Luận văn Khảo sát ảnh hưởng của việc bổ sung tinh bột , trứng và sữa bột đến chất lượng sản phẩm tàu hủ mềm

Đậu nành là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, chứa hàm lượng protein rất cao, sản phẩm chế biến từ đậu nành có rất nhiều loại như: đậu hủ ki, chả đậu tương, sữađậu nành, đậu hủ Trong đó đậu hủ mềmlàloạithứcăn làmtừ dịch sữađậu nành tạo đông bởi GDL được nhiều người ưa chuộng do dễ tiêu hóa, dễ sử dụng, chứa hàm lượng lysine cao, ít cholesterol, chất béo bão hòa rất tốt cho sức khỏe người đặc biệt là ngườicao tuổi. Tuy nhiên thành phần và hàm lượng các acid amin trong protein đậu nành không cân đối, đặc biệt là methionin, cystein là hai axit amin chứa lưu huỳnh rất cần thiết cho cơ thể con người. Ngoài ra, khi kết tủa nước không tách ra nên hàm lượng cácchấtdinh dưỡng trong đậu hủ mềmtương đốithấp. Trứng và sữa là hai loại thực phẩm có chứa hầu hết các axit amin cần thiết cho sứckhỏecon ngườiởtỉlệcân đốinhất. Do đó, để cải thiện chất lượng của đậu hủ mềm việc nghiên cứu bổ sung trứng, sữa là rất cần thiết và nghiên cứu về ảnh hưởng của việc bổ sung trứng, sữa bộtvàtinh bộtđến chấtlượng sản phẩmđậu hủ mềmđượcthựchiện.

pdf86 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 1623 | Lượt tải: 5download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khảo sát ảnh hưởng của việc bổ sung tinh bột , trứng và sữa bột đến chất lượng sản phẩm tàu hủ mềm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA NÔNG NGHIỆP- TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN DƯƠNG THỊ ANH THƯ MSSV : DTP010831 KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG TINH BỘT, TRỨNG VÀ SỮA BỘT ĐẾN CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TÀU HỦ MỀM LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ NGÀNH CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN Ths. Lê Mỹ Hồng Ks. Cao Thị Luyến Tháng 06.2005 TIỂU SỬ CÁ NHÂN Họ và tên: DƯƠNG THỊ ANH THƯ Ngày tháng năm sinh: 08/09/1984 Nơi sinh: Xã Trung Nhất- Huyện Thốt Nốt- Tỉnh Cần Thơ Con Ông: DƯƠNG ANH TÂM Và Bà: DƯƠNG THỊ KIÊN GIANG Địa chỉ: Ấp Tràng Thọ 2, Xã trung Nhất, Huyện thốt Nốt, Tỉnh Cần Thơ Đã tốt nghiệp phổ thông trung học năm 2001 Vào trường Đại học An Giang năm 2001 học lớp ĐH2TP1, khóa II, thuộc khoa Nông Nghiệp - Tài Nguyên Thiên Nhiên và đã tốt nghiệp kỹ sư ngành Công Nghệ Thực Phẩm năm 2005. Hình 4 x 6 TRƯỜNG ĐẠI HỌC AN GIANG KHOA NÔNG NGHIỆP- TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN Hội đồng chấm luận văn tốt nghiệp đã chấp thuận luận văn đính kèm với tên đề tài: KHẢO SÁT ẢNH HƯỞNG CỦA VIỆC BỔ SUNG TINH BỘT, TRỨNG VÀ SỮA BỘT ĐẾN CHẤT LƯỢNG SẢN PHẨM TÀU HỦ MỀM Do sinh viên: DƯƠNG THỊ ANH THƯ Thực hiện và bảo vệ trước Hội đồng ngày....................................................... Luận văn đã được hội đồng đánh giá ở mức:................................................... Ý kiến của Hội đồng:........................................................................................ ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... Long Xuyên, ngày…..tháng…..năm 2005 DUYỆT Chủ Tịch Hội đồng BAN CHỦ NHIỆM KHOA NN-TNTN Lời cảm tạ Chân thành cảm tạ quí thầy cô bộ môn CNTP trường Đại Học An Giang đã truyền đạt những kiến thức quí báo trong suốt thời gian học tập tại trường Chân thành cảm tạ cô Lê Mỹ Hồng, cô Cao Thị Luyến đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành đề tài nghiên cứu Chân thành cảm tạ cơ Nguyễn Thị Ngọc Giang cùng toàn thể cán bộ thầy cô, anh chị công tác tại Phòng thí nghiệm khoa nông nghiệp tài nguyên thiên nhiên của trường Đai Học An Giang đã tạo điều kiện cho em hoàn thành việc nghiên cứu luận văn tốt nghệp Chân thành cảm ơn bộ môn Công Nghệ Thực Phẩm cùng toàn thể cán bộ thầy cô trường Đại Học Cần Thơ đã giúp đỡ em hoàn thành luận văn tốt nghiệp Chân thành cảm ơn cán bộ thư viện trường Đại Học An Giang và các bạn sinh viên lớp DH2TP đã góp phần vào quá trình nghiên cứu đề tài luận văn tốt nghiệp Xin chân thành cảm ơn! An Giang, ngày 19 tháng 5 năm 2005 D ng Thươ Anh Thị ư i TÓM LƯỢC Ngày nay trước sự phát triển của xã hội, thức ăn có nguồn gốc thực vật được mọi người ưa chuộng do chứa nhiều chất xơ, dễ tiêu hóa, không chứa cholesterol, acid béo bão hòa... trong đó đậu nành là loại nguyên liệu được sử dụng nhiều nhất để chế biến ra rất nhiều loại thực phẩm chay như đậu hủ ki, đậu hủ, thịt chay... Đậu hủ mềm là một trong những loại thực phẩm làm từ dịch sữa đậu nành tạo đông bằng GDL được nhiều người ưa chuộng, do dễ sử dụng và mang hầu hết những tính chất có lợi của thực phẩm thực vật (khi tạo đông bằng GDL nước được giữ lại toàn bộ trong sản phẩm). Tuy nhiên sản phẩm đậu hủ mềm hiện nay trên thị trường con quá bở, dễ bể nát khi chế biến, mùi vị chưa thực sự hấp dẫn được mọi người, khi tạo đông nước bị giữ lại nên hàm lượng dinh dưỡng trong đậu hủ mềm không cao lắm. Tinh bột có khả năng hút nước và tạo cấu trúc tốt, trứng và sữa là hai loại thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, đặc biệt khi phối hợp trứng sữa lại với nhau theo tỉ lệ thích hợp sẽ tạo được mùi vị hấp dẫn vừa có thể chế biến thành món ăn khác vừa có thể ăn ngay không cần chế biến lại. Từ những vấn đề trên ta thấy cần phải cải thiện chất lượng đậu hủ mềm bằng cách bổ sung tinh bột, trứng sữa vào sản phẩm để khắc phục những nhược điểm hiện có của đậu hủ mềm đang được bán trên thị trường với các khảo sát: + Ảnh hưởng của lượng GDL, tinh bột sử dụng đến chất lượng sản phẩm đậu hủ mềm + Khảo sát ảnh hưởng của lượng trứng và sữa bột sử dụng đến chất lượng sản phẩm đậu hủ mềm Qua thời gian nghiên cứu kết qua thu được nếu ta bổ sung vào sản phẩm 6% tinh bột đã được hồ hoá một phần, tỉ lệ sữa bột 50g/l, trứng tươi 140g/l sẽ cho sản phẩm có cấu trúc tốt, chắc mịn, mềm mại và hương vị thơm ngon ii MỤC LỤC Nội dung Trang CẢM TẠ TÓM LƯỢC MỤC LỤC DANH SÁCH BẢNG DANH SÁCH HÌNH Chương 1: GIỚI THIỆU Chương 2: LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1. Giới thiệu về nguyên liệu 2.1.1. Đại cương về đậu nành 2.1.1.1. Khái quát về đậu nành 2.1.1.2. Hình dạng và màu sắc 2.1.1.3. Cấu tạo hạt đậu nành 2.1.1.4. Giá trị dinh dưỡng 2.1.1.5 Tính chất của protein đậu nành 2.1.1.6. Chất xơ đậu nành 2.1.2. Giới thiệu sơ lược về sữa bột 2.1.3. Giới thiệu sơ lược về tinh bột 2.1.3.1. Những khái niệm về tinh bột 2.1.3.2. Hình dáng và kích thước của tinh bột 2.1.3.3. Thành phần hoá học của tinh bột 2.1.3.4. Tính chất vật lý 2.1.4. Chất tạo đông GDL 2.1.5. Trứng 2.1.5.1. Hình dạng và màu sắc 2.1.5.2. Cấu tạo và thành phần dinh dưỡng của trứng 2.2. Các quá trình cơ bản 2.2.1. Quá trình nghiền 2.2.2. Quá trình đun nóng dịch sữa sau khi lọc 2.2.3. Quá trình hồ hoá i ii iii v viii 1 2 2 2 2 2 2 2 4 5 5 6 6 6 7 11 14 14 14 15 21 21 21 21 iii 2.2.4. Quá trình thanh trùng 2.2.5. Làm nguội nhanh Chưong 3: PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. Phương tiện nghiên cứu 3.1.1. Địa điểm thí nghiệm, thời gian thực hiện 3.1.2. Nguyên liệu chính 3.1.3. Dụng cụ thiết bị 3.1.4. Hóa chất 3.2. Phương pháp nghiên cứu 3.2.1. Phương pháp thí nghiệm 3.2.2. Phương pháp phân tích 3.2.2.1. Xác định hàm ẩm 3.2.2.2. Xác định hàm lượng đạm bằng phương pháp Kjeldalh 3.2.2.3. Xác định hàm lượng lipit bằng phương pháp Soxhlet 3.2.2.4.Phương pháp đo độ dai 3.2.2.5. Phương pháp đánh giá cảm quan 3.2.3. Bố trí thí nghiệm 3.2.3.1. Qui trình thí nghiệm 3.2.3.2. Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng của tinh bột và tỉ lệ GDL đến chất lượng sản phẩm tàu hủ mềm 3.2.3.3. Thí nghiệm 2: khảo sát ảnh hưởng của tỉ lệ trứng và sữa bột đến chất lượng sản phẩm 3.2.3.4. Thí nghiệm 3: Khảo sát ảnh hưởng của nhiệt độ bảo quản sản phẩm Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 4.1.Kết quả khảo sát ảnh hưởng của lượng tinh bột và GDL bổ sung đến chất lượng sản phẩm 4.2. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của tỉ lệ trứng và sữa bột bổ sung đến chất lượng sản phẩm 4.3. Kết quả ảnh hưởng của nhiệt độ bảo quản sản phẩm Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 21 21 22 22 22 22 22 22 22 22 23 23 23 23 23 23 24 24 24 26 27 29 29 34 41 43 43 iv 5.1. Kết luận 5.2. Đề nghị Chương 6: TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ CHƯƠNG Các phương pháp phân tích được sử dụng Xác định hàm ẩm Phương pháp đánh giá cảm quan Xác định hàm lượng lipit bằng phương pháp Soxtlet Phương pháp đo độ dai Xác định hàm lượng đạm bằng phương pháp Kjeldalh 43 44 44 pc-1 pc-1 pc-1 pc-2 pc-3 pc-3 DANH SÁCH BẢNG Bảng Số Tựa Bảng Trang 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 Thành phần hóa học của đậu nành Thành phần hóa học của tử diệp đậu nành Thành phần amylose và amylosepectin của một số loại tinh bột Thành phần các loại tinh bột Tỷ lệ các thành phần của trứng Các thành phần của vỏ trứng Tỷ lệ chất khô của các lớp lòng trắng Thành phần dinh dưỡng của trứng gà Thành phần chính của trứng Hàm lượng các Vitamin trong trứng Hàm lượng các chất khoáng trong trứng Một số thành phần và tính chất của sản phẩm khi thay đổi tỉ lệ tinh bột và tỉ lệ GDL Bảng điểm cảm quan và mô tả sản phẩm thay đổi theo tỉ lệ GDL và tinh bột Kết quả thống kê ảnh hưởng của tỉ lệ tinh bột và GDL đến 3 3 7 14 15 16 17 18 18 19 19 29 30 31 v 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 lực đo cấu trúc sản phẩm Kết quả thống kê ảnh hưởng của tỉ lệ tinh bột và GDL đến điểm đánh giá cảm quan về cấu trúc Kết quả thống kê ảnh hưởng của tỉ lệ GDL và tinh bột đến điểm đánh giá cảm quan về độ mịn Một số thành phần và tính chất sản phẩm khi thay đổi tỉ lệ trứng và sữa bột Bảng điểm cảm quan của sản phẩm và sự mô tả hình thái sản phẩm Kết quả thống kê ảnh hưởng của tỉ lệ trứng và sữa bột đến lực đo cấu trúc sản phẩm Kết quả thống kê ảnh hưởng của tỉ lệ trứng và sữa bột đến điểm đánh giá cảm quan về cấu trúc Kết quả thống kê ảnh hưởng của tỉ lệ trứng và sữa bột đến điểm đánh giá cảm quan về độ mịn Kết quả thống kê điểm đánh giá ảnh hưởng của trứng, sữa bột đến mùi vị sản phẩm Biến đổi hàm lượng NH3 trong thời gian bảo quản sản phẩm ở 50C (%) Biến đổi acid trong thời gian bảo quản sản phẩm ở 50C (% tính theo acid lactic) PHỤ CHƯƠNG Bảng 25. Thành phần ẩm (tính bằng %) của sản phẩm ở thí nghiệm 1 Bảng 26. Hàm lượng ẩm của sản phẩm khi thay đổi tỉ lệ trứng và sữa bột Bảng 27. Sự thay đổi hàm lượng lipit (%) theo sự thay đổi của tỉ lệ tinh bột và GDL bổ sung vào sản phẩm Bảng 28. Sự thay đổi hàm lượng lipit trong sản phẩm theo sự thay đổi tỉ lệ trứng gà tươi và sữa bột vào sản phẩm Bảng 29. Sự thay đổi lực đo cấu trúc theo sự thay đổi tỉ lệ 31 31 34 35 36 36 36 37 41 41 pc-5 pc-6 pc-7 pc-8 pc-9 vi tinh bột và GDL bổ sung Bảng 30. Bảng lực đo cấu trúc của sản phẩm thay đổi theo lượng trứng và sữa bột bổ sung vào sản phẩm Bảng 31. Sự thay đổi hàm lượng đạm tổng (tính bằng %) trong sản phẩm khi thay đổi lượng tinh bột và GDL Bảng 32. Sự thay đổi hàm lượng đạm (tính bằng %) theo tỉ lệ trứng gà tươi và sữa bột Bảng 33. Sự biến đổi NH3 trong sản phẩm sau 10 ngày bảo quản Bảng 34. Sự biến đổi acid (%) trong sản phẩm sau 10 ngày bảo quản (tính theo acilactic) Kết quả thống kê pc-10 pc-11 pc-12 pc-13 pc-13 pc-14 DANH SÁCH HÌNH vii Hình số Tựa hình Trang 1 2 3 4 5 Nguyên liệu đậu nành và trứng gà tươi Nguyên liệu sữa bột, dịch sữa và tinh bột Thành phẩm có bổ sung tinh bột, trứng, sữa bột Mặt cắt sản phẩm có bổ sung tinh bột, sữa bột và trứng Thành phẩm và nguyên liệu chính 20 20 39 40 40 viii CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU 1.1. Đặt vấn đề Đậu nành là một loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, chứa hàm lượng protein rất cao, sản phẩm chế biến từ đậu nành có rất nhiều loại như: đậu hủ ki, chả đậu tương, sữa đậu nành, đậu hủ… Trong đó đậu hủ mềm là loại thức ăn làm từ dịch sữa đậu nành tạo đông bởi GDL được nhiều người ưa chuộng do dễ tiêu hóa, dễ sử dụng, chứa hàm lượng lysine cao, ít cholesterol, chất béo bão hòa… rất tốt cho sức khỏe người đặc biệt là người cao tuổi. Tuy nhiên thành phần và hàm lượng các acid amin trong protein đậu nành không cân đối, đặc biệt là methionin, cystein là hai axit amin chứa lưu huỳnh rất cần thiết cho cơ thể con người. Ngoài ra, khi kết tủa nước không tách ra nên hàm lượng các chất dinh dưỡng trong đậu hủ mềm tương đối thấp. Trứng và sữa là hai loại thực phẩm có chứa hầu hết các axit amin cần thiết cho sức khỏe con người ở tỉ lệ cân đối nhất. Do đó, để cải thiện chất lượng của đậu hủ mềm việc nghiên cứu bổ sung trứng, sữa là rất cần thiết và nghiên cứu về ảnh hưởng của việc bổ sung trứng, sữa bột và tinh bột đến chất lượng sản phẩm đậu hủ mềm được thực hiện. 1.2. Mục tiêu nghiên cứu: Tạo ra sản phẩm đậu hủ mềm có giá trị dinh dưỡng cao và giá trị cảm quan tốt nhằm đáp ứng nhu cầu, thị hiếu người tiêu dùng. Với các khảo sát: + Ảnh hưởng của lượng GDL, và tỉ lệ tinh bột bổ sung đến chất lượng đậu hủ mềm + Khảo sát ảnh hưởng của lượng sữa bột, trứng sử dụng đến chất lượng đậu hủ mềm. 1 CHƯƠNG 2 LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU 2.1. Giới thiệu về nguyên liệu 2.1.1. Đại cương về đậu nành 2.1.1.1. Khái quát về đậu nành Đậu nành là loại cây trồng cổ được trồng từ hơn 5000 năm trứơc. Đó là loại nông sản quan trọng về mặt dinh dưỡng cho con người và gia súc. Văn minh trong chế biến và sử dụng đậu nành xuất hiện ở các nước Đông Á với nhiều sản phẩm truyền thống, ngày nay còn thấy và sự biểu hiện sành điệu về sử dụng và thưởng thức các sản phẩm được chế biến từ đậu nành. Đậu nành là một trong những loại cây trồng cổ nhất của nhân loại có tên khoa học là Glycine max (L) Merrill. Ở Việt Nam sản phẩm làm từ đậu nành và sự tiêu thụ đậu nành còn thấp (100.000 tấn/năm). Dân Việt nam cũng có một nhịp điệu phát triển đậu nành và biết ăn đậu nành như nhiều nước khác trong vùng. Đậu nành là thức ăn quan trọng trong các chùa. Có nhiều cách chế biến đậu nành trong bữa ăn hàng ngày trong chùa và trong dân gian như: Đậu hủ, tương chao, nước chấm, chả đậu nành, đậu hủ khi, nước tương … người Việt Nam cũng tự hào về các văn minh truyền thống trong nhân gian và vấn đề biết ăn và chế biến nhiều loại thức ăn từ đậu nành. 2.1.1.2. Hình dạng và màu sắc Có nhiều loại hình dạng và màu sắc khác nhau, nhưng loại đậu nành hạt bầu dục, màu vàng là đuợc ưa chuộng hơn cả do có hàm lượng dinh dưỡng cao. 2.1.1.3. Cấu tạo hạt đậu nành Hạt đậu nành có ba phần: - Vỏ hạt: 8% - Phôi hạt: 2% - Tử diệp: 90% 2.1.1.4. Giá trị dinh dưỡng: Đậu nành là loại nông sản thực phẩm quan trọng vì chứa hai thành phần protein và chất béo có phẩm chất tốt, hàm lượng cao và đặc biệt đậu nành có giá thành tương đối rẻ. Bảng 1. Thành phần hoá học của đậu nành 2 Thành phần Tỉ lệ (%) Ẩm Protein Lipit Carbohydrat Cellulose Muối khoáng 8-10 35-45 15-20 15-16 4-16 4,6 Trong đó tử diệp chiếm thành phần cao nhất 90% và tỉ lệ các chất có lợi trong tử diệp tương đối cao Bảng2. Thành phần hoá học của tử diệp Thành phần Tỉ lệ trong tử diệp (%) Protein Lipit Cacbohydrat khoáng 42,8 22,8 24,9 4,5 Protein đậu nành có chứa đầy đủ các axit amin thiết yếu. Tuy nhiên so với sữa bò thì protein đậu nành còn thua kém ở sự cân đối các axit amin cần thiết như: methionin, cystein, đây là 2 axit amin chứa sulfur giới hạn trong dinh dưỡng của đậu nành, nhưng đậu nành có thành phần lysin cao hơn các loại ngũ cốc khác. Chất béo: hầu hết chất béo trong đậu nành là axit béo chưa no có lợi cho sức khoẻ (giảm nguy cơ bị bệnh tim mạch, không chứa cholesterol) nên được mọi người ưa chuộng. Ngoài chất béo đậu nành còn chứa các vitamin tan trong dầu như vitamin A, E, K… trong đó vitamin E là chất chống oxi hóa do quá trình oxi hóa đậu nành tự nhiên. (Trần Xuân Hiển, Trần Phương Lan, Nguyễn Duy Tân 2002) 2.1.1.5 Tính chất của protein đậu nành - Tính tan: 3 Trong protein đậu nành globulin không tan trong nước trong khi phosphat canxi, acid phititic có thể làm cho protein đậu tan đến 90%. Tuỳ loại thực phẩm mà tính tan này được ưa chuộng hoặc không. Ở đây ta lợi dụng tính chất trái ngược, đó là đặc tính kết tủa của protein đậu nành. Tính tan của protein đậu nành bị ảnh hưởng bởi pH, protein đậu nành ít tan ở pHi = 4,5 (điểm đẳng điện) càng xa pHi này protein đậu nành càng tan nhiều, pH tự nhiên của đậu nành khoảng 6,8. + Tính tan của protein đậu nành còn bị ảnh hưởng bởi lực ion. Ở pH=6,8 lực ion ít bị ảnh hưởng, ở pH=2 lực ion làm giảm tính tan, ở pH=4,7 lực ion làm tăng tính tan. + Tính tan của protein đậu nành còn bị ảnh hưởng bởi chế độ xử lí nhiệt. Nhiệt xử lý làm biến tính và giảm tính tan của protein đậu nành sau đó một số protein có thể phân cắt thành các thành phần nhỏ hơn và tan lại. - Tính hấp thu và giữ nước: Đây là đặc tính nổi bật của protein đậu nành, được điều khiển bởi các phần phân cực háo nước của các phân tử protein. Protein đậu nành có độ hoà tan cao cũng có khaû năng hấp thụ nước cao, do có tính hấp thu nước nên có thể làm tăng độ ẩm thực phẩm, cải thiện tính cảm quan. - Tính tạo gel: Protein đậu nành có khả năng tạo gel đó là dạng protein tạo thành một mạng lưới giữ các phân tử nước lại cho hệ thống thực phẩm chứa nhiều nước, nhưng có sự liên kết chặt chẽ như cấu trúc của agar, đạt được độ cứng cao hơn các dạng lỏng. Protein đậu nành ở trạng thái sol gần điểm đẳng điện, do sự biến tính nhiệt tạo thành progel. Nếu gia nhiệt thừa sẽ tạo thành metasol. Progel làm lạnh tạo thành gel. 4 Gia nhiệt Làm lạnh Sol Progel gel Gia nhiệt thừa Metasol - Tính hấp thu chất béo và nhũ hóa: Protein đậu nành khi tan trong nước phần phân cực quay ra ngoài, phần không phân cực xếp vào bên trong phân tử protein hình cầu. Trong môi trường có 2 pha dầu và nước, protein tan ở mặt liên pha. Phần thích nước quay ra phía nước, phần không phân cực hướng về pha dầu. Protein có độ hoà tan cao thì cũng có tính hấp thu chất béo và nhủ hoá tốt hơn. 2.1.1.6. Chất xơ đậu nành Chất xơ có vai trò lớn trong dinh dưỡng của con người. Chất xơ được dùng từ nhiều nguồn khác nhau như trái cây, rau, hạt…chất xơ đậu nành bao gồm chất xơ tan và chất xơ không tan Các nghiên cứu cho thấy một khẩu phần có 15g chất xơ/ngày có ảnh hưởng tốt tới sức khoẻ người sử dụng như: + Giảm cholesterol trong máu đối với những người có mức cholesterol cao, do có tác dụng tốt đối với người bị bệnh tim mạch + Tác dụng tốt trong việc dùng hormon insulin, giảm lượng đường trong máu + Tác dụng tốt trong hệ thống tiêu hoá. (Trần Xuân Hiển, 2004) 2.1.2. Giới thiệu sơ lược về sữa bột: - Sữa là thức ăn rất quý và bổ dưỡng đối với cơ thể con người vì trong sữa chứa đầy đủ các chất dinh dưỡng, các axit amin không thay thế để cấu tạo các mô của hệ thần kinh, máu và các mô của cơ bắp đảm bảo cho sự hoạt động bình thường các chức năng sinh lý của cơ thể. Sữa bột được chế biến từ sữa bò tươi bằng cách sấy với phương pháp sấy thích hợp. - Thành phần hóa học của sữa bột (g/100g) + Chất béo: 23,4g + Ẩm: 3,5g + Protein: 24,2g 5 + Carbohydrat: 43,1g + Canxi: 870 mg Casein trong sữa cũng có khả năng tạo đông ở pHi. - Vitamin trong sữa: sữa chứa hầu hết các vitamin cần thiết: A, D3, E (tan trong chất béo) B1, B2, B3 (PP), C (tan trong nước), và tất cả các axit amin thiết yếu. Ngoài ra sữa còn chứa rất nhiều khoáng chất như : P, Na, K, Cl, Mg, Fe, Zn …Với hàm lượng rất cao. - Glucid của sữa chủ yếu là đường lactose hay còn gọi là đường sữa. Lactose là một disaccharide gồm hai đường đơn là glucose và galactose. 2.1.3. Giới thiệu sơ lược về tinh bột 2.1.3.1. Những khái niệm về tinh bột Tinh bột là loại carbohydrate dự trữ chủ yếu của thực vật. Trong thực vật, tinh bột được tìm thấy ở quả, củ, hạt thân, rễ…Cùng với những chất khác như protein, lipit… - Trong các loại hạt hoà thảo (lúa, gạo, lúa mì) thành phần tinh bột chiếm khoảng 65-75%. - Ở các loại củ có bột (khoai lang, khoai mì..) thành phần tinh bột chiếm khoảng 10-28%. - Họ đậu (đậu xanh, đậu ván) hàm lượng tinh bột chiếm 50-60%, đậu nành hầu như không có tinh bột. Tinh bột có nhiều trong các hạt lương thực, do đó lương thực được coi là nguyên liệu chủ yếu để sản xuất tinh bột cũng như các sản phẩm có liên quan đến tinh bột. Hình dáng, thành phần hoá học và những tính chất của tinh bột phụ thuộc vào giống cây, điều kiện trồng trọt, quá trình sinh trưởng của cây… 2.1.3.2. Hình dáng và kích thước của tinh bột Trong thực vật tinh bột ở dạng nhỏ được giải phóng sau khi bị phá vở tuỳ theo từng nguyên liệu, tinh bột có hình dáng và kích thước khác nhau, hình tròn, hình bầu dục, hình đa giác… - Tinh bột gạo: hạt tinh bột có kích thước từ 3-8µm, được bao bằng vỏ protein cứng, có dạng hình đa giác…. 6 - Tinh bột mì: gồm một loại các hạt có kích thước từ 20-35 µm và một số hạt nhỏ có kích thước trung bình và nhỏ 2-10µm. Các hạt tinh bột có hình dạng elip hay hình tròn. - Tinh bột sắn (khoai mì): hạt tinh bột sắn có kích thước trung bình từ 1,5 -30µm. Hình dạng giống như hình dạng các hạt khoai tây. - Tinh bột khoai tây: khoai tây là một trong những loại củ chứa các hạt tinh bột có kích thước to nhất từ 30-150µm. Hìn
Tài liệu liên quan