Luận văn Kỹ thuật trồng, chăm sóc, nhân giống và điều khiển Mai vàng ra hoa đúng thời điểm

Từ xưa đến nay, hoa Mai vàng đã trở thành sứ giả đại diện cho mùa xuân, biểu tượng của ngày Tết cổ truyền của vùng đất phương Nam. Sắc vàng tươi thắm cùng tên gọi của hoa Mai được nhiều người tin sẽ mang đến một năm mới đầy may mắn, hạnh phúc và thịnh vượng. Bởi thế, cho dù ngày xuân có rất nhiều loài hoa khoe hương, đua sắc nhưng hoa Mai vẫn giữa một vị trí vô cùng quan trọng trong tâm hồn của người thưởng ngoạn

doc45 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 3188 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Kỹ thuật trồng, chăm sóc, nhân giống và điều khiển Mai vàng ra hoa đúng thời điểm, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẶT VẤN ĐỀ Từ xưa đến nay, hoa Mai vàng đã trở thành sứ giả đại diện cho mùa xuân, biểu tượng của ngày Tết cổ truyền của vùng đất phương Nam. Sắc vàng tươi thắùm cùng tên gọi của hoa Mai được nhiều người tin sẽø mang đến một năm mới đầy may mắn, hạnh phúc và thịnh vượng. Bởi thế, cho dù ngày xuân có rất nhiều loài hoa khoe hương, đua sắc nhưng hoa Mai vẫn giữa một vị trí vô cùng quan trọng trong tâm hồn của người thưởng ngoạn. Theo đà phát triển của cuộc sống, ngày nay ở các đô thị, những cây Mai trong sân vườn dần được thay thế bằng những cây Mai được trồng vào chậu và tạo dáng đẹp hơn, phục vụ đời sống tinh thần cho mọi người. Bên cạnh đó, việc lai tạo, tuyển chọn và nhân giống hoa Mai cũng ngày càng được chú trọng. Song, cùng với các phương pháp nhân giống, việc trồng và chăm sóc cho cây Mai ra hoa đúng vào ngày Tết lại đòi hỏi những yêu cầu kỹ thuật khá cao mà không phải ai cũng thực hiện tốt. Từ những lý do trên, được sự đồng ý của bộ môn Công nghệ sinh học khoa Môi trường và Công nghệ sinh học trường đại học Kỹ thuật công nghệ thành phố Hồ Chí Minh tôi đã thực hiện khóa luận: “Kỹ thuật trồng, chăm sóc, nhân giống và điều khiển Mai vàng ra hoa đúng thời điểm.” v Mục đích và nội dung của khóa luận Trình bày những yêu cầu về kỹ thuật trồng, chăm sóc; qui trình nhân giống và phương pháp điều khiển Mai vàng ra hoa đúng thời điểm thành một hệ thống từ những kinh nghiệm thực tế của các nghệ nhân trồng Mai và một số tài liệu nhằm tạo cơ sở cho việc nghiên cứu và ứng dụng những thành tựu của công nghệ sinh học vào một loài cây có giá trị cả về mặt kinh tế lẫn tinh thần. Chương I: Khái quát chung về cây Mai vàng 1.1. Phân loại thực vật Hoa Mai thuộc: Giới: Plantae Bộ: Malpighilaes Họ: Onchnaceae Chi: Ochna Hình 1.1: Hoa Mai Theo GS Phạm Hoàng Hộ, họ Ochnaceae tại Việt Nam có hai loài Mai Ochna: - Mai Tứ Quý còn gọi là Mai Đỏ hay Nhị độ mai, trước đây mang nhiều tên như Ochna atropurpurea DC., Ochna multiflora, Ochna serratifolia, hiện nay các nhà khoa học cùng chấp nhận tên Ochna serrulata (Hoshst.) Walp. Loài mai này có nguồn gốc phía đông Mũi Hảo Vọng (Cape of Good Hope), thuộc Nam Phi. - Mai vàng (Hoàng mai) có tên khoa học là Ochna integerrima, là loài Mai bản địa, mọc hoang dại trong rừng từ Quảng trị vào Nam. (Nguồn: 1.2. Đặc điểm sinh học và hình thái 1.2.1. Mai Tứ Quý Cây thuộc loại tiểu mộc, phát triển chậm, cao khoảng 2 - 3 m, có khả năng thích nghi với điều kiện thổ nhưỡng cùng khí hậu khác nhau. Thân ít phân nhánh, tán thưa nhưng nhiều lá. Lá cứng, dày, hình bầu dục, màu xanh sậm; mép lá có răng cưa không đều. Hoa Mai Tứ Quý nở quanh năm, màu vàng, có năm cánh (Hình 1.2). Khi hoa tàn, đài hoa từ màu xanh chuyển dần sang màu đỏ. Sau đó hạt hình thành và chuyển sang màu đen bóng khi chín. Hình 1.2: Hoa mai Tứ Quý 1.2.2. Mai vàng Mai vàng là cây đa niên; cao từ 3 – 8 m; lá đơn, mọc cách, màu xanh nhạt, bóng, mềm, có gân chính và nhiều gân phụ tạo thành mạng; mép lá có răng cưa nhỏ. Trong tự nhiên Mai vàng thường rụng lá vào mùa đông và ra hoa vào mùa xuân từ tháng 1 – 5 dương lịch tùy nơi. Hoa có màu vàng, mọc thành cụm, tạo thành chùm nhỏ ở nách lá. Cuống hoa ngắn. Số lượng cánh hoa có thể dao động từ 5 – 9 cánh. Đài hoa có màu xanh nhạt bóng. Quả thuộc loại hạch quả, có màu xanh, khi chín chuyển thành màu đen xếp quanh đế hoa. 1.3. Điều kiện sinh trưởng và phát triển - Loại đất: Mai vàng là loài cây không kén đất trồng. Trong tự nhiên, nó có thể sinh trưởng và phát triển ở nhiều vùng đất có tính chất khác nhau như: đất cát, đất cát pha sét, đất thịt, đất phù sa,… Thế nhưng, điều kiện đất phù hợp để cây Mai sinh trưởng và phát triển tốt là: giữ ẩm và thoát nước tốt, thoáng khí, pH thích hợp,… - Nhiệt độ: nhiệt độ thích hợp nhất cho Mai là 25oC - 35oC. Nếu nhiệt độ quá cao lá Mai thường lão hóa nhanh. Ngược lại nếu nhiệt độ thấp hơn 10oC cây sinh trưởng chậm. - Aùnh sáng: Mai là loài cây ưa nắng. Thời gian chiếu sáng phù hợp cho cây Mai là từ 6 – 8 giờ/ngày. Nếu thiếu nắng cây sinh trưởng kém, thân cành yếu, ra hoa ít, lá mỏng,… - Nước: Mai vàng là loài cây rất ưa nước, song nó không phù hợp với điều kiện ngập úng. pH thích hợp từ 5,5 – 7. 1.4. Sơ lược về các loài Mai vàng phổ biến ở nước ta 1.4.1. Mai vàng 5 cánh - Mai sẻ: hoa có màu vàng nhạt, cánh tròn, phẳng; đường kính hoa từ 3 – 4 cm; số lượng hoa trên một cành thường rất nhiều (Hình 1.3). Hình 1.3: Hoa Mai sẻ - Mai trâu: có nhiều loại khác nhau nhưng thường có kích thước hoa lớn, từ 5 – 6 cm; có màu vàng tươi; cánh hoa dài và dún, số lượng cánh hoa đôi khi có thể từ 5 – 8 cánh; cấu trúc hoa không đẹp vì các cánh thường không xếp khít vào nhau (Hình 1.4). Hình 1.4: Hoa Mai trâu - Mai Bình Định: hoa có màu vàng chanh nhạt, đường kính từ 2,5 – 3,5 cm, hương thơm dịu nhẹ. Cánh hoa phẳng, hơi nhọn, có gân. Cấu trúc hoa xinh xắn, ưa nhìn (Hình 1.5). Số lượng cánh hoa dao động từ 5 – 10 cánh. Nhưng phần lớn là 5 cánh. Điểm đặc biệt của loàøi Mai này là hoa có rất nhiều nhị màu nâu đỏ sậm, chiếm diện tích khá lớn. Hình 1.5: Hoa Mai Bình Định 1.4.2. Mai ghép nhiều cánh - Mai Tai Giảo: có nguồn gốc từ Thủ Đức. Mai Giảo sinh trưởng khoẻ, ổn định, chống chịu sâu bệnh khá. Cành có màu nâu, phân nhánh mạnh, chiều dài mỗi lóng khoảng 1 – 3 cm. Lá có màu xanh, phiến lá to và mỏng, mép lá hình răng cưa. Số lượng cánh hoa từ 8 – 12 cánh nhưng thông thường là 12 cánh, xếp thành 2 tầng xen kẽ nhau (Hình 1.6). Cấu trúc hoa rất đẹp. Hoa có hương thơm nhe,ï đường kính từ 4 – 6 cm, màu vàng rực rỡ. Cánh hoa phẳng, tròn. Mật độ hoa nhiều, lâu tàn. Đây là giống hoa rất phổ biến và được ưa chuộng hiện nay. Hình 1.6: Hoa Mai Tai Giảo - Mai Bến Tre: xét về số lượng, đường kính và cấu trúc hoa, loài Mai này cũng giống như mai Giảo ngoại trừ rìa cánh hoa không phẳng mà hơi dún (Hình 1.7). Đặc biệt nụ hoa Mai Bến Tre có màu xanh đậm, bóng và tròn đều. Hình 1.7 : Hoa Mai Bến Tre - Mai Huỳnh Tỷ: cành có rất nhiều mầm bên nhưng khả năng phân cành và chống bệnh kém. Lá cứng, dày. Hoa có 24 cánh, xếp thành 3 tầng, màu vàng chanh (Hình 1.8). Cấu trúc hoa đẹp. Cánh hoa tròn, rất phẳng, mịn. Đường kính hoa khoảûng 3 cm. Tuy nhiên, Mai Huỳnh Tỷ dù có nhiều nụ nhưng số lượng hoa khi nở trên cành lại ít. Vì vậy ngày nay không được nhiều người thưởng hoa lựa chọn. Hình 1.8: Hoa Mai Huỳnh Tỷ - Mai 120 cánh: hoa được phát hiện ở Bến Tre. Cây có cành lá nhỏ, màu nâu đen, bề mặt lá bóng, dễ nhận biết. Nụ hoa hình cầu, cuống hoa yếu và dễ rụng. Kích thước hoa khoảng 3 cm, có từ 120 – 150 cánh, màu vàng sáng. Cánh phẳng, tròn đều, mịn, xếp thành nhiều lớp như hoa cúc (Hình 1.9). Nhị và nhụy của hoa thoái hoá do vậy không hình thành được trái và hạt. Hình 1.9: Hoa Mai 120 cánh 1.5. Tình hình sản xuất và tiêu thụ Hiện nay, Mai vàng thương phẩm được trồng và sản xuất chủ yếu ở các tỉnh như: Bình Định, Phú Yên, Thủ Đức – Tp Hồ Chí Minh, Bến Tre, Tiền Giang và An Giang,… với diện tích ngày càng mở rộng. Trong đó, ngoại trừ Bình Định và Phú Yên, hầu hết các tỉnh còn lại đều kinh doanh mai ghép nhiều cánh là chủ yếu. Và giống mai thông dụng nhất lá Mai Tai Giảo có dáng bonsai. Riêng Mai nguyên liệu thường được cung cấp từ các tỉnh ở đồng bằng sông Cửu Long. Ngoài thị trường tiêu thụ chính là thành phố Hồ Chí Minh, những năm gần đây Mai vàng còn được cung cấp cho một số tỉnh miền bắc nước ta đặc biệt là Hà Nội và một số nước trong khu vực. Về mặt giá cả thì tùy thuộc vào từng nơi mà dao động từ vài trăm đến vài triệu đồng. Chương II: Kỹ thuật trồng, chăm sóc, nhân giống và điều khiển Mai vàng ra hoa đúng thời điểm 2.1. Kỹ thuật trồng Mai vàng 2.1.1. Trồng trên đất 2.1.1.1. Kỹ thuật làm đất - Mai vàng là loài cây tuy rất ưa nước nhưng lại không thích hợp với điều kiện ngập úng lâu dài vì vậy nếu trồng Mai với số lượng nhiều ở vùng đất thấp, đất có mạch nước ngầm dâng quá cao, đất thường xuyên hoặc vào mùa mưa bị ngập úng thì cần phải thiết kế luống nổi (lên liếp). Ngược lại ở những vùng đất cao, mạch nước ngầm sâu cần phải thiếp kế luống chìm. Và luống nên được thiết kế theo hướng Bắc Nam giúp cây nhận ánh sánh đều nhau. Thông thường, bề ngang luống cần rộng từ 1 - 1,2 m. - Đối với luống nổi, giữa hai luống Mai gần nhau cần có mương, rãnh thoát nước để tránh ngập úng cho vườn mai. Các rãnh này sâu từ 0,4 – 0,5 m và rộng từ 0,3 – 0,5 m, khoảng cách của rãnh phụ thuộc vào bề rộng của luống. - Những nơi đất có độ thông thoáng thấp nên cho dưới đáy luống một lớp cát từ 20 – 30 cm. - Tuỳ theo độ phì nhiêu của đất mà có thể bổ sung thêm phân hữu cơ hoặc phân vi sinh. 2.1.1.2. Kỹ thuật trồng - Nên trồng cây sau 4 – 5 ngày làm đất. - Cây con được trồng theo hình nanh sấu hoặc hàng song song, mật độ trồng phụ thuộc vào độ lớn của cây. - Trong quá trình trồng phải đảm bảo bầu đất của cây còn nguyên vẹn. Trường hợp bầu đất vỡ nát nên loại bỏ một số lá non và lá già, cành ngọn quá dài nhằm ngăn sự mất cân bằng nước của cây. - Độ nông sâu và độ lớn của hố trồng cần phù hợp với bầu đất và hạn chế việc trồng cây quá sâu. 2.1.2. Trồng trong chậu 2.1.2.1. Chậu trồng - Yêu cầu kỹ thuật quan trọng nhất khi chọn chậu là phải thoát nước thật tốt (gần như hoàn toàn). Đáy chậu không được đọng nước. Đối với những gốc Mai vừa bứng nếu chậu thoát nước kém, những vết thương ở rễ sẽ dễ nhiễm bệnh, rễ tái sinh kém. Còn với cây Mai đã trưởng thành việc đáy chậu luôn đọng nước vào mùa mưa sẽ làm cây Mai sinh trưởng kém và có khả năng chết. - Trong trường hợp trồng trong chậâu ổn định, chậu phải hài hòa với dáng, thế của cây. Bề rộng và độ sâu phù hợp vơí bầu rễ của cây. Kích thước chậu nên lớn hơn bầu rễ. - Trường hợp trồng trong chậu có tính chất tạm thời, nếu cây có cành, lá nên chọn chậu có thể tích lớn hơn tán lá khoảng 3 lần. Nếu cây không có tán lá cần dự đoán tán cây sau hai tháng và chọn chậu giống như trên. Không trồng cây nhỏ vào chậu quá lớn vì cây khó phát triển và dễ chết. 2.1.2.2. Chất trồng Trong tự nhiên, hêä rễ cây Mai có khả năng thích nghi cao với điều kiện sống nhưng trong điều kiện sinh thái của chậu trồng khả năng thích nghi của nó rất kém. Vì vậy, để rễ phát triển và hoạt động tốt, yêu cầu căn bản của chất trồng là: - Thoáng khí, tơi xốp. - Giữ ẩm vừa đủ nhưng không gây ngập úng. - Chứa ít chất hữu cơ. Trong thực tế, hiện nay các nhà vườn ở miền Nam đa số đều sử dụng 2 loại chất trồng sau : - Hỗn hợp trấu và tro trấu (tỷ lệ 1 : 2) (Hình 2.1) - Hỗn hợp bột xơ dừa và trấu (tỷ lệ 1 : 1) (Hình 2.2) Hình 2.1: Hỗn hợp trấu và tro trấu Hình 2.2: Hỗn hợp bột xơ dừa và trấu 2.1.2.3. Kỹ thuật trồng. Thực hiện theo trình tự như sau: - Bước 1: Lót một lớp cát, sỏi,… ở đáy chậu nhằm tăng cường khả năng thoát nước. - Bước 2: Cho một lớp chất trồng vừa phải và đặt bầu cây vào chậu. - Bước 3: Cho thêm chất trồng vào xung quanh và lắc nhẹï thành chậu hoặc tưới nhiều nước nhằm giúp cho chất trồng và bầu rễ tiếp xúc tốt, không có khoảng trống. Trong quá trình lấp chất trồng cần lấp đến cổ rễ của cây. Trong trường hợp trước khi trồng, cây Mai có đất lấp qua cổ rễ thì trong giai đoạn này nên che phủ nó một lớp chất trồng nhằm giúp cho vỏ rễ không bị khô, cháy do tiếp xúc đột ngột với ánh nắng. - Bước 4: Chậu cần được đặt cách mặt đất 4 – 5 cm để tránh sự xâm nhập của những côn trùng hại rễ cũng như giúp cho việc thoát nước triệt để hơn, chống ngập úng. 2.2. Chăm sóc cây Mai trưởng thành 2.2.1. Tưới nước 2.2.1.1. Chế độ tưới - Việc tưới nước hợp lý trong điều kiện khí hậu vàø thời tiết thay đổi có ý nghĩa rất quan trọng trong hoạt động sống của cây Mai. Chế độ tưới không phù hợp có thể là một trong những nguyên nhân làm cây Mai bị bệnh, suy yếâu và chết. Do đó số lần và lượng nước tưới cho cây Mai trong ngày (đặc biệt là cây trồng trong chậu) cần phải thật linh động sao cho phù hợp với từng điều kiện cụ thể của môi trường: những ngày nhiều nắng, nhiều gió, nhiệt độ cao, độ ẩm không khí giảm, sự thoát hơi nước của cây tăng cần phải tưới nhiều và ngược lại. - Vào mùa nắng có thể tưới mai từ 2 – 3 lần 1 ngày. Mùa mưa có thể 2 ngày 1 lần hoặc không cần tưới nếu chậu trồng vẫn đảm bảo đủ độ ẩm. - Bên cạnh đó, việc tưới nước cho cây mai cần tuân theo các nguyên tắc cơ bản là: + Tưới khi cây cần nước: ở đa số thực vật nói chung và cây Mai vàng nói riêng, khi có ánh nắng, khí khổng trên lá cây sẽ mở để thoát hơi nước và quang hợp nên khi đó cây sẽ hút nước. Do vậy, để việc tưới nước đạt hiệu quả cao nhất nên tưới thật đẫm cho cây sau 8 giờ sáng. Những lần sau (khoảng 11 – 15 giờ) có thể tưới bổ sung và tưới giảm nhiệt. + Tưới đủ nước: vào những ngày nắng nóng kéo dài, cây thoát hơi nước nhiều mà lượng nước cung cấp không đầy đủ, sự cân bằng nước sẽ bị phá hủy, sự sinh trưởng của cây sẽ ngừng trệ, lá mau bị lão hoá và rụng à ảnh hưởng đến sự ra hoa vào những tháng cuối năm. Vì vậy, để tránh tình trạng trên cần cung cấp đầy đủ nước cho cây Mai. + Cây bị suy yếu, ít lá cần lượng nước ít hơn so với cây phát triển tốt, có nhiều lá. Riêng cây Mai vừa bứng, nhu cầu về nước không nhiều chỉ nên tưới vừa ẩm bầu đất. - Ngoài ra vào những buổi trưa nắng nóng, nhiệt độ quá cao, cây Mai sẽ ngừng quang hợp nên tưới giảm nhiệt nhằm tạo ra khí hậu tiểu vùng với mục đích: tăng độ ẩm môi trường và giảm nhiệt độ giúp cho cây quang tổng hợp tốt. 2.2.1.2. Phương pháp và kỹ thuật tưới: Tưới phun mưa lên lá và vào mặt chậu là phương pháp thích hợp cho đa số các loài cây được trồng trong chậu nói chung và cây Mai nói riêng vì đáp ứng được yêu cầu: phân phối lượng nước thấm đều khắp bề mặt chất trồng trong chậu, lực của giọt nước rơi xuống mặt chậu nhẹ nhàng. 2.2.2. Bón phân 2.2.2.1. Các loại phân có thể sử dụng cho cây Mai - Phân hữu cơ: là loại phân có hàm lượng N-P-K thấp nhưng rất cần thiết cho cây Mai nhờ cung cấp đầy đủ các chất khoáùng đa lượng và vi lượng, tạo môi trường thuận lợi cho hệ rễ hoạt động và phát triển, có đặc điểm là phân giải chậm nhưng cây hấp thu dễ dàng và triệt để. Các loại phân hữu cơ thường được sử dụng cho cây Mai gồm: phân chuồng, phân rác, các phụ phẩm của quá trình sản xuất nông nghiệp như bánh dầu,… - Phân vô cơ: là phân bón hoá học có tác dụng nhanh và hữu hiệu, có tính chuyên biệt cao, ổn định về hàm lượng tuy nhiên nếu sử dụng không đúng kỹ thuật sẽ gây hại cho cây. Phân vô cơ gồm có 2 thành phần chính là: khoáng đa lượng (đạm – N, lân – P, kali – K) và khoáng vi lượng (Mn, Zn, Cu,…) - Phân vi sinh: có nguồn gốc từ phân hữu cơ nhưng được bổ sung thêm những vi sinh vật có ích làm cho đấât trồng tơi xốp, phì nhiêu hơn và rễ cây hoạt động tốt hơn. Nhược điểm của loại phân này là khi sử dụng cần hạn dùng thuốc bảo vệ thực vật. 2.2.2.2. Phương pháp bón phân - Bón trực tiếp vào đất: phân bố lượng phân đều quanh rìa vành chậu hay quanh gốc tương ứng với tán cây phía trên và lấp đất. - Tưới phân lên đất: hoà tan phân và tưới đều khắp mặt chậu hay vùng đất quanh gốc cây. - Phun phân lên lá: vơí những cây Mai có bộ rễ yếu hay vào mùa mưa đất trồng luôn ẩm ướt việc phun phân qua lá sẽ đạt hiệu quả cao. Tuy nhiên cần tránh phun phân khi trời nắng gắt, nhiều gió,… 2.2.2.3. Những nguyên tắc và yêu cầu kỹ thuật - Nguồn dinh dưỡng cung cấp cho cây cần cân đối và hợp lý để cây sinh trưởng và phát triển ổn định, bền vững. - Không bón phân quá gần gốc cây và bón dư. - Không nên bón quá nhiều phân trong một lần mà nên chia nhỏ lượng phân bón thành nhiều lần, cây sẽ hấp thu tốt hơn và hạn chế tình trạng dư phân. - Nếu cây Mai đang trong giai đoạn đâm chồi, có lá non khi bón không nên xới đất. - Những cây Mai sinh trưởng mạnh có nhiều cành lá cần lượng phân bón cao hơn so với cây sinh trưởng kém ít cành lá. - Bón phân khi cây có lá và lá đã trưởng thành, không bị sâu bệnh. - Cần cung cấp đầy đủ nước cho cây sau khi bón. 2.2.2.4. Bón phân cho cây mai Trong chu kỳ sinh trưởng và phát triển của cây mai có 3 thời kỳ quan trọng và có ảnh hưởng lẫn nhau là: - Thời kỳ 1: từ tháng 2 đến tháng 5 (âm lịch). Đây là giai đoạn phục hồi và sinh trưởng mạnh của cây Mai. Thời kỳ này cây cần lượng dinh dưỡng lớn để phục hồi và tạo cành, nhánh mới. Do đó cần cung cấp nhiều đạm cho cây. Và nên sử dụng phân hữu cơ là chủ yếu hoặc có thể phối hợp với các loại phân hoáù học có hàm lượng đạm cao. - Thời kỳ 2: từ tháng 6 đến tháng 9. Từ cuối tháng 5, lá cây Mai đã thành thục và sung mãn, nụ hoa bắt đầu phân hoá và hình thành. Vậy nên nhu cầu về lân của cây trong giai đoạn này rất cao. Nếu bón thừa đạm thiếu lân trong giai đoạn này những mầm ở nách lá sẽ phát triển thành chồi mới à số lượng nụ hoa hình thành không nhiều, hoa nở muộn và chất lượng không cao. Đồng thời khả năng chống chịu của cây sẽ thấp, cây dễ bị bệnh. - Thời kỳ 3: từ tháng 10 đến tết Nguyên Đán. Đây là giai đoạn hình thành hoa. Cuối tháng 9 bộ lá cây Mai đã lão hóa và hầu như ngừng sinh trưởng. Nó bắt đầu chuyển màu, bề mặt lá không còn xanh bóng (Hình 2.3), chất dinh dưỡng đang dần được trả lại cho cây để nuôi dưỡng nụ. Vì vậy, giai đoạn này nếu quá trình lão hóa của cây diễn ra chậm cần cung cấp Kali cho cây. Kali sẽ làm cho cây mau lão hóa và thúc đẩy nụ hoa chín đều; hoa nở rộ, đẹp, lâu tàn. Hình 2.3: Lá Mai bị mất màu xanh bóng Bảng 2.1: Lịch bón phân chi tiết cho cây Mai vào các thời kỳ Tháng (âm lịch) Loại phân bón Ghi chú 1 - 5 - Bánh dầu + Dyamic (tỷ lệ 2 :1) - Bánh dầu + lân hữu cơ sinh học Sông Gianh (tỷ lệ 2 :1) - Phân chuồng
Tài liệu liên quan