Luận văn Khảo sát tinh dầu gỗ dó bầu Aquilaria crassna, Pierre ex. Lecomte

Lớp: Magnoilopsida Bộ: Myrtales Họ: Trầm (Thymelaeaceae) Họ này có 2 giống (species): - Aquilaria(Dó trầm) và – Gyrinops(Dó bụi) Giống Aquilariacó tất cả 24 loài khác nhau, gồm: A. acuminate(Merr.) Quis, A. apiculata Elmer, A. apiculata Merr, A. baillonii Pierre ex Lecomte, A. banaense Pham Hoang Ho, A. beccarianavan Tiegh, A. brachyantha (Merr.) Hall.f, A. citrinaecarpa (Elmer) Hall.f, A. crassna Pierre ex Lecomte,

pdf31 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1660 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khảo sát tinh dầu gỗ dó bầu Aquilaria crassna, Pierre ex. Lecomte, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1 CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN 1.1 TỔNG QUAN VỀ CÂY DÓ BẦU 1.1.1 Cây dó bầu (Aquilaria crassna, Pierre ex. Lecomte) Hình 1.1.1.1: Cây dó bầu: hoa, lá, trái, hạt Lớp: Magnoilopsida Bộ: Myrtales Họ: Trầm (Thymelaeaceae) Họ này có 2 giống (species): - Aquilaria (Dó trầm) và – Gyrinops (Dó bụi) Giống Aquilaria có tất cả 24 loài khác nhau, gồm: A. acuminate (Merr.) Quis, A. apiculata Elmer, A. apiculata Merr, A. baillonii Pierre ex Lecomte, A. banaense Pham Hoang Ho, A. beccariana van Tiegh, A. brachyantha (Merr.) Hall.f, A. citrinaecarpa (Elmer) Hall.f, A. crassna Pierre ex Lecomte, A. cumingiana (Decne) Ridl, A. filaria (Oken) Merr, A. grandiflora Bth, A. hirta Ridl, A.khasiana H. Hallier, A. microcarpa Baill, A. moszkowskii Gilg, A. parvifolia (Quis.) Ding Hou, A. rostrata Ridl, A. secundana D.C, A. sinensis Merr, A. subintegra Ding Hou, A. tomentosa Gilg, A. urdanetensis (Elmer) Hall.f, A. yunnanensia S.C.Huang P[5, 6, 9, 10] P. 2 Mới đây, Lê Công Kiệt (Việt Nam) và Paul Kessler (Hà Lan) vừa phát hiện loài thứ 25 ở cao nguyên Trung Bộ trong năm 2005 có tên khoa học là Aquilaria rugosa L. C. Kiet & P. J. A. Kessler.P[5] Tên khác: Trầm dó, Trầm hương, Dó bầu, Kỳ nam, Rà hương, Dó trầm Tên nước ngoài: Agarwood, Malayan aloeswood, Malayan eaglewood (Anh). Bois d’aigle, Calambac, Calambour (Pháp). Tuchenxiang (tiếng phổ thông Ch’en Hsiang) (Trung Quốc). Crassna, Krassna, Kresna, Chan krassna, Klampeok (Campuchia). Gaharu, Tengkaras, Mengkaras (Indonesia). 1.1.2 Nguồn gốc và phân bố Trên thế giới Aquilaria gồm khoảng 8 loài, phân bố chủ yếu ở khu vực nhiệt đới từ Ấn Độ đến Đông Nam Á và miền Nam Trung Quốc. Ở nước ta, hiện đã có 3 loài (A. crassna Pierre ex. Lecomte, A. banaensae Phamh. và A. baillonii Pierre ex. Lecomte) phân bố rải rác trong rừng rậm nhiệt đới thường xanh, ẩm nguyên sinh thuộc các tỉnh Tuyên Quang, Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, đặc biệt là từ Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng, Quãng Ngãi, Bình Định, Ninh Thuận, Bình Thuận đến Tây Nguyên, An Giang, Kiên Giang và đảo Phú Quốc P[11]P. Dó bầu (A. crassna) còn gặp ở Lào và Campuchia. Đây là loại đặc hữu ở Đông Dương. Ngoài loài A. crassna thì 2 loài còn lại (A. banaensae và A. baillonii) cũng là những loài đặc hữu quý hiếm ở nước ta P[13] P. Một loài gần gũi với A. crassna là A. malaccensis Lamk, phân bố trong phạm vi rất rộng, từ Đông Bắc Ấn Độ, Mianma đến Thái Lan, Malaysia, Philippine và Indonesia P[9] P. 3 1.1.3 Sơ lược và mô tả về cây dó bầu Dó bầu là một loại cây gỗ thường xanh, cao 20 – 30 m, đường kính thân đạt 60 – 80 cm, thân thường thẳng, đôi khi có rãnh dạng lòng máng; bạch gốc cao tới 2 m; vỏ ngoài nhẵn, màu nâu xám, thịt vỏ màu trắng có nhiều chất xơ, nứt dọc lăn tăn, dễ bóc và tước ngược từ gốc lên; cành mảnh, cong queo, màu nâu nhạt, có lông hoặc nhẵn, tán thưa P[5]P. Lá đơn, mọc cách; cuống lá dài 4 – 6 mm; phiến lá hình trứng, bầu dục thuôn đến mác thuôn, kích thước 8 – 15 x 2,5 – 9 cm, mỏng như giấy hoặc dai gần như da, mặt trên màu lục bóng, mặt dưới nhạt hơn và có lông mịn; gốc lá thon nhọn dần hay tù; chóp lá nhọn, thuôn nhọn, tận cùng có mũi; gân bên 15 – 18 đôi, thay đổi thất thường, khá rõ ở mặt dưới. Cụm hoa hình tán hoặc chùm tán, mọc ở nách lá hoặc ở đầu cành, cuống cụm hoa mảnh, dài 2 – 3 cm P[6] P. Hoa nhỏ, mẫu 5; đài hợp ở phần dưới, hình chuông, màu vàng lục, trắng nhạt hoặc vàng xám, phía ngoài có lông thưa; mặt trong gần như nhẵn, có 10 đường gân rõ; tồn tại ở quả; 5 thùy dài hình trứng thuôn, dài 12 – 15 mm P[9] P. Phần phụ dạng cánh hoa, đính gần họng đài; nhị 10; bầu hình trứng, 2 ô, có lông rậm, gốc bầu có tuyến mật. Quả nang gần hình trứng ngược, hình quả lê, dài 4 cm, đường kính 2,5 – 3 cm, có lông mềm, ngắn, có mang dài tồn tại, khi khô nứt làm 2 mảnh, thường mỗi quả chỉ có một hạt P[10] P. 1.1.4 Sinh thái, sinh trưởng và phát triển P Dó bầu sinh trưởng rải rác trong rừng thường xanh ẩm nhiệt đới, nguyên sinh hoặc thứ sinh trên đỉnh dông, trên sườn núi hoặc trên đất bằng ở độ cao 500 – 1.000 m (-1.200 m) so với mặt biển. Ở nước ta, dó bầu thường phân bố rải rác trên sườn núi có độ dốc nhỏ, thoát nước. Trong quần xã này cũng thường gặp các cây gỗ lớn: Táu (Hopea spp.), Huỳnh (Tarrieta sp.), Gụ mật (Sindora siamensis Teysm. Ex Miq.)… Đôi khi cũng gặp dó bầu mọc trong rừng thứ sinh cùng các loài Thánh thất (Ailanthus triphysa (Dennst) Alst.), Mò lưng bạc (Cryptocarya 4 metcalfiana Allen), Bưởi bung (Acronychia laurifolia Blume), Mít nài (Artocarpus asperula) và Ràng ràng (Ormosia sp.)…P[5] Dó bầu (A. crassna) ưa đất feralit điển hình, feralit trên núi phong hóa từ đá kết, đá phiến hay đá granit. Lớp đất mặt trung bình hay mỏng, hơi ẩm, chua hoặc gần trung tính (pH vào khoảng từ 4 – 6) P[6] P. Tại Malaysia và vùng Đông Bắc Ấn Độ, loài A. malaccensis Lamk. phân bố khá rải rác, độ gặp khoảng 2,5 cá thể trên một hecta. Cũng ở Đông Bắc Ấn Độ, loài A. malaccensis Lamk. thường mọc rải rác ở độ cao từ 200 – 700 m, đôi khi lên tới 1.000 m. Cây dó sinh trưởng trong các khu vực có lượng mưa hàng năm thay đổi từ 1.500 – 6.500 mm, nhiệt độ trung bình tối đa năm 22 – 28 PoPC. Những kết quả quan sát ở vùng Đông Bắc Ấn Độ còn cho biết, cây dó phân bố chủ yếu trong rừng ẩm thường xanh hoặc rừng thường xanh; rất ít gặp trong rừng nửa rụng lá P[9]P. Tại Malaysia, từ lâu đã đưa cây dó vào trồng trọt; những quần thể rừng cây A. malaccensis Lamk. 67 năm tuổi đã có chiều cao trung bình 27 m, và đường kính thân trung bình 38 cm. Những cây dó đã được tạo trầm có độ trưởng thành 80 năm tuổi tại miền Đông Bắc Ấn Độ, có chiều cao cây 25 – 30 m, và đường kính thân to nhất 55 – 70 cm. Ở miền Tây Bắc Ấn Độ (Arunachal Pradesh), các quần thể dó 8 năm tuổi đã có chiều cao gần 5 m, và đường kính thân gần 30 cm, thường bắt đầu ra hoa, kết quả ở thời kỳ đạt 7 – 9 năm tuổi. Những cá thể có kích thước trung bình cho năng suất hạt tốt, mỗi cây có thể cho tới 1,5 kg hạt P[10] P. 5 1.1.5 Tính chất đặc thù của dó bầu P Dó bầu có khả năng hình thành một loại sản phẩm đặc biệt gọi là trầm hương, do gỗ cây bị mục rữa, bị thương hoặc một loại bệnh gây ra bởi tác động bên ngoài; chúng tỏa ra mùi thơm và khi thả xuống nước thì chìm vì vậy mà có tên là trầm hương. Vì “trầm” theo chữ Hán có nghĩa là chìm, còn “hương” có nghĩa là mùi thơmP [5] P. Căn cứ vào sự hóa nhựa nhiều hay ít mà có những sản phẩm như: Tóc, Trầm hương và Kỳ nam. a./ Tóc: có nguồn gốc từ chữ “tok” của người Campuchia, đó là do sự biến đổi chất gỗ bên ngoài, thường dùng để làm nhang P[14] P. b./ Trầm hương: do sự phân hóa không trọn vẹn của các phần tử gỗ, gỗ ít tẩm nhựa hơn, màu nâu hay có sọc đen, nhẹ, nổi được trong nước, dùng để chưng cất tinh dầu P[14] P. c./ Kỳ nam: do sự biến đổi hoàn toàn của các phần tử gỗ – các phần tử gỗ thoái hoá, biến dạng, mất mộc tố chứa một chất nhựa thơm – có màu nâu đậm hay đen, nặng chìm trong nước, vị đắng. Thường hình thành ở phần lõi gỗ P[14] P. 6 1.2 TỔNG QUAN VỀ SẢN XUẤT TINH DẦU 1.2.1 Các nghiên cứu về tinh dầu Năm 1960, Sadgopal đã nghiên cứu hàm lượng tinh dầu các loại gỗ cây dó bầu khác nhau đã tạo trầm có độ tuổi từ 10 – 80 năm tuổi bằng phương pháp chưng cất hơi nước, và kết quả hiệu suất tinh dầu thu được là vào khoảng từ 0,1 % – 1,2 % P[17] P. Năm 1963, Maheshwari nghiên cứu việc tách phân đoạn ở nhiệt độ thấp tinh dầu một số loại gỗ dó bầu đã bị nhiễm nấm, mà trước đây đã được thực hiện bằng việc tẩm trích bằng dung môi ở nhiệt độ phòng có nguồn gốc từ Ấn Độ. Sau đó, kết hợp giữa sắc ký khí và sắc ký cột, nhóm nghiên cứu này đã kết luận rằng họ đã cô lập được ba hợp chất furano sesquiterpen mới, thuộc nhóm selinan. Kết hợp với phổ IR, họ đã kết luận đây là:P[17, 22, 37] O OO Dihidroagarofuran α-Agarofuran β-Agarofuran Sau đó, cũng bằng phương pháp trên họ cũng đã tìm ra thêm được 3 hợp chất mới nữa trong cùng loại tinh dầu thu được:P[17, 23, 37] 7 H H HO O OH HO HO O O O 4-Hidroxidihidroagarofuran 3,4-Dihidroagarofuran nor-Cetoagarofuran Năm 1978, nhóm nghiên cứu của Yoshi đã xác định cơ cấu của 2 hợp chất là chromon và agarotetrol từ gỗ cây Aquilaria sinensis Merr. có nguồn gốc từ Trung Quốc. Trong một loạt các nghiên cứu của Yang và cộng sự đã công bố từ năm 1983 – 1990 cũng xác định sự có mặt của các hợp chất sau trong gỗ cây Aquilaria sinensis Merr.: benzilaceton, p-metoxibenzilaceton, acid anisic, β- agarofuran, acid baimuxinic, baimuxinal, baimuxinol, dehidrobaimuxinol, và isobaimuxinolP [18, 24, 37] P. Năm 1980, Pant và Rastogi cũng đã cô lập được agarol và gmelofuran từ mẫu cao alcol gỗ cây Aquilaria malaccensis Benth.. Và cũng trong năm này, Nakanishi cũng kết luận rằng đã cô lập được một alcol sesquiterpen ba vòng như là một cấu phần chính từ mẫu cao benzen gỗ cây Aquilaria malaccensis Benth., xuất xứ từ Indonesia xuất khẩu qua Singapore, và đặt tên là jinkohol P[17, 37, 38] P OHO O H OH H Agarol Jinkohol 8 Năm 1983, nhóm nghiên cứu của Nakanishi tiếp tục cô lập được thêm 2 alcol sesquiterpen mới cũng từ tinh dầu gỗ cây Aquilaria malaccensis Benth. là jinkohol II và jinkol-eremol P[17, 22, 23, 24] P. H H CH2OH OH Jinkohol II Jinkoh-eremol Nhóm nghiên cứu này còn phân tích tinh dầu gỗ cây Aquilaria agallocha Roxb. có nguồn gốc từ Campuchia, có các thành phần chính như sau: α- agarofuran, benzilaceton, ar-curcumen, nor-cetoagarofuran, nerolidol, kusunol, agarospirol, jinkoh-eremol. Đồng thời khi kết hợp phân tích cơ cấu với phổ IR, NMR,MS, họ đã cô lập thêm 4 hợp chất mới: dihidrokaranon, oxo-agarospirol, karanon, và isoagarospirol P[17, 22, 23, 24] P. O O Karanol Dihidrokaranon CHO OH OH Oxo-agarospirol Isoagarospirol 9 Ngoài ra vào năm 1984, nhóm nghiên cứu của Nakanishi đã thực hiện việc so sánh thành phần hóa học các hợp chất sesquiterpenoid của 2 loại tinh dầu gỗ cây Aquilaria agallocha Roxb. (nguồn gốc tại Việt Nam) và Aquilaria malaccensis Benth. (nguồn gốc từ Indonesia) bằng phương pháp GC-MS; thu được kết quả như sau: P [17, 22, 23, 24] P Bảng 1.2.1.1: Thành phần sesquiterpenoid của 2 loại tinh dầu gỗ cây Aquilaria agallocha Roxb. và Aquilaria malaccensis Benth. % GC-MS STT Cấu phần A. agallocha Roxb. A. malaccensis Benth. 1 β-Agarofuran 0,6 - 2 α-Agarofuran - 1,3 3 nor-Cetoagarofuran 0,6 - 4 10-Epi-γ-eudesmol - 6,2 5 Agarospirol 4,7 7,2 6 Jinkohol - 5,2 7 Jinkohol-eremol 4,0 3,7 8 Kusunol 2,9 3,4 9 Dihidrokaranon 2,4 - 10 Jinkohol II - 5,6 11 Oxo-agarospirol 5,8 3,1 Tổng cộng 21,0 35,7 10 Khoảng 5 năm sau, năm 1988, nhóm nghiên cứu của Xu đã tìm ra được thêm một số sesquiterpenoid trong tinh dầu gỗ cây Aquilaria sinensis Merr. có nguồn gốc từ Trung Quốc bằng cách tách các hợp chất bằng sắc ký cột, rồi đem phân tích bằng phổ IR, NMR và MS, thu được các hợp chất như sau: P[17, 18, 24, 37] O CHO O CH2OH H CHO OH COOH OH O Sinenofuranal Sinenofuranol Baimusinal Acid baimusinic Dihidrokaranon Năm 1991, nhóm nghiên cứu của Ishihara xác định được 7 sesquiterpen mới dựa trên khung guaian từ tinh dầu gỗ cây Aquilaria agallocha Roxb.: guaia- 1(10),11-dien-15-ol; guaia-1(10),11-dien-15-dien-9-on; 1,10-epoxiguaia-15,2- olid; rotundon hay guaia-1(15),11-dien-2-on. P[17, 18, 26, 27] P Năm 1992, nhóm nghiên cứu của NaŠf cô lập và đưa ra cấu trúc của 6 nor- sesquterpenoid mới từ tinh dầu gỗ cây Aquilaria agallocha Roxb. có nguồn gốc từ Ấn Độ:P[16, 17, 18, 22, 23] P 11 1. (2R,4aS)-2(4a-Metil-1,2,3,4,4a,5,6,7-octahidro-2-naptil)-propan-2-ol 2. (S)-4a-Metil-2-(1-metiletil)-3,4,4a,5,6,7-hexahidronaptalen 3. (S)- 4a-Metil-2-(1-metiletiliden)-1,2,3,4,4a,5,6,7-octahidronaptalen 4. (2R,4aS)-4a-Metil-2-(1-metiletenil)-1,2,3,4,4a,5,6,7- octahidronaptalen 5. (1R,6S,9R)-6,10,10-Trimetil-11-oxatriciclo[7.2.1.0P1,6P]dodecan 6. (1R,2R,6S,9R)-6,10,10-Trimetil-11-oxatriciclo[7.2.1.0P1,6P]dodecan-2-ol OH1 2 3 O OH O4 5 6 Và trong những nghiên cứu tiếp theo, năm 1993 họ cũng đã cô lập được thêm 4 nor-sesquiterpenoid mới nữa là:P [16, 17, 18, 22, 23] P 1.(1R,2R,6S,9R)-6,10,10-Trimetil-11-oxatriciclo[7.2.1.0P1,6P]dodecan-2-spiro-2P1P- oxiran 2. (1S,2S,6S,9R)-6,10,10-Trimetil-11-oxatriciclo[7.2.1.0P1,6P]dodecan-2-carbaldehid 3. (E)-8,10-Undecadien-2-on 4. 2,3-Dimetil-2-(3-metil-2-butenil)-1,1-ciclohexanon 21 CHO OOO 12 Cùng thời điểm này, nhóm nghiên cứu của Ishihara xác định được 5 eudesman sesquiterpen và 3 hợp chất hữu cơ khác từ gỗ cây Aquilaria agallocha Roxb.P[18, 25, 26, 27] P có nguồn gốc Việt Nam: (selina-3,11-dien-14-al; selina-4,11- dien-14-al; acid selina-3,11-dien-14-oic; acid selina-4,11-dien-14-oic; acid 9- hidroxiselina-4,11-dien-14-oic; 1,5-epoxi-nor-cetoguaien; dehidrojinkoh-eremol; neopetasan. Và cũng trong năm 1993, nhóm nghiên cứu của Ishihara đã tiến hành chưng cất ly trích tinh dầu từ gỗ cây Aquilaria khasiana H. Hallier lấy từ Ấn Độ và phân tích thu được kết quả như sau: P[17, 18, 35, 37] P Bảng 1.2.1.2: Thành phần hóa học tinh dầu gỗ cây Aquilaria khasiana H. Hallier. STT Cấu phần % GC-MS 1 2-(2-(4-Metoxiphenil)etil) chromon 27,0 2 2-(2-Pheniletil) chromon 15,0 3 Oxo-agarospirol 5,0 4 9,11-Eremophiladien-8-on 3,0 5 6-Metoxi-2-(2-(4-metoxiphenil)etil) chromon 2,5 6 Guaia-1(10),11-dien-15-al 1,5 7 Selina-3,11-dien-ol 1,5 8 Kusunol 1,4 9 Selina-2,11-dien-14-ol 1,0 10 Acid guaia-1(10),11-dien-15-oic 1,0 11 Selina-3,11-dien-9-on 0,8 12 Jinko-eremol 0,7 13 Selina-4,11-dien-14-al 0,7 14 Dihidrokaranon 0,7 13 15 Selina-3,11-dien-14-al 0,6 16 Acid 2-hidroxiguaia-1(10),11-dien-15-oic 0,4 17 β-Agarofural 0,4 18 Guaia-1(10),11-dien-15-ol 0,3 19 Guaia-1(10),11-dien-15,2-olid 0,3 20 Acid selina-3,11-dien-14-oic 0,3 21 nor-Cetoagarofuran 0,2 22 Agarospirol 0,2 23 Sinenofuranol 0,2 24 Acid selina-4,11-dien-14-oic 0,2 25 Acid 9-hidroxiselina-4,11-dien-14-oic 0,2 26 Dehidrojinkoh-eremol 0,2 27 Rotundon 0,1 28 α-Bulnesen 0,1 29 Karanon 0,1 30 α-Guaien 0,1 31 Oxid bulnesen 0,1 32 Guaia-1(10),11-dien-9-on 0,1 33 1,5-Epoxi-norcetoguaien 0,1 Tổng cộng 66,0 14 Sau đó cũng trong năm này, nhóm nghiên cứu này so sánh thành phần hóa học của bốn loại tinh dầu được trích ra từ 4 loại gỗ cây dó bầu đã xử lý tạo trầm thu từ các nguồn nguyên liệu khác nhau trên lãnh thổ Việt Nam; tất cả các mẫu tinh dầu thu được khi được phân tích bằng phổ GC-MS đều cho thấy chúng có chứa rất nhiều các sesquiterpen và chromon được trình bày trong bảng dưới đây: P [18, 23] P Bảng 1.2.1.3: So sánh thành phần hóa học bốn loại tinh dầu gỗ cây dó bầu đã xử lý tạo trầm thu từ các nguồn nguyên liệu khác nhau trên lãnh thổ Việt Nam % GC-MS STT Cấu phần I II III IV 1 α-Guaien 0,1 0,1 0,05 - 2 β-Agarofuran 0,3 0,2 0,1 0,8 3 α-Bulnesen 0,2 0,2 0,05 - 4 nor-Cetoagarofuran 0,1 0,1 0,1 0,4 5 1,10-Epoxi bulnesen 0,1 0,05 - - 6 1,5-Epoxi-nor-cetoguaien 0,1 0,05 - - 7 Agarospirol 0,05 0,05 0,1 0,7 8 Jinkoh-eremol 0,4 0,7 0,8 1,0 9 Kusunol 1,7 1,0 1,0 1,8 10 Dehidrojinkoh-eremol 0,05 0,05 0,1 0,3 11 Selina-3,11-dien-9-on 0,9 2,1 0,2 - 12 Rotundon 0,2 0,1 - - 13 Selina-3,11-dien-14-al 1,2 2,8 0,4 - 14 9,11-Eremophiladien-8-on 0,7 0,6 0,8 0,4 15 Selina-3,11-dien-14-ol 1,1 1,2 0,3 8,1 15 16 Guaia-1(10),11-dien-9-on 1,2 1,5 0,4 0,05 17 Selina-4,11-dien-14-al 0,1 0,05 - - 18 Guaia-1(10),11-dien-15-ol 0,8 0,6 0,4 0,2 19 Sinenofuranol 0,6 1,2 - - 20 Dihidrokaranon - - 0,2 0,8 21 Guaia-1(10),11-dien-15-al 1,0 0,7 0,2 2,6 22 Karanon 3,4 2,5 0,4 - 23 Oxo-agarospirol 0,1 0,1 0,05 0,3 24 Guaia-1(10),11-dien-15,2-olid 1,6 1,4 5,3 11,6 25 Acid selina-4,11-dien-14-oic 0,5 0,5 0,2 - 26 Acid selina-3,11-dien-14-oic 0,6 - - - 27 Acid guaia-1(10),11-dien-15-oic 0,9 0,2 - - 28 Acid 2-hidroxiguaia-1(10),11-dien-15-oic 4,7 0,05 - - 29 Acid 9-hidroxiselina-4,11-dien-14-oic 1,8 0,3 - - 30 2-(2-Pheniletil) chromon 0,8 0,05 - - 31 2-[2-(4-Metoxiphenil)etil] chromon 16,1 17,2 23,6 0,3 32 6-Metoxi-2(2-(4-metoxiphenil)etil) chromon 21,2 24,5 33,0 0,7 33 Selina-3,11-dien-9-ol 2,0 3,2 3,7 0,3 Tổng cộng 64,60 63,35 71,45 30,35 I = Kanankoh (Ryoku-yu) ex. Viet Nam (A. agallocha) II = Kanankoh (Cha-yu) ex. Viet Nam (A. agallocha) III = Kanankoh (Murasaki) ex. Viet Nam (A. agallocha) IV = Jinkoh (Bateikei) ex. Viet Nam (A. sinensis) 16 Không những thế, nhóm nghiên cứu này còn tiến hành việc so sánh thành phần hóa học của các mẫu cây khi bị đốt cháy, bằng cách đốt các mẫu gỗ thu được (mẫu I và IV) trong một hệ thống kín, nhiệt độ đốt cháy khoảng 180 – 210 P o PC. Thu lấy hơi khói bằng cách trích với dietil eter, phân tích GC-MS, thu được kết quả như sau: P[18, 24] P Bảng 1.2.1.4: Bảng so sánh thành phần hóa học 2 loại gỗ I và IV khi đốt cháy % GC-MS STT Cấu phần Kanankoh (Ryoku-ku) Jinkoh (Bateikei) 1 Acid acetic 3,97 2,76 2 Acid propionic 0,14 0,18 3 Toluen 0,12 0,19 4 Furfural 0,72 2,79 5 Furfurol 0,32 0,11 6 Anisol <0,05 0,26 7 Benzaldehid 0,57 3,53 8 Phenol 0,29 0,98 9 p-Metilanisol <0,05 1,47 10 Acetophenon <0,05 0,37 11 Guaiacol 0,21 1,02 12 p-Metoxiphenol <0,05 0,79 13 p-Vinilphenol <0,05 1,22 14 Benzilaceton 0,24 2,36 15 Anisaldehid 0,26 3,29 16 p-Vinilguaiacol 0,20 0,46 17 17 3,4-Dimetoxiphenol 0,42 2,72 18 Vanilin 0,38 0,56 19 α-Guaien <0,05 - 20 p-Metoxibenzilaceton 0,16 2,37 21 β-Agarofuran 1,36 2,75 22 α-Bulnesen 0,33 - 23 nor-Cetoagarofuran 0,25 0,97 24 4-Hidroxi-3,5-dimetoxibenzaldehid - 1,02 25 Agarospirol 0,13 <0,05 26 4-(4-Hidroxi-3-metoxiphenil)-2-butanon - 1,88 27 Jinkoh-eremol 1,02 <0,05 28 Kusunol 3,00 0,93 29 Dehidrojinkoh-eremol <0,05 <0,05 30 Selina-3,11-dien-9-on 1,99 - 31 Selina-3,11-dien-9-ol 1,78 - 32 Selina-3,11-dien-14-al 0,31 1,40 33 9,11-Eremophiladien-8-on 0,31 2,67 34 Selina-3,11-dien-14-ol 0,64 0,50 35 Selina-4,11-dien-14-al 0,41 0,39 36 Guaia-1(10),11-dien-15-ol 0,65 - 37 Sinenofuranol - 0,37 38 Dihidrokaranon 1,37 4,73 39 Guaia-1(10),11-dien-15-al 2,30 - 40 Karanon Vết 1,36 41 Oxo-agarospirol 4,54 3,04 18 42 Guaia-1(10),11-dien-15,2-olid 1,68 - 43 Acid selina-4,11-dien-14-oic 1,32 - 44 Acid selina-3,11-dien-14-oic 1,02 - 45 Acid guaia-1(10),11-dien-15-oic 9,92 - 46 Acid palmitic 1,42 - 47 Acid 2-hidro

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdf5.pdf
  • pdf1.pdf
  • pdf2.pdf
  • pdf3.pdf
  • pdf4.pdf
  • pdf6.pdf
  • pdf7.pdf
  • pdf8.pdf
  • pdf9.pdf
  • pdf10.pdf
Tài liệu liên quan