Luận văn Kỹ thuật sản xuất giống cá rô đồng (anabas testudineus) tại trung tâm giống thủy sản tỉnh Đồng Tháp

Trong những năm gần đây do việc khai thác và sử dụng nguồn lợi thủy sản quá mức (không phân biệt cỡ cá; sử dụng nhiều ngư cụ có tính hủy diệt cao như: xung điện, thuốc độc, khai thác tại mọi thời điểm tăng trưởng của cá, ), bên cạnh đó còn sự ảnh hưởng của việc sử dụng một số loại thuốc bảo vệ thực vật làm cho cá tự nhiên ngày càng cạn kiệt, sản lượng thủy sản ngày càng giảm sút. Do đó ngành nuôi trồng thủy sản nói chung và nghề nuôi thủy sản nước ngọt nói riêng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Vì vậy việc đa dạng hóa đối tượng nuôi là rất cần thiết cũng như việc phải cung cấp đủ giống cho quá trình nuôi, đặc biệt là một số đối tượng có triển vọng kinh tế cao. Cá Rô đồng (Anabas testudineus) là loài cá nước ngọt dễ nuôi, sinh trưởng tốt ở vùng nhiệt đới, có chất lượng thịt ngon và giá trị kinh tế, phân bố tự nhiên ở các nước như: Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Miến Điện, Việt Nam (Dương Nhật Long,2003). Cá sống ở các loại hình thủy vực như: đồng ruộng, kênh, mương, sông, rạch (Dương Nhật Long,2003). Nhờ có cơ quan hô hấp phụ nên cá có thể sống trong điều kiện môi trường khắc nghiệt, đặc biệt là thiếu oxy hòa tan trong nước. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc nuôi ở mật độ cao và vận chuyển được nhiều khi đi xa (Dương Nhật Long,2003).Hiện nay cá rô đồng là một trong những đối tượng thủy sản quan trọng đã và đang được nuôi phổ biến ở các tỉnh Đồng Bằng sông Cửu Long, gần đây đang phát triển nhiều ở vùng Đông Nam Bộ. Tuy nhiên, do nguồn giống ngoài tự nhiên không đủ cung cấp cho hệ thống nuôi. Vì vậy, việc duy trì và phát triển nghề nuôi cá rô đồng thông qua hoạt động sinh sản nhân tạo, chủ động tạo nguồn cá giống, góp phần cải thiện thu nhập cho người dân là điều thật cần thiết (Dương Nhật Long,2003). Do đó, tiếp tục nghiên cứu tìm hiểu góp phần hoàn thiện về quy trình kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá Rô đồng nhằm hạ giá thành, cung cấp đủ con giống với chất lượng ổn định là vấn đề cấp thiết hiện nay. Nên đề tài: “Kỷ thuật sản xuất giống cá Rô đồng” được thực hiện

pdf33 trang | Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 10667 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kỹ thuật sản xuất giống cá rô đồng (anabas testudineus) tại trung tâm giống thủy sản tỉnh Đồng Tháp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN TRẦN VŨ TRƯỜNG KỸ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG CÁ RÔ ĐỒNG (ANABAS TESTUDINEUS) TẠI TRUNG TÂM GIỐNG THỦY SẢN TỈNH ĐỒNG THÁP LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC NGÀNH QUẢN LÝ NGHỀ CÁ 2009 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA THỦY SẢN TRẦN VŨ TRƯỜNG KỶ THUẬT SẢN XUẤT GIỐNG CÁ RÔ ĐỒNG (ANABAS TESTUDINEUS) TẠI TRUNG TÂM GIỐNG THỦY SẢN TỈNH ĐỒNG THÁP LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ NGHỀ CÁ Cán bộ hướng dẫn TS. PHẠM MINH THÀNH 2009 Bộ môn Kỹ Thuật Nuôi Cá Nước Ngọt Khoa Thủy Sản i LỜI CẢM TẠ Xin chân thành cảm ơn sự giảng dạy của quý thầy cô trường Đại học Cần Thơ, đặc biệt là thầy cô Khoa Thủy Sản. Em xin cảm ơn thầy Phạm Minh Thành đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em rất nhiều để em hoàn thành đề tài luận văn tốt nghiệp. Xin chân thành cảm ơn Trung tâm giống Thủy Sản tỉnh Đồng Tháp, đã tạo điều kiện cho em vào thực tập và nhiệt tình giúp đỡ em trong thời gian thực tập. Trong quá trình thực tập, do thời gian có hạn nên nghiên cứu chưa sâu, mặt khác kiến thức còn hạn chế, chủ yếu là lý thuyết cũng như kinh nghiệm thực tế chưa có nên không tránh khỏi những sai xót. Do đó, để bài luận văn được hoàn chỉnh hơn, kính mong nhận được những ý kiến đóng góp chân tình của quý thầy cô. Xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Trần Vũ Trường Bộ môn Kỹ Thuật Nuôi Cá Nước Ngọt Khoa Thủy Sản ii MỤC LỤC Lời cảm tạ ................................................................................................... i Mục lục ...................................................................................................... ii Tóm tắt ...................................................................................................... iv Danh mục bảng .......................................................................................... v Danh mục viết tắt ...................................................................................... vi CHƯƠNG 1. GIỚI THIỆU ........................................................................ 1 CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU ..................................................... 3 2.1. Một số đặc điểm sinh học của cá rô đồng .................................. 3 2.1.1. Đặc điểm hình thái............................................................ 3 2.1.2. Phân bố............................................................................. 3 2.1.3. Dinh dưỡng ...................................................................... 3 2.1.4. Sinh trưởng ....................................................................... 4 2.1.5. Sinh sản ............................................................................ 4 2.2. Các mô hình nuôi ...................................................................... 4 2.2.1. Nuôi trong ao đất .............................................................. 4 2.2.2. Nuôi trong ruộng lúa......................................................... 4 2.2.3. Nuôi kết hợp với trồng cỏ ................................................. 5 2.2.4. Nuôi kết hợp ..................................................................... 5 2.3. Các loại kích dục tố sử dụng ..................................................... 5 2.3.1. Não thùy ........................................................................... 5 2.3.2. LRHa ................................................................................ 6 2.3.3. DOM ................................................................................ 6 2.3.4. HCG ................................................................................. 6 2.4. Một số nghiên cứu về kích thích sinh sản .................................. 7 2.5. Những điểm cần lưu ý trong sản xuất giống cá rô đồng ............. 7 2.6. Vai trò của lúa mầm trong quá trình nuôi vỗ cá bố mẹ .............. 8 2.7. Cơ chế điều khiển quá trình chín và rụng trứng ......................... 9 2.8. Cơ chế của quá trình chín và rụng trứng .................................... 9 CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................11 3.1. Khái quát về Trung tâm giống Thủy Sản tỉnh Đồng Tháp ........11 3.2. Nguồn cá bố mẹ .......................................................................11 3.3. Kích thích cá sinh sản ..............................................................12 3.3.1. Lựa chọn cá thành thục ....................................................12 3.3.2. Kích thích tố sử dụng cho cá để .......................................12 3.4. Ấp trứng ..................................................................................12 3.5. Phương pháp thu và phân tích mẫu ..........................................13 3.5.1. Thu mẫu môi trường nước ...............................................13 Bộ môn Kỹ Thuật Nuôi Cá Nước Ngọt Khoa Thủy Sản iii 3.5.2. Một số chỉ tiêu sinh sản cá ...............................................13 3.5.3. Một số chỉ số phát triển phôi ............................................13 3.5.4. Một số chỉ tiêu kỷ thuật ương cá ......................................13 3.6. Phương pháp xử lý số liệu ........................................................14 3.6.1. Phương pháp xử lý số liệu ...............................................14 3.6.2. Đánh giá kết quả ..............................................................14 CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .............................................15 4.1. Khái quát về Trung tâm giống thủy sản tỉnh Đồng Tháp ..........15 4.2. Kết quả nuôi cá bố mẹ .............................................................15 4.2.1. Điều kiện môi trường tại bể nuôi cá bố mẹ ......................15 4.2.2. Sự thành thục của cá ........................................................16 4.3. Kết quả kích thích cá sinh sản ..................................................16 4.3.1. Kết quả kích thích cá sinh sản bằng HCG ........................16 4.3.2. Kết quả kích thích cá sinh sản bằng HCG với não thùy ...17 4.3.3. Kết quả kích thích cá sinh sản bằng LRHa với DOM ......18 4.4. Quá trình phát triển của phôi cá ...............................................18 4.5. Kết quả ương cá ......................................................................19 4.5.1. Một số yếu tố môi trương trong ao ương ..........................19 4.5.2. Tốc độ sinh trưởng trung bình của cá ương ......................20 4.5.3. Tỉ lệ sống của cá ..............................................................21 CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT .................................................22 5.1. Kết luận ...................................................................................22 5.2. Đề xuất ....................................................................................22 TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................23 PHỤ LỤC .................................................................................................24 Bộ môn Kỹ Thuật Nuôi Cá Nước Ngọt Khoa Thủy Sản iv TÓM TẮT Cá rô đồng nuôi được 7 tháng được thu mua làm cá bố mẹ. Cá bố mẹ đem thả vào bể đất nuôi vỗ thêm 10 – 15 ngày. Cá thành thục được chọn cho sinh sản với các loại kích dục tố: HCG, HCG + não thùy, LRHa + DOM. Sử dụng HCG ở liều lượng 2500UI và 3000UI/kg cá cái. Sử dụng kết hợp HCG với não thùy ở liều lượng 2500UI + 2mg và 3000UI + 2mg. Kết hợp LRHa với DOM ở các liều lượng 80µg + 10mg và 100 µg + 10mg. Các loại kích dục tố ở các liều lượng khác nhau đều cho kết quả rụng trứng 100%. Trứng sau 17 giờ 30 phút thì nở. Cá nở được 3 ngày cho vào ương trong ao đất. Sau 30 – 32 ngày thu hoạch, tỉ lệ sống là 20%. Bộ môn Kỹ Thuật Nuôi Cá Nước Ngọt Khoa Thủy Sản v DANH MỤC BẢNG Bảng 2.1. Tác dụng của các loại kích dục tố ............................................... 7 Bảng 3.1. Liều lượng kích dục tố tiêm cho cá ............................................12 Bảng 4.1. Điều kiện môi trường ao nuôi cá bố mẹ .....................................15 Bảng 4.2. Ảnh hưởng của kích dục tố lên sinh sản của cá rô đồng .............16 Bảng 4.3. Kết quả sinh sản cá rô đồng bằng kích dục tố HCG ...................16 Bảng 4.4. Kết quả sinh sản cá rô đồng bằng HCG + não thùy ....................17 Bảng 4.5. Kết quả sinh sản cá rô đồng bằng LRHa + DOM .......................18 Bảng 4.6. Quá trình phát triển phôi của cá rô đồng ....................................19 Bảng 4.7. Điều kiện môi trường ao nuôi ương ...........................................19 Bảng 4.8. Tốc độ sinh trửng trung bình của cá ương ..................................20 Bộ môn Kỹ Thuật Nuôi Cá Nước Ngọt Khoa Thủy Sản vi DANH MỤC VIẾT TẮT ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long DLG : Tốc độ tăng trưởng chiều dài DWG : Tốc độ tăng trưởng trọng lượng TLS : Tỉ lệ sống Kỹ thuật sản xuất giống cá rô đồng Luận văn tốt nghiệp đại học Sinh viên: Trần Vũ Truờng 1 CHƯƠNG 1 GIỚI THIỆU Trong những năm gần đây do việc khai thác và sử dụng nguồn lợi thủy sản quá mức (không phân biệt cỡ cá; sử dụng nhiều ngư cụ có tính hủy diệt cao như: xung điện, thuốc độc, khai thác tại mọi thời điểm tăng trưởng của cá,…), bên cạnh đó còn sự ảnh hưởng của việc sử dụng một số loại thuốc bảo vệ thực vật làm cho cá tự nhiên ngày càng cạn kiệt, sản lượng thủy sản ngày càng giảm sút. Do đó ngành nuôi trồng thủy sản nói chung và nghề nuôi thủy sản nước ngọt nói riêng ngày càng đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Vì vậy việc đa dạng hóa đối tượng nuôi là rất cần thiết cũng như việc phải cung cấp đủ giống cho quá trình nuôi, đặc biệt là một số đối tượng có triển vọng kinh tế cao. Cá Rô đồng (Anabas testudineus) là loài cá nước ngọt dễ nuôi, sinh trưởng tốt ở vùng nhiệt đới, có chất lượng thịt ngon và giá trị kinh tế, phân bố tự nhiên ở các nước như: Trung Quốc, Lào, Campuchia, Thái Lan, Miến Điện, Việt Nam (Dương Nhật Long,2003). Cá sống ở các loại hình thủy vực như: đồng ruộng, kênh, mương, sông, rạch…(Dương Nhật Long,2003). Nhờ có cơ quan hô hấp phụ nên cá có thể sống trong điều kiện môi trường khắc nghiệt, đặc biệt là thiếu oxy hòa tan trong nước. Đây là điều kiện thuận lợi cho việc nuôi ở mật độ cao và vận chuyển được nhiều khi đi xa (Dương Nhật Long,2003).Hiện nay cá rô đồng là một trong những đối tượng thủy sản quan trọng đã và đang được nuôi phổ biến ở các tỉnh Đồng Bằng sông Cửu Long, gần đây đang phát triển nhiều ở vùng Đông Nam Bộ. Tuy nhiên, do nguồn giống ngoài tự nhiên không đủ cung cấp cho hệ thống nuôi. Vì vậy, việc duy trì và phát triển nghề nuôi cá rô đồng thông qua hoạt động sinh sản nhân tạo, chủ động tạo nguồn cá giống, góp phần cải thiện thu nhập cho người dân là điều thật cần thiết (Dương Nhật Long,2003). Do đó, tiếp tục nghiên cứu tìm hiểu góp phần hoàn thiện về quy trình kỹ thuật sinh sản nhân tạo cá Rô đồng nhằm hạ giá thành, cung cấp đủ con giống với chất lượng ổn định là vấn đề cấp thiết hiện nay. Nên đề tài: “Kỷ thuật sản xuất giống cá Rô đồng” được thực hiện. Kỹ thuật sản xuất giống cá rô đồng Luận văn tốt nghiệp đại học Sinh viên: Trần Vũ Truờng 2 Mục tiêu của dề tài Rèn luyện kỹ năng tay nghề về các thao tác kỹ thuật trong sản xuất giống. Rèn luyện kỹ năng tự nghiên cứu, tổng hợp và phân tích số liệu thí nghiệm, đồng thời rèn luyện cách viết một báo cáo khoa học. Nội dung nghiên cứu + Nuôi vỗ cá bố mẹ - Xác định điều kiện ao nuôi vỗ - Chọn cá bố mẹ thả nuôi - Quản lý, chăm sóc - Kiểm tra sự thành thục của cá bố mẹ + Kích thích cá sinh sản - Chọn cá thành thục - Kích tố và liều lượng sử dụng - Một số chỉ tiêu sinh sản + Ấp trứng Xác định một số chỉ tiêu phát triển của phôi + Xác định một số yếu tố môi trường trong ao nuôi vỗ, bể đẻ và bể ấp (nhiệt độ, oxy hòa tan, pH) Kỹ thuật sản xuất giống cá rô đồng Luận văn tốt nghiệp đại học Sinh viên: Trần Vũ Truờng 3 CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 2.1. Một số đặc điểm sinh học của cá rô đồng (Anabas testudineus) 2.1.1. Đặc điểm hình thái Cơ thể cá rô đồng có hình oval rất cân đối, toàn thân phủ vẩy lược, mép ngoài của vẩy có chấm sắc tố đen, xám tro hoặc xám nhạt. Mắt lớn và ở phíc trước hai bên đầu. Vây chẵn và vây lẻ đều có gai cứng, xương nắp mang có răng cưa, vây đuôi tròn không chia thùy. Giữa cuống đuôi có một đám sắc tố đen, khi trưởng thành màu sắc của đám sắc tố này nhạt hơn còn nhỏ. Đặc biệt cá có cơ quan hô hấp giúp cá có thể sống ở môi trường có hàm lượng oxy hòa tan rất thấp. 2.1.2. Sự phân bố Cá rô đồng là loài cá nước ngọt, chúng phân bố khá rộng trên thế giới, nhưng chủ yếu sống ở vùng nhiệt đới. Ở Đông Nam Á chúng phân bố ở Lào, Thái Lan, Campuchia, Myanma và Việt Nam. Cá rô thường thích sống ở những nơi có mực nước tương đối nông (0,5 -1,5m) và tĩnh, nhiều cây cỏ thủy sinh và chất đáy giàu mùn bã hữu cơ. Ở ĐBSCL cá rô phân bố nhiều ở những khu vực trũng, nước ngập quanh năm như nông trường Phương Ninh (Cần Thơ), rừng U Minh Hạ (Cà Mau), U Minh Thượng (Kiên Giang) hoặc vùng tứ giác Long Xuyên, cũng thường gặp chúng ở các kênh mương thủy lợi, ao, hồ, mương vườn… 2.1.3. Đặc điểm dinh dưỡng Nếu dựa vào chỉ số chiều dài ruột so với chiều dài thân (Li/L) thì cá rô đông là loài cá ăn tạo nhưng thiên về động vật đáy cỡ nhỏ. Lúc còn nhỏ (dưới 30 ngày tuổi) thức ăn ưa thích của cá là những giống động vật phù du cỡ nhỏ trong ao như bọn giáp xác, thậm chí chúng cũng ăn cả ấu trùng tôm cá. Khi trưởng thành phổ thức ăn của cá có rộng hơn thức là cá có thể sử dụng nhiều loại thức ăn, nhưng thức ăn ưa thích của cá là động vật đáy như giun ít tơ, ấu trùng côn trùng, mầm non thủy vật. Ngoài ra, cá rô cũng có khả năng sử dụng thức ăn chế biến, phụ phẩm nông nghiệp rất tốt. Do vậy cá rô thuộc loài cá dễ nuôi. Kỹ thuật sản xuất giống cá rô đồng Luận văn tốt nghiệp đại học Sinh viên: Trần Vũ Truờng 4 2.1.4. Đặc điểm sinh trưởng Do cá có kích thước tương đối nhỏ, tốc độ sinh trưởng của cá tương đối chậm (khối lượng cá lớn nhất bắt gặp ở U Minh Thượng 0,432 kg). Khối lượng trung bình của cá khai thác ở ĐBSCL dao động từ 60-120g/con. Một điều khá đặc biệt là cá rô đực thường có khối lượng nhỏ hơn con cái. Trong các ao nuôi có đầy đủ thức ăn, sau 6 tháng nuôi cá đạt khối lượng 60-80g/con. 2.1.5. Đặc điểm sinh sản Cá rô đồng là một trong những loài cá có tuổi thành thục lần đầu khá sớm, khối lượng thành thục nhỏ nhất đã bắt gặp ngoài tự nhiên là 25g/con Ở ĐBSCL, cá rô đồng sinh sản vào mùa mưa, nhưng tập trung nhất từ tháng 6-7 dương lịch. Cá thường đẻ tập trung sau những trận mưa lớn. Khi đẻ cá thường tìm tới những nơi có dòng nước mát, chảy chậm, chính dòng nước là yếu tố kích thích quá trình hưng phấn và đẻ trứng của cá rô đồng. Mực nước thích hợp cho quá trình sinh sản của cá khoảng 0,3-0,4m. Sức sinh sản của cá cao, đạt khoảng 300.000-700.000 trứng/kg cá cái. Trứng cá rô thành thục thường có màu trắng ngà hoặc màu trắng hơi vàng, đường kính trứng sau khi trương nước từ 1,2-1,3 mm. Trứng cá rô thuộc loại trứng nổi (Nguyễn Văn Kiểm, 2004). 2.2. Các mô hình nuôi 2.2.1. Nuôi cá rô đồng thương phẩm trong ao Mật độ thả: 30 – 50 con/m2 cỡ giống 500con/kg. Có thể sử dụng thức ăn chế biến hay các phụ phẩm nông nghiệp như tấm, cám, rau xanh, bột cá, cá tạp, cơm dừa… để chế biến cho cá ăn. Sau 4 – 5 tháng nuôi có thể thu hoạch, lúc này cá đạt cỡ từ 80g-100g/ con. Cá rô đồng nếu đầu tư chăm sóc tốt tỉ lệ sống đạt cao (>80%) và có thể cho năng suất 20-25 tấn/ha/vụ. 2.2.2. Nuôi cá rô đồng thương phẩm trong ruộng lúa Mật độ thả 1-2con/m2,cá giống 500-600con/kg.Thời gian nuôi 4-5 tháng tuỳ thuộc thời gian làm lúa,15 ngày đầu từ khi thả cho cá ăn thêm cám gạo trộn với bột cá, lượng thức ăn bằng 10-15% trọng lượng đàn cá. Từ ngày 16 trở đi không cho cá ăn nữa, cá sẽ tự tìm thức ăn khắp ruộng lúa như: ấu trùng, côn trùng, mày lúa…. Khi thu hoạch lúa tháo cạn nước, cá tập trung xuống mương tiến hành thu hoạch bằng lưới, sau đó tháo cạn bắt hết cá. Năng suất cá rô đồng nuôi trong rụông lúa có thể đạt 1-2 tấn/ha. Kỹ thuật sản xuất giống cá rô đồng Luận văn tốt nghiệp đại học Sinh viên: Trần Vũ Truờng 5 2.2.3. Nuôi cá rô đồng kết hợp với trồng cỏ Mô hình nuôi cá rô đồng được nuôi kết hợp với trồng cỏ nuôi bò, chuẩn bị ao cho nước vào ao rửa phèn sau đó bón vôi với liều lượng từ 100-150 kg vôi/1000 m2, bón phân gây màu nước bằng phân hữu cơ và phân vô cơ; nguồn thức ăn nuôi cá là thức ăn công nghiệp kết hợp thức ăn bổ sung: rau muống, tấm, hến, trùn quế, ốc, bột lá gòn... thức ăn nấu chín để nguội vắt thành viên đưa vào sàn cho cá ăn; cách cho ăn thêm thức ăn bổ sung kích thích cá mau bắt mồi, tăng trọng nhanh, trong quá trình nuôi cần thay nước ao khi nước quá xanh (định kỳ 2 tuần thay 1 lần), sau thời gian nuôi từ 4-5 tháng tuổi cá được thu hoạch, bình quân mỗi ha thu được 1.500-5000 kg cá/vụ (cá 4-5 tháng tuổi), trừ chi phí lợi nhuận thu được khoảng 15 triệu/ha/năm. 2.2.4.Nuôi cá rô đồng kết hợp Cá chép, cá hường, cá sặc rằn , rô phi….để tận dụng, diện tích, thức ăn trong ao 2.3. Các loại kích dục tố sử dụng 2.3.1. Não thùy thể (Hypophysis – tuyến yên) Hiện nay não thùy cá được sử dụng thường ở hai dạng là não tươi và não khô có nguồn gốc từ nước ngoài đưa vào. Đây là loại kích tố được sử dụng rộng rãi nhất vì bảo quản vận chuyển dễ dàng và khi sử dụng cho cá đẻ ít xảy ra phản ứng phụ. Cấu tạo của não thùy thể của cá cũng như ở động vật có vú, nằm ở mặt bụng của thùy trung gian, nối liền với mấu não dưới, chia thành bộ phận thần kinh và bộ phận tuyến thể. Trong não thùy thể của cá lượng FSH rất thấp còn lượng LH tương đương với động vật có vú ( Nguyễn Tường Anh, 1999; Nguyễn Văn Kiểm,2004). Người ta lấy não thùy từ những loài cá Chép, Trắm, Mè, Trê,… đã thành thục, còn tươi sống, ở cá chết sau vai giờ thì hoạt tính kích dục tố chỉ còn lại 50% (Nguyễn Tường Anh, 1999), trong trường hợp cùng thể trọng và mức độ thành thục, thì não thùy của cá Chép cái có hoạt tính kích dục tố gây chín cao gấp hai lần não thùy của cá Chép đực cùng loài. Việc định liều não thùy cho cá bố mẹ khi tham gia sinh sản tùy thuộc vào nhiều yếu tố: chất lượng hoạt tính của não thùy, đặc tính nhạy cảm của loài, tình trạng thành thục của cá bố mẹ được tiêm, nhiệt độ nước, các điều Kỹ thuật sản xuất giống cá rô đồng Luận văn tốt nghiệp đại học Sinh viên: Trần Vũ Truờng 6 kiện khác của môi trường chứa cá, người ta thường dùng mg/kg và đơn vị số lượng não cho một kg cá đẻ; tuân theo phương pháp thực nghiệm sau: Y = 0.125X – 1.75 X: chu vi vòng bụng cá (cm) Y: lượng kích dục tố cần sử dụng (mg) 2.3.2. LRHa (Luteotropin Releasing Hormone – Ala Analoge) LRHa là chế phẩm tổng hợp nhân tạo tương tự GnRH của động vật có vú còn được gọi là (D – Ala6, Pro9 Net), được sử dụng rộng rãi cho cá và động vật nói chung. Thuốc sản xuất ở nhiều nước, của Trung quốc sản xuất được đóng gói trong lọ thủy tinh với lượng chứa 200, 500, 1000 µg (micro gam). LRHa có tác dụng chuyển hóa buồng trứng đồng thời gián tiếp gây rụng trứng. Khi sử dụng phải dùng kèm thêm hoạt chất gọi là Domperidon (DOM). 2.3.3. DOM (Domperidone) Là chất kết hợp với LRHa để ức chế sự tiết Dopamine. Motilium là một trong những sản phẩm thương mại của Domperidone, được sản xuất trong nước (Nguyễn Văn Kiểm, 2004) 2.3.4. HCG (Human Chorionic Gonadotropin) Là kích dục tố màng đệm của nhau thai tiết ra, có trong nước tiểu phụ nữ có thai. Lượng HCG cao nhất lúc thai nhi 2 – 3 tháng sau đó giảm dần. HCG có tác dụng gây chín và rụng trứng. Liều lượng HCG sử dụng cho cá phụ thuộc vào mức độ tinh khiết của chế phẩm cũng như sự thành thục của cá. HCG là loại kích dục tố dị chủng được dùng rộng rãi và có hiệu quả đối với nhiều loài cá: Mè, Trê, Sặc,… Kỹ thuật sản xuất giống cá rô đồng Luận văn tốt
Tài liệu liên quan