Luận văn Khuynh hướng phê bình Mác - Xít ở Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX (1900 - 1945)

Trong nền văn học truyền thống của dân tộc, phê bình từ lâu đã gắn bó với các sinh hoạt văn chương dưới hình thức bình văn, bình thơ như một thú chơi tao nhã của các bậc văn nhân tài tử.Nhưng phê bình văn học theo nghĩa hiện đại thì phải đến những năm ba mươi của thế kỉXX mới thực sự có mặt trên văn đàn khi xã hội Việt nam đã hội đủ những điều kiện cần thiết về kinh tế,xã hội, văn hóa, học thuật Nếu như sự phát triển văn học thời kì này được đánh giá bằng tốc độ “một năm bằng ba mươi năm” thì nền phê bình văn học tương ứng với nó cũng đã bước đi bằng “đôi hia bảy dặm”. Với khoảng thời gian ngắn ngủi từ ngày tập Phê bình và cảo luậncủa Thiếu Sơn “thậm thụt như một nàng dâu mới” xuất hiện (năm 1933) cho đến Cách mạng tháng Tám năm 1945, phê bình nước ta đã thực sự trưởng thành và làm tròn sứ mệnh của mình trên từng bước đi của văn học dân tộc giai đoạn này, trong đó phải kể đến vai trò của Khuynh hướng phê bình Mác-xít ở Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX. Thành tựu của phê bình văn học thời kì này bao quát nhiều lĩnh vực: phê bình tác giả, tác phẩm, thể loại, giai đoạn văn học trong đó có nhiều tác phẩm đến nay vẫn giữ nguyên sức sống. Nhiều vấn đề lí luận mà phê bình văn học giai đoạn này đặt ra vẫn đang là những vấn đề thời sự văn học hôm nay.

pdf148 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 1913 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Khuynh hướng phê bình Mác - Xít ở Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX (1900 - 1945), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tài liệu liên quan