Luận văn Khảo sát hiện trạng quản lý môi trường khu công nghiệp Trảng Bàng Tây Ninh và đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm

Hiện nay, nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Hàng loạt khu công nghiệp tập trung đã được xây dựng và đi vào hoạt động. Sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao ở Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục mang lại hiệu quả thiết thực cho nền kinh tế nước nhà. Song hành với sự phát triển công nghiệp và khu công nghiệp, vấn đề ô nhiễm, suy thoái môi trường và cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên đang ngày càng gia tăng. Cho đến nay, mặc dù đã có nhiều nỗ lực khắc phục các tác động tiêu cực đến môi trường do hoạt động sản xuất gây ra, chúng ta cũng phải nhìn nhận một thực tế rằng chúng ta đang xử lý các “triệu chứng môi trường” (nước thải, chất thải rắn, khí thải ) thay vì giải quyết các nguyên nhân làm phát sinh chất thải. Với KCN Trảng Bàng thì vấn đề này càng thể hiện rõ, bởi lẽ ngay từ bước đầu quy hoạch KCN, vấn đề môi trường đã không được chú trọng. Các ngành nghề đầu tư vào KCN rất đa dạng, tiếp nhận cả các doanh nghiệp thuộc diện di dời của TP. HCM, do vậy vấn đề môi trường ở KCN Trảng Bàng hiện nay rất cấp thiết phải được quan tâm, chú trọng. Với mong muốn tăng cường hiệu quả của các công cụ quản lý, giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực đến môi trường do hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp gây ra nên đề tài “Khảo sát hiện trạng quản lý môi trường KCN Trảng Bàng Tây Ninh và đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm” là rất cần thiết.

pdf57 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2593 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khảo sát hiện trạng quản lý môi trường khu công nghiệp Trảng Bàng Tây Ninh và đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khảo sát hiện trạng quản lý môi trường và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm tại KCN Trảng Bàng-Tây Ninh GVHD: Lê Thị Vu Lan Page i SVTH: Trần Minh Tân MỤC LỤC  DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT ……………………………………………. iii DANH MỤC CÁC BẢNG ……………………………………………………….iv DANH MỤC CÁC HÌNH ..………………………………………………………v PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU ............................... 1 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ................................................................................................... 2 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................. 3 3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU .............................................................................. 3 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................................................... 3 5. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI .................................................................................... 4 7. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................... 4 PHẦN II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI.............................................................................. 5 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN KCN TRẢNG BÀNG - TỈNH TÂY NINH .............. 6 1.1 GIỚI THIỆU VỀ KCN TRẢNG BÀNG-TÂY NINH ....................................... 6 1.2 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA KHU CÔNG NGHIỆP ................................................... 8 1.3 CÁC NGÀNH NGHỀ HOẠT ĐỘNG CHÍNH TRONG KCN .......................... 9 CHƯƠNG 2 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP............... 11 2.1 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ ............................................... 11 2.2 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG NƯỚC .......................................................... 17 2.3 CHẤT THẢI RẮN VÀ CHẤT THẢI NGUY HẠI ......................................... 28 CHƯƠNG 3 HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ KHU CÔNG NGHIỆP ....................... 31 3.1 SƠ ĐỒ QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP TRẢNG BÀNG .. 31 3.1.1 Chức năng UBND tỉnh Tây Ninh............................................................. 32 3.1.2 Chức năng Sở Tài nguyên và Môi trường Tây Ninh ................................ 32 3.1.3 Chức năng Ban quản lý KCN .................................................................. 32 Khảo sát hiện trạng quản lý môi trường và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm tại KCN Trảng Bàng-Tây Ninh GVHD: Lê Thị Vu Lan Page ii SVTH: Trần Minh Tân 3.1.4 Công ty hạ tầng KCN .............................................................................. 33 3.1.5 Doanh nghiệp KCN ................................................................................. 38 3.2 ĐÁNH GIÁ TỒN TẠI TRONG QUẢN LÝ MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP .............................................................................................................. 39 3.2.1 Cơ quan quản lý Nhà nước ...................................................................... 39 3.2.2 Công ty hạ tầng KCN .............................................................................. 41 3.2.3 Các doanh nghiệp trong KCN .................................................................. 42 CHƯƠNG 4 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG KCN TRẢNG BÀNG - TN ............................................................................................................ 43 4.1 KIỂM SOÁT CHẶT CHẼ VIỆC NHẬP CÁC CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT, KHUYẾN KHÍCH CÔNG NGHỆ HIỆN ĐẠI, ÍT PHÁT SINH CHẤT THẢI ...... 43 4.2 THỰC HIỆN TỐT KIỂM SOÁT Ô NHIỄM, HOÀN THIỆN HỆ THỐNG XỬ LÝ CHẤT THẢI.................................................................................................. 44 4.1.2 Đối với công ty Phát triển hạ tầng KCN Tây Ninh................................... 44 4.1.2 Đối với các doanh nghiệp trong KCN ...................................................... 46 4.3 TĂNG CƯỜNG NĂNG LỰC QUẢN LÝ CỦA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC ............................................................................................................................ 47 4.4 ÁP DỤNG CÔNG CỤ KINH TẾ ĐỂ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG ..................... 47 4.5 XÂY DỰNG HỆ THỐNG QUAN TRẮC TỰ ĐỘNG, GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG ..................................................................................... 48 4.6 NÂNG CAO NHẬN THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG .................................. 49 CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN ...................................................................................... 50 Tài Liệu Tham Khảo ………………………………………………………………52 Khảo sát hiện trạng quản lý môi trường và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm tại KCN Trảng Bàng-Tây Ninh GVHD: Lê Thị Vu Lan Page iii SVTH: Trần Minh Tân DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT  BVMT: Bảo vệ môi trường BQL: Ban Quản Lý UBND: Uỷ ban nhân dân Sở TNMT: Sở tài nguyên môi trường BOD (Biological Oxygen Demend): Nhu cầu ôxy sinh học CTR: Chất thải rắn CTNH: Chất thải nguy hại KCN: Khu công nghiệp QLMT: Quản lý môi trường QCVN: Quy chuẩn Việt Nam KCNST: Khu công nghiệp sinh thái SXSH: Sản xuất sạch hơn NM XLNT: Nhà máy xử lý nước thải DNTN: Doanh nghiệp tư nhân ĐTM: Báo cáo đánh giá tác động môi trường Khảo sát hiện trạng quản lý môi trường và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm tại KCN Trảng Bàng-Tây Ninh GVHD: Lê Thị Vu Lan Page iv SVTH: Trần Minh Tân DANH MỤC CÁC BẢNG  Bảng 1.1: Danh mục ngành nghề được phép tiếp nhận vào KCN Trảng Bàng Bảng 2.1: Hệ số phát thải chất ô nhiễm của một số loại hình sản xuất Bảng 2.2: Tải lượng các chất ô nhiễm không khí của các nhà máy trong Khu Công Nghiệp Trảng Bàng Bảng 2.3: Kết quả phân tích chất lượng môi trường không khí Bảng 2.4: Bảng Thống Kê Nhu Cầu Nước Cấp- Nước Thải Của Các Doanh Nghiệp KCN Trảng Bàng Bảng 2.5: Hiệu quả xử lý nước thải qua các công đoạn Bảng 2.6: So sánh kết quả phân tích các chỉ tiêu với giới hạn cho phép QCVN Bảng 2.7: So sánh số lần vượt của chỉ tiêu Coliforms so với Quy chuẩn Bảng 2.8: Các đơn vị thu gom, vận chuyển CTR-CTNH KCN Trảng Bàng Bảng 2.9: Khối lượng chất thải rắn quí 4 năm 2010 Khảo sát hiện trạng quản lý môi trường và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm tại KCN Trảng Bàng-Tây Ninh GVHD: Lê Thị Vu Lan Page v SVTH: Trần Minh Tân DANH MỤC CÁC HÌNH  Hình 1.1: Vị trí KCN Trảng Bàng Hình 2.1: Quan trắc môi trường không khí xung quanh Hình 2.2: Hồ điều hoà, nơi tiếp nhận nguồn nước thải sau XL Hình 2.3: Sơ đồ quy trình công nghệ hệ thống XLNT tập trung Hình 2.4: Sơ đồ hiệu quả hệ thống XLNT tập trung KCN Trảng Bàng Hình 2.5: Điểm thu gom rác thải tại KCN Hình 3.1: Mô hình quản lý môi trường KCN Trảng Bàng Hình 3.2: Hệ thống xử lý nước thải cục bộ của công ty CP Môi trường xanh Hình 3.3: Nước thải KCN chưa qua xử lý tại NM XLNT tập trung Hình 3.4: Khí thải chưa qua hệ thống xử lý phát thải vào môi trường Khảo sát hiện trạng quản lý môi trường và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm tại KCN Trảng Bàng-Tây Ninh GVHD: Lê Thị Vu Lan Page 1 SVTH: Trần Minh Tân PHẦN I TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ CẦN NGHIÊN CỨU Khảo sát hiện trạng quản lý môi trường và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm tại KCN Trảng Bàng-Tây Ninh GVHD: Lê Thị Vu Lan Page 2 SVTH: Trần Minh Tân 1. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Hàng loạt khu công nghiệp tập trung đã được xây dựng và đi vào hoạt động. Sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao ở Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục mang lại hiệu quả thiết thực cho nền kinh tế nước nhà. Song hành với sự phát triển công nghiệp và khu công nghiệp, vấn đề ô nhiễm, suy thoái môi trường và cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên đang ngày càng gia tăng. Cho đến nay, mặc dù đã có nhiều nỗ lực khắc phục các tác động tiêu cực đến môi trường do hoạt động sản xuất gây ra, chúng ta cũng phải nhìn nhận một thực tế rằng chúng ta đang xử lý các “triệu chứng môi trường” (nước thải, chất thải rắn, khí thải…) thay vì giải quyết các nguyên nhân làm phát sinh chất thải. Với KCN Trảng Bàng thì vấn đề này càng thể hiện rõ, bởi lẽ ngay từ bước đầu quy hoạch KCN, vấn đề môi trường đã không được chú trọng. Các ngành nghề đầu tư vào KCN rất đa dạng, tiếp nhận cả các doanh nghiệp thuộc diện di dời của TP. HCM, do vậy vấn đề môi trường ở KCN Trảng Bàng hiện nay rất cấp thiết phải được quan tâm, chú trọng. Với mong muốn tăng cường hiệu quả của các công cụ quản lý, giảm thiểu tối đa các tác động tiêu cực đến môi trường do hoạt động sản xuất của các doanh nghiệp gây ra nên đề tài “Khảo sát hiện trạng quản lý môi trường KCN Trảng Bàng Tây Ninh và đề xuất các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm” là rất cần thiết. Khảo sát hiện trạng quản lý môi trường và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm tại KCN Trảng Bàng-Tây Ninh GVHD: Lê Thị Vu Lan Page 3 SVTH: Trần Minh Tân 2. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI - Khảo sát và đánh giá hiện trạng quản lý môi trường tại KCN Trảng Bàng - Đề xuất giải pháp quản lý phù hợp, nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường tại KCN Trảng Bàng tỉnh Tây Ninh. 3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU Để đạt được mục tiêu đó, đề tài tiến hành thực hiện các nội dung sau: - Khảo sát hiện trạng môi trường KCN Trảng Bàng - Đánh giá hiện trạng quản lý môi trường, nhận định các vấn đề tồn tại trong công tác quản lý môi trường tại KCN Trảng Bàng. - Phân tích, đánh giá những biện pháp bảo vệ môi trường đang thực hiện - Đề xuất các giải pháp cải thiện và nâng cao hiệu quả công tác quản lý. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp chủ yếu được áp dụng để thực hiện đề tài này là: Phương pháp tổng hợp số liệu: Thừa kế thông tin và số liệu từ các báo cáo đánh giá tác động môi trường, báo cáo giám sát môi trường năm 2010, các cơ quan môi trường, trung tâm quan trắc… Phương pháp điều tra, khảo sát hiện trạng môi trường và sản xuất của KCN về các khía cạnh môi trường bao gồm: CTR- CTNH, nhu cầu sử dụng nước và lượng nước thải, nhu cầu sử dụng nhiêu liệu và hệ thống xử lý khí thải. Phương pháp đánh giá tác động môi trường: Đánh giá diễn biến của môi trường dựa trên cơ sở các chỉ tiêu đo đạt, phân tích so sánh với quy chuẩn Việt Nam hiện hành: QCVN 24:2009, QCVN 05:2009, QCVN 07:2009. Khảo sát hiện trạng quản lý môi trường và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm tại KCN Trảng Bàng-Tây Ninh GVHD: Lê Thị Vu Lan Page 4 SVTH: Trần Minh Tân Tham khảo ý kiến của các chuyên gia môi trường, Ban quản lý KCN. 5. Ý NGHĨA CỦA ĐỀ TÀI Ý nghĩa khoa học của đề tài Đề tài được tổng hợp từ những kiến thức đã học và dựa trên các cơ sở thực nghiệm và ý kiến đóng góp của các chuyên viên Quản lý. Chính vì vậy, đề tài có những thuận lợi nhất định trong việc áp dụng vào các KCN hiện hữu. Ý nghĩa thực tiễn: Đề tài được áp dụng thành công sẽ góp phần vào việc giải quyết các vấn đề môi trường bức xúc còn tồn tại đối với các KCN hiện nay, nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường tại, tiết kiệm ngân sách của nhà nước. Đề tài còn góp phần vào công tác BVMT, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, hướng đến sự phát triển bền vững của nền công nghiệp nước nhà. 7. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI Giới hạn không gian Đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu các vấn đề liên quan đến môi trường của KCN Trảng Bàng, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh. Giới hạn thời gian Thời gian thực hiện đề tài từ 01/10/2010 – 30/01/2011. Khảo sát hiện trạng quản lý môi trường và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm tại KCN Trảng Bàng-Tây Ninh GVHD: Lê Thị Vu Lan Page 5 SVTH: Trần Minh Tân PHẦN II NỘI DUNG ĐỀ TÀI Khảo sát hiện trạng quản lý môi trường và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm tại KCN Trảng Bàng-Tây Ninh GVHD: Lê Thị Vu Lan Page 6 SVTH: Trần Minh Tân 1.1 GIỚI THIỆU VỀ KCN TRẢNG BÀNG-TÂY NINH - Tên khu công nghiệp Tên tiếng Việt: KHU CÔNG NGHIỆP TRẢNG BÀNG Tên tiếng Anh: TRANG BANG INDUSTRIAL PARK - Chủ đầu tư Tên gọi: CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN HẠ TẦNG KHU CÔNG NGHIỆP TÂY NINH Địa chỉ: Đường số 12, khu công nghiệp Trảng Bàng, Tây Ninh. Điện thoại: 066.3882728 – 896014 Fax: 066.3882307 - Quá trình hình thành khu công nghiệp Trảng Bàng a) Cơ sở pháp lý Quyết định 100/QĐ-TTg ngày 09/02/1999 của Thủ tướng Chính phủ V/v thành lập và phê duyệt Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Trảng Bàng, Tỉnh Tây Ninh. Quyết định 638/QĐ-TTg ngày 14/06/1999 của Thủ tướng Chính phủ V/v cho công ty phát triển hạ tầng Khu công nghiệp Tây Ninh thuê đất để đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật Khu công nghiệp Trảng Bàng tại Tỉnh Tây Ninh. CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN KCN TRẢNG BÀNG - TỈNH TÂY NINH Khảo sát hiện trạng quản lý môi trường và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm tại KCN Trảng Bàng-Tây Ninh GVHD: Lê Thị Vu Lan Page 7 SVTH: Trần Minh Tân Quyết định 943/QĐ-BXD của Bộ trưởng Bộ Xây Dựng về việc phê duyệt Quy hoạch chi tiết Khu công nghiệp Trảng Bàng bước 1 và bước 2 giai đoạn I, tỉnh Tây Ninh, ngày 08/07/2003. Quyết Định 124/QĐ-CT ngày 29/04/2003 của Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh V/v Giao đất cho Công ty Phát triển hạ tầng Khu công nghiệp Tây ninh thuê để mở rộng đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp Trảng Bàng. QĐ 346/QĐ-UB ngày 17/04/2003 của Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh V/v Phê duyệt dự án mở rộng đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp Trảng Bàng bước 1 giai đoạn I, tỉnh Tây Ninh. Quyết định số 2442/QĐ-CT ngày 30/12/2002 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc Phê duyệt kinh phí đền bù để giải phóng mặt bằng, thực hiện dự án Khu công nghiệp Trảng Bàng bước 2, giai đoạn I. Công văn số 24/BXD-KTQH ngày 07/01/2003 của Bộ xây dựng về quy hoạch chi tiết Khu công nghiệp Trảng Bàng bước 2 – giai đoạn I, tỉnh Tây Ninh. Các tài liệu khác có liên quan. b) Quá trình hình thành Khu công nghiệp Trảng Bàng được phê duyệt xây dựng trên một khu đất có diện tích 700 ha. Tiến trình xây dựng khu công nghiệp được chia làm 2 giai đoạn. Giai đoạn 1 được khởi công xây dựng vào năm 2000 với các bước như sau: Bước 1 đã đầu tư kinh doanh hạ tầng kỹ thuật với diện tích 69,26 ha Bước 1 mở rộng với diện tích là 23,491 ha. Bước 2 đã đầu tư kinh doanh hạ tầng kỹ thuật với diện tích 97,26 ha. Khảo sát hiện trạng quản lý môi trường và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm tại KCN Trảng Bàng-Tây Ninh GVHD: Lê Thị Vu Lan Page 8 SVTH: Trần Minh Tân 1.2 VỊ TRÍ ĐỊA LÝ CỦA KHU CÔNG NGHIỆP KCN Trảng Bàng nằm ở phía Nam của tỉnh Tây Ninh, thuộc vùng kinh tế trọng điểm phía Nam Việt Nam. Giáp ranh với huyện Củ Chi- Tp. HCM, có hệ thống giao thông thuận tiện: Cách trung tâm thành phố HCM 43,5 km Cách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất 37 km Cách cảng container TP. HCM 45 km Cách cửa khẩu quốc tế Mộc Bài 28 km Hình 1.1: Vị trí KCN Trảng Bàng Khảo sát hiện trạng quản lý môi trường và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm tại KCN Trảng Bàng-Tây Ninh GVHD: Lê Thị Vu Lan Page 9 SVTH: Trần Minh Tân 1.3 CÁC NGÀNH NGHỀ HOẠT ĐỘNG CHÍNH TRONG KCN Khu công nghiệp Trảng Bàng tập trung đa ngành nghề gồm: công nghiệp nhẹ, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp sạch, tinh vi chính xác, công nghiệp lắp ráp, sản xuất hàng tiêu dùng, v.v…quy mô công nghiệp vừa và nhỏ, hạn chế công nghiệp gây ô nhiễm. Dự kiến các nhà máy thuộc các ngành nghề sau đây sẽ có khả năng được tiếp nhận vào khu công nghiệp: STT Ngành nghề được phép tiếp nhận 1 Công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm 2 Công nghiệp nhựa, chế biến các sản phẩm cao su, y tế (không chế biến mủ) 3 Công nghiệp may mặc, dệt nhuộm 4 Công nghiệp da giầy (không thuộc da) 5 Công nghiệp sản xuất dụng cụ thể dục, thể thao, đồ chơi, nữ trang 6 Công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, trang trí nội thất 7 Công nghiệp sản xuất các sản phẩm gốm, sứ, thủy tinh, pha lê, sành sứ vệ sinh 8 Công nghiệp bao bì, chế bản, thiết kế mẫu mã, in ấn giấy 9 Công nghiệp sản xuất giấy tái sinh 10 Công nghiệp sản xuất hoá chấ 11 Công nghiệp cơ khí, cơ khí chính xác, dụng cụ y tế 12 Công nghiệp điện máy, điện công nghiệp, điện gia dụng 13 Công nghiệp điện tử, tin học 14 Công nghiệp sản xuất dược phẩm, mỹ phẩm 15 Công nghiệp sản xuất thép xây dựng, thép ống 16 Công nghiệp sản xuất đồ gốm, mỹ nghệ Bảng 1.1: Danh mục ngành nghề được phép tiếp nhận vào KCN Trảng Bàng Khảo sát hiện trạng quản lý môi trường và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm tại KCN Trảng Bàng-Tây Ninh GVHD: Lê Thị Vu Lan Page 10 SVTH: Trần Minh Tân Cho đến thời điểm hiện nay, Khu Công nghiệp Trảng Bàng có tỷ lệ lấp đầy đạt được là 96,22%; Thu hút được tổng cộng có 71 dự án đầu tư. Theo số liệu cuối năm 2010, giá trị sản xuất công nghiệp của các khu công nghiệp ở Trảng Bàng đã chiếm 31,82% tổng giá trị sản xuất công nghiệp của cả Tỉnh và có sự đóng góp đáng kể vào kim ngạch xuất nhập khẩu của Tỉnh. Khảo sát hiện trạng quản lý môi trường và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm tại KCN Trảng Bàng-Tây Ninh GVHD: Lê Thị Vu Lan Page 11 SVTH: Trần Minh Tân CHƯƠNG 2 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU CÔNG NGHIỆP 2.1 HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ Các nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí phát sinh chủ yếu từ hoạt động của các đơn vị sản xuất trong KCN Trảng Bàng, bao gồm: - Từ dây chuyền công nghệ. - Bụi từ quá trình gia công cơ khí làm sạch bề mặt kim loại, từ quá trình chế biến hàng thủ công mỹ nghệ, chế biến thực phẩm, may mặc… - Các hợp chất Nitơ: NO, NO2 sinh ra từ việc sản xuất hàng kim khí… - Hợp chất chì phát sinh trong quá trình gia công các linh kiện điện tử… - Hơi, mùi hữu cơ phát sinh trong quá trình phun sơn, in bao bì… - Từ nguồn đốt nhiên liệu để cung cấp năng lượng: từ máy phát điện dự phòng, các máy móc, thiết bị như nồi hơi, lò sấy, máy phát điện,… trong quá trình đốt cháy nhiên liệu không hoàn toàn sẽ sinh ra các khí thải như bụi, CO, CO2, NOx, SO2, … - Từ các hoạt động khác: hoạt động giao thông, xây dựng nhà xưởng làm gia tăng ô nhiễm không khí về bụi, CO, NO2, SO2,… Ngoài ra, môi trường không khí trong KCN còn bị ảnh hưởng từ các hệ thống xử lý nước thải của các đơn vị, phát sinh từ các bể kỵ khí, sân phơi bùn dư hoặc các hoạt động thu gom, tồn trữ chất thải rắn (rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp) và chất thải nguy hại. Ô nhiễm không khí là một trong những nguồn ô nhiễm có tác động mạnh đến cuộc sống của người trực tiếp làm việc tại KCN và những người Khảo sát hiện trạng quản lý môi trường và đề xuất giải pháp giảm thiểu ô nhiễm tại KCN Trảng Bàng-Tây Ninh GVHD: Lê Thị Vu Lan Page 12 SVTH: Trần Minh Tân dân ở khu vực xung quanh KCN. Để đánh giá mức độ gây ô nhiễm của từng nhà máy trong khu công nghiệp Trảng Bàng cần phải xác định tải lượng các chất ô nhiễm của từng nhà máy. Công ty cổ phần phát triển hạ tầng Khu công nghiệp Tây Ninh tiến hành lập phiếu thu thập thông tin môi trường và thực hiện điều tra thu thập thông tin môi trường từ các nhà máy trong khu công nghiệp. Từ các thông tin thu thập được về lượng nhiên liệu sử dụng, lượng nguyên liệu, sản phẩm và dựa vào hệ số phát thải chất ô nhiễm không khí của Tổ chức Y tế thế giới và hệ số phát thải của các nghiên cứu trong nước, xác định được tải lượng của các chất ô nhiễm. Tải lượng các chất ô nhiễm của các nhà máy được tính toán thông qua công thức tính sau: Gi: Tải lượng chất ô nhiễm không khí i của nhà máy Ki: Hệ số phát thải chất ô nhiễm không khí i (kg/tấn nhiên liệu hoặc kg/tấn sản phẩm). Ni: Khối lượng nguyên liệu (nhiên liệu) hoặc sản phẩm của nhà máy. Bảng 2.1: Hệ số phát thải chất ô nhiễm của một số loại hình sản xuất (Ki): Loại hình sản xuất Đơn vị Bụi SO2 NO2 CO Quá trình đốt dầu DO Kg/tấn dầu 0.28 20 S 2.84 0.71 Quá trình đốt dầu FO g/lít dầu 1.79 18.8 S 8.62 0.24 Quá trình đốt than đá g/kg than đá 0.36 A 4.55 S 2.4 0.36 Quá trình đốt khí hoá lỏng g/m3 khí 0.25 0.005 2.9 - Quá trình đốt củi, gỗ g/tấn củi, gỗ 15000 - 6000 1200 Nhựa Kg/tấn SP 1.7 - - - Bột giặt, hoá mỹ phẩm Kg/tấn SP 45 - - - Gốm sứ (nung gas)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfND LUAN VAN-TRAN MINH TAN.pdf
  • docBIA-TAN.doc
  • pdfBIA-TAN.pdf
  • docloi cam doan.doc
  • pdfloi cam doan.pdf
  • docLoi cam on.doc
  • pdfLoi cam on.pdf
  • docNhiem Vu DA.doc
  • pdfNhiem Vu DA.pdf
  • docnoi dung Luan an-tran minh tan.doc
  • doctrang bia.doc
  • pdftrang bia.pdf
Tài liệu liên quan