Sản phẩm nem chay là sản phẩm rất được ưa chuộng nhờ vào mùi thơm đặc trưng, cảm giác ngon miệng và giúp cho quá trình tiêu hóa được dễ dàng hơn. Với mục đích tạo ra sản phẩm nem chay có chất lượng ổn định, có giá trị cảm quan cao và có thể bảo quản được lâu, tôi đã khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm ởcác công đoạn của quy trình chế biến.
53 trang |
Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 2426 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khảo sát yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nem vỏ bưởi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Luận văn tốt nghiệp khóa 28- 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng i
LỜI CẢM TẠ
Trước tiên, em xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trường Đại Học Cần Thơ đã tận
tình giảng dạy và truyền đạt những kiến thức vô cùng quý báu cho em trong suốt
những năm học tập tại trường. Xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong bộ môn
Công Nghệ Thực Phẩm, các cán bộ phòng thí nghiệm và các bạn sinh viên lớp
Công Nghệ Thực Phẩm 28 đã giúp đỡ tôi trong suốt thời gian làm luận văn vừa
qua.
Em xin chân thành cảm ơn cô Lê Mỹ Hồng đã tận tình hướng dẫn và truyền đạt
những kiến thức quý báu giúp em hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn !!!
Cần thơ, ngày 15 tháng 6 năm 2007
Nguyễn Sơn Tùng
Luận văn tốt nghiệp khóa 28- 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng ii
TÓM TẮT
Sản phẩm nem chay là sản phẩm rất được ưa chuộng nhờ vào mùi thơm đặc trưng,
cảm giác ngon miệng và giúp cho quá trình tiêu hóa được dễ dàng hơn. Với mục
đích tạo ra sản phẩm nem chay có chất lượng ổn định, có giá trị cảm quan cao và
có thể bảo quản được lâu, tôi đã khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng sản
phẩm ở các công đoạn của quy trình chế biến.
• Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ muối ngâm nguyên liệu, nhiệt độ chần và
thời gian chần đến quá trình loại chất đắng của vỏ bưởi.
• Khảo sát ảnh hưởng của tỉ lệ muối, đường đến thời gian lên men và chất
lượng sản phẩm.
• Khảo sát ảnh hưởng của điều kiện bảo quản đến thời gian bảo quản sản
phẩm.
Sau thời gian tiến hành thí nghiệm, kết quả thu nhận được như sau:
• Qua khảo sát ảnh hưởng của nồng độ muối ngâm nguyên liệu, nhiệt độ chần
và thời gian chần cho thấy sản phẩm có cấu trúc chắc giòn và giá trị cảm
quan cao nhất ở nồng độ muối ngâm nguyên liệu là 2%, nhiệt độ chần vào
khoảng 75-80oC và thời gian chần là 2 phút.
• Qua khảo sát ảnh hưởng của tỉ lệ muối, đường đến thời gian lên men và chất
lượng sản phẩm cho thấy sản phẩm có hương vị đặc trưng, vị chua ngọt hài
hoà ở tỉ lệ muối 4%, đường 22% sau 2 ngày lên men.
• Qua khảo sát ảnh hưởng của điều kiện bảo quản đến thời gian bảo quản sản
phẩm có thể thấy rằng ở điều kiện nhiệt độ lạnh và bao gói hút chân không
thì sản phẩm bảo quản được lâu nhất (15 ngày kể từ sau lên men).
Luận văn tốt nghiệp khóa 28- 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng iii
MỤC LỤC
Lời cảm tạ .......................................................................................................i
Tóm tắt .......................................................................................................... ii
Mục lục..........................................................................................................iii
Danh sách hình .............................................................................................. v
Danh sách bảng..............................................................................................vi
CHƯƠNG I. ĐẶT VẤN ĐỀ....................................................................... 1
1.1 Đặt vấn đề ............................................................................................ 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu............................................................................. 1
CHƯƠNG II. LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU .................................................. 3
2.1 Sơ lược về nguyên vật liệu ................................................................... 3
2.1.1. Vỏ bưởi........................................................................................ 3
2.1.2.Đu đủ............................................................................................ 4
2.1.3. Muối ăn ....................................................................................... 4
2.1.4. Đường .......................................................................................... 4
2.1.5. Lá vông nem.................................................................................. 5
2.2. Cơ sở lý thuyết về quá trình lên men Lactic........................................... 6
2.2.1. Vi sinh vật trong lên men lactic ..................................................... 6
2.2.2. Các dạng của quá trình lên men lactic........................................... 9
2.2.3.Các giai đoạn hoạt động của vi sinh vật trong lên men lactic ......... 9
2.2.4. Một số yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lên men lactic................... 10
CHƯƠNG III. PHƯƠNG TIỆN - PHƯƠNG PHÁP THÍ NGHIỆM...... 12
3.1 Phương tiện nghiên cứu.......................................................................... 12
3.1.1 Thời gian và địa điểm .................................................................... 12
3.1.2 Nguyên vật liệu........................................................................................ 12
3.1.3. Thiết bị, dụng cụ ........................................................................... 12
3.2 Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 12
3.2.1. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 12
3.3 Quy trình thí nghiệm .............................................................................. 13
Luận văn tốt nghiệp khóa 28- 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng iv
3.4 Nội dung và bố trí thí nghiệm................................................................. 13
3.4.1. Thí nghiệm 1: Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ muối ngâm, nhiệt độ
chần và thời gian chần đến quá trình loại chất đắng của vỏ bưởi ................ 13
3.3.2 Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ muối, đường đến thời
gian lên men và chất lượng sản phẩm. ........................................................ 15
3.3.3 Thí nghiệm 3: Khảo sát điều kiện bảo quản sản phẩm. .................. 16
CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ THẢO LUẬN................................................... 17
4.1 Kết quả phân tích thành phần của nguyên liệu......................................... 17
4.2 Kết quả khảo sát ảnh hưởng của nồng độ muối ngâm nguyên liệu,
nhiệt độ chần, thời gian chần đến quá trình loại chất đắng của vỏ bưởi.... 17
4.3 Kết quả khảo sát ảnh hưởng của tỉ lệ muối, đường đến giá trị cảm quan
và quá trình lên men của sản phẩm.......................................................... 22
4.4 Kết quả khảo sát ảnh hưởng của điều kiện bảo quản đến sự biến đổi
acid và mật số vi sinh vật của sản phẩm trong thời gian bảo quản
(% acid, tính theo acid lactic) ................................................................... 28
CHƯƠNG V. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .................................................... 31
5.1 Kết luận ................................................................................................. 31
5.2 Đề nghị ................................................................................................... 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................. 34
PHỤ LỤC
Luận văn tốt nghiệp khóa 28- 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng v
DANH SÁCH HÌNH
Hình 4.1. Ảnh hưởng của thời gian chần và nồng độ muối ngâm đến
độ cứng của sản phẩm ở nhiệt độ chần 70-75oC............................. 20
Hình 4.2. Ảnh hưởng của thời gian chần và nồng độ muối ngâm đến
độ cứng của sản phẩm ở nhiệt độ chần 75-80oC............................. 21
Hình 4.3. Ảnh hưởng của thời gian chần và nồng độ muối ngâm đến
độ cứng của sản phẩm ở nhiệt độ chần 80-85oC..............................21
Hình 4.4. Ảnh hưởng của tỉ lệ muối đến hàm lượng acid của sản phẩm
trong quá trình lên men với tỉ lệ đường 18%.................................. 24
Hình 4.5. Ảnh hưởng của tỉ lệ muối đến hàm lượng acid của sản phẩm
trong quá trình lên men với tỉ lệ đường 20%.................................. 24
Hình 4.6. Ảnh hưởng của tỉ lệ muối đến hàm lượng acid của sản phẩm
trong quá trình lên men với tỉ lệ đường 22%.................................. 25
Hình 4.7. Ảnh hưởng của tỉ lệ muối đến hàm lượng acid của sản phẩm
trong quá trình lên men với tỉ lệ đường 24%.................................. 25
Hình 4.8. Ảnh hưởng của điều kiện bảo quản đến sự biến đổi acid
sản phẩm trong thời gian bảo quản .................................................29
Hình 4.9. Ảnh hưởng của nhiệt độ bảo quản đến sự biến đổi
acid sản phẩm trong thời gian bảo quản. ........................................ 29
Hình 4.10 Sản phẩm nem chay từ vỏ bưởi ........................................................... 33
Luận văn tốt nghiệp khóa 28- 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng vi
DANH SÁCH BẢNG
Bảng 2.1. Chỉ tiêu cảm quan đường saccharose.............................................. 5
Bảng 3.1. Quy trình chế biến nem chay từ vỏ bưởi........................................ 13
Bảng 4.1. Thành phần hoá học của vỏ bưởi................................................... 17
Bảng 4.2. Thành phần hoá học của đu đủ ...................................................... 17
Bảng 4.3. Thành phần hoá học của sản phẩm nem chay vỏ bưởi ................... 17
Bảng 4.4. Ảnh hưởng của quá trình chần và nồng độ muối ngâm
nguyên liệu đến giá trị cảm quan của sản phẩm. ........................... 17
Bảng 4.5. Kết quả thống kê ảnh hưởng của nồng độ muối ngâm
đến giá trị cảm quan của sản phẩm. ............................................... 18
Bảng 4.6. Kết quả thống kê ảnh hưởng của nhiệt độ chần
đến giá trị cảm quan của sản phẩm. ............................................... 18
Bảng 4.7. Kết quả thống kê ảnh hưởng của thời gian chần
đến giá trị cảm quan của sản phẩm. ............................................... 18
Bảng 4.8. Ảnh hưởng của quá trình chần và nồng độ muối ngâm nguyên liệu
đến độ cứng của sản phẩm............................................................. 19
Bảng 4.9. Kết quả thống kê ảnh hưởng của nồng độ muối ngâm
đến độ cứng của sản phẩm............................................................. 19
Bảng 4.10. Kết quả thống kê ảnh hưởng của nhiệt độ chần
đến độ cứng của sản phẩm. .......................................................... 20
Bảng 4.11. Kết quả thống kê ảnh hưởng của thời gian chần
đến độ cứng của sản phẩm. .......................................................... 20
Bảng 4.12. Ảnh hưởng của tỉ lệ muôi, đường đến biến đổi acid
(% acid, tính theo acid lactic) của sản phẩm trong quá trình
lên men........................................................................................ 22
Bảng 4.13. Kết quả thống kê ảnh hưởng của tỉ lệ đường đến sự biến đổi
hàm lượng acid sản phẩm trong quá trình lên men. ...................... 22
Bảng 4.14. Kết quả thống kê ảnh hưởng của tỉ lệ muối đến sự biến đổi
hàm lượng acid sản phẩm trong quá trình lên men. ...................... 23
Luận văn tốt nghiệp khóa 28- 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng vii
Bảng 4.15. Kết quả thống kê ảnh hưởng của thời gian lên men
đến sự biến đổi hàm lượng acid sản phẩm trong quá trình lên men
(% acid, tính theo acid lactic)........................................................ 23
Bảng 4.16. Kết quả thống kê ảnh hưởng của tỉ lệ muối, đường đến
giá trị cảm quan của sản phẩm. .................................................... 26
Bảng 4.17. Ảnh hưởng của điều kiện bảo quản đến sự biến đổi acid
của sản phẩm trong thời gian bảo quản. ....................................... 28
Bảng 4.18. Kết quả thống kê ảnh hưởng của nhiệt độ bảo quản đến sự
biến đổi acid của sản phẩm trong thời gian bảo quản. .................. 28
Bảng 4.19. Kết quả thống kê ảnh hưởng của điều kiện bảo quản đến sự
biến đổi acid của sản phẩm trong thời gian bảo quản. .................. 28
Bảng 4.20. Ảnh hưởng của điều kiện bảo quản đến sự biến đổi
mật số vi sinh vật trong thời gian bảo quản. ................................. 30
Luận văn tốt nghiệp khóa 28- 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng viii
CHƯƠNG I ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 ĐẶT VẤN ĐỀ
Việt Nam là nước có nền khí hậu nhiệt đới gió mùa, thuận lợi trong việc trồng các
loại cây ăn trái, đặc biệt là các loại quả thuộc họ citrus. Trong đó, bưởi là loại cây
được trồng phổ biến ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long và nổi tiếng với giống
bưởi Năm Roi, là một trong những mặt hàng xuất khẩu mũi nhọn và có giá trị kinh
tế rất cao của nước ta.
Bên cạnh đó, bưởi là loại trái cây cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cơ thể. Phần
thịt bưởi có vị ngọt chua rất đặc trưng, tính mát không độc, có tác dụng tốt đối với
bệnh nhân tiểu đường, cao huyết áp.
Song song đó, vỏ bưởi được tận dụng để chế biến nhiều món ăn đặc sản của miền
Tây Nam Bộ với mục đích đa dạng hoá các sản phẩm từ bưởi, đồng thời có thể tận
dụng triệt để các thành phần từ quả bưởi đem lại, làm tăng thu nhập cho người làm
vườn và nâng cao giá trị kinh tế của quả bưởi. Có thể nói, các món ăn đặc trưng
được chế biến từ vỏ bưởi như là nem vỏ bưởi, chè vỏ bưởi, mứt vỏ bưởi,... là
những món thật giản dị và mộc mạc nhưng không kém phần hấp dẫn với hương vị
đặc trưng của nó.
Nem bưởi là một sản phẩm đang rất được người tiêu dùng ưa chuộng, không chỉ
với hương vị đặc trưng thơm ngon mà nem bưởi còn là sản phẩm có chứa nhiều
chất xơ, pectin, acid lactic có tác dụng giải độc chất phát sinh trong quá trình tiêu
hoá thức ăn và kích thích nhu động ruột giúp quá trình tiêu hoá dễ dàng hơn.
Sản phẩm nem bưởi là sản phẩm của quá trình lên men, trong đó vi sinh vật đóng
vai trò rất quan trọng nhưng chủ yếu là vi khuẩn lactic.
Trong thực tế ở nước ta, việc bảo quản và kéo dài thời gian sử dụng của nem bưởi
là một vấn đề vô cùng khó khăn, vì việc chế biến chủ yếu được thực hiện ở quy mô
thủ công mà chưa có một quy trình chế biến hoàn thiện trên cơ sở khoa học nào.
Do đó, đề tài “Khảo sát yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nem vỏ bưởi” được tiến
hành để khảo sát các yếu tố có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm, để nhằm
tạo ra sản phẩm có chất lượng ổn định, kéo dài thời gian bảo quản sản phẩm.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng nem chua từ vỏ bưởi, để tìm ra điều
kiện chế biến thích hợp, làm cho sản phẩm có chất lượng tốt và giá trị cảm quan
cao. Với các khảo sát:
• Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ muối ngâm, nhiệt độ chần và thời gian
chần đến quá trình loại chất đắng của vỏ bưởi
Luận văn tốt nghiệp khóa 28- 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng ix
• Khảo sát ảnh hưởng của nồng độ đường, nồng độ muối đến thời gian lên
men và chất lượng sản phẩm
• Khảo sát ảnh hưởng của các điều kiện bảo quản đến chất lượng sản phẩm
Luận văn tốt nghiệp khóa 28- 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng x
CHƯƠNG II LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU
2.1 SƠ LƯỢC VỀ NGUYÊN VẬT LIỆU
2.1.1 Vỏ bưởi
Bưởi có tên tiếng Anh là Grapefruit, thuộc họ Citrus, có nguồn gốc từ Ấn Độ,
Malaysia. Ở Việt Nam, bưởi là loại cây sống lâu năm, thường rụng lá vào mùa
đông hoặc mùa khô, đến cuối tháng hai đầu tháng ba cây ra lá non và bắt đầu mùa
hoa quả.
Bưởi có nhiều công dụng, múi bưởi có màu trắng hơi vàng hoặc hồng thường được
sử dụng để ăn hoặc dùng để chế biến nước bưởi đóng hộp. Lớp vỏ the bên ngoài có
chứa nhiều tinh dầu, có tác dụng hổ trợ tiêu hoá và trị cảm cúm. Vỏ xốp trắng bên
trong được sử dụng để chế biến nem bưởi chè bưởi.
Thành phần chính của nem bưởi là phần vỏ bưởi xốp trắng. Lớp vỏ này dày
khoảng 2cm, thường có vị đắng màu trắng, thành phần chủ yếu bao gồm cellulose,
pectin, naringin, đường ramnose, vitamin A, D, hesperdin,... Phần vỏ này sau khi
xử lý nhiệt sẽ tạo nên bột nhào có tác dụng liên kết các thành phần lại với nhau tạo
cấu trúc dai đặc trưng của nem bưởi.
Trong quả bưởi tươi, hàm lượng pectin trong cùi bưởi chiếm cao nhất 10 – 40%,
hạt bưởi tươi chiếm 3 – 6%, vỏ ngoài chiếm 10%. Chất pectin trong vỏ bưởi tồn tại
dưới dạng protopectin, thường ở dạng tập hợp với hemicellulose và cellulose. Nó
không hoà tan trong nước nhưng dễ bị thuỷ phân bởi enzyme hay acid chuyển
thành pectin. Sự chuyển protopectin thành pectin còn có thể thực hiện bằng cách
đun nóng ở nhiệt độ 80oC trong môi trường acid nhẹ.
Pectin là một chất keo, không cung cấp năng lượng nhưng có nhiều tác dụng trong
phòng và chữa một số bệnh như:
• Kéo dài thời gian tiêu hoá thức ăn trong ruột, có tác dụng làm tăng hấp thu
dưỡng chất trong thức ăn
• Giúp làm giảm hấp thu lipid, giảm hấp thu cholesterol toàn phần trong máu
• Khống chế mức tăng đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường
• Chống táo bón
• Cầm máu, sát trùng
Luận văn tốt nghiệp khóa 28- 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng xi
2.1.2 Đu đủ
Đu đủ là thành phần không kém phần quan trọng trong chế biến nem vỏ bưởi. Nó
liên kết chặt chẽ với vỏ bưởi tạo nên cấu trúc vừa dai, vừa giòn của sản phẩm nem.
Đu đủ sử dụng trong chế biến nem là đu đủ còn xanh, bên trong thịt quả màu trắng
hơi vàng, cấu trúc thịt quả còn cứng, vì nếu sử dụng loại quả gần chín, trong quá
trình xử lý làm cho đu đủ bị mềm không đạt độ giòn như yêu cầu.
2.1.3 Muối ăn
Muối ăn có tính sát trùng nhẹ, ức chế một số vi sinh vật nhưng không diệt được vi
sinh vật ưa muối. Muối ăn còn góp phần tạo vị cho sản phẩm.
Thành phần chủ yếu của muối ăn là NaCl, ngoài ra còn có những tạp chất như các
chất khoáng không tan, các ion Ca2+, Fe2+, Fe3+. Lượng nước trong muối ăn thay
đổi rất nhiều, nếu nồng độ của không khí lớn hơn 75% thì muối ăn hút ẩm nhiều.
Trong muối ăn có nhiều CaCl2, MgCl2. Độ hoà tan của hai muối này lớn hơn độ
hoà tan của NaCl rất nhiều. Khi nhiệt độ tăng thì độ tan của hai muối này rất cao.
Do đó, nếu hàm lượng của hai muối này chiếm tỉ lệ cao trong muối ăn thì sẽ làm
giảm đáng kể độ tan của muối NaCl. Nếu trong muối ăn có từ 0,15 – 0,18% muối
CaCl2, MgCl2 thì muối ăn sẽ có vị đắng. Tiêu chuẩn muối ăn sử dụng trong sản
phẩm là hàm lượng Ca2+, Mg2+ không vượt quá 0,7% (Ca2+ = 0,5%, Mg2+ = 0,1%).
Trong chế biến nem chua, muối ăn có tác dụng hạn chế sự phát triển của một số vi
khuẩn gây thối, kích thích sự phát triển của vi khuẩn lactic tạo ra sự lên men tốt,
tạo sản phẩm đạt chất lượng cao.
2.1.4 Đường
Đường sử dụng trong chế biến nem chủ yếu là đường saccharose, có công thức
phân tử C11H22O11, là dạng tinh thể màu trắng, dễ hoà tan trong nước, độ hoà tan
của đường tăng theo nhiệt độ hoặc giảm tuỳ theo tạp chất chứa trong nước.
Tiêu chuẩn đường
• Saccharose ≥ 99,62%
• Đường khử ≤ 0,1%
• Độ ẩm ≤ 0,07%
• Hàm lượng tro ≤ 0,07%
Luận văn tốt nghiệp khóa 28- 2007 Trường Đại học Cần Thơ
Chuyên ngành Công nghệ thực phẩm – Khoa Nông nghiệp và Sinh học ứng dụng xii
Thường kiểm tra đường bằng phương pháp cảm quan.
Bảng 2.1 Chỉ tiêu cảm quan đường saccharose
Tên chỉ tiêu Mức chất lượng
Hình dạng
Mùi vị
Màu sắc
Dạng tinh thể tương đối đều, tươi khô, không vón cục
Mùi vị cũng như dung dịch đường trong nước cất có vị ngọt, không có mùi vị lạ
Tất cả các tinh thể đều là trắng óng ánh. Khi pha trong dung dịch nước thì thu
được dung dịch đường trong suốt
Đường là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho vi khuẩn lactic hoạt động sinh acid
lactic. Ngoài ra, đường còn tạo vị ngọt cho sản phẩm. Nếu lượng đường trong sản
phẩm không đủ thì độ acid trong sản phẩm không đạt yêu cầu, chất lượng kém và
khó bảo quản.
2.1.5 Lá vông nem
Lá vông t