Luận văn Máy chấm điểm trắc nghiệm giao tiếp máy vi tính
Đầu tư cho Giáo dục chính là đầu tư lớn nhất, vững chắc nhất cho tiền đề phát triển Kinh tế_Xã hội trong tương lai gần của một quốc gia với vốn đầu tư thấp nhất. Thực tế nhiều nước trên thế giới như: Trung Quốc, Nhật Bản, đã chứng minh được điều ấy. Ở nước ta, tỉnh An Giang với sự đầu tư cho Giáo dục trong khoảng 10 năm trở lại đây, ngân sách đầu tư cho Giáo dục chiếm từ 20 đến 30% tổng thu nhập hàng năm. An Giang đã và đang có một một nguồn nhân lực dồi dào, với tầm kiến thức khá rộng và gần như bao gồm tất cả mọi lĩnh vực khoa học, tạo nền móng cơ bản cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, và từ đó phát triển hơn nữa nguồn nhân lực trí thức này để tiến hành xây dựng từng bước cơ sở cao tầng về sau (Số liệu lấy từ nguồn Sở Giáo Dục Tỉnh An Giang năm 1998). Qua 10 năm đầu tư cho Giáo dục, trước hết, An Giang đã có một thành phố, thành phố Long Xuyên, thành lập vào tháng tư năm 1999. Tiếp theo là sự phát triển ồ ạt của thị xã Châu Đốc cùng với hàng loạt các trường lớp, các trường Đại Học dần ra đời. Được biết, đầu năm 2000, An Giang sẽ khánh thành trường Đại học Tỉnh An Giang (cuối tháng 12 năm 1999, trường đã đi vào hoạt động chính thức), với quy mô không thua trường Đại học Tỉnh Cần Thơ. Việc xây dựng Trường Đại học này nhằm xây dựng nguồn nhân lực tại chỗ cho Tỉnh An Giang, là chiến lược Giáo dục và cũng là chiến lược kinh tế của Tỉnh. Các cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực thường bắt nguồn từ một nước nào đó, như cuộc khủng hoảng kinh tế khu vực Đông Nam Á vào tháng 07 năm 1997 bắt nguồn từ sự mất cân bằng nghiêm trọng cán cân xuất nhập khẩu Thái Lan, sau đó ảnh hưởng nhanh sang các nước trong khu vực như Malaysia, Indonesia, Philipin, ; Nền khoa học_kỹ thuật_công nghệ, với sự phát triển vượt bậc của mình, các nước Mỹ, Nhật dẫn đến một Hồng Kông với mong muốn xây dựng một cảng Silicon giống thung lũng Silicon công nghệ cao của Mỹ, và điều này đang được thực hiện (Thông tin Thời sự, mục Khoa học Kỹ thuật Đài truyền hình Thành Phố Hồ Chí Minh, kênh HTV7, phát lúc 19 giờ ngày 06 tháng 07 năm 1999). Trong cùng một xã hội thì sự biến đổi, phát triển của một nước sẽ làm cho các nước cạnh bên run mình chuyển động theo. Cùng nằm trong chu trình ấy, Việt Nam trước thềm thế kỉ XXI, trong công cuộc công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, muốn chuyển mình để trở thành con Rồng Châu Á, cần phải có một sự đầu tư đúng đắn hơn, nhắm vào mục tiêu lâu dài của Đất nước. Để đáp ứng nhu cầu Xã hội, ngành Giáo dục có nhiệm vụ đào tạo ra một thế hệ công dân mới, đồng thời bồi dưỡng cho thế hệ công dân đang tham gia sản xuất một kiến thức sâu, rộng. Hiện nay, ngành Giáo dục và Đào tạo đã có những tiến bộ không ngừng trong công tác và nhiệm vụ của ngành, nhưng quá trình đào tạo nào cũng vậy, nếu không có sự kiểm tra đầu ra thì toàn bộ quá trình đào tạo ấy xem như không hoàn thiện. Nguồn kiến thức sâu rộng đưa đến đầu tư cho thế hệ trẻ, những công dân mới, đã khó nhưng vấn đề kiểm tra ở đầu ra lại càng khó hơn. Nhiều hình thức kiểm tra đầu ra được áp dụng, từ kiểm tra miệng, kiểm tra vấn đáp, kiểm tra viết, bài tập lớn, làm tiểu luận, làm luận văn, Trong những hình thức kiểm tra nói trên, kiểm tra trắc nghiệm, tuy chỉ mới xuất hiện, còn mới ở nước ta và đang còn trong giai đoạn nghiên cứu nhưng đã và đang được chú ý đến. Do tính chất phức tạp của việc vận dụng một hệ thống kiểm tra trắc nghiệm cũng như đây là một hệ thống còn quá mới ở Việt Nam, các công cụ thực thi chưa có nên người nghiên cứu tiến hành tìm hiểu và thiết kế một công cụ kiểm tra trắc nghiệm. Đây là một công cụ lao động, vấn đề được đặt ra là công cụ này phải có tính khả thi, dễ sử dụng, có tính cơ động, có tính kết hợp, có tính tự động và có tính thích nghi (khả năng sửa đổi, nâng cấp). Sau một thời gian tìm hiểu, người nghiên cứu tiến hành thực hiện đề tài “THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG MÁY CHẤM ĐIỂM TRẮC NGHIỆM GIAO TIẾP MÁY VI TÍNH”.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- LUANVAN.DOC
- BIA.DOC
- COMMON.DOC