạn     -  60.000.000   III. Các khoản phải thu     17.344.861.895  9.261.292.896   1. Phải thu khách hàng     2.903.540.240  5.276.806.806   2. Trả trước cho người bán     14.102.422.261  3.753.136.312   3. Các khoản phải thu khác     359.667.601  252.117.985   4. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi     (20.768.207)  (20.768.207)   IV. Hàng tồn kho     12.793.560.192  13.413.423.152   1.Hàng tồn kho     12.793.560.192  13.413.423.152   V. Tài sản ngắn hạn     78.583.746  274.850.135   1. Chi phí trả trước ngắn hạn     10.000.761  195.657.547   2.Tài sản ngắn hạn khác     68.582.985  79.192.588   B. Tài sản dài hạn     9.564.293.061  14.757.070.808   I. Tài sản cố định     9.564.293.061  14.757.070.808   1.Tài sản cố định hữu hình     9.003.034.128  14.450.429.147   - Nguyên giá     94.554.222.792  74.580.990.253   - Giá trị hao mòn luỹ kế     (85.551.188.664)  (60.130.361.106)   2. Chi phí XDCB dở dang     501.258.933  306.691.661   II. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn     60.000.000  -   1.Đầu tư dài hạn khác     60.000.000  -   TỔNG TÀI SẢN     89.063.373.745  72.300.524.707   NGUỒN VỐN            A. Nợ phải trả     52.793.855.619  45.899.589.349   I. Nợ ngắn hạn     52.793.855.619  45.899.589.349   1. Vay và nợ ngắn hạn     -      2. Phải trả người bán     4813.315.799  4.655.370.527   3, Người mua trả tiền trước     231.200  190   4.Thuế và các khoản phải nộp nhà nước     21.381.989.554  29.438.431.361   5. phải trả người lao động     228.915.555  133.870.112   6. Chi phí phải trả     7.399.896.418  6.372.413.815   7.Các khoản phải trả, nộp ngắn hạn khác     18.969.507.093  5.299.503.344   II. Nợ dài hạn     -  -   B. Vốn chủ sở hữu     36.269.518.126  26.400.935.358   I. Vốn chủ sở hữu     36.059.181.662  26.400.935.358   1. vốn đầu tư của chủ sở hữu     25.336.359.733  25.336.359.733   2. Quỹ đầu tư phát triển     113.445.573      3.Quỹ dự phòng tài chính     98.146.662      4. Lợi nhuận chưa phân phối     10.128.120.694  981.466.625   5. Nguồn vốn đầu tư XDCB     83.109.000  83.109.000   II.Nguồn kinh phí, nguồn khác     210.336.464  -   1. Quỹ khen thưởng, phúc lợi     210.336.464  -   TỔNG NGUỒN VỐN     89.063.373.745  72.300.524.707   Nhận xét : Năm 2006 tổng Tài sản ( Nguồn vốn) của Công ty lớn hơn năm 2005 : 16.762.849.038 VNĐ chứng tỏ tình hình tài chính của doanh nghiệp lành mạnh, khả năng thanh toán tốt và Công ty đã mở rộng quy mô sản xuất, quy mô vốn, đầu tư vào máy móc thiết bị sản xuất. Mẫu số B02-DN BÁO CÁO KẾT QUẢ KINH DOANH 31/12/2006 Chỉ tiêu  Thuyết minh  Số tiền   1.Doanh thu bán hàng và dịch vụ     146.109.609.493   2. Các khoản giảm trừ doanh thu     53.976.298.297   3. Doanh thu thuần (1-2)     92.133.311.196   4. Giá vốn hàng bán     76.356.681.293   5. Lợi nhuận gộp (3-4)     15.776.629.903   6. Doanh thu hoạt động tài chính     2.579.608.782   7. Chi phí tài chính     180.999.787   - Chi phí lãi vay     180.999.787   8. Chi phí bán hàng     2.255.826.678   9. Chi phí quản lý doanh nghiệp     3.051.888.044   10. Lợi nhuận thuần từ HĐSXKD (5+6-7-8)     12.867.524.176   11. Thu nhập khác     -    12. Chi phí khác     -    13. Lợi nhuận khác     -    14. Lợi nhuận kế toán trước thuế (10+13)     12.867.524.276   15. Chi phí thuế TNDN     2.439.403.482   16. Lợi nhuận sau thuế (14-15)     10.428.120.694   Nhận xét : Công ty hoạt động kinh doanh có hiệu quả, thu được lợi nhuận cao, tốc độ luân chuyển vốn nhanh. II. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh. Những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng tới hoạt động sản xuất, công tác quản lý và công tác kế toán tại Công ty 1.Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn - Hà Nam là một Công ty có quy mô sản xuất vừa, sản xuất theo quy trình công nghệ hiện đại. Các sản phẩm được sản xuất trên dây chuyền khép kín hiện đại nhập khẩu từ các nước có nền công nghiệp phát triển. Nguyên vật liệu được nhập từ nhiều nguồn khác nhau, được kiểm tra chất lượng kỹ lưỡng. Lượng bia tiêu thụ hàng năm đều được duy trì ở số lượng và chất lượng cao hơn năm trước. 2.Thuận lợi - Nguồn nhân lực dồi dào, đội ngũ lãnh đạo tận tâm, sáng suốt, cán bộ công nhân viên tay nghề cao, có tinh thần trách nhiệm trong công việc. - Vị trí địa lý thuận lợi cho việc giao thông vận chuyển hàng hoá, nguyên vật liệu dễ dàng. - Điều kiện, cơ sở làm việc thoải mái, thuận tiện, luôn được sửa chữa nâng cấp kịp thời tạo môi trường làm việc an toàn. 3. Khó khăn - Thị trường cạnh tranh gay gắt, giá cả nguyên vật liệu, phụ liệu ngày càng cao - Máy móc thiết bị tuy được đầu tư nhiều nhưng vẫn còn thiếu III. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, chiến lược kinh doanh, mặt hàng sản xuất và thị trường tiêu thụ 1.Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh - Sản xuất sản phẩm với số lượng lớn, chất lượng cao, đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng trong và ngoài nước. Không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo lợi nhuận cao, chiếm lĩnh thị trường. - Mở rộng thị trường, phát triển sản xuất, tìm kiếm khách hàng. 2. Chiến lược kinh doanh - Xác định vị trí sản phẩm trên thị trường - Đưa ra các chính sách về giá cả, tổ chức các kênh phân phối hỗ trợ bán hàng như quảng cáo, khuyến mại, tham gia các triển lãm hội thảo….là yếu tố được coi là vũ khí cạnh tranh mạnh mẽ, thu hút khách hàng 3. Mặt hàng sản xuất - Đồ uống không cồn, nước khoáng, bán buôn đồ uống - Chưng cất và pha chế rượu, sản xuất bia chai và bia hơi - Kinh doanh khách sạn, nhà nghỉ, dịch vụ ăn uống… 4. Thị trường tiêu thụ: Hà Nam, Ninh Bình, Hưng Yên, Thái Nguyên… IV.Đặc điểm tổ chức bộ máy quản lý của công ty Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý  2. Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận Giám đốc điều hành công ty: Người có thẩm quyền cao nhất trong Công ty Quản lý mọi mặt hoạt động sản xuất kinh doanh và chăm lo đời sống cho toàn thể cán bộ công nhân viên Xây dung mục tiêu, kế hoạch, nguồn lực cho toàn công ty Phó giám đốc điều hành - Tổ chức hội nghị, xem xét hệ thống quản lý chất lượng - Tiếp nhận thông tin từ phía khách hàng, các bộ phận liên quan - Kiểm soát tài liệu, chỉ đạo việc xây dung thực hiện và duy trì hệ thống quản lý có hiệu lực và hiệu quả. Nhân viên kiểm soát tài liệu - Kiểm soát tài liệu cấp 1, cấp 2, cấp 3, tài liệu có nguồn gốc bên ngoài. - Xử lý số liệu của hệ thống quản lý chất lượng Tổ thanh tra đánh giá chất lượng nội bộ - Tổ chức thanh tra đánh giá chất lượng nội bộ - Cung cấp số liệu về tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống quản lý chất lượng. Phòng hành chính tổng hợp - Hành chính văn phòng.Công tác hành chính quản trị. - Tổ chức nhân sự lao động, tiền lương, an toàn lao động. - Công tác bảo vệ, phòng cháy chữa cháy, chăm sóc sức khoẻ. - Công tác cung ứng mua sắm, kho. Phòng kế toán tài chính Lập kế hoạch tài chính Tổ chức hạch toán kế toán đầy đủ Lập báo cáo tài chính, báo cáo thống kê giai đoạn Thanh toán các khoản chi đầy đủ, chính xác kịp thời đúng chế độ quy định. Kiểm soát và giám sát việc thực hiện kế hoạch tài chính. Tham gia đấu thầu, đánh giá lựa chọn nguồn cung ứng, nhà thầu. Lưu trữ bảo quản, bảo mật sổ sách, chứng từ kế toán của Công ty. Phòng kinh doanh Lập kế hoạch tiêu thụ sản phẩm, phát triển tiêu thụ. Tổ chức bán hàng. Vận chuyển sản phẩm cho các đại lý. Phòng kỹ thuật, KCS Lập kế hoạch kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phảm trong các công đoạn. Giám sát kỹ thuật, công nghệ. Kiểm soát thiết bị sản xuất. Thực hiện các dự án đầu tư. Kiểm soát thiết bị, kiểm tra đo lường thử nghiệm. Kiểm tra chất lượng đầu vào, trong quá trình sản xuất, đầu ra. Phòng thị trường - Xây dựng phương án, kế hoạch sản xuất. Phân tích thoả mãn khách hàng. Tổ chức quảng cáo, tiếp thị giới thiệu sản phẩm. Khách sạn Hoà Bình cung cấp các dịch vụ về nhà nghỉ, tiếp khách, hội nghị…. Phân xưởng bia - Nhận nguyên vật liệu và thực hiện quy trình công nghệ trong quá trình sản xuất để tạo ra sản phẩm theo yêu cầu. II. Đặc điểm quy trình công nghệ sản phẩm 1. Quy trình công nghệ sản xuất bia  * Giải thích quy trình: Quy trình sản xuất bia tại Công ty Cổ phần Bia Sài Gòn - Hà Nam là một quy trình sản xuất liên tục, phức tạp qua nhiều công đoạn sản xuất. Nguyên vật liệu chính để sản xuất bia là lúa đại mạch lên mầm, hoa Houblon, gạo, đường, nước. Giai đoạn sơ chế nguyên vật liệu: Mầm đại mạch( Malt), gạo nghiền mịn trộn với nước. Giai đoạn nấu: gạo được xay mịn trộn với nước, nâng nhiệt độ qua giai đoạn hồ hoá đến 650C rồi dịch hoá 750C, sau đó đun sôi tới 1200C trong một giờ. Malt được ngâm nước ở nhiệt độ thường, sau đó nâng dần lên 750C Malt sẽ dịch hoá các tinh bột của gạo, sau một thời gian thu được dịch đó có độ đường 100 cho bia hơI; 10,50 cho bia chai; 120 cho bia lon. Giai đoạn lên men: dung dịch mạch nha sau khi đun sôi với hoa Houblon được làm nguội hạ nhiệt độ xuống còn 120 thì được tiến hành lên men theo 2 bước: lên men chính và lên men phụ Giai đoạn lọc bia: sau khi kết thúc quá trình lên men phụ bia được lọc để loại bỏ tạp chất hữu cơ và lượng men thừa có trong bia tạo độ trong và thời gian bảo quản. Giai đoạn đóng bia: sau khi lọc bia, chiết bia vào lon hoặc chai đưa vào máy thanh trùng để diệt bớt vi sinh vật con men giúp bia được bảo quản lâu hơn. Sau quá trình này lon hoặc chai được đưa qua máy soi kiểm dịch, dán nhãn, bọc giấy hoặc in các thông số cần thiết. Trong mỗi một giai đoạn đều có các thao tác kiểm tra thẩm định chất lượng sản xuất và giám sát một cách kỹ lưỡng cẩn thận đảm bảo sản xuất đúng kỹ thuật, định lượng và các yêu cầu khác để tạo ra sản phẩm bia thơm ngon, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng thị hiếu tiêu dùng. VI. Đặc điểm tổ chức hệ thống sản xuất kinh doanh * Sơ đồ tổ chức  B. ĐẶC ĐIỂM BỘ MÁY KẾ TOÁN VÀ HÌNH THỨC SỔ KẾ TOÁN I. Tổ chức bộ máy kế toán Việc tổ choc thực hiện các chức năng nhiệm vụ hạch toán kế toán trong một đơn vị hạch toán do bộ máy kế toán đảm nhiệm. Do vậy cần thiết phảI tổ chức hợp lý bộ máy kế toán cho đơn vị. Trong bộ máy 1. Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán  2. Bộ máy tổ chức của Công ty bao gồm: Kế toán trưởng: - Chịu trách nhiệm chung và chịu trách nhiệm trước Giám đốc Công ty về công việc của phòng kế toán. - Định kỳ báo cáo về tình hình sử dụng vốn kinh doanh. - Có trách nhiệm chỉ đạo công tác kế toán tài vụ xây dựng kế hoạch và kiểm soát thực hiện kế hoạch đã đề ra. - Hoàn thành báo cáo kết quả phân tích về chất lượng của hệ thống quản lý chất lượng. Phó phòng kế toán kiêm kế toán tổng hợp: Tham mưu với trưởng phòng về công tác tài vụ. Chủ động giải quyết công việc của phòng khi được uỷ quyền. Rà soát số liệu tổng hợp thanh toán kế toán và lập báo cáo kế toán quản trị gửi các đối tượng cần thông tin. Giữ Sổ Cái và ghi Sổ Cái tổng hợp, lập Báo cáo nội bộ theo định kỳ hoặc theo yêu cầu đột xuất. Kế toán Nguyên vật liệu, TSCĐ: Ghi chép và phản ánh kịp thời tình hình luân chuyển vật tư hàng hoá, theo dõi nhập xuất tồn, kiểm tra tình hình thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch về vật tư, tổng hợp chi phí cho sản xuất. - Định kỳ kiểm kê TSCĐ của công ty, theo dõi và tổng hợp tăng giảm TSCĐ trong Công ty, phân bổ và trích khấu hao sau đó lên bảng kê trình kế toán trưởng và kế toán tổng hợp. Kế toán thanh toán, lương: - Theo dõi các khoản thu chi, giao dịch với ngân hàng. - Theo dõi, tính lương cho lao động trong Công ty. - Chịu trách nhiệm thu chi, theo dõi thanh toán các khoản công nợ. Kế toán bán hàng: - Theo dõi nợ phải thu, phải trả. - Ghi chép lượng tiêu thụ, kiểm tra giám sát tiến độ thực hiện kế hoạch bán hàng, cung cấp thông tin chính xác trung thực về tình hình bán hàng. 3. Chế độ kế toán áp dụng Chế độ kế toán áp dụng: Công ty áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp, ban hành theo quyết định số 15/ 2006/ QĐ - BTC ngày 20-3-2006 của Bộ Tài chính. 4. Hình thức sổ kế toán áp dụng Công ty áp dụng hình thức sổ kế toán: Chứng từ ghi sổ 5. Niên độ kế toán. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán Niên độ kế toán của Công ty bắt đầu từ ngày 01/01 kết thúc vào ngày 31/12 hàng năm. Năm 2007 Công ty chuyển đổi hình thức sở hữu nên niên độ kế toán từ 01/01/2007 đến 30/4/2007. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong ghi chép kế toán là đồng Việt Nam. 6. Các chính sách áp dụng - Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên - Phương pháp khấu hao TSCĐ: khấu hao đường thẳng - Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: Bình quân gia quyền - Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: theo giá gốc II. Hình thức sổ kế toán áp dụng Bộ máy kế toán của Công ty cổ phần Bia Sài Gòn - Hà Nam áp dụng hình thức sổ Chứng từ ghi sổ để hạch toán các phần hành trong đơn vị. Ngoài ra bộ phận kế toán còn sử dụng hệ thống máy tính để phản ánh tổng hợp, theo dõi các phần hành kế toán. 1. Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ. - Căn cứ trực tiếp để ghi sổ kế toán tổng hợp là “ Chứng từ ghi sổ” - Ghi sổ theo trình tự thời gian trên Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ - Ghi theo nội dung kinh tề trên Sổ cái - Chứng từ ghi sổ được lập trên cơ sở từng Chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế. 2. Hình thức Chứng từ ghi sổ gồm có các loại sổ kế toán sau: - Chứng từ ghi sổ ( CTGS ) - Sổ Cái - Sổ Đăng ký Chứng từ ghi sổ - Các Sổ, Thẻ kế toán chi tiết 3. Trình tự ghi sổ kế toán Hàng ngày căn cứ vào các Chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại đã được kiểm tra, được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế toán lập Chứng từ ghi sổ. Căn cứ vào CTGS để ghi vào Sổ đăng ký CTGS sau đó được dùng để ghi vào Sổ Cái. Các chứng từ kế toán sau khi làm căn cứ lập CTGS được dùng để ghi Sổ, Thẻ kế toán chi tiết có liên quan. Cuối tháng, phải khoá sổ tính ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh trong tháng trên Sổ Đăng ký CTGS, tính ra tổng số phát sinh Nợ, Có, số dư của từng tài khoản trên Sổ cái. Căn cứ vào Sổ Cái lập Bảng cân đối số phát sinh. Sau khi đối chiếu khớp đúng, số liệu ghi trên Sổ Cái và Bảng tổng hợp chi tiết được dùng để lập Báo cáo tài chính. Quan hệ đối chiếu kiểm tra phải đảm bảo Tổng số phát sinh Nợ và Có của tất cả các tài khoản trên Bảng cân đối số phát sinh phải bằng nhau và bằng tổng sổ phát sinh trên Sổ Đăng ký chứng từ ghi sổ. Sơ đồ trình tự ghi sổ theo Hình thức kế toán Chứng từ ghi sổ.  * Ghi chú: Ghi hàng ngày : Ghi cuối tháng : Đối chiếu, kiểm tra : CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN VỀ CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CÔNG NGHIỆP TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BIA SÀI GÒN HÀ NAM Khái quát chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm sản xuất tại Công ty I. Chi phí sản xuất 1. Khái niệm Chi phí sản xuất là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ các hao phí về lao động sống và lao động vật hoá mà doanh nghiệp đã bỏ ra có liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong một thời kỳ nhất định( tháng, quý, năm). 2. Phân loại chi phí Để thuận tiện cho việc tính giá thành sản phẩm chi phí sản xuất ở công ty được phân theo 5 khoản mục chi phí sau: - Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp: bao gồm toàn bộ giá trị nguyên vật liệu liên quan trực tiếp đến việc sản xuất, chế tạo sản phẩm hoặc thực hiện lao vụ, dịch vụ. - Chi phí nhân công trực tiếp: gồm toàn bộ tiền lương và các khoản phụ cấp mang tính chất tiền lương trả cho công nhân trực tiếp sản xuất, chế tạo sản phẩm hay thực hiện các lao vụ, dịch vụ cùng các khoản trích theo tỉ lệ quy định cho các quỹ KPCĐ, BHYT, BHXH( phần tính vào chi phí). - Chi phí sản xuất chung: gồm toàn bộ chi phí còn lại phát sinh trong phạm vi phân xưởng, bộ phận sản xuất sau khi đã loại trừ chi phí nguyên vật liệu và chi phí nhân công trực tiếp nói trên. - Chi phí bán hàng: gồm toàn bộ các khoản chi phí phát sinh liên quan đến việc tiêu thụ sản phẩm, hàng hoá,lao vụ, dịch vụ tro
Tài liệu liên quan