Ởnước ta đang tồn tại rất nhiều các loại hình doanh nghiệp, với
mỗi loại hình doanh nghiệp sẽcó nhiều chiến lược kinh doanh và các
nguồn thông tin tài chính khác nhau nhằm thu hút vốn đầu tưtừbên
ngoài, mà các thông tin tài chính này do kếtoán cung cấp. Chính vì vậy
thông tin kếtoán cung cấp ngày càng phát huy tính hữu hiệu trong việc
ra quyết định của các đối tượng có liên quan và báo cáo tài chính là
công cụthểhiện thông tin này. Báo cáo tài chính được lập dựa trên cơ
sởcủa chuẩn mực kếtoán, các thông tưhướng dẫn mà các chuẩn mực
kếtoán luôn tạo khoảng không tựdo cho các doanh nghiệp lựa chọn,
tùy theo từng bối cảnh, thời điểm mà doanh nghiệp có thểlàm “đẹp”
hơn thông tin trên báo cáo tài chính hoặc “lau chùi” các nội dung cần
thiết để đạt được mục tiêu mang tính chủquan của họ. Vì thế, có nhiều
động cơthôi thúc các nhà quản trị điều chỉnh lợi nhuận mà các đối
tượng sửdụng thông tin không thểnhận ra, một trong những động cơ
đó là khi thuếthu nhập doanh nghiệp (TNDN) thay đổi thuếsuất giảm
từ28% năm 2008 xuống còn 25% năm 2009. Điều này càng có cơhội
thúc đẩy các nhà quản trịthực hiện quản trịlợi nhuận đểtiết kiệm chi
phí thuếthu nhập doanh nghiệp. Vì vậy, việc nhận dạng có hay không
hành vi điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản trịvà kỹthuật điều chỉnh
nhưthếnào đểcác đối tượng sửdụng thông tin có được nguồn thông
tin chính xác nhằm đưa ra quyết định là một vấn đềrất có ý nghĩa.
96 trang |
Chia sẻ: maiphuong | Lượt xem: 1388 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Lựa chọn chính sách kế toán trong bối cảnh thay đổi thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
0
Nguyễn Thị Minh Trang, LV thạc sỹ, 2010
MỤC LỤC
Trang phụ bìa……………………………………………………….…..…..i
Lời cam đoan………………………………………………………………..ii
Danh mục các chữ viết tắt…………………………………………….……iii
Danh mục các bảng…………………………………..……………….…….iv
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
Chương 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ SỰ LIÊN KẾT GIỮA KẾ TOÁN VÀ
THUẾ Ở VIỆT NAM ....................................................................................... 5
1.1. Mục tiêu khác nhau của thuế và kế toán......................................................5
1.1.1. Mục tiêu của thuế.................................................................................................5
1.1.2. Mục tiêu của kế toán............................................................................................6
1.2. Lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế ....................................................7
1.2.1. Ghi nhận doanh thu (thu nhập) trong kế toán và thuế .........................................8
1.2.2. Ghi nhận chi phí trong kế toán và thuế .............................................................11
1.3. Chính sách kế toán của doanh nghiệp........................................................16
1.3.1 Chính sách ghi nhận doanh thu...........................................................................16
1.3.2. Chính sách kế toán về TSCĐ .............................................................................17
1.3.2.1 Chính sách ghi nhận TSCĐ .........................................................................17
1.3.2.2. Chính sách khấu hao TSCĐ........................................................................20
1.3.2.3. Chính sách về sửa chữa TSCĐ ...................................................................22
1.3.3. Chính sách kế toán liên quan đến hàng tồn kho ................................................23
1.3.3.1. Vấn đề tính giá thành của sản phẩm ...........................................................23
1.3.3.2. Xác định giá vốn của hàng xuất kho...........................................................24
1.3.3.3. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho................................................................24
1.3.4. Chính sách kế toán về chi phí đi vay .................................................................25
1.3.5. Chính sách kế toán về lợi thế thương mại .........................................................26
1.3.6. Chính sách kế toán đối với giao dịch bằng ngoại tệ ..........................................27
1.4. Lựa chọn chính sách kế toán nhằm giảm thiểu chi phí thuế thu nhập
doanh nghiệp........................................................................................................28
Chương 2 GIẢ THUYẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU................ 32
2.1 Giả thuyết .......................................................................................................32
* Đối với doanh nghiệp Nhà nước...............................................................................34
* Đối với công ty cổ phần...........................................................................................35
* Đối với doanh nghiệp tư nhân .................................................................................36
* Đối với công ty TNHH ............................................................................................36
1
Nguyễn Thị Minh Trang, LV thạc sỹ, 2010
2.2 Phương pháp nghiên cứu..............................................................................37
2.2.1. Mô hình nghiên cứu...........................................................................................37
2.2.2. Lựa chọn doanh nghiệp nghiên cứu...................................................................44
Chương 3 KIỂM NGHIỆM GIẢ THUYẾT BẰNG CÁC MÔ HÌNH ĐÃ
LỰA CHỌN .................................................................................................... 46
3.1. Kiểm nghiệm giả thuyết bằng mô hình đã lựa chọn .................................47
3.1.1. Đối với doanh nghiệp nhà nước.........................................................................47
3.1.1.1. Công ty Vật liệu xây dựng – Xây lắp & Kinh doanh nhà ĐN....................47
3.1.1.2. Công ty điện lực III.....................................................................................49
3.1.1.3. Công ty xăng dầu khu vực V ......................................................................50
3.1.1.4. Tổng công ty xây dựng công trình giao thông 5.........................................52
3.1.1.5. Công ty xây lắp và công nghiệp tàu thủy miền trung .................................53
3.1.2. Đối với Công ty cổ phần....................................................................................55
3.1.2.1 Công ty cổ phần cao su Đà Nẵng.................................................................55
3.1.2.2. Công ty cổ phần sách giáo dục tại thành phố Đà Nẵng ..............................57
3.1.2.3. Công ty cổ phần nhựa Đà Nẵng..................................................................58
3.1.2.4. Công ty cổ phần xi măng Hải Vân..............................................................60
3.1.2.5. Công ty cổ phần cơ điện miền trung...........................................................61
3.1.3. Đối với doanh nghiệp tư nhân Hải Sơn .............................................................64
3.1.3.1 doanh nghiệp tư nhân Hải Sơn.....................................................................64
3.1.3.2 doanh nghiệp tư nhân thương mại – dịch vụ tổng hợp Hòa Hiệp................65
3.1.3.3. doanh nghiệp tư nhân Bổn Cường ..............................................................67
3.1.3.4. doanh nghiệp tư nhân Hoài Linh ................................................................68
3.1.3.5. doanh nghiệp tư nhân Hiền Thy .................................................................69
3.1.4. Đối với Công ty TNHH .....................................................................................72
3.1.4.1 Công ty TNHH Tuấn Đạt.............................................................................72
3.1.4.2. Công ty TNHH xổ số kiến thiết tỉnh Gia Lai..............................................73
3.1.4.3. Công ty TNHH Trương Thành Chung........................................................74
3.1.4.4. Công ty TNHH thương mại, ứng dụng và phát triển CN mới N.E.T .........76
3.1.4.5. Công ty TNHH Nguyễn Quang ..................................................................78
3.2. Nhận xét và kết luận.....................................................................................80
3.3 Một vài ý kiến về tính trung thực của thông tin kế toán nhằm phục vụ
cho quản lý khi có điều chỉnh lợi nhuận............................................................88
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 90
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................ 91
0
Nguyễn Thị Minh Trang, LV thạc sỹ, 2010
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1Biến kế toán accruals ............................................................. 41
Bảng 3.1Bảng tổng hợp kết quả sau khi kiểm định bằng 2 mô hình đối
với loại hình doanh nghiệp nhà nước ................................................... 55
Bảng 3.2Bảng tổng hợp kết quả sau khi kiểm định bằng 2 mô hình đối
với loại hình công ty cổ phần................................................................ 63
Bảng 3.3Bảng tổng hợp kết quả sau khi kiểm định bằng 2 mô hình đối
với loại hình doanh nghiệp tư nhân ...................................................... 71
Bảng 3.4Bảng tổng hợp kết quả sau khi kiểm định bằng 2 mô hình đối
với loại hình công ty TNHH .................................................................. 80
Bảng 3.5Bảng xác định mức độ điều chỉnh lợi nhuận của loại hình... 83
doanh nghiệp nhà nước......................................................................... 83
Bảng 3.6Bảng xác định mức độ điều chỉnh lợi nhuận của loại hình... 84
Công ty cổ phần..................................................................................... 84
Bảng 3.7Bảng xác định mức độ điều chỉnh lợi nhuận của loại hình... 85
Doanh nghiệp tư nhân........................................................................... 85
Bảng 3.8Bảng xác định mức độ điều chỉnh lợi nhuận của loại hình... 86
Công ty TNHH....................................................................................... 86
1
Nguyễn Thị Minh Trang, LV thạc sỹ, 2010
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở nước ta đang tồn tại rất nhiều các loại hình doanh nghiệp, với
mỗi loại hình doanh nghiệp sẽ có nhiều chiến lược kinh doanh và các
nguồn thông tin tài chính khác nhau nhằm thu hút vốn đầu tư từ bên
ngoài, mà các thông tin tài chính này do kế toán cung cấp. Chính vì vậy
thông tin kế toán cung cấp ngày càng phát huy tính hữu hiệu trong việc
ra quyết định của các đối tượng có liên quan và báo cáo tài chính là
công cụ thể hiện thông tin này. Báo cáo tài chính được lập dựa trên cơ
sở của chuẩn mực kế toán, các thông tư hướng dẫn mà các chuẩn mực
kế toán luôn tạo khoảng không tự do cho các doanh nghiệp lựa chọn,
tùy theo từng bối cảnh, thời điểm mà doanh nghiệp có thể làm “đẹp”
hơn thông tin trên báo cáo tài chính hoặc “lau chùi” các nội dung cần
thiết để đạt được mục tiêu mang tính chủ quan của họ. Vì thế, có nhiều
động cơ thôi thúc các nhà quản trị điều chỉnh lợi nhuận mà các đối
tượng sử dụng thông tin không thể nhận ra, một trong những động cơ
đó là khi thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) thay đổi thuế suất giảm
từ 28% năm 2008 xuống còn 25% năm 2009. Điều này càng có cơ hội
thúc đẩy các nhà quản trị thực hiện quản trị lợi nhuận để tiết kiệm chi
phí thuế thu nhập doanh nghiệp. Vì vậy, việc nhận dạng có hay không
hành vi điều chỉnh lợi nhuận của nhà quản trị và kỹ thuật điều chỉnh
như thế nào để các đối tượng sử dụng thông tin có được nguồn thông
tin chính xác nhằm đưa ra quyết định là một vấn đề rất có ý nghĩa.
2
Nguyễn Thị Minh Trang, LV thạc sỹ, 2010
Qua quá trình nghiên cứu, tìm hiểu về sách, báo, internet và các
tài liệu tham khảo khác, tôi thấy có một số tác giả đã đề cập đến vấn đề
này, song chỉ dừng lại ở việc đưa ra các mô hình ở khía cạnh lý thuyết
để chỉ ra các doanh nghiệp có xu hướng vận dụng chính sách kế toán để
điều chỉnh lợi nhuận nhưng chưa kiểm nghiệm mô hình này bằng số
liệu thực tế và chưa đưa ra cách thức điều chỉnh có thể vận dụng bởi các
nhà quản trị.
Nhận thấy được ý nghĩa thiết thực trong việc nghiên cứu hành vi
điều chỉnh lợi nhuận của các doanh nghiệp, tôi đã chọn đề tài “ Lựa
chọn chính sách kế toán trong bối cảnh thay đổi thuế suất thuế thu
nhập doanh nghiệp” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục đích nghiên cứu
Khi luật thuế thu nhập doanh nghiệp quy định giảm thuế suất
thuế thu nhập doanh nghiệp từ 28% năm 2008 xuống còn 25% năm
2009 thì có khả năng các doanh nghiệp sẽ điều chỉnh giảm lợi nhuận
chịu thuế để tiết kiệm chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Để
điều chỉnh lợi nhuận, các doanh nghiệp sẽ vận dụng một cách khéo léo
các chính sách kế toán được quy định bởi chuẩn mực kế toán và sự vận
dụng này sẽ ảnh hưởng đến số liệu trình bày trên báo cáo tài chính của
doanh nghiệp trong kỳ. Báo cáo tài chính không những là nguồn cung
cấp thông tin cho các đối tượng bên trong mà còn cung cấp thông tin
cho các đối tượng khác bên ngoài như cơ quan thuế, các nhà đầu tư, các
chủ nợ, các tổ chức tín dụng,…Chính vì vậy việc nghiên cứu sự vận
dụng chính sách kế toán trong điều kiện thay đổi thuế suất thuế thu
nhập doanh nghiệp sẽ phần nào làm rõ hơn “chất lượng” hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp (thông qua chỉ tiêu lợi nhuận), qua đó giúp cho
3
Nguyễn Thị Minh Trang, LV thạc sỹ, 2010
các đối tượng sử dụng thông tin có liên quan đánh giá khách quan hơn
kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp và từ đó đưa ra quyết
định đúng đắn.
Lấy số liệu thực tế để minh chứng có hay không hành vi điều
chỉnh lợi nhuận của các nhà quản trị qua bốn loại hình doanh nghiệp,
gồm: doanh nghiệp nhà nước, công ty cổ phần, doanh nghiệp tư nhân
(DNTN), công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH).
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn này nghiên cứu một số vấn đề về cơ sở lý luận của sự
liên kết giữa thuế và kế toán, các chính sách kế toán, đồng thời đi sâu
vào phân tích số liệu và đưa ra các kỹ thuật có thể vận dụng để điều
chỉnh lợi nhuận của các nhà quản trị.
Luận văn xem xét, đánh giá có hay không việc điều chỉnh lợi
nhuận và mức độ điều chỉnh lợi nhuận như thế nào đối với bốn loại
hình doanh nghiệp, bao gồm: doanh nghiệp Nhà nước, công ty cổ phần,
doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn. Do đó số liệu
cần thu thập là báo cáo tài chính, cụ thể là báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh và báo cáo lưu chuyển tiền tệ theo phương pháp trực tiếp
trong 2 năm 2007 và 2008.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn này sử dụng phương pháp nghiên cứu kết hợp giữa lý
luận và thực tiễn, thu thập số liệu, vận dụng các mô hình đã nghiên cứu
để kiểm chứng số liệu và đưa ra kết luận.
4
Nguyễn Thị Minh Trang, LV thạc sỹ, 2010
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Luận văn này có ý nghĩa thực tiễn giúp các đối tượng sử dụng
thông tin có được (luồng) thông tin chính xác nhằm đưa ra các quyết
định.
Qua phân tích số liệu thực tế để đi đến kết luận có hay không
việc điều chỉnh lợi nhuận và mức độ điều chỉnh như thế nào đối với bốn
loại hình doanh nghiệp nhằm kiểm nghiệm lại các mô hình lý thuyết đã
được học và tìm hiểu.
6. Kết cấu luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục và tài liệu tham
khảo, luận văn gồm có ba chương như sau:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết về sự liên kết giữa thuế và kế toán ở
Việt Nam
Chương 2: Giả thuyết và phương pháp nghiên cứu.
Chương 3: Kiểm nghiệm giả thuyết bằng các mô hình đã lựa chọn.
5
Nguyễn Thị Minh Trang, LV thạc sỹ, 2010
Chương 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ SỰ LIÊN KẾT GIỮA
KẾ TOÁN VÀ THUẾ Ở VIỆT NAM
1.1. Mục tiêu khác nhau của thuế và kế toán
Thuế và kế toán phục vụ mục đích khác nhau, có mục tiêu khác
nhau và được dựa trên các nguyên tắc khác nhau. Giữa mục tiêu của kế
toán và mục tiêu về thuế mặc dù đều tập trung vào đo lường hàng năm
lợi nhuận của các doanh nghiệp, nhưng động cơ đo lường khác nhau.
Các khái niệm và các nguyên tắc kế toán không phải luôn luôn tương
thích với các nguyên tắc được sử dụng trong lĩnh vực thuế. Vì kế toán
có kim chỉ nam là luật kế toán, các chuẩn mực kế toán, các thông tư
hướng dẫn thực hiện. Thuế do nhà nước ban hành các luật thuế, hướng
dẫn chế độ nộp thuế. Sự khác biệt trong các kết quả hoặc trong những
phương pháp áp dụng phải được chấp nhận.
1.1.1. Mục tiêu của thuế
Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách Nhà nước, Nhà nước sẽ
không tồn tại và đứng vững nếu không có nguồn thu. Bất kỳ đơn vị tổ
chức sản xuất, kinh doanh nào cũng phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế
cho Nhà nước. Thông qua các luật thuế để xác định lợi nhuận chịu thuế
tạo ra các công bằng thu nhập giữa các tổ chức có thu nhập cao và các
tổ chức có thu nhập thấp, nhằm tăng nguồn thu cho ngân sách quốc gia
để có nguồn chi tiêu cho các hoạt động công cộng, chia sẻ lợi ích thu
nhập cho cộng đồng và góp phần tích cực mang lại công bằng và an
sinh xã hội. Nhờ có thuế Nhà nước mới có nguồn giải quyết những khó
khăn trong xã hội mà mỗi cá nhân, mỗi doanh nghiệp không thể giải
6
Nguyễn Thị Minh Trang, LV thạc sỹ, 2010
quyết được. Bên cạnh việc mang lại công bằng và an sinh xã hội Nhà
nước còn tạo điều kiện cho các doanh nghiệp giao lưu, mở rộng quan hệ
quốc tế với các nước bên ngoài, từ đó thúc đẩy doanh nghiệp ngày càng
phát triển bền vững và đi lên.
1.1.2. Mục tiêu của kế toán
Kế toán với bản chất là hệ thống cung cấp thông tin, kiểm tra tình
hình và sự biến động về tài sản trong doanh nghiệp, kế toán trở thành
công cụ quản lý quan trọng. Thông qua các khái niệm và các nguyên tắc
áp dụng nhằm xác định lợi nhuận kế toán và cung cấp thông tin chính
xác, đầy đủ và kịp thời về tình hình tài chính của các doanh nghiệp
thông qua các báo cáo tài chính thể hiện trên các mặt:
- Đối với các nhà quản lý doanh nghiệp: Kế toán đảm báo cung
cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời các thông tin cho nhà quản lý để điều
hành, lập kế hoạch chỉ đạo sản xuất kinh doanh. Kế toán đảm bảo phản
ánh chính xác số hiện có và tình hình biến động của tài sản, tiền vốn
của doanh nghiệp. Từ đó góp phần giúp cho doanh nghiệp quản lý chặt
chẽ tài sản và sử dụng hiệu quả tiền vốn. Kế toán là phương tiện tính
toán kinh tế thúc đẩy chế độ hạch toán kế toán của doanh nghiệp.
- Đối với các nhà đầu tư, nhà cung cấp, nhà tín dụng, các chủ nợ:
Kế toán đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời các thông tin nhằm giúp cho
các đối tượng này đưa ra quyết định có đầu tư hay không đầu tư, có cho
vay hay không cho vay.
- Đối với cơ quan quản lý cấp trên, cơ quan thuế: Kế toán xác
định chính xác nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước, kiểm tra
việc chấp hành các chế độ kinh tế tài chính và tình hình thực hiện nghĩa
vụ đối với Nhà nước.
7
Nguyễn Thị Minh Trang, LV thạc sỹ, 2010
Nếu trong một doanh nghiệp đội ngũ kế toán còn non trẻ, thiếu
kinh nghiệm sẽ gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp như hạch toán
chi phí sai lệch, ghi nhận doanh thu chưa chính xác,….sẽ dẫn đến tình
trạng tạo ra lãi hoặc lỗ sai lệch. Từ đó, ảnh hưởng đến tình hình tài
chính của doanh nghiệp làm cho doanh nghiệp mất phương hướng kinh
doanh dẫn đến phá sản.
1.2. Lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế
Do mục tiêu của kế toán và thuế khác nhau nên cách thức đo
lường lợi nhuận cũng khác nhau, cụ thể:
Lợi nhuận kế toán là lợi nhuận hoặc lỗ của một kỳ trước khi trừ
thuế thu nhập doanh nghiệp được xác định theo qui định của chuẩn mực
kế toán và chế độ kế toán.
Lợi nhuận kế toán =
Doanh thu và thu
nhập theo quy
định của kế toán
-
Chi phí theo quy
định của kế toán
Công thức 1.1
Từ công thức 1.1, cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận kế toán
bao gồm doanh thu (thu nhập) và chi phí theo quy định của kế toán.
Thu nhập chịu thuế là thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp
của một kỳ được xác định theo quy định của luật thuế thu nhập doanh
nghiệp hiện hành.
Thu nhập chịu
thuế TNDN
=
Doanh thu và thu
nhập theo quy
định của thuế
-
Chi phí theo quy
định của thuế
Công thức 1.2
8
Nguyễn Thị Minh Trang, LV thạc sỹ, 2010
Từ công thức 1.2, cho thấy các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập chịu
thuế bao gồm doanh thu (thu nhập) và chi phí theo quy định của thuế.
Giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế có sự khác biệt.
Nguyên nhân xảy ra sự chênh lệch này là do có sự khác biệt về đo
lường doanh thu, chi phí của kế toán và của thuế. Từ đó xác lập mức độ
liên kết giữa kế toán và thuế.
Kế toán ghi nhận doanh thu, thu nhập và chi phí dựa vào chuẩn
mực kế toán và chế độ kế toán. Thuế ghi nhận doanh thu, thu nhập và
chi phí dựa vào luật thuế TNDN của nhà nước. Giữa quy định của
chuẩn mực kế toán và quy định của luật thuế có sự giống và khác biệt
tương đối. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp chưa hiểu một cách đúng đắn
giữa lợi nhuận kế toán và thu nhập chịu thuế, ranh giới vùng liên kết
giữa kế toán và thuế được xác định chưa rõ ràng. Chính vì thế, khi cơ
quan thuế kiểm tra báo cáo tài chính của doanh nghiệp không chấp
thuận và đề nghị xuất toán những chi phí mà cơ quan thuế cho rằng
không được khấu trừ vào thu nhập chịu thuế bao gồm: các khoản chi
phí không đủ chứng từ hợp lý hợp lệ, các chính sách được quy định bởi
chuẩn mực kế toán nhưng không được quy định bởi luật thuế.
1.2.1. Ghi nhận doanh thu (thu nhập) trong kế t