Luận văn Làng dệt Mã Châu - Xưa và nay

Người Việt từ xưa (và cho đến nay) đa phần là nông dân. Môi trường sống của họ là Nông thôn - Nông nghiệp - Xóm làng. Phổ xã hội Việt Nam truyền thống là Gia đình - Họ hàng - Làng nước. Trong tiến trình lịch sử dân tộc, làng xã có một vai trò hết sức to lớn. Nó là tế bào sống của xã hội Việt Nam, là môi trường sinh tụ và hoạt động của nông dân Việt Nam. Mỗi bước thăng trầm của dân tộc thường để lại những dấu ấn đậm nét trong đời sống làng xã. Làng nghề truyền thống là nguồn tài sản quý giá của đất nước cần được bảo tồn và phát triển. Tài sản đó không chỉ mang ý nghĩa kinh tế - xã hội mà còn thể hiện nền văn hoá, văn minh độc đáo của dân tộc Việt Nam. "Những làng nghề ấy ít nhiều đã nổi danh từ lâu (có một quá khứ trăm ngàn năm) "dân biết mặt, nước biết tên", tên làng đã đi vào lịch sử, vào ca dao tục ngữ. trở thành di sản văn hoá dân gian"[36.372]. Sau một thời gian mai một, hiện nay làng nghề đã và đang được quan tâm phát triển. Sự đổi mới cơ chế quản lý cũ sang cơ chế thị trường với sự điều tiết của nhà nước từ Đại hội VI (năm 1986) đã tạo ra bước ngoặt quan trọng, thúc đẩy sự phát triển sản xuất nói chung và các ngành nghề truyền thống nói riêng. Sự phát triển của làng nghề, đặc biệt là những ngành nghề mới trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH-HĐH) nông thôn là một xu hướng tất yếu khách quan. Nhưng hiện nay vẫn còn không ít các làng nghề chưa phục hồi được sản xuất, nhiều nghề bị mai một, đội ngũ nghệ nhân ngày càng suy giảm. Các làng nghề cũng đang đứng trước những khó khăn thách thức như là thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn vốn, trang thiết bị công nghệ.[2.235]. Vì vậy vấn đề đặt ra là phải tìm hiểu các làng nghề truyền thống, phải có một cái nhìn toàn thể về nó. Từ đó mới có thể hoạch định những phương hướng, cách thức bảo tồn và phát triển làng nghề trong giai đoạn hiện nay.

docx69 trang | Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1350 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Làng dệt Mã Châu - Xưa và nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LỜI MỞ ĐẦU Là một sinh viên năm thứ tư, đã được trang bị tương đối đầy đủ kiến thức của chuyên ngành Lịch sử Văn hoá, tôi phải hoàn thành luận văn tốt nghiệp và cũng là bước đầu làm quen với công việc nghiên cứu. Tôi có may mắn là được người hướng dẫn Luận văn tốt nghiệp của tôi - TS Lâm Mỹ Dung gợi ý và tạo mọi điều kiện cho tôi vào Duy Xuyên - Quảng Nam để tìm hiểu về đời sống văn hoá của một làng nghề truyền thống ở đây. Lần đầu tiên đặt chân đến miền Trung và với mục đích tìm hiểu về đời sống văn hoá của một làng nghề, do kiến thức cá nhân còn ít ỏi và điều kiện thời gian thực tế hạn hẹp, nên dù đã có được sự chỉ bảo, hướng dẫn, góp ý tận tình của thầy cô và bạn bè trong quá trình tìm kiếm tư liệu và cũng như khi hoàn thành luận văn nhưng luận văn vẫn còn nhiều hạn chế, thiếu sót. Tôi rất mong có sự chỉ dẫn, góp ý thêm. Để hoàn thành được luận văn này, tôi xin cảm ơn các thầy cô của Bộ môn Lịch sử Văn hoá và Khoa Lịch Sử, trường ĐH KHXH&NV HN - nơi tôi đã và đang học tập; cảm ơn Phòng Văn hoá huyện Duy Xuyên, đặc biệt là chú Dương Đức Quí và chị Nguyễn Thị Tuyết; cảm ơn thầy Nguyễn Chiều đã góp ý và cung cấp tư liệu cho tôi; cảm ơn Ban dân chính, các cụ phụ lão và bà con thôn Châu Hiệp đã giúp đỡ tôi rất nhiều trong thời gian tôi thực tập ở đây. Cuối cùng, tôi muốn bày tỏ lòng biết ơn của tôi với TS Lâm Mỹ Dung - giáo viên hướng dẫn của tôi - người đã dẫn dắt và chỉ bảo cho tôi không chỉ trong quá trình làm luận văn tốt nghiệp này. 1. Mục đích nghiên cứu Người Việt từ xưa (và cho đến nay) đa phần là nông dân. Môi trường sống của họ là Nông thôn - Nông nghiệp - Xóm làng. Phổ xã hội Việt Nam truyền thống là Gia đình - Họ hàng - Làng nước. Trong tiến trình lịch sử dân tộc, làng xã có một vai trò hết sức to lớn. Nó là tế bào sống của xã hội Việt Nam, là môi trường sinh tụ và hoạt động của nông dân Việt Nam. Mỗi bước thăng trầm của dân tộc thường để lại những dấu ấn đậm nét trong đời sống làng xã. Làng nghề truyền thống là nguồn tài sản quý giá của đất nước cần được bảo tồn và phát triển. Tài sản đó không chỉ mang ý nghĩa kinh tế - xã hội mà còn thể hiện nền văn hoá, văn minh độc đáo của dân tộc Việt Nam. "Những làng nghề ấy ít nhiều đã nổi danh từ lâu (có một quá khứ trăm ngàn năm) "dân biết mặt, nước biết tên", tên làng đã đi vào lịch sử, vào ca dao tục ngữ... trở thành di sản văn hoá dân gian"[36.372]. Sau một thời gian mai một, hiện nay làng nghề đã và đang được quan tâm phát triển. Sự đổi mới cơ chế quản lý cũ sang cơ chế thị trường với sự điều tiết của nhà nước từ Đại hội VI (năm 1986) đã tạo ra bước ngoặt quan trọng, thúc đẩy sự phát triển sản xuất nói chung và các ngành nghề truyền thống nói riêng. Sự phát triển của làng nghề, đặc biệt là những ngành nghề mới trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH-HĐH) nông thôn là một xu hướng tất yếu khách quan. Nhưng hiện nay vẫn còn không ít các làng nghề chưa phục hồi được sản xuất, nhiều nghề bị mai một, đội ngũ nghệ nhân ngày càng suy giảm. Các làng nghề cũng đang đứng trước những khó khăn thách thức như là thị trường tiêu thụ sản phẩm, nguồn vốn, trang thiết bị công nghệ...[2.235]. Vì vậy vấn đề đặt ra là phải tìm hiểu các làng nghề truyền thống, phải có một cái nhìn toàn thể về nó. Từ đó mới có thể hoạch định những phương hướng, cách thức bảo tồn và phát triển làng nghề trong giai đoạn hiện nay. Bảo tồn làng nghề truyền thống cũng chính là bảo tồn các giá trị văn hoá dân tộc. Muốn bảo tồn và phát triển các làng nghề thì trước hết, chúng ta phải tìm hiểu những yếu tố văn hoá truyền thống của làng nghề. Bởi "văn hoá" được coi "là nền tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội" như Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 BCHTƯ Đảng (Khoá VII) đã đề ra. Những yếu tố truyền thống đó kết hợp với những yếu tố hiện đại như thế nào và vai trò của nó trong sự phát triển của làng nghề? Như vậy mới có thể bảo tồn và phát triển làng nghề truyền thống trong quá trình CNH-HĐH một cách có hiệu quả. Đây cũng chính là mục đích của luận văn tốt nghiệp "Làng dệt Mã Châu - xưa và nay". Khi đặt Xưa (truyền thống - theo cách hiểu thông thường là những giá trị văn hoá từ xưa để lại) và Nay (hiện đại), tôi không có ý định so sánh, mà dựa trên tinh thần "ôn cố tri tân" (tìm cũ để biết mới). Bởi chỉ có hiểu biết sâu sắc về làng nghề và những yếu tố văn hoá truyền thống của làng nghề thì khi gia nhập vào công cuộc CNH-HĐH chúng ta mới có thể phát huy tốt vai trò của làng nghề mà không làm mất đi những giá trị văn hoá riêng đặc sắc của nó. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Làng xã là đối tượng nghiên cứu của Khoa học Lịch sử và nhiều ngành khoa học khác với diện nghiên cứu đa dạng và phong phú. Đến nay việc nghiên cứu đã đạt được nhiều kết quả. Các công trình nghiên cứu chung hoặc mang tính chất chuyên khảo về làng nghề cũng đã được nhiều người công bố. Làng dệt Mã Châu và làng xã vùng Duy Xuyên- Quảng Nam nói chung, vì nhiều lý do, việc nghiên cứu mới có những kết quả chung có tính chất khái quát, ít có những công trình nghiên cứu chuyên sâu. Và về làng nghề Mã Châu chỉ có một số bài viết chung, gián tiếp đề cập đến. - Bài viết: Câu ca làng nghề của Văn Thành Lê đăng trên tạp chí Văn hoá Quảng Nam số 18 tháng 12.1999. Trên cơ sở tìm hiểu nghề dệt ở Duy Xuyên, ông nói đến ảnh hưởng của nghề dệt với đời sống cư dân ở đây. - Bài báo: Duy Xuyên ngày mai xanh lại những biền dâu? của Hoàng Thơ trên báo Quảng Nam chủ nhật ngày 9.3.2003. Từ những số liệu của nghề dâu tằm ở Duy Xuyên trong những năm gần đây, tác giả khẳng định khả năng phát triển của nghề dệt ở vùng này. - Bài viết: Ông Cửu Diễn - người du nhập kỹ thuật dệt mới vào Duy Xuyên (tư liệu của chị Nguyễn Thị Tuyết - Phòng Văn hoá huyện Duy Xuyên) nói về sự cải tiến kỹ thuật dệt ở Duy Xuyên hồi đầu thế kỷ XX. 3. Các nguồn tư liệu Để hoàn thành luận văn, tôi đã sử dụng những nguồn tư liệu sau: 3.1. Tư liệu chữ viết 3.1.1. Thư tịch cổ gồm có: - Thuỷ kinh chú [9] - Đại Việt sử ký toàn thư [3] - Phủ biên tạp lục [8] - Đại Nam nhất thống chí [19] - Đồng Khánh địa dư chí [5] 3.1.2. Tư liệu chữ viết sưu tầm tại địa phương gồm có: - Quy ước văn hoá thôn Châu Hiệp [20] - Dự thảo tộc ước làng mã Châu [1] - Tóm tắt lược sử các chư phái tộc làng Mã Châu [32] - Gia phả họ Phạm thôn Mã Châu Thượng (chữ Hán) - Gia phả họ Trịnh thôn Mã Châu Đông (cả phần chữ Hán và bản dịch) 3.2.Tư liệu điền dã Trong điều kiện làng nghề Mã Châu mới chỉ có những bài nghiên cứu chung, mang tính chất nền tảng bước đầu, chưa có sự đi sâu, tìm hiểu toàn diện thì tư liệu điền dã là một nguồn tư liệu quan trọng giúp tôi thu thập thông tin để phục vụ cho luận văn. Phương pháp điền dã được sử dụng để lấy những loại thông tin: - Nghề dệt truyền thống (với những công đoạn trông dâu, nuôi tằm, ươm tơ, dệt lụa). - Phong tục tập quán và sinh hoạt văn hoá của cư dân làng Mã Châu. - Các hoạt động trao đổi, buôn bán... Trong đó nguồn tư liệu hồi cố của các cụ già trong làng là một nguồn tư liệu vô cùng quý báu vì luận văn chủ yếu nghiêng về khía cạnh văn hoá của làng. 4. Phương pháp nghiên cứu Những phương pháp nghiên cứu đã được tôi sử dụng để hoàn thành luận văn gồm: Phương pháp điền dã dân tộc học và phương pháp phỏng vấn được sử dụng trong thời gian khảo sát và sưu tầm tư liệu tại địa phương. Đây là những phương pháp chủ yếu được tôi sử dụng để thu thập tư liệu phục vụ cho luận văn. Dựa trên những nguồn tư liệu thu thập được tôi đã sử dụng phương pháp so sánh, phân tích và tổng hợp tư liệu. Từ đó hệ thống hoá những tư liệu đã thu thập được để đưa vào hoàn thành luận văn. Phương pháp tiếp cận liên ngành là phương pháp quan trọng được tôi sử dụng từ khi khảo sát điền dã lấy tư liệu cho tới khi hoàn thành luận văn. Bởi văn hoá làng là "một phức thể thống nhất trong đa dạng"[36.25] cần được tiếp cận và nghiên cứu từ nhiều hướng. 5. Bố cục luận văn Luận văn gồm có ba phần: Phần mở đầu (6 trang); Phần nội dung (52 trang) và phần kết luận (3 trang). Nội dung của luận văn được chia làm 3 chương: - Chương 1: Khái quát về điều kiện tự nhiên-lịch sử, xã hội và con người. - Chương 2: Làng nghề truyền thống. - Chương 3: Đôi nét về tín ngưỡng, tôn giáo và phong tục tập quán của cư dân Mã Châu. Ngoài ra luận văn còn có phần tài liệu tham khảo, sách dẫn và phụ lục gồm 20 trang. Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN-LỊCH SỬ, XÃ HỘI VÀ CON NGƯỜI 1.1. Điều kiện tự nhiên Làng Mã Châu (theo tên địa giới hành chính là thôn Châu Hiệp) thuộc thị trấn Nam Phước, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, nằm cách thành phố Đà Nẵng 30 km đi theo Quốc lộ 1A, đoạn từ Đà Nẵng đi Tam kỳ - Quảng Nam. Vị trí địa lý của làng Mã Châu, phía Tây tiếp giáp sông Cầu Chìm (một đoạn của sông Bà Rén, vì ở đoạn sông này có cây cầu Chìm bắc qua sông nên gọi như vậy), bên kia sông là Ngũ xã Trà Kiệu. Phía Đông - Nam giáp làng Mậu Hoà cũng cách nhau ở nhánh thượng lưu sông Bà Rén. Phía Bắc tiếp giáp với làng Trung Lương (thôn Xuyên Tây 1) lấy đường gianh giới là con đường tỉnh lộ 610 (chạy từ Bàn Thạch đến Mỹ Sơn). Mã Châu nằm ở phía đỉnh tam giác đồng bằng châu thổ Duy Xuyên, nơi chia dòng giữa hai con sông Thu Bồn và Bà Rén. Làng Mã Châu có tổng diện tích đất tự nhiên là 126 ha, trong đó diện tích đất nông nghiệp là 46 ha, diện tích đất thổ cư là 43 ha, phần còn lại là diện tích ao hồ, sông suối và đất bồi ở ven sông. Với 560 hộ, dân số là 2692 người. Quảng Nam là vùng đất có nhiều sông ngòi >1km/1km2 nhưng sông ngòi ở đây ngắn và dốc "từ nguồn suối núi rừng đến vịnh cửa sông đổ ra biển chỉ cách nhau khoảng 100 - 150 km đường chim bay. Nước sông thường trong xanh và như thế có nghĩa là ít phù sa và những đồng bằng do chúng tạo thành thì không lớn. Tuy nhiên so với Bình Trị Thiên Trung Trung bộ, ở đất Quảng đường cốt núi lùi vào trong hơn vì thế mà đồng bằng lại rộng ra, đồng thời còn phát triển sâu vào trong vùng đồi ngược theo các thung lũng sông nhỏ. Chính vì thế mà ở đất Quảng núi - đồi - đồng bằng dính liền với nhau khá chặt"[37.424]. Quảng Nam có hai nguồn sông lớn là sông Vu Gia và sông Thu Bồn gặp nhau tại vùng Giao Thuỷ (Đại Lộc) và đến Duy Xuyên thì chia thành hai nhánh cùng đổ ra cửa Đại là nhánh sông Thu Bồn ở phía Bắc và nhánh sông Bà Rén ở phía Nam nhỏ hơn. Sông Thu Bồn bắt nguồn từ núi Ngọc Linh (cao 2.859m), nằm giáp giữa huyện Trà My và Kon Tum, nơi có lượng mưa trung bình 4000 mm/năm [26.34]. Do vậy, sông Thu Bồn và Vu Gia là hai dòng sông lớn đã hợp lưu với nhau bồi đắp nên vùng đất đai trù phú Điện Bàn, Đại Lộc, Duy Xuyên... nhưng càng về phía Đông càng pha nhiều cát biển và phải chịu ảnh hưởng của thuỷ triều. Những vùng khác như đồng bằng sông Ly Ly, Tam Kỳ, đất pha nhiều cát và nghèo hơn đất vùng sông Thu Bồn, do sông nhỏ, nước lũ không lớn, phù sa không nhiều, không đủ nước tưới cho ruộng đồng về mùa hạn [37.418-431]. Nó đã được tổng kết trong câu thơ dân gian: Đất Quảng Nam chưa mưa đã thấm Do tính chất sông ngòi như vậy mà đất đai ở đây xưa kia phần lớn là đất khô cằn, nước tưới tiêu cho đồng ruộng hoàn toàn phụ thuộc vào "nước trời". Duy chỉ có vùng hạ lưu các sông, đặc biệt là hạ lưu sông Thu Bồn (vùng Duy Xuyên, Điện Bàn) nhờ phù sa hàng năm bồi đắp nên hai bên bờ sông tạo thành những đồng ruộng phì nhiêu thuận lợi cho việc canh tác, trồng trọt, nhất là trồng lúa, trồng dâu [22.202]. Huyện Duy Xuyên nằm dọc về phía bờ Nam sông Thu Bồn, địa hình trải dài từ núi ra biển, có bốn nhánh sông lớn là Vu Gia, Thu Bồn, Bà Rén và Trường Giang. Đất đai ở đây được thừa hưởng nguồn phù sa dồi dào từ thượng nguồn các nhánh sông Thu Bồn đổ về làm cho màu mỡ, dần dần đẩy lùi nước biển từ bãi cát Tây An, xã Duy Trung tạo thành những giải đất phì nhiêu kéo dài từ miếu Thành Hoàng Mã Châu cho đến Phụng Châu, Long Châu, Triều Châu... của xã Duy Phước, Duy Vinh ngày nay. Làng Mã Châu với địa thế ở đỉnh tam giác châu lại được bao quanh bởi sông Bà Rén nên hàng năm, sau mỗi mùa lũ đã nhận được một lượng phù sa đáng kể, rất thuận lợi cho sự phát triển nghề nông tang ở đây. Nói chung, địa hình ở Duy Xuyên đồi núi, sông hồ, đầm phá gắn kết với nhau khá chặt chẽ. Vùng đồng bằng sông Thu Bồn sông hồ lầy lội, đi ghe thuyền tiện hơn đi chân. Việc đặt tên các xứ đất ở Mã Châu: Đồng Rẫy, Lục Nhơn, Bàu Trước, Bàu Tự, Bàu Răm, Bàu Mạn, Bàu Tỉnh, Bàu Khế, Bàu Chùa, đất bồi xóm bãi (Thượng tự phù sa đồng canh xứ)... cũng đã phần nào nói nên điều này. Mã Châu trong bối cảnh Duy Xuyên - Quảng Nam nói chung thuộc đới khí hậu Á xích đạo, với lượng cân bằng bức xạ 95 kcal/cm2/năm (tổng nhiệt độ 9500(C). Đất Quảng Nam nằm trong gianh giới vĩ tuyến 14(B đến 16(B, không có mùa khô rõ rệt do tác dụng bức chắn của khối núi Bắc Kon Tum. Cũng vì vậy mà trong mùa gió Đông Bắc, Quảng Nam vẫn giữ được một lượng mưa đáng kể. Nhiệt độ trung bình các tháng đều >20(C nên ở Quảng Nam không có mùa Đông lạnh. Mùa mưa ở đây "lệch pha" so với hai đầu Nam Bắc, bắt đầu từ tháng 9, tháng 10, giảm dần về cuối năm và kết thúc vào tháng 1. Từ tháng 5 đến tháng 8, do ảnh hưởng của gió Lào làm khí hậu khô nóng. Đại Nam nhất thống chí, mục Quảng Nam tỉnh chép: "Khí trời nóng nực, nhiều lạnh ít mưa; chất đất phù bạc, nhiều khô hạn ít màu mỡ. Hết tháng chạp thì gió Đông nổi, tiết kinh chập thì mưa xuân phần; gió Nam mạnh về mùa Hạ, gió Bắc rét về mùa Đông; mùa Thu gió mát mà hay mưa lụt (các tháng 8, 9, 10 thường hay mưa lụt), mưa Đông hết lụt thì bãi sông bằng (mùa Đông sau khi mưa lụt thì bãi sông bằng phẳng tức là hết kỳ mưa lụt)... Thỉnh thoảng cũng có gió bão"[19.337]. Do ảnh hưởng của khí hậu Á xích đạo nên thành phần sinh vật mang nhiều đặc điểm Mã Lai, Iđônêsia... 1.2. Lịch sử hình thành và phát triển làng Mã Châu. Làng Mã Châu (mà theo tên hành chính là thôn Châu Hiệp, xã Duy An cũ hay thi trấn Nam Phước mới thành lập năm 1995) trong bối cảnh toàn vùng Duy Xuyên và mở rộng hơn là xứ Quảng - Quảng Nam là vùng đất có truyền thống lịch sử lâu đời. Nó đã được GS Trần Quốc Vượng khái quát: "Ở xứ Quảng - Quảng Nam - Việt Nam lại có sự xếp tầng (stratigraphi) xếp lớp văn hoá, quá trình lắng đọng - trầm tích (sédimentation) văn hoá qua diễn trình lịch sử kể từ dưới lên trên: 7 - Văn hoá Quảng Nam hiện đại. 6 - Văn hoá Kinh - Việt. 5 - Văn hoá Chămpa - Ấn. 4 - Văn hoá Sa Huỳnh - Đại Lộc. 3 - Văn hoá tiền Sa Huỳnh (Bàu Trám, Phúc Hoà). 2 - Văn hoá Bãi Ông (Cù Lao Chàm). 1 - Văn hoá Bàu Dũ hậu Hoà Bình (hay truyền thống Hoà Bình)... [22.35]. Năm 1981 di chỉ Khảo cổ học Bàu Dũ thuộc thời đại đá mới ở thôn Bút Đông, xã Tam Xuân, huyện (nay là thị xã) Tam Kỳ được phát hiện và khai quật. Bàu Dũ là một di chỉ cồn sò điệp, căn cứ vào cấu tạo tầng văn hoá, được xếp vào loại hình di tích đống rác bếp. Bàu Dũ có nhiều nét tương tự với văn hoá Hoà Bình ở miền Bắc (có niên đại 15000 đến 8-6000 năm cách ngày nay) bởi kỹ thuật chế tác và công cụ đá; và di tích văn hoá Quỳnh văn ở ven biển Nghệ An (đầu thời đại đá mới) ở hình thức mộ táng (huyệt tròn, trôn người bó gối trong đống vỏ sò điệp). Những hiện vật khai quật được ở Bàu Dũ cho biết nền kinh tế của cư dân Bàu Dũ là kinh tế săn bắt (bắn), hái lượm theo phổ rộng của hệ sinh thái bờ biển. Địa bàn cư trú của họ là những vùng cửa sông ven biển. Tại đây đã thu lượm được một số lượng lớn xương cốt động vật và vỏ nhuyễn thể (nhưng chưa thấy di cốt của loài vật đã được thuần dưỡng) cho thấy trước đây vùng này là vùng rừng xen lẫn với những trảng cỏ rộng lớn và những bàu nước ngọt như Bàu Dũ, Bàu Mê, Bàu Trám... [33]. Quảng Nam hiện nay vẫn là nơi phân bố dày đặc nhất những di tích khảo cổ học của văn hoá Sa Huỳnh. Tính riêng ở huyện Duy Xuyên đã phát hiện hàng chục di chỉ trong vòng vài năm gần đây. Những di tích này được phát hiện ở những khu vực sinh thái đa dạng: núi, đồi, gò, ven sông... với mật độ chum mộ và đồ tuỳ táng dày đặc. Đa số các di tích phân bố ở trên những cồn cát cổ, dọc theo các con sông Thu Bồn và Bà Rén. Các di tích Sa Huỳnh ở Duy Xuyên tìm thấy, đặc biệt phân bố rất dày đặc ở các cồn cát cổ ven theo bờ Nam sông Bà Rén, thuộc khu vực thôn Mậu Hoà, xã Duy Trung (tức là cách làng Mã Châu hiện nay một bờ sông) như: gò Mả Vôi, gò Miếu Ông (đã được khai quật), gò Tây An, gò Cấm, gò Bờ Rang, gò Bà Hòm, gò Ông Nhan... [14]. Mộ táng Sa Huỳnh ở đây có nhiều táng thức khác nhau, với những loại hình: mộ chum, mộ vò và mộ huyệt đất, nhưng phổ biến nhất là mộ chum. Chum mộ hình cầu với những kiểu biến thể ở miệng, thân, đáy thành hình trái xoan, trái đào, hình trứng... mộ chum kép (chum đôi lồng nhau), với nắp đậy hình nón cụt hoặc hình lồng bàn. Đồ gốm ở đây rất đa dạng về loại hình cũng như hoa văn trang trí như: nồi, bát bồng, đèn, cốc chân cao, bình, vò... với đồ án hoa văn phức tạp kết hợp khắc vạch, tô màu... Khiếu thẩm mỹ của người Sa Huỳnh rất phong phú được thể hiện qua cách sử dụng đồ trang sức với những chất liệu: mã não, thuỷ tinh, vàng, đá, nephrit... Bộ sưu tập đồ đồng và đồ sắt cũng rất phong phú với những loại hình: rìu, lao, dao, đục... Các hiện vật tìm được đã cho thấy ở đây từ rất sớm, người Sa Huỳnh đã mở rộng giao lưu văn hoá với các vùng khác. Bộ sưu tập đồ đồng ở gò Mả Vôi cho thấy sự giao lưu với văn hoá Đông Sơn, còn bộ sưu tập đồ đồng ở gò Dừa lại cho thấy sự giao lưu mạnh mẽ với văn hoá Hán [14.32]. Kết quả nghiên cứu còn cho biết cư dân Sa Huỳnh là cư dân nông nghiệp trồng lúa nước ở vùng đồng bằng duyên hải. Họ đã biết trồng lúa và một số loại cây lương thực khác như: khoai, sắn, lạc, đậu... Có thể cây lấy sợi như bông, đay, gai đã được cư dân Sa Huỳnh trồng để phát triển nghề dệt sợi. Các dọi xe sợi đã nói lên sự phát triển của nghề thủ công này trong văn hoá Sa Huỳnh. Việc buôn bán trao đổi của họ cũng rất phát triển. Nghề đi biển đã được người Sa Huỳnh biết đến và yếu tố biển đã ăn sâu vào đời sống của họ. Do vậy cốt lõi của nghệ thuật Sa Huỳnh là miêu tả thiên nhiên mà chủ yếu là biển cả [35.445]. Trong đó Hội An với vai trò của một cảng thị sơ khai là minh chứng cho sự giao thương và giao lưu văn hoá giữa Sa Huỳnh và những nền văn hoá khác qua đường biển. Trên nền tảng văn hoá bản địa, kế thừa những di sản từ văn hoá Sa Huỳnh, tiếp thu những ảnh hưởng của văn hoá Ấn Độ, cùng nhiều yếu tố khác của các nền văn hoá láng giềng, dân tộc Chăm trên chặng đường dài 14 thế kỷ đã sáng tạo nên nền văn hoá riêng, độc đáo của mình. Chămpa có niên đại khởi đầu vào cuối thế kỷ II theo thư tịch cổ Trung Quốc. Gắn liền với sự kiện năm 192 Khu Liên nổi dậy chống nhà Hán, lập nước Lâm Ấp (ở vùng đất Quảng Nam ngày nay). Đó là vương quốc Chămpa của người Chăm với đô thành Sư Tử (Simhapura), nay là Trà Kiệu - Duy Xuyên. Tại đây, trên ngọn núi Bửu Châu - ở giữa kinh đô Trà Kiệu, trong một lần đi điền dã từ đầu thập kỷ 80, GS Trần Quốc Vượng đã "đốn ngộ" ra mô hình quy hoạch các tiểu quốc Chămpa như sau: Núi Sông Thu Bồn Tây Thánh địa Thành Sư Tử Cảng thị Hội An Biển Đông Tiền cảng Mỹ Sơn (Simhapura) (Chămpapura) (Cù Lao Chàm) Trong đó sông biển, sông nước là yếu tố kết nối giữa các thành tố trên [37.322]. Duy Xuyên với diện tích 27.533 ha với địa hình trải dài từ Tây sang Đông theo hình hộp chữ nhật với phức thể địa hình Núi - Đồi - Đồng bằng - Duyên hải - Biển với yếu tố kết nối là dòng sông Thu Bồn, đã mang trong mình Thánh địa Mỹ Sơn - trung tâm tôn giáo của tiểu vùng Amaravâti (Quảng nam), mà theo GS Trần Quốc Vượng thì ngoài chức năng tôn giáo, thánh địa Mỹ Sơn còn có chức năng giao lưu kinh tế, văn hoá giữa Chămpa và các dân tộc thiểu số ở vùng núi; Kinh đô Trà Kiệu (Simhapura) nơi đóng đô của Vương quốc Chămpa từ thế kỷ III đến thế kỷ IX - X. Việc khai quật thành Trà Kiệu đã được Khoa Sử trường ĐH KHXH&NV Hà Nội tiến hành (lần một năm 1989 và lần hai vào tháng 3 năm 2003). Kết quả nghiên cứu cho thấy đây là ngôi thành được xây dựng bằng gạch đầu tiên ở Việt Nam với một kỹ thuật xây thành rất cao; Vùng đồng bằng Duy Xuyên đất đai màu mỡ do được các con sông Vu Gia - Thu Bồn bồi đắp, thuận lợi cho sự phát triển nông nghiệp và các con sông Thu Bồn - Bà Rén lại cung cấp nước tưới cho vùng đồng bằng nên việc canh tác nông nghi
Tài liệu liên quan