Trong suốt quá trình phát triển của nhân loại, loài người luôn phải đấu tranh vượt qua mọi trởngại, thách thức khác nhau. Bệnh tật chính là một trong số các trở ngại đó và rất nhiều bệnh có nguyên nhân do vi sinh vật (VSV) gây ra. Từrất xa xưa trong lịch sử, bằng con đường tìm tòi, khám phá và tích lũy kinh nghiệm thực tiễn, con người đã phát hiện và ứng dụng hiệu quảnhiều nguồn dược liệu vào mục đích điều trị y học. Với sự phát triển của VSV học, với bước ngoặt lịch sử là phát minh vĩ đại của Alexander Fleming (1928) đã mởra kỷ nguyên mới trong y học: khai sinh ra chất kháng sinh và ứng dụng chất kháng sinh vào điều trịcho con người.
104 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1813 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khảo sát khả năng sinh kháng sinh của các chủng nấm sợi phân lập từ rừng ngập mặn huyện Cần Giờ thành phố Hồ Chí Minh, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
PHAN THANH PHƯƠNG
KHẢO SÁT KHẢ NĂNG SINH KHÁNG SINH CỦA CÁC
CHỦNG NẤM SỢI PHÂN LẬP TỪ RỪNG NGẬP MẶN
HUYỆN CẦN GIỜ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Chuyên ngành : Vi sinh vật
Mã số : 60 42 40
LUẬN VĂN THẠC SĨ SINH HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. TRẦN THỊ THANH
TS. TRẦN THANH THỦY
Thành phố Hồ Chí Minh – 2007
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong suốt quá trình phát triển của nhân loại, loài người luôn phải đấu tranh
vượt qua mọi trở ngại, thách thức khác nhau. Bệnh tật chính là một trong số các trở
ngại đó và rất nhiều bệnh có nguyên nhân do vi sinh vật (VSV) gây ra. Từ rất xa xưa
trong lịch sử, bằng con đường tìm tòi, khám phá và tích lũy kinh nghiệm thực tiễn,
con người đã phát hiện và ứng dụng hiệu quả nhiều nguồn dược liệu vào mục đích
điều trị y học. Với sự phát triển của VSV học, với bước ngoặt lịch sử là phát minh vĩ
đại của Alexander Fleming (1928) đã mở ra kỷ nguyên mới trong y học: khai sinh ra
chất kháng sinh và ứng dụng chất kháng sinh vào điều trị cho con người.
Chất kháng sinh (CKS) không những trở thành thần dược cứu sống con người
mà còn được ứng dụng rộng rãi trong trồng trọt, chăn nuôi, công nghiệp thực phẩm
và bảo vệ môi trường. Để phòng chống nấm hại cây trồng , trong nền nông nghiệp
hiện đại, người ta càng sử dụng nhiều CKS có nguồn gốc VSV để thay thế dần các
hóa chất đã sử dụng vốn rất độc đối với con người và môi trường. Vì vậy, việc thay
thế thuốc trừ sâu hóa học bằng các chế phẩm sinh học là một giải pháp an toàn và
hiệu quả, khắc phục được nhược điểm của nông dược trong bảo vệ thực vật và sức
khỏe cộng đồng.
Ở nước ta cũng như các nước đang phát triển việc lạm dụng thuốc KS, việc
các VK gây bệnh ở người đang kháng nhiều loại KS thông thường, ngày càng xuất
hiện nhiều chủng VSV kháng thuốc nên việc điều trị bằng kháng sinh trở nên rất khó
khăn cho các thầy thuốc lâm sàng.Việc tìm kiếm CKS mới nhất là các CKS có nguồn
gốc từ thiên nhiên, do các VSV tiết ra chống lại các VSV gây bệnh đã lờn thuốc đang
thu hút sự quan tâm của nhiều nhà khoa học, đó là một việc làm vô cùng cấp thiết và
quan trọng.
Trong quá trình tìm kiếm ấy con ngươi luôn quan tâm đến nhóm VSV sinh
CKS ở các hệ sinh thái đặc biệt, trong đó có nấm sợi RNM. Các nhà khoa học tin
rằng với môi trường sống đặc biệt này con đường trao đổi chất của chúng cũng khác
hơn so với với các sinh vật trên đất liền. Vì vậy các sản phẩm trao đổi chất có tính
chất khác lạ, trong đó sẽ có các CKS mới. Tuy nhiên sự hiểu biết về VSV ở RNM
còn rất hạn chế và là lãnh vực còn bỏ ngỏ. Nấm sợi là một đại diện quan trọng của hệ
VSV RNM. Tìm hiểu về nấm sợi có khả năng sinh KS, vai trò của chúng trong hệ
sinh thái RNM là việc làm rất cần thiết. Đặc biệt đối với nấm sợi sinh KS thì việc
nghiên cứu tìm ra chất kháng sinh mới đang là đề tài hấp dẫn thu hút sự quan tâm của
nhiều nhà khoa học thuộc các lãnh vực khác nhau vì chất kháng sinh đã vuợt ra khỏi
phạm vi y học. So với y học việc sử dụng chất kháng sinh sinh ra từ nấm sợi trong
bảo vệ thực vật, bảo quản thực phẩm..v..v.. còn hạn chế.
Để góp phần nghiên cứu, tìm hiểu về giá trị tài nguyên từ nấm sợi ở RNM và
tiềm năng của chúng trong thực tiễn, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài:
“ Khảo sát khả năng sinh kháng sinh của các chủng nấm sợi phân lập từ
rừng ngập mặn huyện Cần Giờ thành phố Hồ Chí Minh”.
2. Lược sử vấn đề nghiên cứu
- Chưa có tác giả nào nghiên cứu "Nấm sợi phân lập từ RNM huyện Cần Giờ
TPHCM có khả năng sinh kháng sinh".
- Có một số đề tài nghiên cứu có liên quan về nấm sợi ở RNM như:
+ “ Tổng kết kết quả nghiên cứu về tính đa dạng và vai trò của nhóm nấm sợi
phân lập từ một số RNM ở hai tỉnh Nam Định và Thái Bình” của tác giả Mai Thị
Hằng (2002)
+ “ Khảo sát hoạt tính đối kháng và tiềm năng ứng dụng của các chủng nấm sợi
phân lập từ một số khu RNM Nam Định và Thái Bình” của tác giả Mai Thị Hằng, Lê
Thanh Huyền (2002).
+“ Khảo sát khả năng ký sinh gây bệnh côn trùng và tiềm năng kiểm soát sinh
học của nấm RNM Nam Định của tác giả Mai Thị Hằng, Nguyễn Vĩnh Hà (2002).
3. Mục đích nghiên cứu
Phân lập, tuyển chọn các chủng nấm sợi có khả năng sinh kháng sinh có thể sử
dụng vào ức chế VSV gây bệnh ở người, cây trồng.
4. Đối tượng nghiên cứu
- Các chủng nấm sợi được phân lập từ RNM huyện Cần giờ có hoạt tính kháng
sinh.
- Các VSV kiểm định nhận từ viện Pasteur, Viện khoa học Kĩ thuật Nông
nghiệp Miền Nam, khoa Nông học Đại học Nông Lâm TPHCM, khoa xét nghiệm
Bệnh viện Bình Dân.
- Sâu tơ nhận từ công ty Vipesco; tằm nhận từ công ty Dâu tằm tơ, Bảo lộc.
5. Phạm vi nghiên cứu
Các chủng nấm sợi sinh kháng sinh có nguồn gốc từ RNM.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Phân lập và tuyển chọn các chủng nấm sợi có khả năng kháng sinh từ RNM
huyện Cần Giờ.
- Nghiên cứu các đặc điểm cơ bản của các chủng nấm sợi tuyển chọn (đặc
điểm sinh học và phân loại)
- Bước đầu tìm hiểu khả năng ứng dụng của các chủng nấm sợi đã được tuyển
chọn trong phòng và chống bệnh, sâu hại cho cây trồng
7. Phương pháp nghiên cứu
- Phân lập, tuyển chọn các chủng nấm sợi bằng phương pháp vi sinh.
- Nghiên cứu các đặc điểm cơ bản, phân loại các chủng nấm sợi bằng phương
pháp hóa sinh.
- Xử lý số liệu thu thập bằng phương pháp sử dụng toán học thống kê đơn giản.
8. Dự kiến cấu trúc luận văn
Gồm:
- Mở đầu
- Chương 1: Tổng quan tài liệu.
- Chương 2: Vật liệu và phương pháp nghiên cứu.
- Chương 3: Kết quả và bàn luận.
- Kết luận và kiến nghị.
Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 5 năm 2006 đến tháng 7 năm 2007.
Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Nấm sợi và khả năng sinh kháng sinh của nấm sợi
1.1.1. Đặc điểm của nấm sợi [6].
Nấm sợi là những vi sinh vật có nhân chuẩn thuộc nhóm vi nấm, được phân bố
khắp nơi như đất, nước, không khí, sản phẩm từ sinh vật, bản thân các sinh vật kể cả
con người.
Nấm sợi sống kí sinh ở động, thực vật hoặc hoại sinh trên chất hữu cơ từ xác
động, thực vật, chúng là loài hô hấp hiếu khí bắt buộc, không chứa diệp lục tố, không
có khả năng quang hợp [13].
Nấm sợi là VSV ưa mát (Psychrotroph), có nhiệt độ tối ưu khoảng 250C,
nhưng cũng có thể thích nghi với 00C. Nấm sợi sống trong môi trường có pH hơi axít
đến trung tính (pH 3- 6). Mặc dù sự sinh trưởng của nấm sợi không cần ánh sáng
nhưng ánh sáng lại có tác dụng hình thành bào tử, tổng hợp sắc tố [8].
1.1.1.1. Hình tháí, cấu tạo [54].
Nấm sợi có cấu tạo sợi, phân nhánh hoặc không phân nhánh, có vách ngăn
ngang hoặc không có vách ngăn ngang. Sợi nấm (hypha) có dạng hình ống phân
nhánh, bên trong chứa chất nguyên sinh có thể lưu động. Về chiều dài chúng có sự
sinh trưởng vô hạn (nhưng về đường kính thì thường chỉ thay đổi trong phạm vi 1-
30µm thông thường là 5-10 µm).
Sợi nấm chỉ tăng trưởng ở ngọn, vừa dài ra không ngừng phân nhánh và vì vậy
khi một bào tử nẩy mầm trên một môi trường đặc sẽ phát triển thành một hệ sợi nấm,
sau 3-5 ngày có thể tạo thành một đám nhìn thấy được gọi là khuẩn lạc (colony). Tùy
theo môi trường cơ chất mà hệ sợi nấm sẽ phát triển thành các dạng khác nhau. Vào
giai đoạn cuối của sự phát triển, khuẩn lạc sẽ xảy ra sự kết mạng (anastomosis) giữa
các khuẩn ty với nhau, làm cho cả khuẩn lạc là một hệ thống liên thông mật thiết với
nhau, thuận tiện cho việc vận chuyển chất dinh dưỡng đến toàn bộ hệ sợi nấm. Hiện
tượng kết mạng thường gặp ở nấm bậc cao nhưng lại ít gặp ở các sợi nấm dinh
dưỡng của nấm bậc thấp. Hình thái, kích thước màu sắc, bề mặt của khuẩn lạc…có ý
nghĩa nhất định trong việc định tên nấm.
Hình 1.1.Sự phát triển của hệ sợi nấm [55]. Hình 1.2. Hình thái khuẩn lạc.
Hình 1.3. Các loại sợi nấm [54]
Hình 1.3. Các loại sợi nấm [54].
Đầu sợi nấm có hình viên trụ, phần đầu gọi là vùng kéo dài (extension zone).
Lúc sợi nấm sinh trưởng mạnh mẽ đây là vùng thành tế bào phát triển nhanh chóng,
vùng này có thể dài đến 30 µm. Dưới phần này thành tế bào dày lên và không sinh
trưởng thêm được nữa. Màng nguyên sinh chất thường bám sát vào thành tế bào.
Trên màng nguyên sinh chất có một số phần có kết cấu gấp nếp hay xoăn lại, người ta
gọi là biên thể màng (plasmalemmasome) hay biên thể (lomasome). Nhiều khi chúng
có tác dụng tiết xuất các chất nào đó. Các chất dự trữ thường gặp ở nấm là glicogen,
hạt volutin, các giọt mỡ [51].
Nấm sợi chỉ mọc tốt trong môi trường có nhiều không khí, vì thế chúng phát
triển trên bề mặt cơ chất (khuẩn ty khí sinh) tạo thành lớp hình sợi, lớp mạng nhện
hay lớp sợi bông. Một số sợi nấm sinh trưởng bằng cách đâm sâu vào cơ chất và hút
chất dinh dưỡng (khuẩn ty cơ chất). Bên trong khuẩn ty có một nhân, hai nhân hay
nhiều nhân [9].
Vách
ngăn
Thành
TB
Sợi nấm có vách ngăn Sợi nấm không vách ngăn
Nhân
Nhân
TBC
TBC
Phần lớn sợi nấm có dạng trong suốt, ở một số nấm, sợi nấm mang sắc tố tạo
nên màu tối hay màu sặc sỡ. Sắc tố của một số nấm còn tiết ra ngoài môi trường và
làm đổi màu khu vực có nấm phát triển. Một số nấm còn tiết ra các chất hữu cơ tạo
nên các tinh thể trên bề mặt khuẩn lạc. Vì bào tử của nấm thường có màu nên cả
khuẩn lạc thường có màu [54].
Nấm sợi có cấu tạo của một tế bào có nhân thực, gồm ba thành phần cơ bản
của cơ thể sống: thành tế bào, nguyên sinh chất, nhân. Màng tế bào có cấu tạo bởi
cellulose hoặc các chất gần giống cellulose. Màng có cấu trúc đặc trưng từng loài.
Không có diệp lục nên nấm sợi không có khả năng quang hợp.
Trong tế bào nấm còn có các cơ quan như ty thể (mitochondrion), mạng nội
chất (endoplasmic reticulum), dịch bào hay không bào (vacuolus), thể ribôxôm
(ribosome), bào nang (vesicle), thể Golgi sinh (Golgi body, Golgi apparatus,
dictyosome), các giọt lipid (lipid droplet), các tinh thể (chrystal) và các vi thể đường
kính 0,5-1,5 nm (microbody), các thể Vôrônin đường kính 0,2µm (Woronin body),
thể Chitôxôm đường kính 40 -70nm (chitosome)… Ngoài ra trong tế bào chất còn có
các vi quản rỗng ruột, đường kính 25nm (microtubule), các vi sợi đường kính 5- 8 nm
(microfilament), các thể màng biên (plasmalemmasome).
Hình 1.4. Cấu trúc sợi nấm [54].
Không bào
Sợi nấm Vùng kéo dài
Thể Golgi
Màng Tế bào Thành Tế bào
A. Nucleic
Ti thể
Màng nhân
1.1.1.2. Đặc điểm sinh lý, sinh hóa.
Nấm sợi là những sinh vật dinh dưỡng hóa năng hữu cơ, thuộc loại hoại sinh.
Để thực hiện các quá trình sinh lý khác nhau nấm sợi thường có những nhu cầu
không giống nhau về các nguồn thức ăn cacbon. Chúng có thể sử dụng nhiều nguồn
thức ăn khác nhau từ cacbonhydrat, amino acid đến amonia. Sự thích hợp của một
nguồn gốc thức ăn cacbon nào đó có thể được đánh giá bằng nhiều chỉ tiêu khác
nhau như mức độ sinh trưởng tối đa của hệ sợi nấm, mức độ hình thành tối đa số
lượng bào tử, mức độ tích lũy tối đa các chất chuyển hóa. Sự sinh trưởng tối đa của
hệ sợi nấm thường không phù hợp với sự tích lũy tối đa các sản phẩm trao đổi chất.
Hầu hết các loại nấm sợi có thể đồng hóa trực tiếp mantose, lactose, melibiose, rỉ
đường...[12].
Các loài nấm sợi khác nhau có thể có nhu cầu khác nhau đối với nguồn thức ăn
nitơ, chúng sử dụng cả nguồn nitơ hữu cơ lẫn vô cơ. Nhiều loài nấm sợi (thuộc các
chi Aspergillus, Penicillium) có khả năng khử nitrat hóa. Một số loài như Aspergillus
flavus, Trichoderma lignorum, Myrothecium verrucaria….. có khả năng đồng hóa
trực tiếp nitơ phân tử [12].
Các nguyên tố vi lượng có liên quan mật thiết với các quá trình xúc tác sinh
học trong tế bào nấm sợi. Các loại nấm sợi có quan hệ rất khác đối với các loại
vitamin và các chất sinh trưởng. Nhu cầu về chất sinh trưởng của một loài nấm sợi có
thể thay đổi tùy theo điều kiện nuôi cấy, tùy theo tuổi giống [12].
Ngoài các chất dinh dưỡng nấm sợi cũng như tất cả các sinh vật khác còn có
nhu cầu về nước cho các họat động sinh lý, sinh hóa của tế bào. Liên quan đến lượng
nước còn có độ ẩm. Các yếu tố này ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và quá trình
sinh trưởng, phát triển của chúng (độ ẩm không khí không thấp hơn 60 %). Khả năng
hấp thụ hay thoát nước của nấm đều liên quan với nhiệt độ môi trường, khoảng từ
15- 300C, tăng trưởng tối ưu trong khoảng 25 - 300C, tùy loài [12].
Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của nấm
sợi rõ rệt là pH, bình thường chúng tăng trưởng ở pH = 6. Môi trường kiềm hoặc
acid, thì nấm sợi không hoặc tăng trưởng rất yếu [12]. Riêng các loài Trichoderma
thường xuất hiện ở đất ưa axít, phát triển tốt ở bất cứ pH nào nhỏ hơn 7 và chúng có
thể phát triển tốt ở đất kiềm nếu ở đó có một lượng lớn CO2 và bicacbonat [22].
1.1.1.3. Phương thức sinh sản.
Nấm sợi sinh sản chủ yếu bằng bào tử, bào tử mọc ra từ sợi nấm và sau đó là
hệ sợi nấm. Bào tử có thể hình thành theo kiểu vô tính hoặc hữu tính. Chúng khác
nhau về hình dạng và cách phát sinh.
* Sinh sản vô tính: Có 3 loại bào tử vô tính:
+ Bào tử động (zoospores)
+ Bào tử kín (sporangiospore)
+ Bào tử trần (conidi): loại bào tử phát sinh bằng con đường ngoại sinh hay nội
sinh, khi chín được giải phóng ra ngoài. Bào tử trần có thể có hoặc không có vách
ngăn ngang (Aspergillus spp, Penicillium spp..), có một vách ngăn ngang
(Trichothecium spp…) có từ hai vách ngăn trở lên (Fusarium spp..), có vách ngăn
ngang lẫn vách ngăn dọc xen kẽ hay nối tiếp nhau (Alternaria spp…) Hình dạng bào
tử hình trứng, cầu, hạt chanh [51].
* Sinh sản sinh dưỡng: sinh sản bằng khuẩn ty hoặc bằng hạch nấm, đây cũng
là hình thức sinh sản vô tính.
* Sinh sản hữu tính:
+ Phương pháp đẳng giao, dị giao, noãn giao.
+ Bào tử tiếp hợp (zygospores)
+ Bào tử túi (ascospores)
+ Bào tử đảm (basidiosppores)
Phương thức sống của nấm sợi: dị dưỡng, phần lớn hoại sinh, một số sống ký
sinh trên người, động thực vật, còn một số khác thì sống cộng sinh.
Hình 1.5. Sự tiếp hợp của nấm sợi [54].
a b
Hình 1.6. Dạng bào tử kín Hình 1.7. Dạng bào tử trần của nấm sợi.(a-b)
1.1.1.4. Phân loại nấm sợi.
Vi nấm là thuật ngữ dùng để chỉ tất cả các loại nấm hiển vi (nấm men và nấm
sợi) không sinh quả thể lớn (mũ nấm).Việc phân loại vi nấm nói chung và nấm sợi
nói riêng vẫn đang ở thời kì phân loại học hình thái dựa vào các đặc điểm hình thái
nuôi cấy, một số đặc điểm sinh lý sinh hóa và phương thức sinh sản. Các phương
pháp sinh hóa và sinh học phân tử được sử dụng ít trong phân loại vi nấm.
Nhà nấm học Italia P. A. Saccardo (1845-1920) đã chỉnh lý các nghiên cứu về
nấm và biên soạn bằng tiếng La Tinh 25 tập Kỷ yếu nấm. Các thành tựu nghiên cứu
đã được tổng kết khá đầy đủ trong 5 tập sách Giới nấm (The Fungi) của G. C.
Ainsworth và cộng sự (Vol 1, 2.3.4A.4B. New York and London: Academic Press,
1963-1973). Năm 1995 đã tái bản lần thứ 8 cuốn Từ điển về nấm (Dictionary of the
Fungi) của Ainsworth và Bisby. Nấm được chia thành 4 ngành (Division, Phylum):
- Ngành Chytridiomycota
- Ngành Zygomycota
- Ngành Ascomycota
- Ngành Basidiomycota.
Các loài nấm không tìm thấy (đúng ra là chưa tìm thấy) dạng sinh sản hữu tính
được xếp chung vào nhóm Nấm bất toàn – Fungi imperfecti. Theo hệ thống phân loại
của Saccardo (1880,1886) thì các nấm này được xếp thành một lớp- Lớp
Deuteromycetes. Khi phát hiện thấy cơ quan sinh sản hữu tính thì người ta đổi tên
loài và xếp sang các lớp khác. Ví dụ nấm lúa von trước kia được gọi là Fusarium
moniliforme, nhưng sau khi tìm thấy cơ quan sinh sản hữu tính thì lại chuyển thành
loài Gibberella fujikuroi. Các Nấm bất toàn hiện được xếp trong các nhóm conidial
Ascomycetes hay conidial Basidiomycetes.
Nấm bất toàn (Deuteromycota), nấm đảm (Basidiomycetes), nấm túi
(Ascomycetes) được xếp vào nhóm nấm bậc cao (Michael J.Carlile et al, 2001). Nấm
bất toàn là giai đoạn vô tính (Anamorph) của nấm túi hoặc nấm đảm.[55]
Khóa phân loại đến lớp (Robert A.Samson, 1984) :
1. Lớp nấm túi (Ascomycetses): bào tử sinh ra trong túi bào tử.
2. Lớp nấm tiếp hợp (Zygomycetes) bào tử kín sinh ra trong các nang bào tử
kín, hệ sợi không có hoặc có ít vách ngăn.
3. Lớp nấm bất toàn (Deuteromycetes) : sợi nấm có vách ngăn, bào tử trần.
Theo hệ thống phân loại căn cứ vào đặc điểm phát sinh của bào tử trần của
Hughes (1953). Lớp nấm bất toàn được chia thành 3 nhóm:
- Nhóm Hyphomycetes: Gồm các nấm bất toàn không có túi giá và đĩa giá (giá
sinh bào tử trần ở trên các sợi nấm hoặc các sợi nấm kết lại thành bó sợi, bó giá).
- Nhóm Coelomycetes: Gồm các nấm bất toàn có túi giá hoặc đĩa giá, giá bào
tử trần ở trong các thể quả (Fruit - body) gọi là các conidiomata [16].
- Nhóm Agonomycetes : gồm các nấm bất toàn không có bào tử trần.
4. Lớp nấm đảm (Bacidiomycetes) : sợi nấm có vách ngăn, sinh sản vô tính số
ít bằng bào tử trần, chủ yếu bằng bào tử đảm [54].
Người ta cho rằng trong tự nhiên có khoảng 1 triệu đến 1,5 triệu loài nấm
nhưng mới định tên được khoảng 10 000 chi và 70 000 loài, Trung Quốc đã điều tra
được 40 000 loài. Riêng các loài nấm thuộc Nấm bất toàn ở nước ta hiện mới chỉ phát
hiện được 338 loài thuộc 306 chi khác nhau (Bùi Xuân Đồng, 2004). Bảo tàng giống
chuẩn vi sinh vật (VTCC) thuộc Trung tâm Công nghệ sinh học Đại học Quốc gia Hà
Nội hiện đang hợp tác với Viện NITE (Nhật Bản) điều tra nghiên cứu khu hệ vi nấm
ở Việt Nam và có nhiều khả năng tìm thấy những loài mới trong quá trình nghiên cứu
[54].
Hiện tồn tại nhiều hệ thống phân loại nấm không thống nhất với nhau, có nhiều
khóa phân loại đã được sử dụng như: Saccardo P A (1880- 1886), Barron G.L (1968)
Barnett H.L và cộng tác viên (1972), Ainsworth G C (1973), V.Arx (1981), Bùi
Xuân Đồng (1984), Alexopoulos & Mins (1996), Nguyễn Lân Dũng (2000), Đặng
Hồng Miên (1999), Nguyễn Đức Lượng (2003), Persoon ex Gray (1801). Sự phân
loại vi nấm đang ở thời kỳ phân loại học hình thái (Phenetic clasifications) và đã bắt
đầu dựa vào sự phát triển của sinh học phân tử.
Trong luận văn này, chúng tôi dựa vào đặc điểm mô tả trong các khóa phân
loại: Nguyễn Lân Dũng (2000)(trong tài liệu này có khóa phân loại của Saccardo P A
(cải tiến), Barnett H.L và cộng tác viên (1972)), Bùi Xuân Đồng (1984), Nguyễn
Đức Lượng (2003), Đặng Hồng Miên (1999).
1.1.2. Chất kháng sinh từ nấm sợi.
1.1.2.1. Những đặc điểm cơ bản về chất kháng sinh.
* Chất kháng sinh được hiểu là chất hóa học xác định, không có bản chất
enzym, có nguồn gốc sinh học (trong đó phổ biến nhất là từ vi sinh vật) với đặc tính
là ở ngay nồng độ thấp (hoặc rất thấp) đã có khả năng ức chế mạnh mẽ hoặc tiêu diệt
một cách chọn lọc các vi sinh vật gây bệnh hay các tế bào ung thư (ở nồng độ thấp:
10-3- 10-2 / g /ml) mà vẫn đảm bảo an toàn cho người hay động vật được điều trị [4].
* Có giả thiết cho rằng chất kháng sinh là cơ chế giúp cho vi sinh vật tồn tại
trong tự nhiên hoặc cạnh tranh môi trường dinh dưỡng. Cũng có giả thiết lại cho rằng
chất kháng sinh chỉ là sản phẩm thải trong quá trình trao đổi chất của tế bào[5].
Thường các CKS không có chức năng rõ rệt đối với tế bào sản sinh ra chúng. Sự mất
khả năng hình thành CKS không làm mất khả năng sinh trưởng.
* Bản chất của chất kháng sinh : CKS là nhóm chất rất đa dạng về mặt hóa học,
trọng lượng phân tử biến động trong khoảng 150 - 5000 Dalton. Trong một số kháng
sinh chỉ chứa cacbon (C), hiđrô (H) hoặc thường chứa C, H, O, N, một số khác còn
có S, P, halogen.
Trong phân tử kháng sinh thường chứa các nhóm chức như: hydroxyl (-OH),
cacboxyl (-COOH), cacbonyl (-CO), các nhóm định chức chứa nitơ..đồng thời có cấu
trúc đặc trưng của chất hữu cơ (mạch béo, vòng béo, vòng thơm, polipeptit, dị vòng
cacbonhydrat..). Cho đến nay, CKS đều ở thể rắn, có cấu tạo hóa học rất khác nhau
[41], gồm các nhóm sau:
Nhóm - lactam: chứa hệ thống vòng - lactam, dị vòng phức tạp.
Như Penicillin, Monolactam, Cephalosporin và hàng loạt nấm khác cũng sản sinh ra
CKS chứa hệ thống vòng này.
Nhóm aminoglucoside: chứa nhiều các đường amin nối với các đường
amin khác bởi liên kết glucoside, như streptomycin, kanamycin,
gentamycin,