Luận văn Khảo sát hiện trạng quản lý môi trường tại khu công nghiệp Amata, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, nhằm xây dựng các giải pháp quản lý môi trường theo hướng khu công nghiệp sinh thái

Hiện nay, nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Hàng loạt khu công nghiệp tập trung đã được xây dựng và đi vào hoạt động. Sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao ở Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục mang lại hiệu quả thiết thực cho nền kinh tế nước nhà. Song hành với sự phát triển công nghiệp và khu công nghiệp, vấn đề ô nhiễm, suy thoái môi trường và cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên đang ngày càng gia tăng. Cho đến nay, mặc dù đã có nhiều nỗ lực khắc phục các tác động tiêu cực đến môi trường do hoạt động sản xuất gây ra, chúng ta cũng phải nhìn nhận một thực tế rằng chúng ta đang xử lý các “triệu chứng môi trường”(nước thải, chất thải rắn, khí thải ) thay vì giải quyết các “căn bệnh môi trường” (nguyên nhân làm phát sinh chất thải). Thêm vào đó, các khu công nghiệp hiện nay vẫn là những hệ thống mở. Trong đó, nguyên liệu được khai thác từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho hoạt động sản xuất và sau đó được trả lại môi trường dưới dạng chất thải. Đó là nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái môi trường tự nhiên theo đà phát triển công nghiệp. Theo các nhà sinh thái công nghiệp, có thể khắc phục điều này bằng cách phát triển hệ công nghiệp theo mô hình hệ thống kín, tương tự như hệ sinh thái tự nhiên. Trong đó, chất thải từ một khâu này của hệ thống sẽ là “chất dinh dưỡng” của một khâu khác. Đây là sự cộng sinh công nghiệp hay nói cách khác khu công nghiệp sinh thái được xem là giải pháp hứa hẹn cho sự phát triển công nghiệp bền vững của đất nước trong tương lai. Đề tài được tổng hợp từ những kiến thức đã học và dựa trên các cơ sở nghiên cứu của các chuyên gia môi trường trong và ngoài nước đã được thực hiện. Chính vì vậy, đề tài có những thuận lợi nhất định trong việc áp dụng vào các KCN hiện hữu. Đề tài được áp dụng thành công sẽ góp phần vào việc giải quyết các vấn đề môi trường bức xúc hiện nay, đồng thời giảm bớt được chi phí xử lý cuối đường ống, tiết kiệm ngân sách của nhà nước. Đề tài còn góp phần vào công tác BVMT, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, hướng đến nền công nghiệp sinh thái bền vững. Với mong muốn phát huy những tác động tích cực, hạn chế các tác động tiêu cực do hoạt động công nghiệp gây ra và hướng đến sự phát triển khu công nghiệp bền vững, đề tài “Khảo sát hiện trạng quản lý môi trường tại khu công nghiệp Amata, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, nhằm xây dựng các giải pháp quản lý môi trường theo hướng khu công nghiệp sinh thái” là rất cần thiết.

doc72 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 3708 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khảo sát hiện trạng quản lý môi trường tại khu công nghiệp Amata, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, nhằm xây dựng các giải pháp quản lý môi trường theo hướng khu công nghiệp sinh thái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Hiện nay, nước ta đang trong giai đoạn công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Hàng loạt khu công nghiệp tập trung đã được xây dựng và đi vào hoạt động. Sự hình thành và phát triển các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao ở Việt Nam đã, đang và sẽ tiếp tục mang lại hiệu quả thiết thực cho nền kinh tế nước nhà. Song hành với sự phát triển công nghiệp và khu công nghiệp, vấn đề ô nhiễm, suy thoái môi trường và cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên đang ngày càng gia tăng. Cho đến nay, mặc dù đã có nhiều nỗ lực khắc phục các tác động tiêu cực đến môi trường do hoạt động sản xuất gây ra, chúng ta cũng phải nhìn nhận một thực tế rằng chúng ta đang xử lý các “triệu chứng môi trường”(nước thải, chất thải rắn, khí thải…) thay vì giải quyết các “căn bệnh môi trường” (nguyên nhân làm phát sinh chất thải). Thêm vào đó, các khu công nghiệp hiện nay vẫn là những hệ thống mở. Trong đó, nguyên liệu được khai thác từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên để phục vụ cho hoạt động sản xuất và sau đó được trả lại môi trường dưới dạng chất thải. Đó là nguyên nhân dẫn đến sự suy thoái môi trường tự nhiên theo đà phát triển công nghiệp. Theo các nhà sinh thái công nghiệp, có thể khắc phục điều này bằng cách phát triển hệ công nghiệp theo mô hình hệ thống kín, tương tự như hệ sinh thái tự nhiên. Trong đó, chất thải từ một khâu này của hệ thống sẽ là “chất dinh dưỡng” của một khâu khác. Đây là sự cộng sinh công nghiệp hay nói cách khác khu công nghiệp sinh thái được xem là giải pháp hứa hẹn cho sự phát triển công nghiệp bền vững của đất nước trong tương lai. Đề tài được tổng hợp từ những kiến thức đã học và dựa trên các cơ sở nghiên cứu của các chuyên gia môi trường trong và ngoài nước đã được thực hiện. Chính vì vậy, đề tài có những thuận lợi nhất định trong việc áp dụng vào các KCN hiện hữu. Đề tài được áp dụng thành công sẽ góp phần vào việc giải quyết các vấn đề môi trường bức xúc hiện nay, đồng thời giảm bớt được chi phí xử lý cuối đường ống, tiết kiệm ngân sách của nhà nước. Đề tài còn góp phần vào công tác BVMT, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, hướng đến nền công nghiệp sinh thái bền vững. Với mong muốn phát huy những tác động tích cực, hạn chế các tác động tiêu cực do hoạt động công nghiệp gây ra và hướng đến sự phát triển khu công nghiệp bền vững, đề tài “Khảo sát hiện trạng quản lý môi trường tại khu công nghiệp Amata, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, nhằm xây dựng các giải pháp quản lý môi trường theo hướng khu công nghiệp sinh thái” là rất cần thiết. 2. Tình hình nghiên cứu Hiện tại Việt Nam có nhiều đề tài nghiên cứu đưa ra những giải pháp nhằm xây dựng khu công nghiệp sinh thái và đang được đưa vào thực hiện như: Vườn công nghiệp sinh thái Bourbon An Hòa, Mô hình khu công nghiệp sinh thái Nam Cầu Kiền – Hải Phòng, xây dựng mô hình sinh thái: Nghiên cứu điển hình tại Khu chế xuất Linh Trung 1. 3. Mục đích nghiên cứu Mục đích chủ yếu của đề tài “Nghiên cứu các giải pháp công nghệ và quản lý môi trường để xây dựng KCN Amata thành KCN sinh thái” là tìm kiếm các giải pháp công nghệ tiên tiến trong sản xuất kinh doanh và quản lý KCN nhằm tiết kiệm nguyên, nhiên vật liệu, giảm thiểu chất thải, tái sinh, tái chế chất thải hướng đến nền sinh thái công nghiệp bền vững. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục tiêu đã đề ra, đề tài đi sâu nghiên cứu các vấn đề sau: ° Xác định loại hình hiện tại của KCN Amata. ° Hiện trạng môi trường trong KCN Amata. ° Xác định các hệ thống tiêu chí để xây dựng KCN Amata thành KCN sinh thái. ° Nghiên cứu các giải pháp công nghệ và QLMT để áp dụng cho KCN Amata. ° Đánh giá triển vọng của mô hình. ° Xác định các lợi ích kinh tế, xã hội và môi trường mà KCN Amata sẽ mang lại. 5. Phương pháp nghiên cứu Phương pháp chủ yếu được áp dụng để thực hiện đề tài này là: ° Phương pháp tổng hợp số liệu: Thừa kế thông tin và số liệu từ các nhà khoa học, các cơ quan môi trường, trung tâm nghiên cứu… ° Phương pháp điều tra, khảo sát hiện trạng môi trường và sản xuất của KCN. ° Phương pháp đánh giá nhanh: Đánh giá diễn biến của thị trường trao đổi chất thải, khả năng hoạt động và những hiệu quả cơ bản mà thị trường mang lại. ° Phương pháp đánh giá vòng đời sản phẩm: Phân tích và kiểm kê nguyên liệu đầu vào cũng như đầu ra( sản phẩm và chất thải). ° Phương pháp phân tích hệ thống . ° Tham khảo ý kiến của các chuyên gia môi trường, ban quản lý KCN. ° Phương pháp đánh giá tác động môi trường trong suốt quá trình sản xuất. 6. Các kết quả đạt được của đề tài ° Tổng hợp được thông tin và số liệu về hiện trạng quản lý môi trường tại khu công nghiệp Amata ° Tổng hợp được thông tin và phương pháp xây dựng mô hình khu công nghiệp sinh thái ở trên thế giới và tại Việt Nam. ° Đưa ra đề xuất giải pháp xây dựng khu công nghiệp Amata thành khu công nghiệp sinh thái. 7. Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp Khóa luận tốt nghiệp gồm có năm chương, tên cụ thể các chương như sau: ° Chương 1: Tổng quan về KCN Amata ° Chương 2: Các mô hình KCN sinh thái ở Việt Nam và trên thế giới ° Chương 3: Hiện trạng quản lý môi trường tại KCN Amata ° Chương 4: Đánh giá tình trạng ô nhiễm môi trường tại KCN Amata ° Chương 5: Các giải pháp bảo vệ môi trường nhằm xây dựng KCN Amata sinh thái CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ KHU CÔNG NGHIỆP AMATA 1.1. Giới thiệu chung 1.1.1. Vị trí địa lý Khu công nghiệp Amata nằm trên Xa lộ Bắc Nam thuộc phường Long Bình, thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai với diện tích 494,68 ha. Khu công nghiệp nằm trong đđầu mối giao thông quan trọng của khu vực kinh tế trọng đđiểm phía Nam, có vị trí thuận lợi: - Cách TP Biên Hòa: 5 km - Cách TP Hồ Chí Minh: 30 km - Cách sân bay Tân Sơn Nhất: 35 km - Cách Tân cảng TPHCM: 25 km - Cách cảng Sài Gòn: 32 km - Cách cảng quốc tế tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu: 90 km - Cách cảng Phú Mỹ tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu: 40 km Hình 1.1: Hình ảnh sơ đồ KCN Amata Khu công nghiệp Amata có ranh giới được xác định như sau: - Phía Bắc giáp tuyến đường sắt quốc gia - Phía Nam giáp đường điện cao thế - Phía đông giáp đất quốc phòng - Phía Tây giáp suối Chùa - Phía Tây Nam giáp đường điện cao thế 220KV 1.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển Khu công nghiệp Amata là liên doanh giữa Tập đoàn Amata của Thái Lan (Amata Corp.Public - Thái Lan) với Công ty phát triển khu công nghiệp Biên Hòa (Sonadezi) của tỉnh Đồng Nai. Được thành lập dựa trên Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07/4/2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy hoạch đô thị; Thực hiện Văn bản số 349/TTg-KTN ngày 06/3/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc điều chỉnh ranh giới và diện tích Khu công nghiệp Amata, tỉnh Đồng Nai; Căn cứ Quyết định số 3347/QĐ-UBND ngày 16/11/2009 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/2000 giai đoạn 2 phường Long Bình, thành phố Biên Hòa; Thực hiện Văn bản số 8650/UBND-CNN ngày 22/10/2009 của UBND tỉnh Đồng Nai về việc hoán đổi diện tích đất đầu tư Khu công nghiệp Amata; KCN được chia làm 9 nhóm công nghiệp, với tổng diện tích đất công nghiệp cho thuê lại là 213 ha 1.1.3 Tình hình đầu tư và hoạt động Tính đến nay, KCN Amata đã thu hút được gần 100 doanh nghiệp vào đầu tư với tổng von đầu tư đăng kí khoảng 1 tỷ USD. Hiện có 95 doanh nghiệp đã đi vào hoạt động giải quyết việc làm cho khoảng 16.000 lao động. - Tổng diện tích mặt bằng: 494,68 ha, trong đó: + Tổng diện tích đất dành cho thuê: 270 ha + Diện tích đất đã cho thuê: 213 ha + Diện tích đất chưa cho thuê: 57 ha - Diện tích trồng cây xanh của KCN: 77,5 ha, chiếm 15.66 % diện tích. - Danh sách doanh nghiệp hiện đang hoạt động tại KCN. (xem ở phần mục lục) Bảng 1.1 :Thống kê số lượng các doanh nghiệp (đang hoạt động) theo ngành nghề STT Ngành Sản Xuất Số lượng doanh nghiệp 1 Công nghiệp chế biến và chế tạo khác 6 2 Dược phẩm, hoá chất 20 3 Chế biến gỗ 5 4 In ấn 2 5 Điện, điện tử 5 6 Cao su và nhựa 15 7 Cơ khí 18 8 Chế biến thực phẩm 6 9 Kho bãi, vận chuyển 1 10 May mặc 11 11 Dịch vụ ăn uống 1 TỔNG CỘNG 100 (Nguồn: Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường Đồng Nai, 03-2010) Hình 1.2: Biểu đồ thống kê số lượng các doanh nghiệp theo ngành nghề (Nguồn: Trung tâm Quan trắc và Kỹ thuật Môi trường Đồng Nai, 03-2010) 1.2. Tình hình hoạt động sản xuất tại khu công nghiệp Amata 1.2.1 Các loại hình sản xuất Khu công nghiệp Amata là khu công nghiệp đa ngành được phân chia như sau: ° Các ngành công nghiệp: + Ngành may: - May mặc, áo cưới, may nón, may áo mưa, đan len,... - Dệt, may có công đoạn nhuộm + Ngành sản xuất thực phẩm, đồ uống - Chế biến thực phẩm đông lạnh - Sản xuất nước giải khát + Ngành sản xuất các sản phẩm từ kim loại - Sản xuất linh kiện cơ khí, linh kiện ô tô, xe máy, linh kiện điện tử - Sản xuất máy nén khí - Sản xuất khuôn đúc - Gia công các sản phẩm cơ khí - Sản xuất phôi thép, thép tiền chế - Mạ điện-điện tử - Sản xuất nữ trang + Ngành sản xuất hóa chất - Sản xuất hóa nông dược - Sản xuất trợ chất ngành nhuộm - Sản xuất hóa chất, sơn, mực in, keo dán,… - Sản xuất hóa mỹ phẩm + Sản xuất điện năng + Sản xuất các sản phẩm nhựa, hạt nhựa, nhựa simili, màng phim, màng PE, bao bì nhựa, linh kiện nhựa, nam châm nhựa dẻo ° Ngành nông nghiệp: + Sản xuất chất phụ gia, chế phẩm sinh học + Sản xuất đồ gỗ gia dụng ° Ngành xây dựng + Xử lý nước thải sinh hoạt, công nghiệp + Xây dựng kết cấu hạ tầng, dân dụng ° Ngành thủy sản + Chế biến tôm đông lạnh ° Ngành khác + In ấn + Sản xuất bao bì các loại + Sản xuất thiết bị phòng cháy chữa cháy + Dụng cụ y tế + Đóng gói sản phẩm + Sản xuất các sản phẩm từ than + Kho bãi 1.2.2 Các sản phẩm chính Hiện nay, các sản phẩm sản xuất từ KCN Amata rất đa dạng, các sản phẩm này được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu đi nhiều nước trên thế giới. Các sản phẩm gồm: Máy tính và các phụ kiện; thực phẩm, chế biến thực phẩm; chế tạo, lắp ráp điện, cơ khí điện tử; sản phẩm da, dệt, may mace, len, giày dép; hàng nữ trang, mỹ nghệ; dụng cụ thể thao, đồ chơi; sản phẩm nhựa, các loại bao bì; sản phẩm công nghiệp từ cao su, gốm sứ, thủy tinh; kết cấu kim loại; vật liệu xây dựng; phụ tùng xe hơi, chế tạo ô tô; dược phẩm, nông dược, thuốc diệt côn trùng; hóa chất, sợi PE, hạt nhựa, bột màu công nghệ… CHƯƠNG 2 CÁC MÔ HÌNH KHU CÔNG NGHIỆP SINH THÁI Ở VIỆT NAM VÀ TRÊN THẾ GIỚI 2.1. Các mô hình khu công nghiệp sinh thái ở Việt Nam 2.1.1 Vườn công nghiệp sinh thái Bourbon An Hòa Hình ảnh2.1: Vườn công nghiệp sinh thái Bourbon An Hòa Với ý tưởng xây dựng khu công nghiệp (KCN) gần gũi với thiên nhiên, lại nằm ở vị trí đắc địa, đón đầu phát triển kinh tế tiểu vùng sông Mê-Kông; KCN xanh, thân thiện với môi trường đầu tiên ở Việt Nam - Bourbon An Hòa đã và đang thu hút sự quan tâm của các nhà đầu tư. Dự án khu công nghiệp Bourbon An Hòa được bắt đầu từ tháng 01 - 2009, nằm trên địa bàn xã An Hòa, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh được coi là KCN sinh thái đầu tiên ở Việt Nam. Mục tiêu phát triển của KCN là: - Cơ sở hạ tầng công nghiệp được thiết kế để tạo chuỗi sinh thái hòa hợp với hệ sinh thái tự nhiên, sản xuất công nghiệp bảo toàn tài nguyên, nhằm phát triển công nghiệp bền vững theo hướng giảm đến mức thấp nhất sự phát sinh chất thải, đồng thời tăng tối đa khả năng tái sinh, tái sử dụng nguyên nhiên liệu và năng lượng. - Tổng diện tích 1.020 ha trong đó có 760 ha đất công nghiệp, 76 ha đất tái định cư, 184 ha xây dựng cảng, kho bãi. Giai đoạn 1 của dự án rộng 380 ha, ngoai 15% diện tích chung bắc buộc dành cho cây xanh, mỗi dự án xây dựng chỉ được sử dụng tối đa 70% đất xây dựng, còn 30% dành cho diện tích xanh. Nhà máy xử lý nước thải với công suất dự kiến là 40.000m3/ngày đêm (Giai đoạn 1 là 20.000m3/ngày đêm) - Chủ đầu tư cam kết không cho xây dựng hạ tầng xung quanh KCN cũng như không cho doanh nghiệp thuê đất ven KCN để kiểm soát chặc chẽ việc các doanh nghiệp lắp đặt đường ống xả thải thẳng ra môi trường, đồng thời giữ lại hệ thống cây xanh tự nhiên hiện hữu và nổ lực tối đa để bảo tồn các hệ sinh thái xung quanh KCN. - Các nhà máy trong KCN sẽ cộng tác với nhau trên cơ sở phối hợp trao đổi các loại sản phẩm phụ, tái sinh, tái chế, tái sử dụng các sản phẩm phụ tại nhà máy này với các nhà máy khác theo hướng bảo tồn tài nguyên thiên nhiên. - Ngoài ra để tạo mối liên kết chặt chẽ với cộng đồng dân cư trong khu vực, chủ đầu tư đã mời người dân đóng góp 15% vốn vào tổng vốn đầu tư 4.000 tỷ đồng của dự án 2.1.2 Mô hình khu công nghiệp Nam Cầu Kiền – Hải Phòng Hình ảnh 2.2: Khu công nghiệp sinh thái Nam Cầu Kiền – Hải Phòng Đây là mô hình KCN sinh thái xuất phát từ ý tưởng "Nghiên cứu, xây dựng mô hình mạng lưới KCN hài hòa an sinh nông thôn, thân thiện với môi trường và phát triển bền vững" đã được Công ty Công nghiệp tàu thủy Shinex xây dựng thành đề án 07 – 09 - 2009, mô hình KCN sinh thái bao gồm: - Chủ đầu tư sẽ hình thành một tổ hợp các công trình bảo đảm thân thiện với môi trường như nhà máy xử lý nước thải, rác thải…đồng thời chỉ cho những dự án áp dụng công nghệ sạch vào hoạt động. Công ty xây dựng hệ thống thoát nước thải và trạm xử lý nước thải tập trung với công suất 10.000 m3/ngày đêm, đạt loại B theo TCVN 5945 – 2005 mới được xả vào sông Cấm. Thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn, chất thải rắn nguy hại với Công ty môi trường đô thị + Cụ thể chủ đầu tư đã cho thành lập các doanh nghiệp chuyên trách môi trường, bao gồm nhà máy xử lý nước thải, công ty thu dọn xử lý rác thải, phát triển không gian xanh bao phủ KCN. + Trong quá trình sản xuất, chất thải phải được xử lý theo quy trình trước khi thải ra ngoài, việc quản lý môi trường theo tiêu chuẩn ISO 14.000 phải được đặt lên hàng đầu. + Tại đây các dịch vụ môi trường trở thành một lĩnh vực sản sinh lợi nhuận, doanh nghiệp phải trả phí môi trường. - Việc phát triển đồng bộ giữa hạ tầng KCN và hạ tầng nông thôn là một yếu tố quan trọng. + Lập vành đai xanh chống ô nhiễm môi trường. + Đây là đề án xây dựng mô hình sản xuất khép kín, giải quyết việc làm cho nông dân có đất bị thu hồi. Người nông dân sẽ có cơ hội tiếp cận với khoa học kỹ thuật, tận dụng tiềm năng sẵn có tại địa phương để biết cách trồng rau, màu, chăn nuôi gia súc, gia cầm, thủy sản với công nghệ sạch nhằm phát triển sản xuất, đảm bảo đời sống, bảo đảm thực phẩm sạch phục vụ bữa ăn hằng ngày cho người dân lao động trong KCN và địa phương. Việc này mang tính chất điều tiết hài hoà lợi ích giữa các bên và giữ được tính bền vững cho hệ thống gia trại là vành đai thực phẩm trong KCN. Công ty cũng sẽ thành lập Công ty CP dịch vụ cung ứng thực phẩm cho KCN. Thành phần cổ đông có thể do Công ty xây dựng KCN góp vốn cùng với đại diện bà con có đất thu hồi cho KCN (tự nguyện), nhưng phải là một thể thống nhất gọn nhẹ. Khi hình thành xong, mọi vấn đề như chuyên gia, đào tạo, giống, vật nuôi, thu mua… đều do công ty này sắp xếp và chi phí. Shinec xây dựng tổ công tác kỹ thuật khuyến nông và hình thành hệ thống dịch vụ chăm sóc khách hàng tại KCN. Về phía các hộ dân, tuỳ từng gia đình có diện tích đất còn lại để xác định kiểu vườn thích hợp với mô hình gia trại đó, phân bổ đất đai cho quy hoạch tổng thể vườn, ao, chuồng; chọn giống, cây, con để nuôi trồng số lượng và chủng loại cho hợp lý; đồng thời xác định thời vụ gieo trồng, vật nuôi cho thích hợp. - Song song là xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa địa phương vì vậy chủ đầu tư dự án KCN đã cam kết thực hiện các quy định hiện hành của pháp luật. - Các hoạt động của dự án chịu sự giám sát của các cơ quan chức năng về quản lý môi trường của trung ương, thành phố Hải Phòng, huyện Thủy Nguyên và Sở TN&MT. - Bảo đảm hoạt động sản xuất, kinh doanh cho các doanh nghiệp, KCN làm tốt công tác bảo vệ môi trường như tổ chức quan trắc định kỳ, thực hiện đúng pháp luật về bảo vệ môi trường. Măc khác phối hợp các ngành chức năng tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp thực hiện tốt chính sách xã hội đối với người lao động, hỗ trợ thành lập công đoàn cơ sở, tổ chức đối thoại giữa doanh nghiệp và Ban quản lý KCN, doanh nghiệp và công nhân, bảo đảm an ninh, trật tự, phòng chống cháy nổ… - KCN đề xuất các ban ngành chức năng thực hiện tốt cơ chế một cửa, giảm thủ tục hành chính, sớm có phương án xử lý việc bán hàng rong ở cổng KCN… 3.1.3 Mô hình khu chế xuất Linh Trung 1. Ngày 26 – 7 – 2006 tại hội thảo “ Xây dựng mô hình sinh thái: Nghiên cứu điển hình tại Khu chế xuất Linh Trung 1” do Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM phối hợp với trường ĐH Văn Lang tổ chức. Xây dựng KCN sinh thái với mô hình công nghiệp truyền thống là chất thải hay phế liệu từ quy trình sản xuất này có thể sử dụng làm nguyên liệu cho quy trình sản xuất khác, giảm thiểu và ngăn chặn ô nhiễm môi trường. Mô hình được xây dựng như sau: - Trao đổi phế phẩm, phế liệu, chất thải ở quy mô KCX - Thiết kế trung tâm trao đổi sản phẩm phụ, trung tâm trao đổi thông tin - Đề xuất các giải pháp công nghệ và quản lý đề từng bước phát triển KCX Linh Trung 1 theo định hướng KCNST. 2.2 Các mô hình khu công nghiệp sinh thái trên thế giới 2.2.1 Khu công nghiệp Kalundborg – Đan Mạch Hình ảnh 2.3: Khu công nghiệp sinh thái Kalundborg – Đan Mạch Khu công nghiệp Kalundborg – Đan Mạch là một KCN điển hình nhất về cộng sinh công nghiệp. Thành phần chính trong hệ sinh thái công nghiệp này là nhà máy điện Asnaes với công suất 1.500 MW, hầu heat các trạm phát điện sử dụng nhiên liệu hóa thạch, hiệu suất cực đại để chuyển hóa năng lượng từ quá trình đốt than thành điện năng chỉ đạt 40%, 60% còn lại là thải ra môi trường bên ngoài dưới dạng nhiệt và phần lớn ở dạng hơi nước. Bằng cách sử dụng năng lượng that thoát sẵn có này vào mục đích khác, nhà máy điện Asnaes đã sử dụng 90% năng lượng có từ than. 225.000 tấn hơi sinh ra hàng năm được tái sử dụng trong hệ thống cấp nhiệt của khu vực, nhờ đó giảm nhu cầu cung cấp nhiên liệu tương ứng với 19.000 tấn dầu/năm. Mặc khác nhà máy điện Asnaes còn tái sử dụng nhiệt thừa để vận hành các trại nuôi cá, bùn từ các bể nuôi cá được thu hồi và bán làm phân bón. Ngoài ra nhà máy diện còn cung cấp 14.000 tấn hơi/ năm cho nhà máy lọc dầu Statoil làm giảm được 40% nhiệt lượng cần cung cấp cho các bể và đường ống. Cung cấp 215.000 tấn hơi/ năm cho nhà máy sản xuất dược phẩm và Enzyme Novo Nordisk. 80.000 tấn thạch cao (calcium sulphate)/ năm từ hệ thống thu khí SO2 của nhà máy điện Asnaes được thu hồi và cung cấp cho công ty sản xuất ván lát tường Gyproc. Hàng năm nhà máy điện còn bán 170.000 tấn tro xỉ sinh ra từ quá trình đốt than để làm vật liệu xây dựng và giao thông. Ngược lại nhà máy điện Asnaes có thể giảm được 30.000 tấn than/năm, và nhà máy sản xuất ván lát tường Gyproc tiêu thụ 900kg methane và ethane/giờ nhờ mua lại Methane và Ethane của nhà máy lọc dầu Statoil. Phần cặn từ hệ thống hấp thu lưu huỳnh của nhà máy lọc dầu Statoil được dùng để sản xuất Acid sulphuric. Những nguyên tắc cơ bản làm nền tảng cho sự hình thành quan hệ cộng sinh trong KCN Kalundborg bao gồm: - Sự phù hợp giữa các nghành công nghiệp trên phương diện “trao đổi chất thải” (“waste exchange”). - Khoảng cách về địa lý giữa các nhà máy không quá lớn. - Mỗi nhà máy đều nắm được thông tin liên quan đến các nhà máy khác trong KCN. - Động cơ thúc nay các nhà máy tham gia vào KCN sinh thái là sự phát triển kinh tế bền vững. - Sự phối hợp giữa các nhà máy là trên tinh thần tự nguyện với quy định của cơ quan chức năng. Mô hình hệ sinh thái KCN Kalundborg được biểu diễn tóm tắt như sau: Hình ảnh 2.4: Sơ đồ cộng sinh công nghiệp trong KCN Kalundborg – Đan Mạch (Cohen-Rosenthal và cộng sự, 2003). Kết quả đạt được của KCN Kalundborg – Đan Mạch ( Côté và Hall,1995; Cohen-Rosenthal và McGalliard, 2003). - Giảm sự tiêu thụ nguồn tài nguyên + Dầu: 19.000 tấn/năm + Than đá: 30.000 tấn/năm + Nước: 600.000m3/năm - Giảm tải lượng khí thải phát sinh + CO2: 130.000 tấn/năm + SO2: 3.700 tấn/năm - Tái sử dụng phế phẩm + Tro: 135 tấn/năm + Sulphua: 2.800 tấn/năm + Thạch cao: 80.000 tấn/năm + Nitơ trong bùn: 800.000 tấn/năm 2.2.2 Khu công nghiệp sinh thái Riverside (Burlington), Vermont, H

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docNội dung luận văn.doc
  • docDANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ.doc
  • docDANH MỤC CÁC BẢNG.doc
  • docDANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.doc
  • docLỜI CAM ĐOAN.doc
  • docLoi cam on 3.doc
  • docmuc luc 4.doc
  • docPHU LUC.doc
  • docTAI LIEU THAM KHAO.doc
  • docTRANG BIA PHU.doc
  • docTRANG BIA.doc
Tài liệu liên quan