Luận văn Lá số tiền định của kim lăng thập nhị kim thoa trong Hồng Lâu Mộng

Tào Tuyết Cần sáng tác Hồng lâu mộngkhông nhằm mục đích tạo dấu ấn riêng trên bức tường của sựlãng quên. Nhưng từkhi tác phẩm ra đời và chịu sựthửthách của thời gian, đến nay kiệt tác này đã chứng tỏ được mình là viên đá nặng nhất trong tòa lâu đài văn học của đất nước Trung Hoa chứkhông phải là viên đá vô dụng không đủtài vá trời phải nằm lăn lóc dưới chân núi Thanh Ngạnh. Cùng với thời gian, việc thưởng thức, đánh giá, tranh luận, viết tiếp cùng các hoạt động dịch thuật đã khẳng định vịtrí và giá trịcủa danh tác Hồng lâu mộng trên văn đàn thếgiới. Phùng KỳDung – nhà hồng học Trung Quốc, đồng thời là chủbiên học san Hồng lâu mộng đã dành cho “tuyệt thếkỳthư” này lời nhận xét đầy trân trọng: “Hồng lâu mộng là một thiên ly tao không vần. TừkhiHồng lâu mộng ra đời, tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc không còn xuất hiện tác phẩm nào khác có thểvượt qua nó. Hồng lâu mộng là một tác phẩm thiên cổtuyệt bút, tiền bất kiến cổnhân, hậu bất kiến lai giả”[chuyển dẫn 69, tr.3]. Dịch giảMaria Carnoguska người Slôvakia hết lời ngợi ca tác phẩm: “Hồng lâu mộng là một bộtiểu thuyết thiên tài, là bản giao hưởng giữa thơvà văn xuôi, là một bộbách khoa toàn thưvĩ đại tập trung tất cảnền văn hóa quan trọng vốn có của Trung Quốc, nó là một quyển tiểu thuyết chứa đựng thếgiới quan và triết lý nhân sinh quan trọng – mà một tác phẩm văn học ởvịtrí “đại sư” nhưthếnày không có ở bất cứnơi nào trên thếgiới” [chuyển dẫn 69, tr.4]. Nhật Chiêu khẳng định: “Nghệthuật của Hồng lâu mộng trác tuyệt ởchỗnó tự nhiên nhưchính đời sống đến mức gần như“phi nghệthuật”. Hầu nhưkhông có dấu vết của công phu và nhân tạo. Vậy mà hễchạm vào nó là mê: Hồng mê”[13, tr. 175]. Những lời nhận xét đánh giá trên cho thấy Hồng lâu mộng đã vượt qua ranh giới quốc gia, thông qua dịch thuật lại vượt lên trên chủng loại ngôn ngữ, tiếp theo là vượt qua những khác biệt vềtập quán xã hội và mối quan hệgiữa người và người vốn được hình thành theo khu vực địa lý, lịch sử để được người đọc khắp nơi đón nhận. Thếnhưng, theo ChuNhữXương – nhà nghiên cứu Hồng lâu mộngthuộc thếhệ Tân hồng học thì: “Hồng lâu mộng không phải là một tác phẩm dễ đọc, dễhiểu” [chuyển dẫn 69, tr.332]. Đây tuyệt đối không phải là lời phát biểu khinh suất mà nhận định này xuất phát từkinh nghiệm thực tếcủa cả đời ông khi nghiên cứu Hồng lâu mộng. Theo nhận xét chủquan của người viết, Hồng lâu mộngkhó đọc không phải chỉ vì phạm vi phản ánh của tác phẩm quá rộng: “Hồng lâu mộng phản ánh kiến trúc thượng tầng từphong tục, tập quán, đạo đức, giáo dục, văn hóa, hội họa, y học, ẩm thực, phục trang cho đến các quan điểm triết học, tôn giáo, kinh học, sửhọc ”[60, tr.82] mà còn do đặc thù ngôn ngữvà tính dân tộc sâu sắc của tác phẩm. Nhưchúng ta đã biết “văn chương là nghệthuật dùng ngôn từlàm phương tiện biểu đạt”[27, tr.10]. Trong khi đó, ngôn ngữlại là kết tinh của văn minh nhân loại. Do đó, một tác phẩm viết bằng ngôn ngữdân tộc nào, tất nhiên nó sẽphản ánh truyền thống, văn hóa, cách sống, lối suy nghĩcủa dân tộc đó. Thông qua Hồng lâu mộng, Tào Tuyết Cần đã chứng tỏ được khảnăng khai thác tiềm năng ngôn ngữ, văn hóa của dân tộc mình.

pdf100 trang | Chia sẻ: vietpd | Lượt xem: 3089 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Lá số tiền định của kim lăng thập nhị kim thoa trong Hồng Lâu Mộng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH CHU CHIÊU LINH LÁ SỐ TIỀN ĐỊNH CỦA KIM LĂNG THẬP NHỊ KIM THOA TRONG HỒNG LÂU MỘNG Chuyên ngành: Văn học nước ngoài Mã số: 60 22 30 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS. TRẦN XUÂN ĐỀ Thành phố Hồ Chí Minh – 2007 LỜI CẢM ƠN  Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc PGS. TRẦN XUÂN ĐỀ, người trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn.  Tôi xin chân thành cảm ơn: - Các giáo sư đã giảng dạy, - Ban Giám hiệu, Phòng Khoa học Công nghệ Sau đại học, Ban Chủ nhiệm khoa Ngữ Văn Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, - Quý Thầy Cô khoa Trung Văn Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, - Ban Chủ nhiệm cùng quý Thầy Cô khoa Ngoại Ngữ Trường Đại học Tôn Đức Thắng, - Gia đình, bạn bè và đồng nghiệp Đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn này. CHU CHIÊU LINH TÀO TUYẾT CẦN (1715? – 1763?) CAO NGẠC (1738? – 1815?) MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Tào Tuyết Cần sáng tác Hồng lâu mộng không nhằm mục đích tạo dấu ấn riêng trên bức tường của sự lãng quên. Nhưng từ khi tác phẩm ra đời và chịu sự thử thách của thời gian, đến nay kiệt tác này đã chứng tỏ được mình là viên đá nặng nhất trong tòa lâu đài văn học của đất nước Trung Hoa chứ không phải là viên đá vô dụng không đủ tài vá trời phải nằm lăn lóc dưới chân núi Thanh Ngạnh. Cùng với thời gian, việc thưởng thức, đánh giá, tranh luận, viết tiếp cùng các hoạt động dịch thuật … đã khẳng định vị trí và giá trị của danh tác Hồng lâu mộng trên văn đàn thế giới. Phùng Kỳ Dung – nhà hồng học Trung Quốc, đồng thời là chủ biên học san Hồng lâu mộng đã dành cho “tuyệt thế kỳ thư” này lời nhận xét đầy trân trọng: “Hồng lâu mộng là một thiên ly tao không vần. Từ khi Hồng lâu mộng ra đời, tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc không còn xuất hiện tác phẩm nào khác có thể vượt qua nó. Hồng lâu mộng là một tác phẩm thiên cổ tuyệt bút, tiền bất kiến cổ nhân, hậu bất kiến lai giả” [chuyển dẫn 69, tr.3]. Dịch giả Maria Carnoguska người Slôvakia hết lời ngợi ca tác phẩm: “Hồng lâu mộng là một bộ tiểu thuyết thiên tài, là bản giao hưởng giữa thơ và văn xuôi, là một bộ bách khoa toàn thư vĩ đại tập trung tất cả nền văn hóa quan trọng vốn có của Trung Quốc, nó là một quyển tiểu thuyết chứa đựng thế giới quan và triết lý nhân sinh quan trọng – mà một tác phẩm văn học ở vị trí “đại sư” như thế này không có ở bất cứ nơi nào trên thế giới” [chuyển dẫn 69, tr.4]. Nhật Chiêu khẳng định: “Nghệ thuật của Hồng lâu mộng trác tuyệt ở chỗ nó tự nhiên như chính đời sống đến mức gần như “phi nghệ thuật”. Hầu như không có dấu vết của công phu và nhân tạo. Vậy mà hễ chạm vào nó là mê: Hồng mê” [13, tr. 175]. Những lời nhận xét đánh giá trên cho thấy Hồng lâu mộng đã vượt qua ranh giới quốc gia, thông qua dịch thuật lại vượt lên trên chủng loại ngôn ngữ, tiếp theo là vượt qua những khác biệt về tập quán xã hội và mối quan hệ giữa người và người vốn được hình thành theo khu vực địa lý, lịch sử để được người đọc khắp nơi đón nhận. Thế nhưng, theo Chu Nhữ Xương – nhà nghiên cứu Hồng lâu mộng thuộc thế hệ Tân hồng học thì: “Hồng lâu mộng không phải là một tác phẩm dễ đọc, dễ hiểu” [chuyển dẫn 69, tr.332]. Đây tuyệt đối không phải là lời phát biểu khinh suất mà nhận định này xuất phát từ kinh nghiệm thực tế của cả đời ông khi nghiên cứu Hồng lâu mộng. Theo nhận xét chủ quan của người viết, Hồng lâu mộng khó đọc không phải chỉ vì phạm vi phản ánh của tác phẩm quá rộng: “Hồng lâu mộng phản ánh kiến trúc thượng tầng từ phong tục, tập quán, đạo đức, giáo dục, văn hóa, hội họa, y học, ẩm thực, phục trang cho đến các quan điểm triết học, tôn giáo, kinh học, sử học …” [60, tr.82] mà còn do đặc thù ngôn ngữ và tính dân tộc sâu sắc của tác phẩm. Như chúng ta đã biết “văn chương là nghệ thuật dùng ngôn từ làm phương tiện biểu đạt” [27, tr.10]. Trong khi đó, ngôn ngữ lại là kết tinh của văn minh nhân loại. Do đó, một tác phẩm viết bằng ngôn ngữ dân tộc nào, tất nhiên nó sẽ phản ánh truyền thống, văn hóa, cách sống, lối suy nghĩ của dân tộc đó. Thông qua Hồng lâu mộng, Tào Tuyết Cần đã chứng tỏ được khả năng khai thác tiềm năng ngôn ngữ, văn hóa của dân tộc mình. Nhưng cũng chính những hạt nhân văn hóa đậm đặc trong tác phẩm đã làm hạn chế cái hay của bản dịch. Dịch giả – nhà Hán học người Anh David Hawkes phải thừa nhận trong lời tựa bản dịch tiếng Anh “The story of the stone”: “Nếu như tôi có thể truyền đạt lại phần nào cảm giác thỏa mãn của tôi về bộ tiểu thuyết Trung Hoa này cho độc giả thì thật sống không uổng kiếp này”[chuyển dẫn 69, tr.298]. Lời tâm sự chân thành trên cho thấy dịch Hồng lâu mộng là một công việc đầy khó khăn. Liên hệ đến bản dịch Hồng lâu mộng ở Việt Nam, chúng tôi nhận thấy: Tuy Việt Nam và Trung Quốc có nhiều điểm tương đồng về văn hóa, ngôn ngữ, văn tự … nhưng từ khi Latinh hóa tiếng Việt thành công, chữ Quốc ngữ ra đời thay thế chữ Hán, chữ Nôm và việc dùng chữ Quốc ngữ để ghi lại tiếng Việt theo nguyên tắc ghi âm, đã ghi lại một cách chính xác, đơn giản, thuận tiện, kinh tế hơn chữ Nôm. Nhưng cũng chính những thuận lợi này đã khiến cho thế hệ trẻ ngày nay gặp không ít khó khăn khi tìm hiểu văn học cổ nước nhà, càng khó khăn hơn khi tiếp xúc với văn học Trung Quốc nói chung và Hồng lâu mộng nói riêng. Mặt khác, Trung Hoa là một đất nước không chỉ nổi tiếng về nền văn hóa lâu đời, phong phú mà nền văn hóa ấy còn hấp dẫn các dân tộc khác ở tính chất thần bí sâu đậm của nó. Những câu chuyện về ẩn sĩ tiên nhân, kỳ môn độn giáp, tiên tri cấm kỵ, xem tướng đoán chữ … luôn là một mạch ngầm tuôn chảy suốt hàng ngàn năm trong đời sống tư tưởng người dân Trung Quốc. Hấp thu tinh hoa văn hóa truyền thống và chịu sự ảnh hưởng của những tác phẩm ra đời trước, Tào Tuyết Cần đã dệt nên chiếc áo mang màu sắc thần bí để khoác lên kiệt tác Hồng lâu mộng. Nếu khéo léo kéo nó xuống, chúng ta dễ dàng nhận ra: “Tào Tuyết Cần không phải là người mê tín và Hồng lâu mộng là một tác phẩm rất hiện thực” [65, tr.48]. Chính vì những lí do trên, cùng với việc xuất phát từ góc độ người đọc Hồng lâu mộng thông qua bản dịch, chúng tôi hiểu được những khó khăn mà độc giả Việt Nam gặp phải khi thưởng thức danh tác này. Vì thế, chọn đề tài “Lá số tiền định của Kim Lăng thập nhị kim thoa trong Hồng lâu mộng”, chúng tôi mong muốn góp phần nhỏ vào quá trình “giải mã” tác phẩm, nhằm giúp người đọc có thể cảm nhận Hồng lâu mộng một cách thấu đáo hơn. Đồng thời, người viết cũng mong muốn thông qua việc tìm hiểu “tuyệt thế kỳ thư” này để khơi dậy nhiệt tình của bản thân trong việc nghiên cứu rộng hơn và sâu hơn những bộ tiểu thuyết cổ điển Trung Hoa. 2. Lịch sử vấn đề. Có những tác phẩm văn học thiên tài, kết tinh văn hóa tinh thần của một đất nước, phô bày vẻ đẹp của một thứ tiếng, biểu hiện tài hoa của một dân tộc. Chúng chẳng những trở thành niềm đam mê tự hào của dân tộc đó mà còn là chiếc cầu nối đem lại bao nhiêu tình yêu và lòng kính trọng của các dân tộc khác. Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần là một tác phẩm như thế. Có lẽ vì thế mà trong khối lượng đồ sộ tiểu thuyết đời Thanh “Hồng lâu mộng được nghiên cứu đầy đủ nhất, tỉ mỉ nhất” [61, tr.35]. Thế nhưng, ý thức tư tưởng và ý thức xã hội phát triển đến đâu thì sự nghiên cứu và khám phá tác phẩm sẽ phát triển đến đó. Cho nên, từ khi ra đời đến nay, cuộc sống và ý nghĩa của Hồng lâu mộng luôn nằm trong thế khả năng, trong sự tiếp thu của người đọc từ môi trường này sang môi trường khác, từ thời đại này sang thời đại khác. Chính điều này đã góp phần gợi mở và làm phong phú thêm cho bản thân tác phẩm. Mặt khác, người đọc yêu mến Hồng lâu mộng không ngừng gia tăng khiến cho những công trình nghiên cứu Hồng lâu mộng càng trở nên đồ sộ, phong phú, đa dạng và kỹ lưỡng. Vì thế, chúng tôi khó lòng bao quát hết tài liệu đã được công bố. Do đó, chúng tôi không đặt cho mình nhiệm vụ khảo sát hết các công trình nghiên cứu về Hồng lâu mộng mà chỉ tổng thuật những vấn đề có liên quan đến đề tài. Lịch sử nghiên cứu, phê bình Hồng lâu mộng bắt đầu ngay từ khi tác phẩm còn dang dở. Trong quyển “Chi Nghiễn Trai Hồng lâu mộng tập bình”, nhà Hồng học Du Bình Bá đã thu thập được khoảng ba ngàn lời bình. Sau Chi Nghiễn Trai, hoạt động nghiên cứu Hồng lâu mộng ngày càng sôi nổi hình thành nên ngành nghiên cứu gọi là Hồng học. Lịch sử Trung Quốc trải qua mấy nghìn năm nhưng bất cứ cái gì từ khởi thủy đến giờ đều có thể truy tầm được. Lịch sử nghiên cứu Hồng lâu mộng cũng liên tục như thế nên chúng ta có thể tìm về và dõi theo từng chặng đường phát triển của quá trình nghiên cứu Hồng lâu mộng của các học giả Trung Quốc. Sau phái điểm bình Hồng lâu mộng mà đại diện là Chi Nghiễn Trai thì đến nhóm Cựu Hồng học, tiêu biểu là phái “Sách ẩn”, đại diện là Vương Mộng Nguyễn, Thẩm Bình Am với “Hồng lâu mộng sách ẩn”, Thái Nguyên Bồi với “Thạch đầu ký sách ẩn”. Những nhà Hồng học này cho rằng Hồng lâu mộng viết về người thật, việc thật trong lịch sử nên chỉ cần tìm tòi, khảo chứng được câu chuyện là có thể hiểu được ý nghĩa thực sự của tác phẩm. Trong quyển “Sơ lược lịch sử tiểu thuyết Trung Quốc”, Lỗ Tấn đã thống kê có tất cả là ba thuyết được lưu truyền rộng rãi: Thuyết gia sự của Nạp Lan, Thành Đức; thuyết cố sự giữa vua Thanh Thế Tổ và bà Đổng Ngạc Phi; thuyết tình hình chính trị đời Khang Hy [54, tr.309-310]. Chính vì mỗi nhà nghiên cứu đưa ra một nguyên mẫu khác nhau nên không chỉ tạo nên sự khiên cưỡng, phụ họa mà còn cho thấy sự mâu thuẫn giữa các thuyết trên. Đồng thời, thực tiễn cũng không thừa nhận những tìm tòi, suy đoán vô căn cứ của họ. Trào lưu nghiên cứu Hồng lâu mộng sau cuộc vận động Ngũ Tứ đến năm 1954, Hồ Thích với “Hồng lâu mộng khảo chứng”, Du Bình Bá với “Hồng lâu mộng biện” là những đại diện tiêu biểu cho nhóm Tân hồng học. Tân hồng học ra đời khi chủ nghĩa lịch sử xuyên thấm vào mọi ngành khoa học. Trong thời kỳ này thịnh hành quan niệm tác phẩm văn học dùng để ký thác tâm sự, do đó người ta luôn cố tìm hiểu mối quan hệ giữa nhà văn và tác phẩm. Xuất phát từ góc độ này, phái Tân hồng học đã phê phán cách nghiên cứu của phái “Sách ẩn”, cho đó là phương pháp duy tâm tư sản, họ chủ trương tìm hiểu tác phẩm thông qua thân thế và cuộc đời riêng của tác giả. Bằng phương pháp khảo chứng họ rút ra kết luận Hồng lâu mộng chính là tự truyện của Tào Tuyết Cần, nhà họ Giả chính là nhà họ Tào, Giả Bảo Ngọc chính là Tào Tuyết Cần. Vào thời điểm ấy, cách nghiên cứu trên là tự nhiên và hợp lý. Tuy vậy, phương pháp này chỉ mới thấy được cái trực tiếp ngẫu nhiên mà chưa thấy được cái gián tiếp tất yếu có ý nghĩa quyết định đến chân giá trị của tác phẩm. Vì vậy, phái Tân hồng học khó đi đến những kết luận mang tính khoa học và không thấy được sự ảnh hưởng của thời đại, của cuộc sống đối với sự hình thành tác phẩm. Thế nhưng, những khảo chứng của phái Tân hồng học cũng đã đóng góp rất nhiều cho việc tìm hiểu thân thế Tào Tuyết Cần và khẳng định tính hiện thực của tác phẩm. Những hạn chế của Cựu và Tân hồng học là do chịu ảnh hưởng của truyền thống kinh học Nho gia. Đứng trước một tác phẩm văn học ưu tú, người ta thích tìm những vi ngôn đại ngữ nằm ngoài tác phẩm chứ không chịu thừa nhận một tác phẩm văn học dựa vào đời sống hằng ngày để viết ra nhưng bản thân nó lại bao hàm những giá trị bất hủ. Vào những năm 20 của thế kỷ XX, dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác, việc nghiên cứu Hồng lâu mộng đã có những thành tựu đáng kể. Nổi bật là Thái Ngu, Vương Côn Luân với bài viết phân tích trực tiếp về hình tượng nhân vật Lâm Đại Ngọc, Tiết Bảo Thoa, Vương Hy Phượng, những bài viết trên cho thấy họ đã thâm nhập vào tác phẩm và xem nhân vật là sáng tạo văn học của nhà văn. Thái Ngu chỉ ra rằng “Bi kịch của Lâm Đại Ngọc là do mâu thuẫn giữa tính cách và thời đại” [chuyển dẫn 68, tr.50]. Kết luận trên cho thấy Thái Ngu là người đọc đầu tiên thấu hiểu hình tượng nhân vật Lâm Đại Ngọc. Quan điểm này của ông được nhiều nhà nghiên cứu sau này kế thừa. Còn Vương Côn Luân thì dùng một câu để khái quát sức hấp dẫn của hình tượng nhân vật Vương Hy Phượng: “Hận Phượng Thư, mắng Phượng Thư, không thấy Phượng Thư lại nhớ Phượng Thư” [chuyển dẫn 74, tr.41], và bài viết của ông về nhân vật Vương Hy Phượng đến nay vẫn còn giá trị tham khảo. Năm 1954, Lý Hy Phàm cho đăng bài “Lâm Đại Ngọc và Tiết Bảo Thoa – hai điển hình đối lập trong Hồng lâu mộng” trên tạp chí Tân quan sát kỳ 23 nhằm phản bác quan điểm “Thoa – Đại hợp nhất” của Du Bình Bá, bài viết nêu: “Lâm Đại Ngọc và Tiết Bảo Thoa là hai tính cách hoàn toàn đối lập nhau, thể hiện hai lực lượng xã hội khác nhau, Lâm Đại Ngọc là kẻ phản nghịch trong xã hội phong kiến, theo đuổi lý tưởng sống cao đẹp, yêu cầu được tự do phát triển cá tính do đó tạo nên mâu thuẫn với thế lực phong kiến, cuối cùng dẫn đến bi kịch. Còn Tiết Bảo Thoa là kẻ kiên quyết bảo vệ chế độ phong kiến, có đầy đủ “đức” “tài” như yêu cầu của lễ giáo phong kiến” [chuyển dẫn 68, tr.50]. Đây là những bài viết đầu tiên đánh dấu bước tiến mới trong việc nghiên cứu Hồng lâu mộng. Năm 2000, giới văn học Trung Quốc đã có một hoạt động lớn kỷ niệm 100 ra đời nền văn học mới Trung Quốc (tính từ Lỗ Tấn) và 100 năm dịch thuật văn học Phương Tây tại Trung Quốc, bên cạnh những vấn đề hiện đại đó, có hoạt động đánh giá lại Hồng học (theo [29]). Hai thập niên cuối thế kỷ XX, giới nghiên cứu phê bình văn học Trung Quốc trên cơ sở “phản tư”, họ nhận thấy lý luận văn học lạc hậu so với sáng tác văn học, vì thế họ ra sức giới thiệu thành tựu của lý luận và phương pháp nghiên cứu văn học Âu Mỹ cho giới nghiên cứu trong nước. Từ đó việc vận dụng phương pháp mới, khám phá tác phẩm dưới góc độ văn hóa, mỹ học, triết học, tâm lý học, chủ nghĩa nữ quyền, chủ nghĩa hình thức, chủ nghĩa cấu trúc, phê bình mới, hiện tượng học, giải thích học … đạt nhiều thành tựu đáng kể. Những phương pháp nghiên cứu này cũng được vận dụng để nghiên cứu Hồng lâu mộng và đã mở ra nhiều cánh cửa, nhiều góc độ để người đọc khám phá ra nhiều điều mới mẻ từ bản thân tác phẩm. Trương Thụy Nga và Trần Đức Dụng trong bài “Do nữ tính chủ nghĩa khán “Hồng lâu mộng” phán từ đích Anh dịch”[76] cho rằng Hồng lâu mộng được Tào Tuyết Cần sáng tác trên lập trường, tiêu chuẩn nữ tính. Xuất phát từ quan điểm cơ bản của chủ nghĩa nữ tính là sự bình đẳng giới. Nhưng trong xã hội đương thời, sự phân biệt giới tính, phân biệt đối xử đã dẫn đến sự bất bình đẳng giữa hai giới. Nhận thức được sự bất bình đẳng đó, Tào Tuyết Cần lên tiếng ca ngợi và bênh vực nữ giới. Dưới góc độ văn hóa Trương Diễm Bình trong bài “Thí luận Lão Trang tư tưởng đối “Hồng lâu mộng” đích ảnh hưởng” cho rằng văn học cổ đại Trung Quốc chịu ảnh hưởng sâu sắc tư tưởng Lão Trang và Hồng lâu mộng cũng nằm trong khuynh hướng đó. “Bất luận là chủ đề bài “Hảo liễu ca” hay hình tượng nhân vật chính Giả Bảo Ngọc đều chịu ảnh hưởng sâu sắc triết học nhân sinh Lão Tử. Đồng thời quan niệm về sống chết và những mối quan hệ trong luật quy luật phát triển của sự vật cũng ảnh hưởng sâu sắc đến Hồng lâu mộng” [77, tr.87]. Xuất phát từ cội nguồn văn hóa Trung Quốc, yếu tố văn hóa âm dương truyền thống Trung Quốc, Vương Phú Bằng phân tích sự chuyển hóa trong đặc trưng tính cách của Giả Bảo Ngọc và cho đây là nhân vật có đặc trưng “song tính hóa tính cách”. Tác giả kết luận, “Tào Tuyết Cần tôn sùng văn hóa nữ tính và phê phán văn hóa nam tính, đó chính là nguyên nhân, là động cơ tư tưởng trực tiếp để sáng tạo nên hình tượng nhân vật này”[72, tr.45]. Nhiều nhà nghiên cứu tiếp tục nghiên cứu tính bi kịch Hồng lâu mộng nhưng dưới góc độ văn hóa như: “Hồng lâu mộng Trung Quốc cổ đại nữ tính chỉnh thể nhân cách bi cục đích tổng kết” [71]; “Cổ đại tiểu thuyết Trung Quốc phụ nữ mệnh vận đích văn hóa thấu thị”[73]; “Hồng lâu mộng nữ tính quan dữ Minh Thanh nữ tính văn hóa” [74]… Những bài viết trên đã đưa ra những gợi ý đáng quý cho đề tài của chúng tôi. Ở Việt Nam, những công trình nghiên cứu Hồng lâu mộng của Trung Quốc được người đọc biết đến ban đầu chỉ là một bộ phận trong Văn học sử, như: “Sơ lược lịch sử tiểu thuyết Trung Quốc” của Lỗ Tấn, “Lịch sử văn học Trung Quốc” của nhóm tác giả Dư Quan Anh, Tiền Chung Thư, Phạm Ninh, “Trung Quốc văn học sử” của Chương Bồi Hoàn, Lạc Ngọc Minh, “Tiểu thuyết sử thoại Trung Quốc” của Trương Quốc Phong, Thái Trọng Lai … Năm 2002, Nguyễn Phố cho ra mắt bạn đọc bản dịch “Mạn đàm về Hồng lâu mộng” của Trương Khánh Thiện và Lưu Vĩnh Lương. Có thể xem đây là bản dịch đầu tiên công trình nghiên cứu riêng về Hồng lâu mộng ở Việt Nam. “Mạn đàm về Hồng lâu mộng” đã đưa ra những lời bình luận khá sắc sảo và độc đáo xung quanh thủ pháp nghệ thuật của Tào Tuyết Cần về việc miêu tả, khắc họa tính cách nhân vật. Thập nhị kim thoa được tác giả phân tích dưới nhiều góc độ như: “Lâm Đại Ngọc nghe hát” cho ta thấy được ở “Đại Ngọc kết tụ những đặc trưng có sức hấp dẫn của nền văn hóa Trung Quốc” [56, tr.57], Tiết Bảo Thoa luận về thơ và họa thể hiện “tư tưởng thẩm mỹ và chủ trương nghệ thuật của Tào Tuyết Cần”[56, tr.73]. Tích Xuân và Diệu Ngọc trong bài “Tâm hướng hồng trần và tâm hướng Phật môn” được phân tích dưới cái nhìn so sánh sắc sảo. “Một phương diện khác trong tính cách Lí Hoàn” cho thấy “Tào Tuyết Cần cũng đã miêu tả tính cách của nàng có những khía cạnh khác biệt, khiến cho hình tượng nhân vật này càng phong phú, càng phức tạp, càng hàm súc” [56, tr.143]. Một năm, trước khi Hồng lâu mộng được xuất bản, Nguyễn Đức Vân cho đăng bài: “Giá trị bộ tiểu thuyết Hồng lâu mộng” trên tạp chí văn học số 3 năm 1962. Mục đích của bài viết như tác giả nói là: “Giới thiệu nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật của bộ kiệt tác ấy, căn cứ theo công trình của các nhà nghiên cứu Hồng lâu mộng ở Trung Quốc” [65, tr.46]. Bài viết đi theo hướng đề cao chủ nghĩa hiện thực, tính nhân dân của tác phẩm. Trong đó có một mục riêng về nghệ thuật nhưng còn rất sơ lược. Bẵng đi một thời gian khá lâu, gần đây chúng ta mới được đọc những bài nghiên cứu về Hồng lâu mộng trên các tạp chí như: “Hồng lâu mộng và Chu Dịch” [3]; “Nghệ thuật xây dựng nhân vật chính diện trong Hồng lâu mộng”[4]; “Nhóm nhân vật điển hình trong tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc” [5]; “Thể nghiệm mộng ảo của các tác gia cổ đại Trung Quốc”[6]. Trong bài viết này, Trần Lê Bảo nhận định: “ Trong taùc phaåm Hoàng laâu moäng, taùc giaû ñaõ duøng moäng aûo laøm cô sôû soi chieáu cuoäc soáng, ñem laïi toaøn boä noäi dung bieåu hieän ñaët vaøo khuoân vieân cuûa moäng. Möôïn hieän thöïc cuoäc soáng ñan ñaày bi kòch ñeå daãn ñeán phaûn tö saâu saéc vaø phuû ñònh trieät ñeå hieän thöïc” [6, tr.65]; “Một quan niệm nghệ thuật về con người trong Hồng lâu mộng của Tào Tuyết Cần” (2004) của Nguyễn Thị Diệu Linh; “Việc nghiên cứu ảnh hưởng Phật giáo và Đạo giáo trong mấy bộ tiểu thuyết tiêu biểu của Trung Quốc” [14] của Phạm Tú Châu. Đây là những hướng nghiên cứu mới, có chiều sâu, đem đến cho người đọc nhiều kiến giải mới mẻ, thú vị và hấp dẫn. Theo sự quan sát của chúng tôi, hiện nay ở Việt Nam chưa có công trình in thành sách nào nghiên cứu riêng về Hồng lâu mộng. Hồng lâu mộng chủ yếu được đề cập đến trong các công trình nghiên cứu chung về tiểu thuyết cổ điển Trung Hoa. Tiêu biểu như: “Tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc”[19] của tác giả Trần Xuân Đề; “Để hiểu tám bộ tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc”[56] của Lương Duy Thứ; “Lịch sử văn học Trung Quốc”[46] của Nguyễn Khắc Phi … Các công trình trên thường đặt Hồng lâu mộng vào hệ thống chung của tiểu thuyết Minh – Thanh để vạch ra những nét đặc sắc cơ bản về nội dung cũng như nghệ thuật, đồng thời đánh giá cao tính hiện thực của Hồng lâu mộng. Đây là những định hướng tốt cho chúng tôi trong việc thực hiện đề tài. Ngoài ra, còn có thể kể đến một số luận văn thạc sĩ, luận văn tốt nghiệp chọn Hồng lâu