Chính sách đối ngoại của Đảng là biểu hiện cụ thể của chính sách đối
nội trên phạm vi quốc tế, phản ánh quan điểm, lập trường của Đảng và lợi ích
của cách mạng Việt Nam.
Chính sách đối ngoại có vị trí hết sức quan trọng trong hệ thống chính
sách của Đảng. Sau vấn đề phòng thủ, ngoại giao là một vấn đề cốt yếu cho
một nước độc lập. Từ những ngày đầu sau Cách mạng tháng Tám, hoạt động
ngoại giao đã góp phần quan trọng trong cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng
chế độ dân chủ nhân dân. Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp
xâm lược, đấu tranh ngoại giao có tác dụng nâng cao địa vị của Nhà nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trên trường quốc tế, cô lập ngày càng cao độ kẻ
thù. Cuối cùng, bằng đấu tranh ngoại giao kết hợp với thắng lợi quân sự trên
chiến trường, chúng ta đã buộc thực dân Pháp phải cam kết công nhận các
quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ba nước Đông Dương.
Chặng đường đấu tranh đầy gay go, phức tạp giữa hai thời điểm gắn
với hai Hiệp định (6/3/1946 và 21/7/1954) đánh dấu những bước trưởng thành
của nền ngoại giao Việt Nam hiện đại. Thắng lợi cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp cũng chính là thắng lợi của đường lối đối ngoại do Đảng và
Nhà nước ta đề ra.
Bởi vậy, nghiên cứu đấu tranh ngoại giao từ tháng 3/1946 đến tháng
7/1954 để làm rõ đường lối lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng và Chính
phủ trong kháng chiến chống Pháp là điều cần thiết.
Việc nghiên cứu quá trình đấu tranh ngoại giao từ Hiệp định sơ bộ
(3/1946) đến Hiệp định Giơnevơ (7/1954) không chỉ có ý nghĩa khoa học, mà
còn có giá trị thực tiễn sâu sắc. Thông qua việc nghiên cứu đấu tranh ngoại
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
giao từ tháng 3/1946 đến tháng 7/1954, chúng ta có thể rút ra những bài học
kinh nghiệm cho đấu tranh ngoại giao trong sự nghiệp cách mạng hiện nay.
Đi sâu tìm hiểu đấu tranh ngoại giao trong kháng chiến chống thực dân
Pháp còn giúp cho công tác giảng dạy phần lịch sử dân tộc ở nhà trường phổ
thông đạt chất lượng tốt hơn.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn vấn đề: "Mặt trận ngoại giao
từ tháng 3-1946 đến tháng 7-1954" làm đề tài Luận văn Thạc sĩ Sử học
123 trang |
Chia sẻ: oanhnt | Lượt xem: 2034 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Luận văn Mặt trận ngoại giao từ tháng 3-1946 đến tháng 7-1954, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
---------------------------
LỤC THUÝ HẰNG
MẶT TRẬN NGOẠI GIAO TỪ THÁNG 3-1946
ĐẾN THÁNG 7-1954
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
THÁI NGUYÊN - 2008
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
---------------------------
LỤC THUÝ HẰNG
MẶT TRẬN NGOẠI GIAO TỪ THÁNG 3-1946
ĐẾN THÁNG 7-1954
Chuyên ngành : LỊCH SỬ VIỆT NAM
Mã số : 60.22.54
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học:
T.S NGUYỄN XUÂN MINH
THÁI NGUYÊN - 2008
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Mục lục
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 2
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ của đề tài ............................... 4
3.1. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................... 4
3.2. Phạm vi nghiên cứu .............................................................................. 5
3.3. Nhiệm vụ của đề tài .............................................................................. 5
4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu ................................................... 5
4.1. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 5
4.2. Nguồn tài liệu ....................................................................................... 5
5. Đóng góp của đề tài ....................................................................................... 6
6. Bố cục của đề tài ........................................................................................... 6
Chương 1. ĐẤU TRANH NGOẠI GIAO TRONG NHỮNG
THÁNG ĐẦU SAU CÁCH MẠNG THÁNG TÁM
(9/1945 - 3/1946) ................................................................. 7
1.1. Tầm quan trọng của đấu tranh ngoại giao .................................................. 7
1.2. Quá trình đấu tranh ngoại giao dẫn đến Hiệp định sơ bộ 6 tháng 3
năm 1946 .................................................................................... 10
1.3. Ý nghĩa của Hiệp định sơ bộ 6 tháng 3 năm 1946 ................................... 25
Chương 2. HOẠT ĐỘNG ĐỐI NGOẠI CỦA NHÀ NƯỚC VIỆT
NAM
TỪ SAU NGÀY 6/3/1946 ĐẾN NĂM 1953 ....................... 30
2.1. Từ sau ngày 6/3/1946 đến ngày 19/12/1946 ............................................ 30
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
2.2. Từ sau ngày 19/12/1946 đến năm 1949 ................................................... 38
2.3. Từ năm 1950 đến năm 1953..................................................................... 56
Chương 3. ĐẤU TRANH NGOẠI GIAO TẠI HỘI NGHỊ
GIƠNEVƠ NĂM 1954 VỀ CHẤM DỨT CHIẾN
TRANH LẬP LẠI HOÀ BÌNH Ở ĐÔNG DƯƠNG ................. 68
3.1. Hoàn cảnh lịch sử dẫn tới Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương ............... 68
3.2. Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương (8/5 - 21/ 7/ 1954) ........................... 74
3.2.1. Mục đích cuộc đàm phán ................................................................ 74
3.2.2. Tiến trình cuộc đàm phán ................................................................ 77
3.2.3. Nội dung cơ bản của Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh,
lập lại hoà bình ở Đông Dương ........................................................ 84
3.3. Ý nghĩa Hiệp định Giơnevơ ..................................................................... 87
KẾT LUẬN ...................................................................................................... 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 97
PHỤ LỤC
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
1
MỞ ĐẦU
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Chính sách đối ngoại của Đảng là biểu hiện cụ thể của chính sách đối
nội trên phạm vi quốc tế, phản ánh quan điểm, lập trường của Đảng và lợi ích
của cách mạng Việt Nam.
Chính sách đối ngoại có vị trí hết sức quan trọng trong hệ thống chính
sách của Đảng. Sau vấn đề phòng thủ, ngoại giao là một vấn đề cốt yếu cho
một nước độc lập. Từ những ngày đầu sau Cách mạng tháng Tám, hoạt động
ngoại giao đã góp phần quan trọng trong cuộc đấu tranh bảo vệ và xây dựng
chế độ dân chủ nhân dân. Trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp
xâm lược, đấu tranh ngoại giao có tác dụng nâng cao địa vị của Nhà nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hoà trên trường quốc tế, cô lập ngày càng cao độ kẻ
thù. Cuối cùng, bằng đấu tranh ngoại giao kết hợp với thắng lợi quân sự trên
chiến trường, chúng ta đã buộc thực dân Pháp phải cam kết công nhận các
quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ba nước Đông Dương.
Chặng đường đấu tranh đầy gay go, phức tạp giữa hai thời điểm gắn
với hai Hiệp định (6/3/1946 và 21/7/1954) đánh dấu những bước trưởng thành
của nền ngoại giao Việt Nam hiện đại. Thắng lợi cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp cũng chính là thắng lợi của đường lối đối ngoại do Đảng và
Nhà nước ta đề ra.
Bởi vậy, nghiên cứu đấu tranh ngoại giao từ tháng 3/1946 đến tháng
7/1954 để làm rõ đường lối lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng và Chính
phủ trong kháng chiến chống Pháp là điều cần thiết.
Việc nghiên cứu quá trình đấu tranh ngoại giao từ Hiệp định sơ bộ
(3/1946) đến Hiệp định Giơnevơ (7/1954) không chỉ có ý nghĩa khoa học, mà
còn có giá trị thực tiễn sâu sắc. Thông qua việc nghiên cứu đấu tranh ngoại
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
2
giao từ tháng 3/1946 đến tháng 7/1954, chúng ta có thể rút ra những bài học
kinh nghiệm cho đấu tranh ngoại giao trong sự nghiệp cách mạng hiện nay.
Đi sâu tìm hiểu đấu tranh ngoại giao trong kháng chiến chống thực dân
Pháp còn giúp cho công tác giảng dạy phần lịch sử dân tộc ở nhà trường phổ
thông đạt chất lượng tốt hơn.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn vấn đề: "Mặt trận ngoại giao
từ tháng 3-1946 đến tháng 7-1954" làm đề tài Luận văn Thạc sĩ Sử học.
2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ
Lịch sử ngoại giao Việt Nam nói chung, chính sách đối ngoại của
Đảng, sự lãnh đạo của Đảng trong đấu tranh ngoại giao nói riêng đã thu hút sự
quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu.
Cho đến nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến ngoại
giao Việt Nam hiện đại từ những góc độ khác nhau, khẳng định nội dung cơ
bản của chính sách đối ngoại Việt Nam, trí tuệ và thiên tài ngoại giao Hồ Chí
Minh và những hoạt động phong phú trong đấu tranh ngoại giao và vận động
quốc tế qua các thời kỳ cách mạng Việt Nam.
Ngay từ 1950 trong tác phẩm "Hội nghị Việt - Pháp Phôngtennơblô
tháng 7-1946", Nxb Văn hoá, tác giả Trịnh Quốc Quang đã đề cập đến bối
cảnh lịch sử dẫn đến cuộc đấu tranh chính thức giữa Việt Nam và Pháp.
Năm 1979, Nxb Sự thật, Hà Nội cho ra đời cuốn sách "Mặt trận
ngoại giao thời kỳ chống Mĩ cứu nước (1965-1975)". Đây là một cuốn sách
tập hợp các bài viết, các bài trả lời phỏng vấn, các báo cáo về ngoại giao ...
trong kháng chiến chống Mĩ cứu nước của cố Bộ trưởng Ngoại giao
Nguyễn Duy Trinh.
Năm 1985, Học viện Quan hệ Quốc tế xuất bản cuốn sách "Thắng lợi
có tính thời đại và cuộc đấu tranh trên mặt trận đối ngoại của nhân dân
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
3
ta". Cuốn sách đã đề cập đến quá trình đấu tranh ngoại giao của nhân dân
ta trong kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ dẫn đến thắng lợi mang tính
thời đại sâu sắc mùa xuân năm 1975.
GS. Đinh Xuân Lâm, trong bài viết "Thắng lợi ngoại giao đầu tiên có
tính chất quyết định của chính quyền cách mạng (1945-1946)" đăng trên tạp
chí Khoa học Đại học Tổng hợp Hà Nội, số 6 - 7 năm 1990, đã đi sâu phân
tích quá trình đấu tranh ngoại giao trong năm đầu tiên của nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hoà. Tác giả nhấn mạnh thắng lợi cuộc đấu tranh ngoại giao
trong thời gian này có ý nghĩa quyết định đối với công cuộc bảo vệ Chính
quyền Dân chủ Nhân dân.
Tạp chí Lịch sử Đảng số 6 năm 1993 đã đăng bài viết: "Hồ Chí Minh
với quan hệ Việt - Mĩ" của hai tác giả Trịnh Vương Hồng và Nguyễn Minh
Đức. Bài báo đã đi sâu phân tích mối quan hệ giữa Việt Nam và Mĩ trong
lịch sử.
Năm 1994, Học viện Quan hệ Quốc tế xuất bản cuốn sách: "Bác Hồ nói
về ngoại giao". Cuốn sách nêu rõ những quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí
Minh về công tác ngoại giao trong đấu tranh cách mạng.
Đặc biệt vào năm 1995, nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập ngành Ngoại
giao Việt Nam hiện đại, Học viên Quan hệ Quốc tế đã tổ chức hội thảo khoa
học. Cuộc hội thảo đã thu hút nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài ngành ngoại
giao. Nhiều báo cáo khoa học được gửi về cuộc hội thảo. Trên cơ sở đó, tập kỉ
yếu "Hội thảo khoa học 50 năm ngoại giao Việt Nam dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam" đã được xuất bản. Các báo cáo khoa học tại Hội thảo
đã nêu rõ quá trình phát triển cùng với những thắng lợi của ngoại giao Việt Nam
trong 50 năm dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
4
Lưu Văn Lợi trong tác phẩm "50 năm ngoại giao Việt Nam (1945-
1995)" do Nxb Công an nhân dân Hà Nội xuất bản năm 1996, đã nêu rõ quá
trình phát triển của ngành Ngoại giao Việt Nam trong 50 năm.
Năm 2001, Học viện Quan hệ Quốc tế cho ra mắt bạn đọc cuốn sách:
"Ngoại giao Việt Nam hiện đại vì sự nghiệp giành độc lập tự do". Cuốn sách
đã trình bày quá trình phát triển của nền ngoại giao Việt Nam từ sau khi nước
Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời, trải qua hai cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lược, góp phần đem lại thắng lợi vĩ đại của nhân
dân ta vào mùa Xuân năm 1975.
Tác giả Nguyễn Phúc Luân trong tác phẩm "Ngoại giao Việt Nam hiện
đại vì sự nghiệp giành độc lập tự do (1945-1975)", Nxb Chính trị năm 2001,
đã trình bày khá cụ thể quá trình đấu tranh ngoại giao trong suốt hai cuộc
kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mĩ xâm lược (1945-1975).
Dưới góc độ đi sâu tìm hiểu đường lối đối ngoại của Đảng Cộng sản
Việt Nam, năm 2005 tác giả Vũ Quang Hiển đã cho xuất bản cuốn "Tìm hiểu
chủ trương đối ngoại của Đảng thời kỳ 1945-1954".
Ngoài ra, còn nhiều công trình của các nhà nghiên cứu dưới những góc
độ khác nhau đề cập vấn đề đấu tranh ngoại giao trong lịch sử Việt Nam.
Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nào mang tính
chuyên khảo trình bày một cách hệ thống quá trình đấu tranh ngoại giao từ
ngày ký Hiệp định Sơ bộ (6/3/1946) đến ngày kí Hiệp định Giơnevơ về Đông
Dương (21/7/1954).
Mặc dù vậy, tất cả những công trình nghiên cứu đã được công bố đều là
những nguồn tư liệu quý báu giúp cho chúng tôi hoàn thành Luận văn này.
3. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI NGHIÊN CỨU VÀ NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
3.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
5
Cuộc đấu tranh ngoại giao Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Quá trình đấu tranh ngoại giao của Chính phủ và nhân dân Việt Nam
trong thời gian từ Hiệp định sơ bộ 6 tháng 3 năm 1946 đến Hiệp định
Giơnevơ 1954 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương. Luận
văn còn đề cập đến những hoạt động ngoại giao từ sau khi nước Việt Nam
Dân chủ Cộng hoà ra đời đến trước ngày kí Hiệp định sơ bộ 6/3/1946.
3.3. Nhiệm vụ của đề tài
- Làm rõ bối cảnh lịch sử dẫn đến việc ký kết Hiệp định sơ bộ 6 tháng 3
năm 1946.
- Quá trình đấu tranh ngoại giao từ sau ngày ký kết Hiệp định sơ bộ đến
trước Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương.
- Cuộc đấu tranh ngoại giao tại Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương.
- Thông qua đó làm rõ lập trường kiên định, tính đúng đắn, sáng tạo
của Đảng và Chính phủ ta trong quá trình đấu tranh ngoại giao, rút ra những
bài học kinh nghiệm trong đấu tranh ngoại giao.
4. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN TÀI LIỆU
4.1. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng phương pháp lịch
sử, kết hợp với phương pháp lôgic là chủ yếu. Một số phương pháp cụ thể
(phân tích, tổng hợp...) cũng được sử dụng.
4.2. Nguồn tài liệu
Để đạt được mục đích của đề tài chúng tôi sử dụng:
- Các tác phẩm kinh điển của chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh bàn
về ngoại giao làm cơ sở lí luận nghiên cứu.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
6
- Các văn kiện chủ yếu của Đảng Cộng sản Việt Nam.
- Các chỉ thị về ngoại giao của Bộ Ngoại giao và Chính phủ trong thời
kỳ 1945-1954.
- Các tác phẩm, công trình nghiên cứu, bài viết của các tác giả về
ngoại giao.
5. ĐÓNG GÓP CỦA ĐỀ TÀI
- Tập hợp, hệ thống hoá các nguồn tư liệu về quá trình đấu tranh ngoại
giao từ Hiệp định sơ bộ 6 tháng 3 năm 1946 đến Hiệp định Giơnevơ 1954 về
chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương.
- Làm rõ đường lối đấu tranh trên mặt trận ngoại giao ở hai thời điểm
đầu và cuối cuộc kháng chiến chống Pháp.
- Dùng tài liệu phục vụ cho việc giảng dạy phần lịch sử dân tộc trong
trường phổ thông trung học.
6. BỐ CỤC CỦA ĐỀ TÀI
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, Luận văn
được xây dựng thành 3 chương:
Chƣơng 1. Đấu tranh ngoại giao trong những tháng đầu sau Cách mạng
tháng Tám (9/1945 - 3/1946)
Chƣơng 2. Hoạt động đối ngoại của Nhà nước Việt Nam từ sau ngày
6/3/1946 đến năm 1953
Chƣơng 3. Đấu tranh ngoại giao tại Hội nghị Giơnevơ năm 1954 về chấm
dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
7
Chương 1
ĐẤU TRANH NGOẠI GIAO TRONG NHỮNG THÁNG ĐẦU SAU
CÁCH MẠNG THÁNG TÁM (9/1945 - 3/1946)
1.1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA ĐẤU TRANH NGOẠI GIAO
Đường lối hay chính sách của một quốc gia bao giờ cũng gồm hai
mặt: Đối nội và đối ngoại nhằm phục vụ lợi ích tối cao của dân tộc. Đường
lối đó trước hết xác định bởi tính chất của chế độ kinh tế, xã hội, của quốc
gia. V.I. Lênin nói: "Những cội rễ sâu xa nhất của chính sách đối nội lẫn
đối ngoại của nhà nước chúng ta đều có lợi ích kinh tế, địa vị kinh tế của
giai cấp thống trị ở nước ta quyết định. Những luận điểm đó vốn là cơ sở
toàn bộ của thế giới quan của những người Mác xit... đã được kinh nghiệm
chứng thực" [55, tr.403-404].
Hai mặt đó gắn bó chặt chẽ với nhau, tạo thành một thể thống nhất vì
chính trị là mối quan hệ giữa các giai cấp và dân tộc trong quốc gia và quan
hệ giữa giai cấp, dân tộc trên trường quốc tế.
Song, từng quốc gia lại thi hành chính sách thống nhất để thực hiện
những lợi ích chiến lược của giai cấp cầm quyền ở trong nước và tạo điều
kiện tốt nhất thực hiện lợi ích ấy trên trường quốc tế. Chính sách đối ngoại
thống nhất với chính sách đối nội ở nội dung giai cấp, xuất xứ và phương
hướng. Nói cách khác, chính sách đối nội và đối ngoại của một quốc gia đều
giải quyết một nhiệm vụ bảo vệ, duy trì hệ thống quan hệ kinh tế - xã hội hiện
hành ở quốc gia đó. Lênin thường nhấn mạnh: Đem tách chính sách đối ngoại
ra khỏi chính trị nói chung, hay hơn nữa, đem đối lập chính sách đối nội, đó là
tư tưởng hoàn toàn sai lầm, không Macxit, không khoa học.
Trong mối liên hệ trên, vai trò quyết định thuộc về chính trị đối nội, vì
nó gắn trực tiếp, sâu sắc hơn với cơ sở hạ tầng kinh tế như V.I.Lênin đã khẳng
định: "Chính trị là biểu hiện tập trung của kinh tế".
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
8
Chính trị đối nội quyết định nội dung, phương hướng chính trị đối ngoại,
đặt yêu cầu cho chính trị đối ngoại. Tuy nhiên, chính trị đối ngoại có tính độc
lập nhất định và tác động trở lại chính trị đối nội. Chính sách đối ngoại bao
gồm mục đích, lợi ích của một quốc gia, phương pháp hoạt động của nó trên
trường quốc tế. Phương pháp giải quyết các nhiệm vụ đối nội bằng cách Nhà
nước nắm quyền lực chính trong xã hội. Điều đó không thể áp dụng được trên
lĩnh vực đối ngoại. Trên sân khấu quốc tế không có một trung tâm quyền lực
thống nhất, trái lại, sự tồn tại các hoạt động của nhiều Nhà nước mà về nguyên
tắc thì các nhà nước này đều có quyền bình đẳng với nhau. Quan hệ giữa các
nhà nước này với nhau được thực hiện thông qua các cuộc đấu tranh thương
lượng, thông qua các hiệp định, thoả hiệp song phương hoặc đa phương.
Mục đích và lợi ích của một quốc gia trong quan hệ quốc tế được thực
hiện trước tiên thông qua quan hệ chính thức giữa các Chính phủ, nhưng đồng
thời cũng thực hiện thông qua quan hệ kinh tế và văn hoá dưới sự bảo trợ của
Chính phủ cũng như của các công ty, đoàn thể quần chúng, các tổ chức phi
Chính phủ... Cuối cùng được thực hiện thông qua việc sử dụng lực lượng vũ
trang. Lực lượng vũ trang này tuỳ thuộc vào tính chất giai cấp của nhà nước
và chính sách đối ngoại mang tính chất mục đích xâm lược hay tự vệ.
Trong lịch sử dân tộc Việt Nam, từ xưa, ông cha ta đã đánh giá cao vai
trò của ngoại giao, đã kết hợp hết sức tài tình giữa đấu tranh quân sự, chính trị
với ngoại giao. Tiêu biểu là vua Lê Đại Hành trong kháng chiến chống Tống;
nhà Trần trong ba lần kháng chiến chống quân Nguyên; đặc biệt là Lê Lợi,
Nguyễn Trãi trong cuộc kháng chiến chống Minh. Trải qua quá trình đấu
tranh lâu dài chống giặc ngoại xâm, ông cha ta đã đúc kết nên nhiều bài học
kinh nghiệm quý báu trong công tác ngoại giao, đó là: Kiên quyết giữ vững
độc lập trong mọi tình huống, đặt lợi ích dân tộc lên trên hết, giữ vững nguyên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
9
tắc: "Dĩ bất biến, ứng vạn biến", "biết mình, biết người" để đưa ra mục tiêu
chính sách kịp thời.
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhận thức sâu sắc mối quan hệ biện chứng giữa
chính sách đối nội và đối ngoại, đánh giá cao vị trí, vai trò đối ngoại, vai trò
của nhân dân quốc tế, nhân tố bên ngoài đối với cuộc đấu tranh giành độc lập,
bảo vệ, xây dựng Tổ quốc. Trong quá trình đi tìm đường cứu nước, tư tưởng
của Người về đường lối cách mạng Việt Nam, bao gồm cả lĩnh vực đối nội và
đối ngoại đã dần dần hình thành, phát triển.
Trong cuốn sách: "Phép dùng binh của Tôn Tử", Chủ tịch Hồ Chí Minh
nêu rõ: Đánh hơn trăm trận, không phải là giỏi nhất. Giỏi nhất là không đánh
mà quân địch phải thua. Cho nên dùng binh giỏi nhất là đánh bằng mưu. Thứ
hai là đánh bằng ngoại giao. Thứ ba là đánh bằng binh.
Tại Hội nghị đại biểu Đảng ở Tân Trào, Hồ Chí Minh đã đặc biệt chú ý
tới công tác ngoại giao đối với đất nước Việt Nam độc lập. Nghị quyết của
Hội nghị đã đặt "Vấn đề ngoại giao" thành mục riêng, mục IV, ngang với mục
III: "Chủ trương của Đảng" và mục VI "Nhiệm vụ quân sự". Điều này nói lên
rằng, vào giai đoạn quyết định của cách mạng, ngoại giao phải là một mặt trận
quan trọng ngang với đấu tranh chính trị và đấu tranh quân sự.
Trong quá trình kháng chiến chống chiến tranh xâm lược của đế quốc,
đấu tranh ngoại giao kết hợp với đấu tranh quân sự nhằm mục tiêu cuối cùng
là đánh bại ý chí xâm lược của kẻ thù, trong đó đấu tranh quân sự là quyết
định, đấu tranh ngoại giao phục vụ cho đấu tranh quân sự, cho phát triển lực
lượng và phát huy thắng lợi. Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nói: "Thực lực
như cái chiêng, ngoại giao như cái tiếng, chiêng có to thì tiếng mới lớn".
Nền ngoại giao hiện đại của Việt Nam chính thức ra đời cùng với sự ra
đời của Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Đông Nam Á mà người đặt
nền móng là Hồ Chí Minh. Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, ngoại
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
10
giao trở thành "một mặt trận quan trọng có ý nghĩa chiến lược và dưới sự
lãnh đạo của Đảng, hoạt động ngoại giao đã gắn liền với các giai đoạn phát
triển của cách mạng. Ngoại giao luôn thể hiện là vũ khí bảo vệ và phát huy
thành quả, là một mặt trận đấu tranh góp phần tích cực giành và bảo vệ độc
lập dân tộc, chủ quyền quốc gia, xây dựng và phát triển đất nước" [48,
tr.336].
Nhận thức