Luận văn Kỹ năng hoạt động nhóm trong học tập của sinh viên trường đại học Sài Gòn

Trong xã hội hiện nay, với sựtoàn cầu hóa ngày càng gia tăng, khoa học kỹthuật phát triển, khối lượng kiến thức của nhân loại càng gia tăng thì yêu cầu làm việc theo nhóm là một xu thếlàm việc rất phát triển và hiệu quảtrong mọi lĩnh vực hoạt động. Bởi lẽngày nay không ai có thểtựmình nắm vững tất cảcác thông tin của mọi lĩnh vực, điều đó có nghĩa không phải công việc nào, vấn đềnào hay tình huống nào chúng ta đều có thểtựmình giải quyết hiệu quả. Vì vậy, làm việc theo nhóm hay hoạt động cùng nhau trong nhóm giúp ta tập trung sức mạnh của nhiều người nhằm đảm bảo tính hiệu quảcủa công việc, phát huy tối đa năng lực của cá nhân, tìm ra giải pháp đểgiải quyết vấn đềmột cách nhanh chóng Nhóm không chỉlà môi trường giúp cho cá nhân phát triển mà nó còn là công cụ đổi mới và phát triển xã hội. Giáo sưViện sĩPhạm Minh Hạc đã nói: “ Nhà trường hiện đại ngày nay là nhà trường hoạt động, dùng phương pháp hoạt động Hoạt động cùng nhau, hoạt động hợp tác giữa thầy và trò, giữa trò và trò có tác dụng rất lớn”. Nhà trường hiện nay phải coi trọng việc tổchức cho học sinh – sinh viên hoạt động độc lập theo nhóm. HĐN trong và ngoài giờhọc là hoạt động thiết thực, giúp SV thamgia tích cực vào quá trình học tập, giúp họnắm vững và đào sâu tri thức, biết lắng nghe và học cách suy nghĩvềnhững ý kiến, quan điểm khác nhau của mọi người, biết chia sẻkinh nghiệm, đưa ra ý kiến và cùng nhau giải quyết những vấn đềchung. HĐN là nơi mọi người thỏa mãn nhu cầu học hỏi, khuyến khích sự độc lập, tựchủ, thái độcó trách nhiệm, kích thích tinh thần hợp tác, giúp SVnâng cao và chia sẻnhận thức của mình. HĐN còn phát huy sức mạnh tập thể: công việc được hoàn thành nhanh hơn, tốt hơn, sáng tạo hơn và phong phú hơn, nâng cao khảnăng làm việc của từng cá nhân, phát huy tối đa ưu thế của mỗi người. Với quan điểm dạy học lấy người học làm trung tâm: phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học nghĩa là phải thay đổi vai trò của người thầy và cách học của SV. Nếu trước kia, vai trò chính của thầy là truyền đạt kiến thức còn trò là người tiếp thu kiến thức chủyếu từ thầy một cách thụ động, thìngày nay vai trò chủyếu của thầy là tổchức, hướng dẫn SV học, người học phải là chủthểtựgiác tích cực, chủ động đểchiếm lĩnh tri thức, hình thành KN. Chính người học phải tựthểhiện mình và hợp tác với bạn, học từbạn và xã hội hóa việc học của mình. Ngày này, dạy học quan trọng không phải là truyền đạt cho SV bao nhiêu kiến thức, mà là trang bịcho SV khảnăng tựthu nhận kiến thức, hình thành cho họcác KN thực hành, tư duy phê phán và sáng tạo, năng lực tựgiải quyết vấn đề, KN giao tiếp, KN làm việc nhóm Vì thế, dạy học phải thông qua các tổchức hoạt động của người học. Hơn nữa, trong học tập, không phải mọi tri thức kỹnăng thái độ đều được hình thành bằng con đường hoạt động thuần túy cá nhân. Lớp học là môi trường giao tiếp giữa thầy – trò, trò – trò tạo nên mối quan hệhợp tác giữa các cá nhân trên con đường đi tới chân lý. Hoạt động học tập được tiến hành theo nhómsẽlàm cho từng thành viên quen dần với sựphân công hợp tác trong lao động xã hội, tính cách của mỗi cá nhân được bộc lộ, được uốn nắn; phát triển tình bạn, ý thức kỹluật, tinh thần tương trợ, ý thức cộng đồng nhờ đó mà hiệu quảhọc tập sẽtăng lên, bài học vận dụng được vốn hiểu biết và kinh nghiệm của mỗi cá nhân và của cảlớp. Hiệu quảcủa “HĐN trong học tập” là không thểphủnhận, nhưng không phải SV nào cũng đạt kết quảcao khi học và làm việc theo nhóm, thậm chí ít hiệu quảhơn so với làm việc cá nhân. Vì chất lượng HĐN còn phụthuộc bởi nhiều yếu tốnhư: môi trường học tập, vốn sống, kinh nghiệm, trình độnhận thức và kiến thức vềHĐN của bản thân SV, song quan trọng nhất là SV phải có KN HĐN. KN HĐN sẽgiúp SV biết cách học và cách làm việc theo nhóm, nâng cao chất lượng học tập và hình thành các KN xã hội cần thiết. Vì vậy, SV cần được trang bịKN HĐN khi bắt đầu bước chân vào Đại học, điều này hoàn toàn phù hợp với xu hướng dạy học hiện nay là dạy học theo nhóm. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy tại các trường đại học dường nhưchưa quan tâm đúng mức đến việc hình thành và rèn luyện KN HĐN cho SV, điều này ảnh hưởng nhất định đến chất lượng đào tạo và kết quảhọc tập của SV. Trong những năm gần đây, mặc dù đã có một sốcông trình nghiên cứu vềKN học tập của SV như“Nghiên cứu kỹnăng tựhọc trên lớp của sinh viên sưphạm” của Nguyễn Thị Bích Hạnh, “Khảo sát và đánh giá một sốkỹnăng tương tác trong tổchức của sinh viên khoa sưphạm trường Đại học Tiền Giang” của Lê Tấn Huỳnh Cẩm Giang nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu một cách cụthểvềKN HĐN trong học tập của SV. Từcơsởlý luận và thực tiễn nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đềtài “Kỹnăng hoạt động nhóm trong học tập của sinh viên trường Đại học Sài Gòn”.

pdf85 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 4318 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kỹ năng hoạt động nhóm trong học tập của sinh viên trường đại học Sài Gòn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH Lê Ngọc Huyền KỸ NĂNG HOẠT ĐỘNG NHÓM TRONG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN Chuyên ngành: Tâm lý học Mã số: 60 31 80 LUẬN VĂN THẠC SỸ TÂM LÝ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC TS. NGUYỄN THỊ TỨ Thành phố Hồ Chí Minh - 2010 LỜI CẢM ƠN Tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến Tiến sỹ Nguyễn Thị Tứ, người đã luôn tận tình hướng dẫn, động viên, khích lệ tôi trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Tôi xin chân thành cảm ơn: - Ban Giám Hiệu, các Phòng ban, các Khoa, quý Thầy Cô, các đồng nghiệp và các bạn sinh viên trường Đại học Sài Gòn đã tạo điều kiện, nhiệt tình hỗ trợ và tích cực tham gia cùng chúng tôi trong quá trình thực hiện đề tài. - Quý Thầy, Cô đã giảng dạy, hướng dẫn, góp ý khoa học cho lớp cao học tâm lý K. 18 và các anh chị cùng khóa học, người thân đã động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập cũng như khi thực hiện luận văn này. Lê Ngọc Huyền DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ĐHSG : Đại học Sài Gòn ĐLC : Độ lệch chuẩn ĐTB : Điểm trung bình GV : Giáo viên HĐN : Hoạt động nhóm KN : Kỹ năng P. : Mức ý nghĩa T – Test : Trị số kiểm nghiệm T SV : Sinh viên MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Trong xã hội hiện nay, với sự toàn cầu hóa ngày càng gia tăng, khoa học kỹ thuật phát triển, khối lượng kiến thức của nhân loại càng gia tăng thì yêu cầu làm việc theo nhóm là một xu thế làm việc rất phát triển và hiệu quả trong mọi lĩnh vực hoạt động. Bởi lẽ ngày nay không ai có thể tự mình nắm vững tất cả các thông tin của mọi lĩnh vực, điều đó có nghĩa không phải công việc nào, vấn đề nào hay tình huống nào…chúng ta đều có thể tự mình giải quyết hiệu quả. Vì vậy, làm việc theo nhóm hay hoạt động cùng nhau trong nhóm giúp ta tập trung sức mạnh của nhiều người nhằm đảm bảo tính hiệu quả của công việc, phát huy tối đa năng lực của cá nhân, tìm ra giải pháp để giải quyết vấn đề một cách nhanh chóng…Nhóm không chỉ là môi trường giúp cho cá nhân phát triển mà nó còn là công cụ đổi mới và phát triển xã hội. Giáo sư Viện sĩ Phạm Minh Hạc đã nói: “ Nhà trường hiện đại ngày nay là nhà trường hoạt động, dùng phương pháp hoạt động… Hoạt động cùng nhau, hoạt động hợp tác giữa thầy và trò, giữa trò và trò…có tác dụng rất lớn”. Nhà trường hiện nay phải coi trọng việc tổ chức cho học sinh – sinh viên hoạt động độc lập theo nhóm. HĐN trong và ngoài giờ học là hoạt động thiết thực, giúp SV tham gia tích cực vào quá trình học tập, giúp họ nắm vững và đào sâu tri thức, biết lắng nghe và học cách suy nghĩ về những ý kiến, quan điểm khác nhau của mọi người, biết chia sẻ kinh nghiệm, đưa ra ý kiến và cùng nhau giải quyết những vấn đề chung. HĐN là nơi mọi người thỏa mãn nhu cầu học hỏi, khuyến khích sự độc lập, tự chủ, thái độ có trách nhiệm, kích thích tinh thần hợp tác, giúp SV nâng cao và chia sẻ nhận thức của mình. HĐN còn phát huy sức mạnh tập thể: công việc được hoàn thành nhanh hơn, tốt hơn, sáng tạo hơn và phong phú hơn, nâng cao khả năng làm việc của từng cá nhân, phát huy tối đa ưu thế của mỗi người. Với quan điểm dạy học lấy người học làm trung tâm: phát huy tính tích cực, chủ động sáng tạo của người học nghĩa là phải thay đổi vai trò của người thầy và cách học của SV. Nếu trước kia, vai trò chính của thầy là truyền đạt kiến thức còn trò là người tiếp thu kiến thức chủ yếu từ thầy một cách thụ động, thì ngày nay vai trò chủ yếu của thầy là tổ chức, hướng dẫn SV học, người học phải là chủ thể tự giác tích cực, chủ động để chiếm lĩnh tri thức, hình thành KN. Chính người học phải tự thể hiện mình và hợp tác với bạn, học từ bạn và xã hội hóa việc học của mình. Ngày này, dạy học quan trọng không phải là truyền đạt cho SV bao nhiêu kiến thức, mà là trang bị cho SV khả năng tự thu nhận kiến thức, hình thành cho họ các KN thực hành, tư duy phê phán và sáng tạo, năng lực tự giải quyết vấn đề, KN giao tiếp, KN làm việc nhóm…Vì thế, dạy học phải thông qua các tổ chức hoạt động của người học. Hơn nữa, trong học tập, không phải mọi tri thức kỹ năng thái độ đều được hình thành bằng con đường hoạt động thuần túy cá nhân. Lớp học là môi trường giao tiếp giữa thầy – trò, trò – trò tạo nên mối quan hệ hợp tác giữa các cá nhân trên con đường đi tới chân lý. Hoạt động học tập được tiến hành theo nhóm sẽ làm cho từng thành viên quen dần với sự phân công hợp tác trong lao động xã hội, tính cách của mỗi cá nhân được bộc lộ, được uốn nắn; phát triển tình bạn, ý thức kỹ luật, tinh thần tương trợ, ý thức cộng đồng…nhờ đó mà hiệu quả học tập sẽ tăng lên, bài học vận dụng được vốn hiểu biết và kinh nghiệm của mỗi cá nhân và của cả lớp. Hiệu quả của “HĐN trong học tập” là không thể phủ nhận, nhưng không phải SV nào cũng đạt kết quả cao khi học và làm việc theo nhóm, thậm chí ít hiệu quả hơn so với làm việc cá nhân. Vì chất lượng HĐN còn phụ thuộc bởi nhiều yếu tố như: môi trường học tập, vốn sống, kinh nghiệm, trình độ nhận thức và kiến thức về HĐN…của bản thân SV, song quan trọng nhất là SV phải có KN HĐN. KN HĐN sẽ giúp SV biết cách học và cách làm việc theo nhóm, nâng cao chất lượng học tập và hình thành các KN xã hội cần thiết. Vì vậy, SV cần được trang bị KN HĐN khi bắt đầu bước chân vào Đại học, điều này hoàn toàn phù hợp với xu hướng dạy học hiện nay là dạy học theo nhóm. Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy tại các trường đại học dường như chưa quan tâm đúng mức đến việc hình thành và rèn luyện KN HĐN cho SV, điều này ảnh hưởng nhất định đến chất lượng đào tạo và kết quả học tập của SV. Trong những năm gần đây, mặc dù đã có một số công trình nghiên cứu về KN học tập của SV như “Nghiên cứu kỹ năng tự học trên lớp của sinh viên sư phạm” của Nguyễn Thị Bích Hạnh, “Khảo sát và đánh giá một số kỹ năng tương tác trong tổ chức của sinh viên khoa sư phạm trường Đại học Tiền Giang” của Lê Tấn Huỳnh Cẩm Giang…nhưng chưa có công trình nào nghiên cứu một cách cụ thể về KN HĐN trong học tập của SV. Từ cơ sở lý luận và thực tiễn nêu trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Kỹ năng hoạt động nhóm trong học tập của sinh viên trường Đại học Sài Gòn”. 2. Mục đích nghiên cứu Khảo sát thực trạng biểu hiện KN HĐN trong học tập của SV trường Đại học Sài Gòn, qua đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao KN HĐN trong học tập của SV. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu 3.1 Hệ thống hóa những vấn đề về lý luận và thực tiễn của vấn đề nghiên cứu. 3.2 Khảo sát mức độ nhận thức của SV về KN HĐN trong học tập. 3.3 Khảo sát mức độ biểu hiện của SV về KN HĐN trong học tập. 3.4 Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến việc hình thành KN HĐN trong học tập, trên cơ sở đó đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao KN HĐN cho SV. 4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu 4.1 Đối tượng nghiên cứu: Biểu hiện KN HĐN trong học tập của SV trường ĐHSG. 4.2 Khách thể nghiên cứu: Khách thể nghiên cứu chính là 287 SV trường ĐHSG. 5. Giả thuyết nghiên cứu - Mức độ nhận thức của SV về KN HĐN chưa cao. - Mức độ biểu hiện giữa các KN bộ phận của KN HĐN trong học tập của SV có sự khác biệt. - Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến KN HĐN của SV, trong đó chủ yếu là do cách học của SV còn mang tính đối phó, thụ động…và cách dạy của GV. 6. Phạm vi nghiên cứu 6.1 Phạm vi về nội dung : Khi tham gia HĐN trong học tập, SV phải vận dụng nhiều KN bộ phận. Trong đề tài này, chúng tôi chỉ nghiên cứu thực trạng nhận thức và mức độ biểu hiện của 5 kỹ năng sau: - Kỹ năng lắng nghe - Kỹ năng thuyết trình - Kỹ năng thảo luận - Kỹ năng giải quyết vấn đề - Kỹ năng hợp tác, chia sẻ 6.2 Phạm vi về khách thể nghiên cứu Khách thể nghiên cứu là 287 sinh viên năm 1 và năm 3 khối Sư phạm thuộc khoa Tự nhiên và khoa Xã hội trường ĐHSG được chọn ngẫu nhiên. 7. Phương pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng hệ thống phương pháp sau: 7.1 Phương pháp nghiên cứu lý luận: chủ yếu là phương pháp nghiên cứu tài liệu. 7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn - Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi - Phương pháp quan sát - Phương pháp phỏng vấn - Phương pháp thống kê toán học 8. Đóng góp mới của đề tài - Luận văn góp phần làm sáng tỏ lý luận và thực tiễn KN HĐN của SV. - Là cơ sở để đưa ra các biện pháp nhằm phát nâng cao KN HĐN cho SV trong nhà trường. NỘI DUNG Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1 Lịch sử nghiên cứu kỹ năng KN là một trong những yếu tố giúp cho con người hoạt động có hiệu quả. Do đó, vấn đề nghiên cứu KN đã được các nhà tâm lý học nghiên cứu từ lâu dưới nhiều góc độ khác nhau. - Nhà triết học Hy lạp cổ đại Aristot (384-322) đã xem KN như một phẩm chất, một phần phẩm hạnh của con người. Ông cho rằng nội dung phẩm hạnh là “biết định hướng, biết làm việc, biết tìm tòi”. - Thế kỷ 19, các nhà giáo dục học nổi tiếng như J.J Rutxo (Pháp), K.D.Usinxki (Nga), I.A.Kômenxki (Tiệp khắc) cũng đã đề cập đến kỹ năng trí tuệ của học sinh và con đường hình thành KN này. Tuy nhiên, từ thế kỷ 19 trở về trước, vấn đề này chưa được nghiên cứu một cách có hệ thống. Chỉ bắt đầu từ thế kỷ 20, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật trên toàn thế giới, KN trở thành một trong những lĩnh vực nghiên cứu quan trọng mang ý nghĩa thực tiễn cao. Nhưng nhìn chung, việc nghiên cứu KN xuất phát từ hai quan điểm: - Nghiên cứu KN trên cơ sở của tâm lý học hành vi mà đại diện là các tác giả: J.B. Oatson, B.F.Skiner, E.L.Toocđai, E.Tomen… - Nghiên cứu KN trên cơ sở tâm lý học hoạt động mà đại diên là các nhà tâm lý học Liên xô (cũ). Điểm qua lịch sử nghiên cứu KN của các nhà tâm lý học, giáo dục học Xô viết cho thấy có 2 hướng chính sau: + Hướng thứ nhất: nghiên cứu KN ở mức độ khái quát. Đại diện cho hướng nghiên cứu này có các tác giả: P.Ia.Galperin, P.V.Petropxki, V.X.Cudin, K.K.Platonov…Các tác giả đã đi sâu nghiên cứu bản chất khái niệm KN, các qui luật hình thành và mối liên hệ giữa KN và kỹ xảo. + Hướng thứ hai: nghiên cứu KN ở mức độ cụ thể trong các lĩnh vực khác nhau, như: * Trong lĩnh vực lao động công nghiệp: V.V.Tsebbuseva (1973), V.G.Look (1980), E.A.Milerian (1979)…Các tác giả nghiên cứu KN trong mối quan hệ giữa con người với máy móc, công cụ, phương tiện lao động. * Trong lĩnh vực hoạt động sư phạm: N.D.Lêvitov (1970), X.I. Kixegof (1976), G.X. Kaxchuc (1978), N.A. Menchinxcaia (1978)… * Trong lĩnh vực hoạt động tổ chức: N.V. Cudomina (1976), L.T. Tiuptia (1987)… Mặc dù nghiên cứu KN ở các hướng khác nhau nhưng các tác giả không có những quann điểm trái ngược nhau về khái niệm KN mà những quan điểm đó thường bổ sung cho nhau. 1.1.2 Lịch sử nghiên cứu kỹ năng hoạt động nhóm Trong những thập kỷ gần đây, có nhiều công trình nghiên cứu về KN thuộc các lĩnh vực hoạt động cụ thể được các nhà tâm lý học và giáo dục học Việt Nam quan tâm. Về KN lao động có Trần Trọng Thủy, Nguyễn Tiến Dũng, Đỗ Huân…Về KN sư phạm có Nguyễn Như An, Nguyễn Ngọc Bảo…Về KN giao tiếp có Nguyễn Thạc, Hoàng Anh…Về KN học tập của SV có Hà Thị Đức, Trần Quốc Thành… Cùng với sự thay đổi hình thức đào tạo theo học chế tín chỉ, vai trò của người học được phát huy tích cực tối đa. Học theo nhóm là một trong những hình thức học tập phát huy tính tích cực của người học, dạy học hướng về người học. Vì thế, học theo nhóm trở nên rất phổ biến, đóng vai trò quan trọng không thể thiếu ở trường đại học. Ngoài những tác phẩm, bài báo nghiên cứu về vấn đề này như: “Phương pháp học tập theo nhóm” của TS. Trần Thị Thu Mai, trường Đại học sư phạm tp.Hồ Chí Minh, “Làm việc theo nhóm – một phương pháp học tập phát huy sức mạnh tập thể” của Phạm Thị Huyền, luận văn thạc sĩ của Lê Tấn Huỳnh Cẩm Giang “Khảo sát và đánh giá một số kỹ năng tương tác trong tổ chức của sinh viên khoa sư phạm trường Đại học Tiền Giang” (2006) và luận văn thạc sĩ của Kiều Ngọc Quý “Tổ chức học hợp tác nhằm nâng cao hiệu quả phương pháp dạy học theo nhóm” (2009). Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu về KN HĐN trong học tập của SV. Vì thế, việc nghiên cứu vấn đề này càng trở nên cần thiết, góp phần vào việc rèn luyện KN cho SV, đáp ứng được xu hướng giáo dục đào tạo ở bậc đại học hiện nay. 1.2 Một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài 1.2.1 Hoạt động 1.2.1.1 Khái niệm về hoạt động Hoạt động là một trong những khái niệm cơ bản nhất trong tâm lý học. Có nhiều định nghĩa khác nhau về hoạt động tùy theo góc độ xem xét. - Hoạt động là mối quan hệ tác động qua lại giữa con người (chủ thể) và thế giới (khách thể) để tạo ra sản phẩm cả về phía thế giới, cả về phía con người [45, tr.55]. Trong mối qua lại biện chứng đó, con người vừa tạo ra sản phẩm về phía thế giới, vừa tạo ra tâm lý của mình. Hay nói khác đi, tâm lý - ý thức - nhân cách của con người được bộc lộ và hình thành trong hoạt động. - Hoạt động là sự tương tác tích cực giữa chủ thể và đối tượng, nhằm biến đổi đối tượng theo mục tiêu mà chủ thể đã đặt ra. Quá trình chủ thể tác động vào đối tượng nhằm tạo ra sản phẩm [34, tr 6]. - Hoạt động là quá trình con người thực hiện các quan hệ giữa mình và thế giới chung quanh, thế giới tự nhiên và thế giới xã hội. Trong sự tác động này ở con người sẽ diễn ra hai quá trình, đó là quá trình khách thể hóa và quá trình chủ thể hóa. Có thể giải thích rằng trong hoạt động, nghĩa là trong quan hệ giữa con người và thế giới bên ngoài, con người vừa thay đổi thế giới bên ngoài vừa thay đổi bản thân mình, con người vừa tạo ra sản phẩm lao động, vừa tạo ra nhân cách bản thân [12, tr19]. Như vậy có thể nói hoạt động là quá trình tác động qua lại giữa con người và thế giới để tạo ra sản phẩm từ cả hai phía. Trong quá trình hoạt động, tâm lý nhân cách được bộc lộ và hình thành. 1.2.1.2 Đặc điểm của hoạt động Hoạt động bao giờ cũng là hoạt động có đối tượng “Đối tượng của hoạt động là cái ta tác động vào nhằm thay đổi hoặc chiếm lĩnh. Nó có thể là sự vật hiện tượng, khái niệm, con người hoặc các mối quan hệ…có khả năng thỏa mãn nhu cầu nào đó của con người, thúc đẩy con người hoạt động” [45, tr 56]. Hoạt động bao giờ cũng có chủ thể. Chủ thể của hoạt động có thể là một hoặc nhiều người. Hoạt động bao giờ cũng có mục đích. Hoạt động của con người luôn luôn xuất phát từ những mục đích đã được xác định. Mục đích là biểu tượng về sản phẩm hoạt động có khả năng thỏa mãn nhu cầu nào đó của chủ thể. Để đạt được mục đích, con người phải sử dụng các điều kiện, phương tiện cần thiết. Hoạt động có tính gián tiếp “Trong hoạt động, con người bao giờ cũng phải sử dụng những công cụ nhất định” [45, tr 57]. Công cụ tâm lý, ngôn ngữ và công cụ lao động giữ chức năng trung gian giữa chủ thể và khách thể tạo ra tính gián tiếp của hoạt động. Chính tính mục đích và tính gián tiếp tạo nên sự khác nhau căn bản giữa hoạt động của con người với hành vi bản năng của con vật. 1.2.1.3 Cấu trúc của hoạt động Phân tích, mô tả cấu trúc của hoạt động là vấn đề nhiều nhà tâm lý quan tâm. Khi phê phán công thức S – R của chủ nghĩa hành vi, A.N. Leonchev khẳng định, hành động (hoạt động) không phải là phản ứng hay tổ hợp của phản ứng mà là một hệ thống có cấu trúc, có sự chuyển hóa của các đơn vị cấu thành cấu trúc và có sự phát triển của nó. Từ nhận định đó, tác giả đã đưa ra cấu trúc hoạt động nổi tiếng. Có thể khái quát cấu trúc của hoạt động qua sơ đồ sau: Hoạt động Động cơ Hành động Mục đích Thao tác Phương tiện Cấu trúc trên cho thấy, hoạt động được thúc đẩy bởi động cơ nhất định, nó được hợp thành bởi các hành động theo một mục đích nhất định. Hành động do các thao tác hợp thành tùy theo các phương tiện cụ thể. Sáu thành tố trên có mối quan hệ mật thiết qua lại, chuyển hóa cho nhau trong hoàn cảnh cụ thể, đặc biệt là yếu tố hành động – mục đích. Cấu trúc chung của hoạt động có ý nghĩa quan trọng, nó làm cơ sở cho việc nghiên cứu tâm lý học, giáo dục học trong đó có việc nghiên cứu về KN. 1.2.1.4 Hoạt động học tập Chúng ta cần làm rõ khái niệm học và hoạt động học: Trong cuộc sống đời thường, con người luôn luôn có quá trình tiếp thu tích lũy kinh nghiệm sống, trên cơ sở đó tạo nên những tri thức tiền khoa học, làm cơ sở tiếp thu những khái niệm khoa học trong nhà trường. Đó chính là việc học, là cách học theo phương pháp của cuộc sống thường ngày. Một đứa trẻ từ khi mới sinh ra cho đến lúc trưởng thành, trở thành một nhân cách nhất định, trẻ phải học nhiều thứ “Học ăn, học nói, học gói, học mở”: trẻ có thể học ở nhiều nơi, học bằng mọi cách và học ở nhiều thời điểm khác nhau. Hoạt động học tập là khái niệm dùng để chỉ việc học diễn ra theo phương thức đặc thù (phương thức nhà trường) nhằm lĩnh hội các tri thức mới, KN, kỹ xảo mới. Có nhiều định nghĩa khác nhau về hoạt động học tập: - L.B.Enconhin cho rằng việc lĩnh hội tri thức là nội dung cơ bản của hoạt động học tập, được xác định bởi cấu trúc và mức độ học tập. - I.B.Intenxon xác định học tập là hoạt động đặc biệt của con người nhằm mục đích nắm vững tri thức, KN kỹ xảo và hành vi. - A.N.Leonchiev, P. La. Ganperin, N.Ph.Taludina xem quá trình học tập xuất phát từ mục đích của hành vi. - A. V. Petrovxki nêu lên tâm lý hoạt động học tập là vấn đề phẩm chất tư duy, kết hợp các loại hoạt động trong việc thực hiện mục đích và nhiệm vụ giảng dạy…[38, tr.118]. Mặc dù chưa có sự thống nhất hoàn toàn trong quan niệm về hoạt động học tập, nhưng các nhà nghiên cứu vẫn đưa ra những điểm chung của hoạt động học tập như: có mục đích, tự giác, có ý thức về động cơ và trong hoạt động học tập có diễn ra các quá trình nhận thức, đặc biệt là quá trình tư duy. Bản chất của hoạt động học tập được biểu hiện trong 4 vấn đề sau: - Đối tượng của hoạt động học tập là tri thức và những KN, kỹ xảo tương ứng với nó. - Hoạt động học tập là hoạt động hướng vào làm thay đổi chính chủ thể của hoạt động. - Hoạt động học tập là hoạt động được điều khiển một cách có ý thức. Hoạt động này diễn ra dưới sự tổ chức điều khiển và hướng dẫn của GV, người học ý thức, tự giác tích cực để lĩnh hội tri thức, KN, kỹ xảo. - Hoạt động học tập không phải là hoạt động chỉ hướng vào tiếp thu những tri thức, KN, kỹ xảo mà còn hướng vào tiếp thu những tri thức của bản thân hoạt động, nói cách khác, là tiếp thu cả phương pháp học cách học [38, tr.119]. 1.2.2 Nhóm, Hoạt động nhóm 1.2.2.1 Khái niệm nhóm Khi nghiên cứu về nhóm, các tác giả đưa ra quan điểm như sau: - Theo từ điển Tâm lý học của Vũ Dũng “nhóm là cộng đồng có từ hai người trở lên, giữa các thành viên có chung lợi ích và mục đích, có sự tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau trong quá trình hoạt động chung” [11, tr.561]. - Theo A.V.Petrovxki thì “nhóm là một cộng đồng người thống nhất với nhau trên cơ sở một hay một số dấu hiệu chung có quan hệ với việc thực hiện hoạt động chung và giao tiếp của họ” [40, tr.76]. - Với Marvin Shaw, nhà tâm lý học phương Tây, ông cho rằng “nhóm là cộng đồng người có từ ba người trở lên, giữa họ có sự tác động tương hỗ và ảnh hưởng lẫn nhau, tồn tại trong một thời gian nhất định, cùng nhau thực hiện hoạt động chung” [40, tr.76]. - Theo Trần Hiệp: “nhóm là một cộng đồng có từ hai người trở lên, giữa họ có một sự tương tác và ảnh hưởng lẫn nhau trong qua trình thực hiện hoạt động chung” [18, tr.68]. - Ngoài ra, còn một số quan điểm khác về nhóm như “Nhóm là một tổ chức bao gồm những thành viên, được thành lập và tồn tại vì một mục đích chung” [36, tr.330] hay “Nhóm là tập hợp những cá nhân có các KN bổ sung cho nhau, cùng nhau cam kết chịu trách nhiệm thực hiện một mục tiêu chung” [25, tr.13]. Như vậy, chúng tôi quan niệm nhóm là tập hợp từ hai người trở lên, giữa học có sự tương tác lẫn nhau trong quá trình thực hiện hoạt động chung, nhằm đạt được mục tiêu chung của nhóm. 1.2.2.2 Các đặc tính cơ bản của nhóm - Theo tâm lý học Xô viết, tính thống nhất của nhóm dựa trên những dấu hiệu: đặc điểm hoạt động chung, thuộc tính xã hội hoặc giai cấp, đặc điểm tổ chức, mức độ phá
Tài liệu liên quan